Báo cáo nghiên cứu khoa học " Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường " potx

6 502 3
Báo cáo nghiên cứu khoa học " Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

5 Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngô Minh Hiền Trường THPT Trần Quí Cáp, Hội An, Quảng Nam Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường đậm chất văn hóa. Những nội dung lớn trong tác phẩm của ông như cảm thức thiên nhiên, tâm thức văn hóa lịch sử đã thể hiện rõ điều này. Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, có thể xác định chính các biểu tượng nghệ thuật mà Hoàng Phủ Ngọc Tường ý thức sử dụng trong quá trình xây dựng tác phẩm đã góp phần tô đậm, làm nổi bật chất văn hóa cho nội dung văn xuôi của ông. Lửa là một trong những biểu tượng nghệ thuật giàu chất văn hóa đã làm nên nét đặc sắc riêng cho văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong tác phẩm của ông, dù là ánh lửa từ ngọn đèn dầu hột vịt của những bà mẹ nghèo hắt hiu, nhạt nhòa trong sương, là "ngọn lửa bốc cao giữa hẻm núi" đêm trại rừng Bạch Mã hay "vị" lửa chắt chiu, ấp ủ trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người thì tất cả đều tỏa rạng một thứ ánh sáng mang sức mạnh tinh thần và trí tuệ của người Việt. Hoàng Phủ Ngọc Tường không tả lửa, không kết lửa lại thành mảng, khối để tôn vinh sức mạnh khải mông của nó. Trong tác phẩm của ông, hình ảnh lửa như những hoa văn điểm xuyết khắc họa được nhiều lớp ý nghĩa khác nhau trên 6 bức tranh văn hóa dân tộc. "ánh lửa thuyền chài" được nhắc đến nhiều trong những trang ký đậm chất văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là "những ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và cõi mộng" (Sử thi buồn), như những bông hoa của một đêm hội hoa đăng, trôi bồng bềnh trên mặt nước, soi tỏ con đường đêm đêm tới lớp của người dân nghèo Cồn Hến. Chúng lập loè trong đêm sương với ánh sáng của "một linh hồn mô tê xưa cũ mà không thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được" (Ai đã đặt tên cho dòng sông). Bằng "mơ mộng về lửa", "một thói quen thật nhân văn và nguyên thủy của con người" [1,107], giữa một chiều sương xa trên sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường chợt nhận ra "vệt lửa lung lung" trong khoang thuyền mà hơn nửa thế kỷ trước, Phan Bội Châu đã "miệt mài tổng kết lịch sử, soi lại đạo Nho, giải lại kinh Dịch và tiên đoán Chủ Nghĩa Xã Hội" (Sử thi buồn). Người xưa đã khuất nhưng ánh lửatưởng và tâm huyết của con người vẫn còn cháy mãi. Trong tâm thức văn hóa - lịch sử của nhà văn, ánh lửa vừa thực vừa huyền ảo ấy là sức sống lâu bền của văn hóa truyền thống Huế nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung được truyền dẫn từ quá khứ xa xôi về hiện tại. Ngọn lửa văn hóa ấy không bùng lên dữ dội mà dịu dàng, âm ỉ cháy một sức sống lâu bền, đằm địa trong tâm thức con người. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, ánh lửa bập bùng của một bản làng "heo hút như một chiếc tổ chim trên nóc nhà của Tổ quốc" đã mang "không khí sử thi hùng tráng của ngày thất thủ kinh đô" (Như con sông từ nguồn ra biển) trở về trong mối liên hệ máu thịt ràng rịt con người với lịch sử. Từ trong ánh sáng xưa cũ của "những đốm lửa ấp ủ" đã từng thắp sáng những ngôi làng rừng Cà Mau kháng chiến, bóng dòng người vô tận vẫn hiện ra với "dấu chân còn in tươi trên mặt bùn rừng đước" (Đất Mũi). Những ngọn lửa sáng lên trong những cánh rừng không chỉ gợi nhắc tới nguồn gốc linh thiêng của nó mà còn làm sống mãi ảnh 7 hình cuộc trường chinh chống ngoại xâm của dân tộc. Hình ảnh "ngọn đèn dầu con" đã tạo ra cho biểu tượng lửa một ấn tượng đặc biệt. Đó là những ngọn đèn dầu trong đêm thâu, tỏa những đốm sáng hắt hiu nhạt nhòa, mang sức sống của những đời dân bền bỉ qua bao tháng năm đất nước, không bao giờ lụi tắt. Ngọn lửa bé bỏng đã thắp sáng cuộc đời chiến đấu của bao người chiến sĩ trong những đêm rừng sâu thẳm, sau hai mươi năm bị chôn sâu dưới lòng đất, vẫn cháy lên "điềm tĩnh, như thể nó mới vừa tắt đi từ đêm hôm qua" (Bản di chúc của cỏ lau). Với cách miêu tả này, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên cho biểu tượng của mình một sắc màu huyền thoại. Từ những ánh lửa nhỏ bé có sức chiếu rọi kỳ diệu ấy mà trong những năm chiến tranh chia cắt, "đêm đêm đất nước vẫn qua sông trên những chiếc thuyền nan nương theo đốm lửa tín hiệu cập vào một cây cừa điểm tựa ở bờ Nam" (Đánh giặc trên hàng rào điện tử). Từ góc độ văn hóa, con người khám phá trong sức mạnh hủy diệt của lửa những hạt mầm sự sống. Hình ảnh con phượng hoàng tái sinh từ tro xương của nó là một huyền thoại mãi còn sinh động trong tâm hồn nhân loại. Theo Gaston Bachelard, "cái chết trong ngọn lửa là cái chết mang tính vũ trụ" [1,114] bởi từ cái chết ấy, một cuộc vận động tiến triển của sự sống mới lại tiếp tục bắt đầu. Hoàng Phủ Ngọc Tường có lẽ cũng nhận thấy rõ điều này. Từ trong đám lửa "cháy rần rần" nơi căn nhà của mẹ E, những tiếng hô quyết tử vẫn vang lên làm kinh sợ kẻ thù. Và cái chết của người chiến sĩ, "như là sự bay đi của ánh sáng", đã hồi quang lại cuộc đời của họ đến những người đang sống một niềm tin về lẽ sống "phải sống như chưa bao giờ biết đến sự hủy diệt, như là con người không thể chết và đầy tự giác về lẽ tồn tại của mình" (Miếng trầu đỏ). 8 Trong tâm thức văn hóa của con người, lửa là một biểu tượng đa nghĩa. Là hiện thân của sự sống, là ánh sáng, sức mạnh tinh thần và trí tuệ của con người song lửa cũng mang trong nó khả năng tàn phá, hủy diệt Hoàng Phủ Ngọc Tường không có ý định khai thác tất cả yếu tố văn hóa làm nên biểu tượng lửa. Ông viết về lửa bằng chất lửa của chính tâm hồn mình, say đắm, chân thành trước những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết hợp các yếu tố văn hóa phương Tây với tâm thức văn hóa phương Đông để tạo ra một biểu tượng lửa đẹp đẽ. Nhân loại đã tồn sinh và phát triển từ ánh sáng của ngọn lửa khải mông Prométhée xưa truyền lại. Empédocle đã nhảy vào núi lửa để tan biến mình vào sự thuần khiết của lửa như một minh chứng cho niềm tin về sức mạnh trí tuệ và sự thông minh của mình. Còn trong núi rừng sâu thẳm Trường Sơn, tự bao đời, thì lại vang lên tiếng chim - hồn người khắc khoải “đốt lửa lên!”. Lửa xuất hiện mỗi nơi, mỗi lúc, với sắc độ, tính chất khác nhau, tạo nên một ánh lửa đặc biệt trong tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường lấp lánh, bàng bạc, tỏa sáng từng trang viết của ông. Đó là chất lửa của lòng yêu nước, yêu dân, yêu cuộc sống, chất lửa của sự nghĩ suy, niềm tin và khát vọng với cuộc đời. Nguyễn Tuân đã nhận xét, “ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa” [2,69]. ánh lửa này không phải lúc nào cũng bùng cháy dữ dội mà lúc thì rực rỡ, nhiều khi lại âm ỉ như những khát vọng mang cuộc sống của những khối than hồng luôn đòi bốc cháy. Trong tâm hồn Hoàng Phủ Ngọc Tường, lửa là "nguyên lý của sự sống và cái chết, tồn tại và không tồn tại, bản thân nó hành động và mang trong nó sức mạnh hành động” [1, 201]. Nhờ ánh lửa được thắp lên từ tâm hồn này mà ông đã phát hiện ra "vị" thứ mười lăm của cơm hến, “ngọn lửa giữ gìn bản sắc văn hóa Huế” cả ở phương diện ứng xử lẫn ẩm thực (Chuyện cơm hến); nắm chắc cái lẽ sống chết của con người "bằng những chớp lửa xa" "trong thế hợp đồng chiến đấu giữa Biển và Bờ” (Cồn cỏ ngày thường). Ngọn lửa tinh thần của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ cháy lên trong chiến tranh mà nó còn tiếp tục tỏa sáng những ngày bình yên đất nước, đằm thắm, da diết và mang 9 nặng những nỗi niềm nhân sinh thế sự. Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. ở đó, tác giả đã tạo ra được một thế giới những hàm nghĩa sâu xa về thiên nhiên, lịch sử, dân tộc và con người một cách sâu sắc. Đó chính là một trong những điểm sáng đã làm rạng rỡ thêm giá trị văn hóa, chất nhân văn cho tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Lai Thúy (chủ biên), Phân tâm họcvăn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội (2002). 2. Nguyễn Tuân, "Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa", Văn học 1972 - 1975: Tác phẩm và dư luận, (1980) 69 - 72. 3. Nhà xuất bản Trẻ, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, TP. Hồ Chí Minh (2002). 10 The fire symbol in Hoang Phu Ngoc Tuong's writing Ngo Minh Hien Tran Qui Cap High school, Hoi An, Quang Nam province SUMmARY With his cultural - historical inner awareness and fine combination of the factors of Oriental - Western cultures, Hoang Phu Ngoc Tuong created, in his writing, splendid symbols of fire, describing several levels of meaning for the picture of national culture. They are the fires which are both real and extremely mythical, borne along lasting life energy of the traditional culture of Hue in particular and of the nation in general. They’re conveyed to the present from the far away past. It is also the fire of the writer's love for the country and for the people, the fire of his thinking, belief and honour for life. The fire symbol is Hoang Phu Ngoc Tuong's original artistic creation, burdened with feellings for life and people, strengthening the cultural values and humanity of his works. . 5 Biểu tượng lửa trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngô Minh Hiền Trường THPT Trần Quí Cáp, Hội An, Quảng Nam Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường đậm chất văn hóa. Những nội dung lớn trong. Hoàng Phủ Ngọc Tường không có ý định khai thác tất cả yếu tố văn hóa làm nên biểu tượng lửa. Ông viết về lửa bằng chất lửa của chính tâm hồn mình, say đắm, chân thành trước những giá trị văn. sắc riêng cho văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trong tác phẩm của ông, dù là ánh lửa từ ngọn đèn dầu hột vịt của những bà mẹ nghèo hắt hiu, nhạt nhòa trong sương, là "ngọn lửa bốc cao giữa

Ngày đăng: 19/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan