Chăm con lúc chuyển mùa docx

3 134 0
Chăm con lúc chuyển mùa docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chăm con lúc chuyển mùa Giai đoạn chuyển mùa là yếu tố thu ận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp phát sinh. Đặc biệt trẻ em lại là đối tượng nhạy cảm nhất với thời tiết. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ phòng tránh các biến chứng nguy hiểm Biện pháp phòng bệnh mùa lạnh 1. Viêm mũi họng Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa. Thông thường, trên 80% các trường hợp lúc đầu các bé chỉ bị viêm mũi họng do virút, sau đó vài ngày do cơ thể yếu sức đề kháng, các loại vi trùng khác có thể xâm nhập thêm làm bệnh trở nặng. Triệu chứng ban đầu, các bé thường bị: ho hung hắng, sốt nhẹ có thể sốt cao (38,5 – 40 độ), nghẹt mũi,chay nước mũi một hoặc 2 bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú… Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Các bé lớn đã biết nói có thể sẽ than đau họng, nghẹt mũi, ù tai, đau tai, nhức đầu…. Những ngày đầu mới bệnh thường là do virút vì vậy không cần uống kháng sinh, chủ yếu là vệ sinh mũi họng cho bé bằng dung dịch NaCl 0,9%. Nếu sốt từ 38,5 độ, nên cho uống hạ sốt như: paracetamol. Nếu bé chỉ ấm đầu (37 – 38,5o) lau bằng nước ấm, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả. Nếu không bị bội nhiễm, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 – 10 ngày. Nếu bé sốt cao 3 ngày liên tục, phải đưa bé đi bệnh viện khám để loại trừ bệnh sốt xuất huyết và xác định chính xác bé bị nhiễm virút hay nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng nếu không uống kháng sinh, bé sẽ không tự khỏi bệnh. 2. Viêm tiểu phế quản Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là căn bệnh hàng đầu ở trẻ nhỏ, là bệnh viêm nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ d ưới 24 tháng tuổi, hay gặp nhất là 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn. Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì trẻ ho ngày càng nhiều, xuất hiện khó thở, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở. Tất cả các trường hợp VTPQ ở trẻ, nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm tiểu phế quản lan tỏa, viêm phổi (do bị bội nhiễm), xẹp phổi… Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. 3. Bệnh suyễn (hen phế quản) Hen suyễn là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Hen suyễn ảnh hưởng tới ống dẫn không khí từ bên ngoài vào trong cơ thể tới phổi thông qua hoạt động hít thở của con người. Bệnh thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời. Mùa lạnh sắp về, và đây là khoảng thời gian giao mùa, thường gây nhiều khó chịu cho bé bị hen suyễn. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng mọi trường hợp khi bệnh hen của bé biến đổi bất thường. - Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy điều hoà kéo dài. Không mặc áo quá ấm cho trẻ vì khi trẻ toát mồ hôi có thể bị thấm ngược trở l ại. - Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng. - Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi. - Bố trí phòng ở thoáng, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp. - Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định. - Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm . Chăm con lúc chuyển mùa Giai đoạn chuyển mùa là yếu tố thu ận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp phát sinh. Đặc biệt trẻ em. bệnh mùa lạnh 1. Viêm mũi họng Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa. Thông thường, trên 80% các trường hợp lúc. sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời. Mùa lạnh sắp về, và đây là khoảng thời gian giao mùa, thường gây nhiều khó chịu cho bé bị hen suyễn. Bạn cần chuẩn bị sẵn

Ngày đăng: 19/06/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan