Dạy học toán bằng tiếng anh chủ đề số học cho học sinh lớp 6 theo hướng tiếp cận clil

30 3 0
Dạy học toán bằng tiếng anh chủ đề số học cho học sinh lớp 6 theo hướng tiếp cận clil

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và cách vận dụng lý thuyết CLIL vào phát triển dạy học toán, cụ thể là trong dạy học Toán bằng tiếng Anh thông qua chủ đề số học trong chương trình lớp 6 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán bằng tiếng Anh cho học sinh THCS.

ĐỀ TÀI: DẠY HỌC TOÁN BẰNG TIẾNG ANH CHỦ ĐỀ SỐ HỌC CHO HỌC SINH LỚP THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CLIL MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Ở bậc THCS môn Toán có vai trò rất quan trọng vì môn Toán không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực trí tuệ, phẩm chất và các năng lực chung mà còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư độc lập và sáng tạo Bên cạnh đó, môn Toán còn là công cụ thiết yếu giúp học sinh học tốt các môn học khác Nhà trường Từ đó giúp các em phát triển toàn diện về trí tuệ, thẩm mỹ, kỹ năng nghề nghiệp của người mới Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay, học sinh sau tốt nghiệp THCS không chỉ thi vào các trường THPT nước mà còn theo học các chương trình du học nước ngoài, học hệ THPT của các trường Đại học Quốc tế tổ chức tại Việt Nam, hay một số trường THPT nước có lớp song ngữ với nội dung môn học được dạy bằng tiếng Anh như dạy Toán bằng tiếng Anh Vì vậy, ngày càng có nhiều học sinh muốn chinh phục các chứng chỉ quốc tế như A-level, IGCSE, IB, AP, với số điểm cao để có cơ hội được học tập chương trình quốc tế, tiến gần tới ước mơ du học tại các nước tiên tiến trên thế giới Để thực hiện điều đó, đòi hỏi học sinh không những phải có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt mà còn cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh bằng tiếng Anh Nền giáo dục Việt Nam cũng chuyển mình nhanh chóng để phù hợp với nhu cầu dạy và học các môn học bằng tiếng Anh Nhu cầu dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh được thể hiện thông qua Đề án “Dạy và học ngoại ngữ hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg với mục tiêu chung: “Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập và làm việc; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực thời kỳ hội nhập, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025” và định hướng: “Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành ) bằng ngoại ngữ.” Học môn toán bằng tiếng Anh không chỉ là dịch đề bài hay viết lời giải từ tiếng Việt sang tiếng Anh, cũng không phải chỉ học từ vựng thuật ngữ Toán học bằng tiếng Anh mà nhiều hơn thế, học sinh còn được tiếp cận và học tập một phương pháp học mới Từ đó học sinh có thể tiếp cận với kho học liệu vô tận, hình thành thói quen học chủ động và làm quen với môi trường học tập quốc tế, hình thành sự tự tin là một công dân cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, việc giảng dạy và học môn Toán bằng tiếng Anh hiện ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn như: chương trình dạy học chưa thống nhất, công tác kiểm tra đánh giá còn bất cập, môn học Toán tiếng Anh chưa được phổ cập tới tất cả các đối tượng học sinh Qua việc dạy và tìm hiểu các phương pháp, tôi nhận thấy việc dạy và học Toán bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL - Phương pháp học tích hợp nội dung và ngôn ngữ đã được nghiên cứu và bắt đầu từ những năm 70 ở Canada và các nước Tây Âu đem lại hiệu quả cao, giúp học sinh thực hành ngôn ngữ tự nhiên, tạo sự liên kết quá trình học nội dung môn học và ngôn ngữ Trong chương trình Toán THCS, số học là một những chủ đề hay, chiếm vị trí hết sức quan trọng Xuất phát từ những lí trên, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là “Dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học cho học sinh lớp theo hướng tiếp cận CLIL” Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và cách vận dụng lý thuyết CLIL vào phát triển dạy học toán, cụ thể là dạy học Toán bằng tiếng Anh thông qua chủ đề số học chương trình lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán bằng tiếng Anh cho học sinh THCS Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về lý thuyết CLIL, cơ sở của việc dạy học Toán bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL - Tìm hiểu cơ sở thực tiễn về việc triển khai CLIL và việc dạy học Toán bằng tiếng Anh - Xây dựng một số biện pháp dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Toán bằng tiếng Anh - Thực nghiệm sư phạm tại lớp trường THCS để đánh giá tính phù hợp của các biện pháp được đề xuất, tính khả thi và hiệu quả của đề tài Giả thuyết khoa học Nếu thực hiện dạy học Toán bằng tiếng Anh với chủ đề “Số học” cho học sinh lớp theo hướng tiếp cận CLIL sẽ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao năng lực Toán học và khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh học tập Phương pháp nghiên cứu 5.1Phương pháp nghiên cứu lí luận Tập hợp, phân tích và tổng hợp các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến phương pháp dạy học môn Toán, giáo dục học, tâm lí học, sách giáo khoa, sách bài tập, các bài báo, tạp chí và các nguồn tư liệu sẵn có trên internet có liên quan đến dạy học Toán bằng tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL 5.2Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra, quan sát và nghiên cứu quá trình học tập của học sinh thông qua dự giờ, khảo sát, thu thập ý kiến của học sinh, đồng thời tham khảo ý kiến của đồng nghiệp có kinh nghiệm, và tìm hiểu thực tiễn phương pháp giảng dạy môn Toán bằng tiếng Anh 5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm giảng dạy một số giáo án soạn theo hướng nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả và chất lượng của đề tài Khách thể đối tượng nghiên cứu 6.1Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Toán bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 6.2Đối tượng nghiên cứu Dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học cho học sinh lớp theo hướng tiếp cận CLIL Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày theo chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Dạy học Toán bằng tiếng Anh chủ đề số học cho học sinh lớp theo hướng tiếp cận CLIL Chương 3: Thực nghiệm sư phạm CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Giới thiệu CLIL 1.1.1 Khái niệm mô hình của CLIL Thuật ngữ Content and Language Integrated Learning (CLIL – Dạy học tích hợp kiến thức và ngôn ngữ) lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1994 CLIL được xem như là một cách tiếp cận dạy học tập trung kép mà đó, một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ được sử dụng để dạy và học nội dung của một môn học bất kì và của cả ngôn ngữ đó (Attard, Walter, Theodorou, Chrysanthou, 1994, pp 6) Đến năm 1996, các chuyên gia ở châu Âu đã sử dụng CLIL như là một thuật ngữ “ô dù” chung dùng để chỉ nhiều phương pháp khác cùng hướng đến giáo dục tập trung kép đó, dạy và học tập trung vào cả nội dung của một môn học nào đó và ngôn ngữ được dùng để giảng dạy (Marsh, 2006, pp 32) Marsh (2002, pp 15) và Dalton-Puffer (2007, pp 3) cùng cho rằng CLIL chỉ một ngữ cảnh giáo dục hoặc một môi trường giáo dục mà đó, một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ được sử dụng như là phương tiện để dạy và học nội dung của một môn học nào đó (không phải là ngôn ngữ) Nhóm các tác giả Coyle, Hood và Marsh (2020, pp 1) cho rằng CLIL là phương pháp dạy học tập trung kép, tức là một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ được dùng để dạy và học hai nội dung: một môn học bất kì và ngôn ngữ đó Như vậy, CLIL đều được nhìn nhận như là một phương pháp dạy học (hoặc một cách tiếp cận dạy học), đó nội dung môn học hay một phần nội dung môn học được dạy thông qua một ngôn ngữ khác tiếng tiếng mẹ đẻ, nhằm đạt được cả hai mục tiêu: học kiến thức môn học và học ngoại ngữ theo phương châm “sử dụng ngoại ngữ để học, học ngoại ngữ để sử dụng” CLIL và sự khác biệt với một số cách tiếp cận khác Trong thực tế, dạy học một môn học bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ đó là một vấn đề không mới Cùng xuất phát từ quan điểm dạy học ngôn ngữ theo cách tiếp cận giao tiếp như CLIL, tiêu biểu có thể kể đến như Bilingual Education (Giáo dục song ngữ), Content-based Language Teaching (Dạy học dựa trên nội dung) hay Immersion (Nhúng) Chính vì thế, giữa CLIL và những phương pháp tương tự có nhiều điểm tương đồng, thậm chí giữa chúng có rất ít khác biệt và vẫn chưa thể nhìn nhận rõ ràng Lasagabaster và Sierra (2010) đã chỉ năm điểm giống giữa CLIL và Immersion như sau: Mục tiêu cuối cùng là người học có thể thành thạo ngôn ngữ được học và không ảnh hưởng đến sự tiếp thu tri thức học thuật; Ngôn ngữ được học là khác tiếng mẹ đẻ và quá trình trình tiếp nhận ngôn ngữ đó gần giống với quá trình tiếp nhận tiếng mẹ đẻ; Phụ huynh học sinh tin tưởng đây là cách để tiếp thu ngôn ngữ mới một cách tốt nhất; Đội ngũ giáo viên có thể sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ sẽ được dùng để dạy học), có thể đảm bảo thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất và các hoạt động học tập suốt tiết học được diễn một cách suôn sẻ nhất; Nền tảng là quan điểm dạy học ngôn ngữ theo cách tiếp cận giao tiếp Tuy nhiên, hai tác giả cũng nhấn mạnh một số điểm khác giữa CLIL và Immersion như sau: Ngôn ngữ được sử dụng dạy học với phương pháp CLIL là một ngoại ngữ và người học chỉ được thực hành bối cảnh giáo dục chính thức, đó ở chương trình Immersion, ngôn ngữ được sử dụng để dạy học là ngôn ngữ được sử dụng cộng đồng/ địa phương; Phần lớn đội ngũ giáo viên chương trình Immersion là người bản ngữ, điều này thường không xảy với chương trình CLIL; Về thời điểm bắt đầu học, người học chương trình Immersion thường bắt đầu sớm hơn, với phương pháp CLIL người học trước đó sẽ học ngôn ngữ mới theo hình thức truyền thống thông thường và sau đó mới phát triển toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ với phương pháp CLIL; Các tài liệu được sử dụng các chương trình Immersion thường là được sử dụng cho người bản ngữ, còn với CLIL các tài liệu thường mang tính chất “bắc cầu”, nói một cách dễ hiểu là tài liệu được sử dụng có thể là của tại địa phương/ quốc gia đó chứ không phải của các nước bản ngữ; Người di cư thường sẽ học chương trình Immersion hơn là CLIL; CLIL vẫn là một phương pháp mới và được nghiên cứu, phát triển Immersion đã phổ biến nhiều thập kỷ Có thể nói, mục tiêu mà các phương pháp này hướng tới chính là một những điểm phân biệt chính yếu Mary Spratt (2011) đã chỉ tính liên tục giữa CLIL với Bilingual Education và Content-based Language Teaching: Hình 1 Tính liên tục giữa CLIL với Bilingual Education (Giáo dục song ngữ) và Content-based Language Teaching (Dạy học dựa trên nội dung) (Mary Spratt, 2011) Hình 1.1 cho thấy, Bilingual Education (Giáo dục song ngữ) tập trung vào mục tiêu của môn học và Content-based Language Teaching (Dạy học dựa trên nội dung) tập trung vào mục tiêu ngôn ngữ, thì CLIL hướng đến “mục tiêu kép” về cả môn học lẫn ngôn ngữ, là điểm cân bằng giữa hai phương pháp dạy học nói trên Đây là một hình thức học tập ngôn ngữ một cách tự nhiên phù hợp với từng đối tượng học sinh và phong cách học tập khác Nó góp phần thúc đẩy phát triển đồng thời kĩ năng ngôn ngữ và năng lực tư của học sinh Cách tiếp cận này thực sự là một luồng gió mới việc học tập của học sinh, đặc biệt là rất phù hợp với trẻ nhỏ CLIL tạo điều kiện để người học tiếp nhận ngôn ngữ môi trường tự nhiên nhất tham gia vào các hoạt động của lớp học bộ môn Tư bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ có thể thúc đẩy động lực học tập của học sinh; đồng thời có thể phát triển kiến thức, kĩ năng môn học và năng lực ngôn ngữ Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng chính bản thân CLIL có hai mô hình, được xác định tùy vào trọng tâm và mục tiêu dạy học, đó là: CLIL mềm và CLIL cứng Trong mô hình CLIL mềm, mục tiêu dạy học tập trung chủ yếu vào ngôn ngữ, tức là một số nội dung hoặc chủ đề của chương trình môn học nào đó ngoài ngoại ngữ được dùng để dạy tiết học ngoại ngữ Trong đó, mục tiêu dạy học của mô hình CLIL cứng tập trung chủ yếu vào nội dung môn học, đó chương trình môn học (hoặc một phần của chương trình môn học) được giảng dạy bằng ngôn ngữ thứ hai (ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ mà HS cần tiếp nhận) Mô hình trung gian giữa hai mô hình này được gọi là chương trình CLIL theo môđun, nghĩa là một số môn học khoa học hay nghệ thuật được giảng dạy một số giờ nhất định bằng ngôn ngữ thứ hai Bảng 1 Mơ hình CLIL (Bentley, 2020) Mô hình CLIL Soft CLIL Ngôn ngữ chủ (CLIL đạo Thời gian Nội dung 45 phút/tuần Một số chủ đề/nội dung học thuật được dạy một số mềm) tiết của chương trình ngoại ngữ Môn học chủ đạo (mô-đun) 15 giờ/học kỳ Một số chủ đề/nội dung của môn học được chọn để dạy bằng ngôn ngữ thứ hai một số tiết nhất định của chương trình môn học đó Hard CLIL Môn học chủ đạo Khoảng 50% Khoảng một nửa chương trình (CLIL (tích hợp một chương trình môn của môn học được giảng dạy cứng) phần) học bằng ngôn ngữ thứ hai Nội dung dạy học có thể đã được học trước bằng tiếng mẹ đẻ, cũng có thể là hoàn toàn mới (Nguồn: Bentley, 2020) Như vậy, có thể thấy sự tương đồng giữa hai mô hình CLIL cứng và CLIL mềm với hai phương pháp Content-based Language Teaching và Bilingual Education được đề cập ở trên Điều này là phù hợp CLIL được ứng dụng dạy học ở nhiều nơi trên thế giới với những cái tên khác 1.1.2 Bốn chữ C của CLIL Mục tiêu hướng đến dạy học ứng dụng phương pháp CLIL là mục tiêu kép, tức là vừa đảm bảo mục tiêu của môn học, vừa đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ Chính vì thế, hai yếu tố ngôn ngữ và học thuật luôn đan xen Tuy nhiên một số trường hợp, thì vẫn có trường hợp yếu tố này chiếm ưu thế hơn yếu tố Nghiên cứu của Coyle (2006) đã đưa một khung giả thuyết – khung 4Cs Dựa vào khung 4Cs này thì kế hoạch dạy học được thiết kế vừa có thể đảm bảo sự cân bằng giữa hai yếu tố nói trên, vừa góp phần tạo nên một tiết học CLIL hiệu quả Đây được xem là một khung tiêu chí căn bản để xây dựng và lập kế hoạch dạy học theo mô hình CLIL Các từ vựng chuyên ngành của Toán không nhiều nên học sinh sẽ không gặp nhiều khó khăn nghe giảng so với các môn học khác Khi một khái niệm toán học được tiếp cận bằng nhiều cách khác cho phép học sinh hiểu hơn những khái niệm toán mình đã học tiếng Việt Dạy Toán bằng Tiếng Anh giúp học sinh không mất nhiều thời gian làm quen với môn Toán và các môn chuyên ngành học các chương trình tiên tiến hay ngoài nước Dạy Toán bằng Tiếng Anh sẽ giúp học sinh thuận lợi hơn nếu tham gia các kì thi môn Toán bằng tiếng Anh được tổ chức nước hoặc ở nước ngoài 1.1.4 Những khó khăn giải pháp dạy học theo hướng tiếp cận CLIL Ứng dụng CLIL vào dạy học cần thể hiện được nét đặc trưng của phương pháp này, nói một cách khác là cần đảm bảo bản chất của CLIL Theo Mehisto (2008), phương pháp này có một số những đặc tính quan trọng như sau: • Nhiều trọng tâm: việc học ngôn ngữ được “nuôi dưỡng” nội dung kiến thức môn học và ngược lại, nội dung kiến thức môn học được dạy học bằng ngôn ngữ; tích hợp với nhiều môn học khác; có thể tổ chức thông qua các chủ đề ngoại khóa hoặc dự án học tập; khuyến khích việc phản ánh lại quá trình học tập • Môi trường học tập an toàn và phong phú: các hoạt động học tập và ngôn từ được sử dụng như thông thường; ngôn ngữ và nội dung kiến thức môn học được thể hiện xuyên suốt tiết học; tạo sự tự tin cho người học để thỏa sức trải nghiệm với ngôn ngữ và môn học; chấp nhận sai sót và xem đó như là một phần của quá trình học tập; hướng dẫn để đến tài liệu học tập và môi trường học tập xác thực; nâng cao nhận thức ngôn ngữ của HS • Tính xác thực: cho phép người học yêu cầu hỗ trợ về ngôn ngữ cần; tối đa hóa việc điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu, hứng thú của người học; thường xuyên kết nối giữa học tập và thực tế cuộc sống; sử dụng tài liệu phổ biến hiện hành từ các phương tiện truyền thông và các phương tiện khác • Học tập tích cực: lấy người học làm trung tâm, người dạy đóng vai trò là người hỗ trợ; khuyến khích sự trình bày, giao tiếp của người học nhiều hơn người dạy; người học góp phần tạo nên kết quả học tập chung và giám sát quá trình học tập của chính họ; khuyến khích hợp tác ngang hàng • Kỹ thuật giàn giáo (scaffolding): xây dựng bài học dựa trên kiến thức, kĩ năng, thái độ, hứng thú, nhu cầu và kinh nghiệm có sẵn của người học; tóm gọn thông tin cho dễ hiểu đối với người học; đáp ứng nhiều phương thức, chiến lược học tập khác nhau; thúc đẩy sự sáng tạo và tư phản biện của người học; thử thách người học với nhiệm vụ ngày càng khó hơn • Hợp tác: hợp tác giữa GV CLIL và GV bình thường việc lập kế hoạch khóa học/ bài học/ chủ đề; đòi hỏi sự hợp tác của phụ huynh việc tìm hiểu về CLIL và cách hỗ trợ người học; đòi hỏi sự hợp tác của địa phương, chính quyền và nhà tuyển dụng 1.2 Thực trạng định hướng dạy học Toán bằng tiếng Anh ở trường THCS 1.2.1 Thực tiễn dạy học môn Toán bằng tiếng Anh tại Việt Nam Việc dạy toán bằng tiếng Anh triển khai đại trà thời điểm này là rất khó khăn nên để thực hiện đề án 1400 và đặc biệt là đề án 959, Bộ GD&ĐT mới khuyến khích triển khai thí điểm ở các trường chuyên và các trường phổ thông có nhu cầu Theo Vụ giáo dục trung học đến thời điểm năm 2014 đã có 20 trường chuyên tổ chức thí điểm dạy môn Toán và môn khoa học bằng tiếng Anh Tuy thí điểm ở mức độ một số bài dạy nhưng đây là một bước chuyển biến tích cực đổi mới giáo dục các trường chuyên Thực tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc thí điểm dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh là nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh Việc tổ chức dạy và học không tạo căng thẳng cho học sinh bởi đó là hình thức tự chọn, không dùng kết quả để đánh giá kết quả học tập hằng năm Học sinh nào có khả năng thì đăng kí học Hiện toàn thành phố có 45 lớp với hơn 1.600 học sinh theo học chương trình này với thời lượng tối đa tiết / tuần Ngoài 20 trường chuyên thì một số trường phổ thông khác không phải trường chuyên cũng đã thực hiện dạy Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh như ở Thành phố Hồ Chí Minh năm học này có trường (THPT Lương Thế Vinh, THPT Nguyễn Thị Minh Khai,THPT Lê Quý Đôn Q3,THPT Bùi Thị Xuân Q1,THPT Gia Định ); ở Hà nội có THCS-THPT Nguyễn Tất Thành,THCS Nguyễn Siêu, THCS Thực nghiệm, THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS-THPT Phạm Văn Đồng, Nhu cầu học sinh học Toán bằng tiếng Anh rất cao, nhưng thực tế chưa đáp ứng được, hiện tại mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% Thực khó khăn về chương trình, đội ngũ giáo viên, trình độ tiếng Anh của học sinh cũng là những vấn đề trở ngại của các trường hiện Theo báo cáo năm 2016 của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn lên tới gần 75% ở bậc tiểu học và 90% ở bậc THPT.Giáo viên Toán chưa phải kiểm tra chuẩn tiếng Anh nên chưa có số liệu thống kê chi tiết nhưng dựa vào kết quả trên ta có thể khẳng định đa số giáo viên Toán chưa đủ trình độ tiếng Anh để DTBTA Đây cũng là điều hiển nhiên vì nhu cầu công việc nên hầu hết giáo viên phổ thông (trừ giáo viên môn tiếng Anh) đều chưa có để dành thời gian cho việc học tiếng Anh Chính vì vậy Nhà nước nên có những hướng dẫn cụ thể về chính sách cho giáo viên dạy toán bằng tiếng Anh,về lộ trình chính thức phải dạy Toán bằng tiếng Anh ở trường phổ thông để giáo viên có động lực, nhu cầu và đam mê giảng dạy môn Toán bằng tiếng Anh Bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên Toán có nhu cầu dạy toán bằng tiếng Anh là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ giáo dục đã và đặt Có ý kiến đưa nên chăng ta bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành Toán cho giáo viên ngoại ngữ để họ sẽ dạy toán bằng tiếng Anh, nhưng việc đó khó khả thi vì liệu một người biết tiếng Việt có thể dạy được Toán bằng tiếng Việt? Chính vì thế không có cách nào khác chúng ta cần đào tạo giáo viên chuyên ngành Toán có đủ trình độ tiếng Anh để Dạy toán bằng tiếng Anh Khi giáo viên có nguyện vọng học tiếng Anh thật sự, không vì bắt buộc đủ chỉ tiêu của trường và Sở Giáo dục - Đào tạo thì việc bồi dưỡng tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành mới có hiệu quả - Bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên Toán hiện để họ có thể dạy toán bằng tiếng Anh là cần thiết nhưng để có nguồn giáo viên đủ trình độ để dạy toán bằng tiếng Anh tốt thì các trường Sư phạm phải vào cuộc để có những khóa sinh viên được đào tạo bài bản với các khóa học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành nước và thực tập ở nước ngoài Đây cũng là một những nhiệm vụ không dễ thực hiện tốt vì hiện ở các trường Sư phạm số giảng viên có trình độ tiếng Anh để giảng dạy được các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh là không nhiều.Vì các giảng viên thường dùng ngoại ngữ để đọc các tài liệu chuyên môn nên vấn đề nghe nói chưa được chú trọng Sau đó Bộ GD&ĐT cần có chuẩn riêng để đánh giá các sinh viên này để đảm bảo họ có thể được dạy toán bằng tiếng Anh Tóm lại, với giáo viên cần cho họ có động lực và đam mê dạy toán bằng tiếng Anh thì khó khăn về ngôn ngữ dễ dàng vượt qua hơn Cùng với khó khăn về nhân sự thì việc chưa có hướng dẫn khung chương trình cũng làm cho việc dạy toán bằng tiếng Anh chưa phát huy hết được lợi ích của nó Nhà trường và giáo viên đứng lớp đã và tự chọn giáo trình theo kinh nghiệm giảng dạy.Để việc dạy toán bằng tiếng Anh có hiệu quả và quản lí chất lượng chuyên môn tốt hơn thì cần gợi ý cho giáo viên những nội dung nên dạy và đưa khung chương trình từ năm triển khai đại trà dạy toán bằng tiếng Anh với các trường chuyên 1.2.2 Khảo sát thực trạng 1.2.2.1 Mục tiêu khảo sát Đánh giá thực trạng việc dạy Toán Tiếng Anh tại trường THCS hiện Tìm hiểu những vấn đề còn khó khăn đối với giáo viên quá trình triển khai dạy Toán Tiếng Anh Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc dạy Toán bằng Tiếng Anh theo hướng tiếp cận CLIL 1.2.2.2 Nội dung khảo sát Tần suất thực hiện dạy toán tiếng Anh Nhận thức của giáo viên về những khó khăn quá trình triển khai dạy Toán Tiếng Anh trường Nhận thức của giáo viên về lợi ích và tầm quan trọng của việc dạy Toán tiếng Anh theo hướng tiếp cận 1.2.2.3 Đối tượng khảo sát Để tìm hiểu thực trạng, tác giả tiến hành xây dựng phiểu điều tra cho giáo viên dạy toán Tiếng Anh tại các trường THCS trên địa bàn Thành phố….Tổng cộng đã có 15 giáo viên tham gia cuộc khảo sát 1.2.2.4 Kết khảo sát Trong số 12 giáo viên tham gia khảo sát thì 100% số các giáo viên cho biết tại trường học nơi họ giảng dạy thì toán tiếng Anh đã được xem là một môn học chính khoá Tuy nhiên quá trình triển khai vẫn còn một số vướng mắc cụ thể như sau  Khó khăn triển khai dạy Toán Tiếng Anh Kỹ phát âm tiếng Anh

Ngày đăng: 25/09/2023, 07:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan