BÀI TIỂU LUẬN LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT MỘT DỰ ÁN KINH DOANH HIỆU QUẢ

15 807 3
BÀI TIỂU LUẬN  LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT MỘT DỰ ÁN KINH DOANH HIỆU QUẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TIỂU LUẬNLÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT MỘT DỰ ÁN KINH DOANH HIỆU QUẢGIẢNG VIÊN : TS. PHẠM XUÂN LANTHỰC HIỆN : NHÓM 3 – LỚP QTKD ĐÊM 3 – K191.Hoàng Thị Phương Thảo2.Nguyễn Kim Thoa3.Nguyễn Tấn Trực4.Trần Duy Trung5.Phạm Hữu Triết6.Nguyễn Đức Thiên Thư7.Nguyễn Thị Thùy Trang8.Nguyễn Thanh Tùng Vi9.Nguyễn Thanh Tiến10.Hoàng Thị Minh Trâm11.Đặng Hồng Thiên Trúc12.Nguyễn Thị ThủyMột vài lĩnh vực kinh doanh thu hút nhiều sự quan tâm như các dự án kinh doanh mới và ở khía cạnh nào đó việc lập các dự án kinh doanh mới này thu hút nhiều sự quan tâm cũng như các kế hoạch kinh doanh. Có rất nhiều sách và bài báo viết về đề tài này. Các cuộc thi về lập kế hoạch kinh doanh ngày càng gia tăng ở Mỹ và các nước khác. Các trường bậc đại học và dưới đại học đều có những khóa học toàn thời gian về đề tài này. Thật vậy, với sự quảng bá rầm rộ bạn sẽ nghĩ rằng điều duy nhất đứng giữa một doanh nhân và thành công ngoạn mục là một biểu đồ đầy màu sắc, một bảng tính tỉ mĩ và các dự án tài chính kéo dài cả thập kỷ từ tháng này qua tháng khác.Không gì có thể xa rời sự thật hơn. Với kinh nghiệm làm việc với hàng trăm dự án khởi nghiệp, một kế hoạch kinh doanh không được xếp hạng cao hơn 2 – tính trên mức độ từ 1 đến 10 như là một sự báo trước về mức độ thành công của kế hoạch kinh doanh mới và đôi khi, trên thực tế càng có nhiều mánh khóe trong dự án thì khả năng thất bại càng cao.Điều gì thường xảy ra với hầu hết dự án kinh doanh đó? Câu trả lời tương đối đơn giản, hầu hết các kế hoạch kinh doanh đều sử dụng quá nhiều con số và trình bày quá ít thông tin về những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm. Các nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm cần biết một cách chi tiết các kế hoạch tài chính của một dự án kinh doanh mới trong hơn một năm theo từng tháng một. Một doanh nhân phải đối mặt với quá nhiều ẩn số về doanh thu, lợi nhuận ròng. Hơn thế nữa, rất ít các doanh nghiệp có thể dự kiến một cách chính xác số vốn cần đầu tư và thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu của họ. Thông thường, họ quá lạc quan vào dự án của họ. Những nhà đầu tư biết về hiệu ứng thừa đó và vì vậy giảm sự tin cậy vào các dự án. Chính sự trình bày này tạo ra vòng lẫn quẩn của sự thiếu chính xác không mang lại lợi ích cho bất cứ ai.Đừng hiểu lầm: một dự án kinh doanh nên bao gồm một vài con số, nhưng những con số này nên xuất hiện chủ yếu dưới hình thức là mô hình, những mô hình này chỉ ra được những yếu tố thành công hay thất bại của dự án kinh doanh. Trong sản xuất, yếu tố này có thể là sản lượng trên một quy trình sản xuất, trong hoạt động xuất bản báo chí là tỷ lệ người đọc mà nhà xuất bản mong muốn, hoặc trong sản xuất phần mềm, là tác động của việc sử dụng các kênh phân phối khác nhau. Mô hình này cũng nên chỉ ra được điểm hòa vốn (là điểm mà tại đó doanh thu = chi phí): Tại sản lượng bao nhiêu doanh nghiệp sẽ có lời? và thậm chí điều quan trong hơn là, khi nào thì dòng tiền sẽ dương (+) ?. không còn nghi ngờ gì nữa, những câu hỏi này khi trình bày có thể đáng được một vài trang trong bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào. Nó nằm ở phần gần cuối.Cái gì sẽ ở phần đầu? Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả nên chứa đựng những thông tin nào?Nếu bạn muốn nói chuyện theo ngôn ngữ của những nhà đầu tư và thuyết phục được những nhà đầu tư. Tôi xin giới thiệu cơ sở để làm nền tảng cho dự án kinh doanh của bạn dựa vào khung như sau: khung này giới hạn trong bốn yếu tố có mối quan hệ thuộc lẫn nhau một cách có hệ thống áp dụng cho các dự án kinh doanh mới như sau:Con người: là những người khởi động và điều hành các dự án kinh doanh,cũng như nguồn nhân lực hỗ trợ bên ngoài: các luật sư, kế toán và các nhà cung ứng.Cơ hội: một bản trình bày chi tiết hoạt động kinh doanh của dự án như: sản phẩm nó sẽ cung cấp ra thị trường, đối tượng khách hàng mà dự án nhắm đến, tiềm năng phát triển, môi trường kinh doanh, cách thức đạt được thành công.Bối cảnh: môi trường vĩ mô các quy định về vệ sinh môi trường, lãi suất, chiều hướng về nguồn nhân lực, lạm phát…các biến cố này thay đổi là không thể tránh khỏi và doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó.Rủi ro và lợi nhuận: một kế hoạch kinh doanh có thể thành công hay thất bại và cần thảo luận là dự án sẽ đối phó như thế nào.

How to Write a Great Business Plan by William A. Sahlman Harvard Business Review Copyright © 1997 by the President and Fellows of Harvard College. All rights reserved DANH SÁCH NHÓM 2 1 Trần Thanh Tùng 7 Trần Thị Thuỳ Trang (30/4/1985) 2 Huỳnh Ngọc Vi 8 Nguyễn Thị Như Trang 3 Trần Thị Thiên Trang 9 Nguyễn Duy Thường 4 Nguyễn Định Tường 10 Đinh Thuỳ Trâm 5 Nguyễn Vũ Thuỳ Trang 11 Bùi Ân Anh Tuấn 6 Lương Xuân Thuỷ 12 Lý Minh Thảo 12a Lê Nguyễn Duy Uyên Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN Which information belongs–and which doesn’t–may surprise you. LÀM SAO ĐỂ VIẾT ĐƯỢC MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH HOÀN HẢO Tác giả: William A. Sahlman Một vài lĩnh vực kinh doanh có sức lôi cuốn rất lớn như các đầu tư mạo hiểm mới, và một vài khía cạnh của đầu tư mạo hiểm mới cũng tạo ra sự thu hút chú ý nhiều như kế hoạch kinh doanh chẳng hạn. Có vô số sách và các bài báo trên báo chí đại chúng phân tích chủ đề này. Số lượng các cuộc thi về kế hoạch kinh doanh hàng năm xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp nước Mỹ và các quốc gia khác nữa. Cả trường dành cho học sinh tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp đều có những khóa học toàn phần dạy chủ đề này. Thực ra, việc đánh giá bằng tất cả sự vô nghĩa xung quanh một kế hoạch kinh doanh, có lẽ bạn nghĩ rằng chí những điều đứng giữa một người là doanh nhân với sự thành công ngoạn mục là những biểu đồ 5 màu hào nhoáng, hàng đống báo cáo nhìn có vẻ rất kỹ càng và cả tá kế hoạch tài chính từng tháng. Nhưng chẳng có gì hơn được sự thật. Theo kinh nghiệm của tôi với hàng trăm lần lần thực hiện các công việc kinh doanh thì kế hoạch kinh doanh xếp William A. Sahlman is Dimitri V. d’Arbeloff Professor of Business Administration at the Harvard Business School in Boston, Massachusetts. He has been closely connected with more than 50 entrepreneurial ventures as an adviser, investor, or director. He teaches a secondyear course at the Harvard Business School called “Entrepreneurial Finance,” for which he has developed more than 100 cases and notes. 2 Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN hạng không cao hơn hạng 2 trong thang điểm từ 1 đến 10 như là 1 yếu tố dự đoán sự thành công của việc đầu tư kinh doanh mới. Và đôi khi, thực tế, tài liệu càng được soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu thì dường như việc kinh doanh mạo hiểm lại dễ thất bại bấy nhiêu. Vấn đề chính đối với hầu hết các kế hoạch kinh doanh là gì? Câu trả lời cho vấn đề này hoàn toàn không khó và phức tạp. Hầu hết chúng ta đã lãng phí quá nhiều giấy mực cho những con số kê khai nhưng lại quá thiếu sót những thông tin vốn là những quan tâm của các nhà đầu tư khôn ngoan. Là một nhà đầu tư đầy lão luyện thì họ sẽ biết rằng các dự án tài chính cho một doanh nghiệp nhất là các mục chi tiết, các dự án hàng tháng có thể kéo dài ra hơn 1 năm là một hành động hóa của sự tưởng tượng. Một dự án kinh doanh phải đối mặt với nhiều điều không lường trước để mà đưa ra những dự báo tài chính, lúc này chỉ còn lại lợi nhuận là dễ xem xét. Thêm nữa, rất ít nhà doanh nghiệp có thể tiên liệu một cách chính xác số vốn và thời gian cần thiết là bao nhiêu để hoàn tất các mục tiêu của họ. Điển hình là họ lạc quan một cách thiếu suy nghĩ, nâng cao thêm quá mức kế hoạch của mình. Các nhà đầu tư đều biết về tác động của việc nâng cao thêm đó nên thường họ lại phải giảm các số liệu trong các kế hoạch kinh doanh. Hành động này tạo ra một vòng luẩn quẩn sai lệch mà chẳng đem lại lợi ích cho một ai cả. Xin đừng hiểu lầm tôi: kế hoạch kinh doanh bắt buộc phải bao gồm các con số. Nhưng những con số này phải xuất hiện dưới dạng một mô hình kinh doanh được đội ngũ kinh doanh suy nghĩ đến xuyên suốt qua những yếu tố mang tính cốt lõi của sự thành công hay thất bại trong đầu tư. Trong sản xuất, yếu tố cốt lõi có thể là sản lượng của một qui trình sản xuất; trong xuất bản tạp chí, tỉ lệ đổi mới được trù liệu trước; hoặc trong lĩnh vực phần mềm, tác động của việc sử dụng những kênh phân phối khác nhau. Dĩ nhiên mô hình này cũng phải đề cập đến các chủ đề lời-lãi. Với mức doanh thu nào thì việc kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận? Và một điều quan trọng hơn nữa là khi nào thì vòng quay vốn sẽ trở nên có lãi. Chẳng có chút nghi ngờ nào, những câu hỏi như vậy xứng đáng chiếm đến vài trang trong bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào. Gần phần cuối cùng của kế hoạch. Vậy điều gì được viết ở phần trước đó? Những thông tin nàomột kế hoạch kinh doanh tốt phải có? Nếu bạn muốn nói ngôn ngữ của một nhà đầu tư và bạn cũng chắc chắn rằng bạn phải tự hỏi mình trước những câu hỏi đúng trước khi bắt đầu một hành trình dễ nản chí nhất của nghề doanh nhân - Tôi khuyến cáo dựa trên kế hoạch kinh doanh của bạn, trên bộ khung mà kế hoạch đó theo đuổi. Nó chẳng cung cấp bất kỳ một công thức “chiến thắng” nào được rêu rao bởi một vài cuốn sách hướng dẫn “làm như thế nào” và những chương trình phần mềm dành cho doanh nhân. Cũng chẳng có hướng dẫn nào để thay đổi cả bộ não của bạn cả. Đúng hơn, bộ khung sẽ đánh giá một cách có hệ thống 4 yếu tố tương hỗ then chốt cho mỗi dự án đầu tư mới: Con người: Những người (bao gồm cả đàn ông và phụ nữ) khởi sự và điều hành dự án cũng như những người khác tham gia cung cấp các dịch vụ thiết yếu hoặc là tài nguyên quan trọng khác cho dự án, như luật sư, kế toán, và nhà cung cấp. Cơ hội: Tiểu sử của chính doanh nghiệp – thông tin gì sẽ gửi và gửi cho ai, doanh nghiệp thể phát triển không và phát triển nhanh như thế nào, các vấn đề kinh tế của nó là gì, ai và cái gì sẽ đóng vai trò chính trên con đường của sự thành công. Bối cảnh: Là một bức tranh lớn – môi trường luật lệ, lãi suất, khuynh hướng phát triển dân số, lạm phát, và những yếu tố về cơ bản là chắc chắn sẽ thay đổi nhưng nhà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Lợi nhuận và Rủi ro: Một đánh giá của bất kỳ điều gì cũng có thể dẫn đến đúng hay sai, và vấn đề cần có một cuộc thảo luận làm thế nào để đội ngũ những nhà doanh nghiệp trẻ thể thích ứng. 3 Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN Bài báo này đề cập đến những kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh tương tự nhau, như là một công cụ cho bước đầu khởi nghiệp. Thường là những Công ty mới thành lập. Liệu nên có những kế hoạch kinh doanh cho những dự án mới? và nếu có, thì những kế hoạch này có khác gì so với các kế hoạch khởi nghiệp khi xếp chúng lại với nhau. Trả lời là “có” đối với câu hỏi đầu tiên; Trả lời là “không” đối với câu hỏi thứ hai. Tất cả các dự án mới - cho chúng được tài trợ bởi nhưng nhà đầu tư mạo hiểm hay, đối với các tập đoàn (intrapreneurial) các doanh nghiệp được góp vốn từ các cổ đông, thì cũng cần phải vượt những bước kiểm tra gay gắt. Sau cùng các sản phẩm và dịch vụ đưa ra thị trường, chúng không được phân biệt/ không được nhìn nhận theo cách nhà đầu tư đã tạo ra chúng mà phân biệt ở những giá trị khác. Thực tế là, liên minh những người đầu tư mạo hiểm cần có ít thông tin phân tích cho các dự án mới bởi doanh nhân, tuy nhiên hiếm khi họ nhận được nó. Mà chỉ có những Công ty lớn, mà ở đó những dự án mới đi kèm với những đề xuất yêu cầu xin ngân sách. Những tài liệu của đề xuất này sẽ được xem xét vá đánh giá bởi một hội đồng, về những chi tiết về tài chính. Và dự án sẽ đi qua một chuỗi các mệnh lệch, có thể gọi nó như là phản ứng dây chuyền của “Bomb hạt nhân” thường là mô hình của các dự án chính phủ. Tuy nhiên, trong lịch sử của những đề xuất này, một kế hoạch sẽ không bao giờ được chấp nhận mà kết quả thu được ảnh hưởng bất lợi đến Công ty. Nó chỉ được chấp nhận khi dự án mới phát họa được những con số cụ thể trước toàn Công ty Phần lớn vấn đề này có thể tránh được nếu tổ chức đầu tư mạo hiểm tuân thủ những nguyên tắc đặt ra, như kèm theo bài viết này. dụ, kế hoạch kinh doanh cho một dự án nên bắt đầu tóm tắt cho những người có liên quan về tình hình dự án. Những gì mà chúng ta đã làm trong quá khứ mà nên đề nghị chúng sẽ thành công trong tương lai? Thêm vào đó cần có những phân tích đầy đủ về cơ hội của các sản phẩm và dịch vụ của dự án mới trong hoàn cảnh cụ thể. Thông qua tiến trình xử lý nghiêm khắc nhằm sớm xác định các điểm yếu, điểm mạnh và giúp nhà quản trị định hình các điểm đó. Nó cũng giúp ích rất nhiều nếu tiếp tục sử dụng quy trình nghiêm khắc sau khi dự án đã khởi công. Khi các nhà đầu từ mạo hiểm chuyên nghiệp đầu tư vào các công ty mới, vấn đề nhiên là họ theo dõi năng suất của công ty đó. Nhưng ở các công ty lớn việc giám sát của các dự án mới thường không thích hợp. Một kế hoạch kinh doanh giúp nhà quản trị đặt ra những câu hỏi: - Làm thế nào để một dự án mới khả thi? - Điều gì quyết định có đội ngũ đáp ứng nhanh với những thông tin mới? - Trong bối cảnh thay đổi có cần thiết bổ sung thêm kinh phí? - Làm thế nào để nhóm thực hiên dự án dự đoán đươc những thay đổi đó? Những câu hỏi như vậy không chỉ giúp cho dự án mới chạy trơn tru mà còn giúp một tổ chức học hỏi từ những sai lầm và thành công của chính nó. Nhiều công ty thành công đã được xây dựng với sự trợ giúp của nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Nhiều cơ hội tiềm ẩn đã được khám phá bởi những công ty lớn. Tại sao không? Có lẽ bài học bổ ích học bằng cách nghiên cứu thế giới của các dự án độc lập, một trong những bài học là: Viết kế hoạch kinh doanh hoàn hảo Các doanh nghiệp lớn có thuộc tính là dễ nhận dạng nhưng lại khó tập hợp. Họ có đội ngũ quản lý đầy nghị lực, nhiều kinh nghiêm từ cấp cao đến cấp thấp nhất. Những thành viên trong nhóm có kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan trực tiếp đến cơ hội mà họ đang theo đuổi. Lý tưởng là họ đã từng cùng làm việc một cách hiệu quả với nhau trước đây. Cơ hội là một mô hình kinh doanh ổn định, hẫp dẫn; nó có khả năng tạo ra một cuộc cạnh tranh và kháng cự lại được với cuộc chiến đó. Có rất nhiều sự lựa chọn đang hiện diện để mở rộng cả về qui mô lẫn lĩnh vực kinh odanh, và nhưng lựa chọn này là đơn nhất cho hoạt động kinh doanh và chính đội ngũ qủn lý của nó. Giá trị có thể được rút ra từ những hoạt động kinh doanh theo nhiều cách khác nhau cả qua một vụ mùa bội thu – buôn bán – hoặc qua việc cắt giảm qui mô hay thanh lý. Một bối cạnh thuận lợi phải lưu tâm đến các qui định và môi trường kinh tế vĩ mô. Nguy cơ cần phải được nhận biết, và đội ngũ phải xem xét các cách thức để giảm nhẹ tác động của các sự kiện khó khăn. Tóm lại, hoạt động kinh doanh tốt có bốn yếu tố cấu thành quan trọng trong bộ khung hoat động tổng thể. Chỉ có thực tế là rõ ràng. The People (Con người) Khi tôi nhận được một kế hoạch kinh doanh, tôi thường đọc phẩn tiểu sử cá nhân 4 KẾ HOẠCH KINH DOANH: CÓ PHẢI CHỈ DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI KHỞI NGHIỆP? Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN trước tiên. Không phải vì con người là một phần quan trọng nhất của dự án đầu tư mới mà vì không có một đội ngũ thích hợp, không có phần nào khác có ý nghĩa nữa. Tôi đọc tiểu sử của nhóm thành viên dự án với một lọat các câu hỏi trong đầu. (Xem thêm phần chèn vào thêm: thế nào thì những người này là ai?). Tất cả các câu hỏi này tập trung vào ba chủ đề chính: Họ biết điều gì? Họ biết những ai? Và Họ nổi tiếng như thế nào? Họ biết cái gì và họ biết ai là nhằm đánh giá sự hiểu biết sáng suốt và kinh nghiệm. Các thành viên nhóm quen thuộc như thế nào với cách làm việc siêng năng và năng động? Các nhà đầu tư, và các nhà quản lý dĩ nhiên thường quan tâm đến vấn đề này. Một kế hoạch kinh doanh cần phải miêu tả trung thực kiến thức của từng thành viên của từng loại sản phẩm hay dịch vụ của dự án đầu tư mới; các quá trình sản xuất của nó; thị trường của sản phẩm hay dịch vụ đó, từ các nhà cạnh tranh khác đến người tiêu dùng. Nó cũng giúp chỉ ra các thành viên của nhóm có từng làm việc với nhau trước đây hay không. Không phải là CHƠI cùng như là cùng phòng trong trường đại học, mà là đã cùng LÀM. Các nhà đầu tư cũng thích xem xét xem nhóm đó có nổi tiếng không bởi vì trong thế giới thực người ta thường không thích làm ăn với những người vừa mới khởi nghiệp. Họ thường khó dự đoán được điều đó. Khi một công ty mới tinh được điều hành bởi những người nổi tiếng trước đây với các nhà cung cấp, khách hàng và cả nguời làm công nữa. Hoạt động kinh doanhthể là mới tinh, nhưng người quan lý thì không mới. Yếu tố gây ngạc nhiên khi làm việc với một khởi nghiệp mới là một điều gì đó được cải thiện hơn. Cuối cùng, những con người của một kế hoạch kinh doanh cần nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi vì, nói một cách đơn giản là vì đó là nơi mà phần lớn các nhà đầu tư khôn ngoan tập trung sự chú ý của họ. Một công ty đầu tư vốn chuyên nghiệp nhận được xấp xỉ 2,000 kế hoạch kinh doanh một năm. Những kế hoạch này chứa đầy các ý tưởng trêu ngươi về những sản phẩm hay dịch vụ mới mà nó sẽ làm thay đổi cả thế giới và thu về cả tỉ đồng khi đi vào hoạt động. Nhưng thực tế, phần lớn các nhà tư bản đầu tư tin rằng các ý tưởng đó chỉ đáng giá một hào: chỉ có kỹ năng điều hành là được tính đến. Như Arthur Rock, một huyền thoại trong đầu tư vốn có tham gia vào sự hình thành các công ty như Apple, Intel và Teledyne, phát biểu, “Tôi đầu tư vào con người, chứ không đầu tư vào ý tưởng”. Rock cũng từng nói rằng, “Nếu bạn tìm được những người tốt, họ có thể sai khi làm ra một sản phẩm, nhưng họ sẽ thay đổi, do vậy thật là tốt để hiểu về sản phẩm mà họ đang nói đến đầu tiên”. Những người viết kế hoạch kinh doanh cần phải giữ những lời khuyên này trong tâm trí khi soạn thảo kế hoạch. Nói về con người – cần phải thấu đáo. Và nếu không có cơ sở vững chắc nào về kinh nghiệm và khả năng của họ để xem xét thì nên nghĩ lại việc khởi sự dự án đó. The Opportunity (Cơ hội) Khi tiếp cận một cơ hội, một kế hoạch kinh doanh tốt phải bắt đầu bằng cách tập trung vào hai câu hỏi chính: Toàn bộ thị trường cho sản phẩm hay dịch vụ của dự án đầu tư mới có lớn không, sẽ phát triển nhanh không hoặc cả hai? Ngành kinh doanh hiện nay như thế nào, có thể phát triển và hấp dẫn không? Nhà doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng 5 Những con người này là ai? 14 câu hỏi cá nhân mà mỗi Kế hoạch kinh doanh phải trả lời  Những người sáng lập từ đâu đến?  Họ được học tập từ nền giáo dục nước nào?  Từ xưa đến nay, họ đã làm việc ở đâu và cho ai?  Trong quá khứ, họ đã hoàn thành những gì một cách chuyên nghiệp?  Thương hiệu của họ trong giới kinh doanh thế nào?  Họ có những kinh nghiệm gì sẽ có liên quan trực tiếp đến cơ hội mà họ đang đeo đuổi?  Họ có những kỹ năng, khả năng và kiến thức thế nào?  Trong thực tế, họ sẽ đối mặt với những cơ hội của sự đầu cơ thành công hay thất bại thế nào?  Những người nào cần tham gia vào một nhóm?  Có phải họ đã chuẩn bị để tuyển dụng người có tài năng ?  Họ sẽ đối phó thế nào với những sự việc không tốt xảy ra?  Họ có can đảm tạo ra những sự lựa chọn khó không thể tránh mà họ cần phải thực hiện không?  Họ cam kết với sự đầu cơ thế nào?  Động lực của họ là gì? Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN mong chờ chủ yếu là một thị trường phát triển nhanh và lớn bởi vì thường như vậy sẽ dễ dàng có được thị phần trong sự phát triển của thị trường đó hơn là phải chiến đấu với các đối thủ cạnh tranh có hào sâu kiên cố để có được thị phần của một thị trường đã trì trệ và bão hòa. Thực ra, các nhà đầu tư thông minh thường cố gắng xác định được thật sớm những thị trường có tiềm năng phát triển cao trong tiến trình phát triển của nó: đó là nơi thu lợi nhuận nhiều nhất. Và thực ra rất nhiều người sẽ không đầu tư vào một công ty không vươn tới được qui mô đáng kể (có tổng thu hàng năm khoảng 50 triệu đô-la) trong vòng 5 năm. Các nhà đầu tư rõ ràng là thường tìm kiếm các thị trường mà ở đó thực sự cho phép hoạt động kinh doanh kiếm được tiền. Nhưng dường như không phải là không có nhà đầu tư kém tính toán. Vào cuối thập niên 1970, kinh doanh ổ đĩa máy tính dường như có vẻ rất hấp dẫn. Công nghệ mới và đầy thú vị. Hàng tá các công ty đã nhảy vào tranh giành nhau, nhờ sự giúp đỡ của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên hai mươi năm sau, đối với cả giới quản lý và nhà đầu tư, câu chuyện thần kỳ đã đi qua. Các công ty sản xuât đĩa phải thiết kế sản phẩm của mình để tương thích với các đòi hỏi khắt khe của các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEMs) và cả những người tiêu dùng cuối cùng nữa. Bán một sản phẩm cho OEMs rất phức tạp. Khách hàng thường có mối quan hệ rộng với phần lớn các nhà cung cấp. Có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong từng sản phẩm có chất lượng tương tự như nhau. Thêm nữa, chu trình vòng đời của sản phẩm ngắn và đầu tư cho công nghệ mới rất cao. Nền công nghiệp là bộ phận phải chịu những thay đổi chủ yếu về kỹ thuật, công nghệ và đòi hỏi của khách hàng. Cuộc đua khắc nghiệt để hạ giá thành sản phẩm, do đó lợi nhuận sẽ ít đi. Tóm lại, nền công nghiệp ổ đĩa máy tính không cho phép người ta dễ dàng kiếm được nhiều tiền; đó là vùng thảm họa cấu trúc. Ngược lại, nền công nghiệp dịch vụ thông tin lại là thiên đường. Các công ty như Bloomberg Financial Markets và First Call Corporation, cung cấp dữ liệu cho thế giới tài chính về phần của họ, họ có từng lợi thế cạnh tranh như nhau. Đầu tiên họ có thể tập hợp hay tạo ra một nội dung độc quyền – nội dung này bằng cách cũng giống như dòng máu trong đời sống đến với hàng ngàn các nhà quản lý tiền tệ và phân tích chứng khoán khắp thế giới. Và mặc thường rất tốn tiền để phát triển dịch vụ và đạt được số khách hàng ban đầu nhưng một khi đi vào hoạt động các công ty này có thể cung cấp những nội dung đến với khách hàng với giá rất rẻ. Tuy nhiên khách hàng phải trả tiền trước để được phục vụ làm cho dòng chảy tiền tệ rất lớn. Tóm lại, cấu trúc của của nền công nghiệp dịch vụ thông tin hấp dẫn không thể tưởng được: Nó thật kỳ diệu. Lợi nhuận có được của Bloomberg và First Call làm cho các doanh nghiệp sản xuất ổ đĩa thấy hổ thẹn. Thêm nữa, bước đầu tiên những người mới bắt đầu khởi nghiệp phải làm là đảm bảo 6 Thị trường thường thay đổi đến mức không dự đoán được. Ai có thể đoán được rằng chất khử mùi phòng chạy điện sẽ bán được?. Cơ hội của một vòng đời hay là gì? 9 câu hỏi cho mỗi doanh nghiệp Kế hoạch phải trả lời  Ai là nhà đầu tư mới?  Khách hàng đã quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ này thế nào?  Muốn tạo nên sức mua của khách hàng cho những sản phẩm hay dịch vụ này cần những tiêu chuẩn nào?  Sản phẩm hay dịch vụ này sẽ được định giá thế nào?  Làm thế nào để sự đầu tư sẽ đạt được những phân khúc khách hàng đã xác định?  Phải mất bao nhiêu (cả thời gian lẫn nguồn lực) để có được một khách hàng?  Phải mất bao nhiêu để sản xuất và giao những sản phẩm hay dịch vụ ?  Phải mất bao nhiêu để giữ một khách hàng?  Duy trì một khách hàng dễ dàng thế nào? Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN họ đang dấn thân vào một nền công nghiệp lớn và/hoặc đang phát triển và hấp dẫn về mặt cấu trúc. Bước thứ hai là phải bảo đảm rằng kế hoạch kinh doanh của họ mô tả chi tiết đây một cơ hội như thế nào. Nếu chưa phải như vậy thì kế hoạch kinh doanh của họ sẽ vẫn cố gắng tạo ra đủ số lợi nhuận như thế nào để các nhà đầu tư (hoặc là những người chủ tiềm năng hoặc nhà cung cấp, cho vấn đề đó) sẽ vẫn muốn tham gia. Một khi xem xét công nghệ của dự án đầu tư mới, kế hoạch kinh doanh cần phải mô tả chi tiết công ty sẽ xây dựng và khởi đầu sản phẩm hay dịch vụ của mình vào thị trường như thế nào. Một lần nữa, một lọat các câu hỏi sẽ hướng dẫn phần thảo luận này. (Xem phần chèn thêm “Cơ hội của một đời/ phải không?) Thường thì câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ để lộ ra những thiếu sót chết người trong hoạt động kinh doanh. Tôi đã từng chứng kiến, nhiều doanh nghiệp phát kiến ra những sản phẩm “tuyệt diệu”, thí dụ như vậy, nhưng lại tốn quá nhiều tiền để tìm được khách hàng có khả năng và sẽ mua sản phẩm của họ đang bán. Cách tiếp cận khách hàng một cách kinh tế và có thể thực hiện được là chìa khóa cho kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp đã lấy quan điểm trong phim “Field of Dreams – Cánh đồng của những giấc mơ” để tiếp cận: Hãy xây dựng nó, và người ta sẽ đến. Các chiến lược như vậy có thể có tác dụng trong phim nhưng có lẽ rất không thích hợp trong thế giới thực. Chẳng phải bao giờ cũng dễ tìm câu trả lời cho câu hỏi khách hàng sẽ có khuynh hướng phản ứng như thế nào với sản phẩm hay dịch vụ mới. Thị trường thường thay đổi đến mức không dự đoán được. (Ai có thể đoán được rằng chất khử mùi phòng chạy điện sẽ bán được?) Một doanh nghiệp mà tôi biết đã đưa ra giới thiệu một dịch vụ cắt bằng điện mới. Anh ta mời gọi một nhà đầu tư vốn đầy tiềm năng, người sau đó đã từ chối kế hoạch của anh ta với một câu nói: “Tôi chỉ nghĩ rằng chó sẽ không ăn thức ăn của chó”. Sau đó, khi công ty của nhà doanh nhân này đã đi vào họat động, anh ta gửi cho nhà tư bản đầu tư kia một thùng cực lớn chứa đầy các hộp đựng thức ăn của chó đã hết và một bản sao tờ quảng cáo. Nếu có thể dễ dàng dự đoán mọi người sẽ mua gì thì cũng sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào nữa. Tương tự như vậy, thật khó để mà đoán được người ta sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền để mua một thứ gì đó, nhưng một kế hoạch kinh doanh phải chú tâm vào chủ đề này. Đôi khi, những con chó sẽ ăn thức ăn của chó, nhưng chỉ khi giá thành rẻ hơn chi phí. Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm cơ hội được đánh giá có giá trị - đó là những thị trường mà chi phí để sản xuất ra sản phẩm thấp, nhưng người tiêu dùng lại sẵn sàng chi nhiều tiền để có nó. Chẳng ai chịu chết để đầu tư vào một công ty mà lợi nhuận rất thấp. Chúng ta vẫn kiếm được tiền từ những dịch vụ hay sản phẩm không đắt tiền – thậm chí là vật dùng lặt vặt trong nhà. Một kế hoạch kinh doanh phải chứng minh đã xem xét một cách kỹ lưỡng kế hoạch về giá cả. Danh sách các câu hỏi về cơ hội của dự án đầu tư mới tập trung trực tiếp vào tổng thu nhập, chi phí sản xuất và thị trường của sản phẩm. Như vậy là đã đi đúng hướng. Một kế hoạch thấu đáo cũng liên quan đến việc đánh giá mô hình kinh doanh từ viễn cảnh đến tài khỏan mà đầu tư yêu cầu. Nhừn câhỏi dưới đây cũng cần được làmđể nhà đầu tư co thể hiểu được dòng chảy tiền tệ liêm quan đến việc theo đuổi một cơ hội.: □ Khi nào thì doanh nghiệp phải mua được các nguồn tài nguyên như: hàng hóa, nguyên liệu thô, và con người? □ Khi nào thì doanh nghiệp phải trả cho họ? □ Bao lâu thì doanh nghiệp kiếm được khách hàng? □ Bao lâu thì khách hàng sẽ gửi cho doanh nghiệp chi phiếu? □ Trang thiết bị chủ yếu cần thiết trị giá bao nhiêu tiền để hỗ trợ một đô-la bán hàng. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những doanh nghiệp có ban quản lý có thể mua rẻ, basn đắt, nhận hàng trước, trả tiền sau. Kế hoạch tài chính cần giải thích rõ ràng kế hoạch đó đạt tới sát điều lú tưởng đó như thế nào. Mặc câu trả lời là “không nhiều” – và thường là như vậy – thì it nhất chúng ta cũng một sự thật để bàn luận. Phần cơ hội của một kế hoạch kinh doanh cần phải nêu bật lên một vài chủ vấn đề. Thứ 7 Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN nhất, nó phải chứng minh và phân tích một hội có khả năng phát triển như thế nào – mặt khác, dự án kinh doanhthể mở rộng danh mục sản phẩm hay dịch vụ như thế nào, nền tảng khách hàng, phạm vi địa lý. Thường các công ty có khả năng thiết lập một hệ đường ống ảo để tạo ra dòng chảy thu nhập mới một cách độc lập, kinh tế. Trong các ấn phẩm về 8 Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN kinh tế, thí dụ như tạp chí Inc đã mở rộng danh mục sản phẩm của nó bao gồm các buổi thảo luận cemina, sách, băng video về các doanh nghiệp. Tương tự như vậy, xây dựng trên sự thành công của chương trình phần mềm tài chính cá nhân Quicken, Intuit bây giờ đã bán phần mềm về ngân hàng điện tử, kế toán cho doanh nghiệp nhỏ, về thuế, cũng như cung cấp dịch vụ in ấn cá nhân và dich vụ thông tin trực tuyến – nhưng chỉ vài trong số đó sinh lợi cao, có lợi ích phụ kèm thêm mà thôi. Hiện nay rất nhiều kế hoạch kinh doanh đưa ra quá nhiều chủ đề về tiềm năng phát triển và mở rộng của dự án đầu tư mới. Nhưng họ phải giải thích nhiều hơn nữa làm sao họ không rơi vào những cạm bẫy cơ hội thông thường. Một trong những điều này đã được nhắc đến: những nền công nghiệp cốt lõi không có hấp dẫn về cấu trúc. Nhưng lại có những cái khác nữa. Thí dụ như, thế giới của phát minh, sáng tạo là đầy những hiểm nguy. Trong vòng hơn 15 năm vừa qua, tôi đã thấy nhiều người phát minh ra những sản phẩm có đặc tính vượt trội, từ những cái gối bơm căng dùng được trên máy bay cho đến những hệ thống đỗ xe tự động. Chỉ một vài các công ty sử dụng các ý tưởng đó cất cánh được. Tôi cũng không chắc chắn là tại sao. Đôi khi nhà phát minh từ chối tiền bạc của các doanh nghiệp để chia sẻ thành quả phát minh đó một cách hiệu quả. Hoặc nhiều khi các nhà phát minh trở nên đãng trí với các phát minh của mình và quên khuấy mất khách hàng của mình. Tuy nhiên vì bất cứ nguyên cớ nào, kinh doanh các sản phẩm có đặc tính cao cấp hơn là một việc làm thiếu cẩn trọng. Một cái bẫy cơ hội khác mà các kế hoạch kinh doanh và nhà doanh nghiệp cần phải chú ý là hoạt động kinh doanh chứng khoán rất nhạy cảm. Cơ bản là, việc đầu tư chứng khoán sẽ tạo ra sự chênh lênh về giá trên thị trường. Thí dụ như tập đoàn truyền thông MCI được thành lập đã cung cấp một dịch vụ dài hạn với giá thấp hơn của AT&T. Một vài sự hợp nhất các công ty diễn ra gần đây phản ánh những dạng khác nhau của việc buôn bán chứng khóan – khả năng mua những doanh nghiệp nhỏ với giá rẻ, hợp nhất lại với nhau thành một tổ chức lớn hơn, rồi lại đem bán nó ngòai thị trường với giá cao hơn, tất cả quá trình đó không hề có sự gia tăng về giá trị. Nắm được cơ hội kinh doanh chứng khóan thuận lợi là khả thi và là một cách tạo ra lợi nhuận tiềm năng để tham gia vào kinh doanh. Tuy nhiên trong bản phân tích cuối cùng tất cả mọi cơ hội buôn bán chứng khóan lại biến mất. Đó không phải là một câu hỏi được hay không, mà chỉ là khi nào. Bí quyết trong các họat động kinh doanh này là sử dụng lợi nhuận trong buôn bán chứng khóan để xây dựng một kiểu kinh doanh bền vững hơn, và kế hoạch kinh doanh này phải giải thích điều đó sẽ xảy ra như thế nào và khi nào. Về phần cạnh tranh, có thể không ai nói rằng tất cả các kế hoạch kinh doanh cần phải bao gồm phần này và được làm một cách kỹ càng và thấu đáo, dĩ nhiên có những dự án không làm điều đó. Với những người mới khởi nghiệp, mỗi kế hoạch kinh doanh cần phải trả lời những câu hỏi về cạnh tranh sau đây: □ Ai là đối thủ cạnh tranh hiện giờ của dự án kinh doanh mới này? □ Họ kiểm soát được các nguồn tài nguyên gì? Những điểm yếu và mạnh của họ là gì? □ Họ sẽ phản ứng lại với quyết định tham gia vào kinh doanh của dự án kinh doanh mới như thế nào? □ Dự án mới có thể đối phó lại với phản ứng của các đối thủ canh tranh của nó như thế nào? □ Có ai khác nữa có khả năng quan sát thấy và khai thác cơ hội tương tự như vậy không? □ Các phương thức để các đối thủ cạnh tranh thực sự hoặc tiềm năng cùng hợp tác để tạo thành một liên minh hay không? Kinh doanh cũng giống như chơi cờ: để thành công bạn phải tiên liệu trước được vài nước đi. 9 bất cứ lý do nào, kinh doanh các sản phẩm có đặc tính mới lạ là quyết định có nhiều rủi ro. Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN Hình ảnh hóa Rủi ro và Phần thưởng Đề cập đến vấn đề rủi ro và lợi nhuận, có lẽ chúng ta nên sử dụng hai biểu đồ (hình ảnh) thể hiện mối quan hệ giữa chúng, tức mối quan hệ giữa một cơ hội và tính kinh tế của nó. Nó có ý nghĩa trực quan hơn hàng trăm trang lý luận với các biểu đồ rắc rối. Hình ảnh đầu tiên cho biết số tiền cần đầu tư, thời điểm thu lợi nhuận và ước đoán mức doanh thu của dự án kinh doanh. Nhìn vào bức tranh này, nhà đầu tư có thể hiểu được mức độ và thời gian đầu tư ban đầu và doanh thu tiềm năng. Một cách lý tưởng là ai cũng mong muốn nhanh chóng nhận được lợi nhuận càng sớm càng tốt. Hiển nhiên là vì các nhà đầu tư lạc quan thích quan tâm đến các dự án kinh doanh mới và do đó chúng ta mong muốn thể hiện một hình ảnh với chi phí đầu tư thấp và thời gian thu hồi vốn (lợi nhuận) nhanh và hấp dẫn. Nhưng một cách trung thực, nó là một phần của bản kế hoạch kinh doanh và là một dấu hiệu lưu ý đối với nhà đầu tư khi nào thì nhóm kinh doanh không đủ khả năng và nên từ bỏ cơ hội mà không phải cố làm bằng mọi giá. Một kiểu hình ảnh thứ hai bổ sung thêm cho hình ảnh thứ nhất đó là nó cho nhà đầu tư thấy được khả năng sinh lời và khả năng đạt được thành công. Trong vì dụ, hình ảnh này cho thấy một dự án có mức khả năng sinh lời 15%. Khoảng phẳng cho biết có rủi ro lỗ vốn không đáng kể dự án kinh doanh có thất bại hay thành công. Khoảng đường cong nhô cao cho thấy dự án có khả năng hái ra tiền từ 15%-45%. Sau cùng, có một cơ hội thấp để đạt được doanh thu 200% từ một khoảng đầu tư ban đầu. Điều này đạt được nếu bạn đầu tư vào công ty Microsoft lúc nó còn là một công ty tư nhân. Bức tranh này giúp nhà đầu tư phân loại dự án đầu tư. Ví dụ như một dự án đầu tư có mức độ rủi ro cao với lợi nhuận hấp dẫn và một dự án đầu tư có rủi ro thấp và lợi nhuận không cao. Điều này tùy thuộc vào quyết định của nhà đầu tư để lựa chọn dự án với mức độ rủi ro và lợi nhuận mà nhà đầu cho là thích hợp với mình. Lưu ý là người lập bản kế hoạch kinh doanh khuynh hướng vẽ ra một bức tranh thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bằng khả năng sinh lời cao với rủi ro tiềm ẩn thấp. Tôi muốn nói có sự thêu dệt về vẻ đẹp bức tranh. Tuy nhiên, cùng với kinh nghiệm của nhà đầu tư, bức tranh này có thể hữu ích trong việc mô tả trước các tình huống có thể có. Một kế hoạch kinh doanh mà mô tả sẽ chiếm một vị trí dẫn đầu không ai có thể vuợt qua được hoặc một vị trí độc quyền trên thị trường thì thường được viết bởi một người ngây thơ. Điều đó không chỉ đúng cho phần cạnh tranh của bản kế hoạch mà còn đúng cho tòan bộ bàn luận về cơ hội này. Tất cả mọi cơ hội đều có triển vọng; tất cả đều có điểm yếu dễ bị tổn thương. Một kế hoạch kinh doanh tốt không quét vôi trắng hết. Đúng hơn là, nó chứng minh rằng đội ngũ kinh doanh biết được điều tốt, điều chưa hay và cả điều xấu dự án sẽ phải đối mặt trong tương lai. The Context (Tình Huống) 10 Lỗ Lãi Tỉ lệ doanh thu hàng năm Khoảng phẳng Khả năng Tiền Hố đầu tư Thời điểm lợi nhuận Lợi nhuận tiềm năng Thời gian [...]... huống làm Khái niệm này được xem như là phần thứ việc sự kinh doanh không hấp dẫn trở thành tư trong framework (khung chương trình) tôi một công việc kinh doanh hấp dẫn, và ngược đề nghị: thảo luận về rủi ro và làm thế nào để lại Xét đến trường hợp một công ty bao gói, quản lý rủi ro Tôi nghĩ một bản kế hoạch kinh vài năm trước làm ăn rất tệ và dường như đã doanh tốt sẽ giống như một bản chụp của một. .. nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề này Họ là những người hiểu biết cách thức để giải quyết như thế nào Họ hiểu như thế nào để thực hiện khéo léo chiến lược kinh doanh hợp lý và kế hoạch sách lược tốt Họ biết làm thế nào để tuyển dụng, bồi thường, và thúc đẩy thành viên trong nhóm Họ cũng là biết rõ tường tận về Byzantine, hầu hết nhà kinh doanh phải đối mặt lần một trong đời Loại này đáng... theo thời gian Một kế hoạch kinh doanh không phải là một gánh nặng đè trên vai của doanh nghiệp mà điều này kéo kế hoạch vào lãng quên Thay vào đó, một kế hoạch kinh doanh phải là một lời kêu gọi hành động, một trong đó thừa nhận trách nhiệm quản lý để sửa những gì bị sai sót một cách chủ động và trong khoảng thời gian có thực Rủi ro là không thể tránh 14 Bài dịch của nhóm 2 khỏi, tránh nguy cơ lại... như là một quá trình năng động – tính toán số tiền họ cần và khi nào cần Hoàn tất quá trình đó như thế nào? Bí quyết dành cho nhóm thuộc ngành tài chính doanh nghiệp đến đối xử dự án làm ăn mới như là một loại thử nghiệm Trước khi tung ra toàn bộ kế hoạch, đưa ra một phần nhỏ của kế hoạch Triệu tập một nhóm tập trung đến kiểm tra sản phẩm, xây dựng mẫu đầu tiên và xem nó thực hiện, hướng dẫn một khu... một lịch trình sẵn để đi đến đó Một kế hoạch kinh doanh nên là nơi mà lịch trình được vẽ ra, cho mỗi người lữ hành biết, một lịch trình sẽ giảm tối thiểu rủi ro khi bạn có phương hướng rõ ràng The Deal and Beyond Thỏa thuận và xa hơn nữa Một khi viết một kế hoạch kinh doanh, dĩ nhiên, mục tiêu là đạt được một thỏa thuận Đó là đề tài cho bài báo khác nói riêng, nhưng tôi sẽ thêm một vài lời ở đây Khi... điều đúng đắn cho việc kinh doanh) Cuối cùng, một trong những phần quan trọng trong lĩnh vực quản lý rủi ro/ phần thưởng liên quan đến việc thu kết quả Nhà đầu tư mạo hiểm thường đưa ra câu hỏi xem công ty có phải là “IPOable”, có nghĩa là: công ty có thể lên sàn chứng khoán tại một thời điểm nào đó trong tương lai hay không Một số doanh nghiệp rất khó công khai vì nếu làm như vậy, một số thông tin mật... chỉ một so với kế hoạch □ Không cung cấp ưu đãi quá đáng sẽ gây ra một hoặc cả hai bên để cư xử phá hoại □ Số lượng tài liệu không cao hơn một phần tư inch BUSINESS PLAN Nhưng ngay cả sáu qui tắc đơn giản vẫn bỏ lỡ một ý kiến quan trọng Thoả thuận không nên là một thứ cứng nhắc, một tài liệu quan trọng để thương lượng sự sắp xếp của một phần tổng thể Thay vào đó, nó là bổn phận của các nhà kinh doanh. .. Quản lý rủi ro là chìa khóa, luôn luôn hổ trợ dự án mạo hiểm như là đặc ân của lợi nhuận và tránh rủi ro Một kế hoạch phải thể hiện việc làm chủ toàn bộ quá trình kinh doanh, từ việc xác định các cơ hội đến thành công Nó không phải là một cách để phân biệt các nhà đầu tư không ngờ vực về vốn của họ bằng cách ẩn các sai lầm tai hại Trong giai đoạn phân tích cuối cùng, người duy nhất bị đánh lừa là doanh. .. chụp của một rơi vào bế tắc Sau đó là vụ làm giả Tylenol, sự kiện trong tương lai Điều này dường như kết quả làm nhiều công ty phá sản Công ty là kỳ tích khi bắt đầu với một bức tranh chưa bao gói buộc phải có một kỹ thuật hiệu quả được hình dung rõ Tuy nhiên một bản kế trong việc lắp đặt các thiết bị chống trộm cắp, hoạch kinh doanh tốt nhất sẽ vượt qua được 11 Bài dịch của nhóm 2 BUSINESS PLAN điều... dựng mẫu đầu tiên và xem nó thực hiện, hướng dẫn một khu vực hoặc địa phương giới thiệu sản phẩm mới của dịch vụ Bài tập như vậy tiết lộ sự thật về kinh tế học đúng đắn của kinh doanh và có thể giúp trong việc xác định có bao nhiêu tiền dành cho dự án kinh doanh mới thực sự đòi hỏi và trong những giai đoạn nào Giới doanh nghiệp và nhà đầu tư nên tăng cường đầu tư tài trợ đủ vốn vào mỗi cuộc thử nghiệm . kinh doanh các sản phẩm có đặc tính cao cấp hơn là một việc làm thiếu cẩn trọng. Một cái bẫy cơ hội khác mà các kế hoạch kinh doanh và nhà doanh nghiệp cần phải chú ý là hoạt động kinh doanh. lẫn lĩnh vực kinh odanh, và nhưng lựa chọn này là đơn nhất cho hoạt động kinh doanh và chính đội ngũ qủn lý của nó. Giá trị có thể được rút ra từ những hoạt động kinh doanh theo nhiều cách. từng tháng. Nhưng chẳng có gì hơn được sự thật. Theo kinh nghiệm của tôi với hàng trăm lần lần thực hiện các công việc kinh doanh thì kế hoạch kinh doanh xếp William A. Sahlman is Dimitri V. d’Arbeloff

Ngày đăng: 19/06/2014, 14:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan