Cần biết về CPU

3 776 2
Cần biết về CPU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cần biết về CPU

Cần biết về CPU 1- CPU 486 CPU 486 có rất nhiều họ như: 486SX, DX, DX2, DX4, SLX .do nhiều hãng sản xuất như: Intel, AMD, Cirux .Trong mỗi họ lại có nhiều tần số hoạt động khác nhau như: 25, 33, 40, 50, 66, 80, 100MHz .và chạy điện thế khác nhau như: 5v, 3v, 3.5v .(chính vì lý do nầy mà mainboard có rất nhiều Jumper). Chúng tôi không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật mà chỉ xin giải thích ngắn, gọn như sau: - 486SX không có bộ đồng xử lý toán học như các họ 486 khác. - 486SL là loại được thiết kế dùng cho máy xách tay, nó có thêm bộ quản lý để tiết kiệm nguồn điện khi máy không hoạt động (nhưng hiện nay nó cũng được dùng cho máy để bàn). - 486SX, 486DX có tốc độ hoạt động nội bộ bằng tốc độ mainboard. - 486DX2 có tốc độ nội bộ gấp đôi tốc độ mainboard (riêng DX2 80MHz của AMD có thêm loại dùng điện thế 3v). - 486DX4 có tốc độ nội bộ gấp tư tốc độ mainboard (họ nầy có 2 loại điện thế 5v và 3v được ghi rỏ trên CPU). Chú ý: Loại CPU chạy điện thế 3v đầu tiên được chế tạo dùng cho máy Laptop để đở nóng và ít hao pin. Nhưng sau nầy cũng được dùng luôn cho máy Desktop, do đó khi sử dụng loại CPU nầy mà Set Jumper lộn điện thế 5v rất nguy hiểm cho CPU vì tăng nhiệt. Trên các Mainboard 486, bạn có thể chọn tần số mainboard và tỷ lệ x sao cho đúng với tốc độ CPU, không nhất thiết phải là x2 hay x3 hay x4 theo tên gọi. Thí dụ: 486 DX4-100MHz có thể Set là 50x2 hay 33x3 hay 24x4. Trong họ 486, nhanh nhất là CPU do AMD sản xuất, các hảng khác không có tương đương. Ðó là loại AMD486-120Mhz và AMD486-133Mhz. Giải thích: Tốc độ Mainboard (System Clock): Tức là tốc độ xung nhịp làm việc của mainboard, tính bằng Mhz và được duy trì do một bộ dao động thạch anh gắn trên mainboard. Xác lập bằng jumper. Tốc độ CPU: Tức là tốc độ xung nhịp làm việc của CPU, tính bằng Mhz. Xác lập bằng jumper. Tại sao có DX, DX2, DX4: Mainboard thường chỉ cho phép chạy với tốc độ tối đa là 60 Mhz, khi tốc độ cao hơn sẽ phát sinh nhiểu mạnh làm rối loạn hoạt động của hệ thống, nhiểu nầy chủ yếu do kỷ thuật và vật liệu chế tạo mainboard trong thương mại nên khó khắc phục (nếu cố tăng thì giá thành lại quá cao). Vì vậy chúng ta chỉ thấy có DX 50Mhz là hết, để tăng tốc độ cho máy tính, người ta chỉ còn cách là tăng tốc độ nội bộ của CPUCPU không gặp vấn đề nhiểu như mainboard. Vì vậy mới có DX2 và đến DX2 80Mhz là hết, tiếp đó đến DX4 và theo tính toán thì đến DX4 160Mhz là hết. 2- CPU 586 Tương tự 486, CPU 586 cũng có rất nhiều loại và do nhiều hảng sản xuất . Thấp nhất là 586-75MHz và cao nhất hiện nay là 586-233MHz. Có tần số hoạt động gấp nhiều lẩn tần số hoạt động của Mainboard và tỷ lệ nhân tuỳ theo tần số của Mainboard nên không cần phân biệt theo tên gọi. Thông dụng nhất là Pentium của hảng Intel. Chú ý: * CPU của Intel hoạt động ở tần số đúng với tên gọi. Thí dụ Pentium 166 chạy ở 166MHz. * CPU của các hảng khác có thể hoạt động ở tần số thấp hơn tên gọi. Thí dụ AMD K-133MHz chạy ở 100MHz. Vì tên gọi chỉ phản ánh so sánh với CPU của Intel chớ không chỉ tần số hoạt động đìch thực. * Tất cả các chương trình hiện nay đều viết cho CPU của Intel. Tất cả các CPU của hảng khác bắt buộc phải tương thích với CPU Intel thì mới có chương trình để hoạt động. Tuy nhiên do họ không thể làm giống CPU Intel 100% nên khi sử dụng CPU của các hảng khác cần coi chừng vấn đề tương thích phần mềm. Vấn đề tương thích với Mainboard cũng xẩy ra tương tự như vậy. 3- CPU 686 Thông dụng nhất là Pentium Pro của Intel. Ðặc biệt trong CPU nầy có chứa luôn Cache Level 2 (Cache nằm trên Mainboard) nên tốc độ rất nhanh. Do gía cao nên CPU nầy chủ yếu dành cho máy Server. 4- CPU 586/686 MMX Loại CPU mới nhất, được tăng cường mã lịnh đặc biệt để tăng tốc các ứng dụng Multi Media. Ðối với các chương trình thường, CPU nầy nhanh hơn khoảng 10%. Ðối với các chương trình viết riêng để tận dụng mã lịnh nầy, CPU sẽ nhanh hơn khoảng 50% so với loại thường. 5- Tăng tốc độ CPU : Tất cả CPU bán ra đều được quy định một chế độ hoạt động tối ưu khi lắp ráp trên mọi loại mainboard và do mọi người sử dụng. Chế độ nầy chính là nhãn của CPU. Ðối với người hiểu biết về phần cứng có một cách đơn giản để tăng tốc độ CPU là tăng tốc độ đồng hồ cho mainboard, thí dụ 486 DX2 66MHz được quy định chạy với tốc độ Mainboard là 33MHz, bạn có thể tăng lên 40MHz nó sẽ chạy như 486DX2 80MHz mà không hề hấn gì (khi đó Bios sẽ báo khi khởi động máy là bạn đang sử dụng CPU 486DX2 80 do nó lấy thông tin từ các Jumper CPU Type và Clock selector). Tương tự như vậy 486DX4 75MHz bạn có thể tăng lên thành 486DX4 100MHz. Lợi dụng đặc điểm nầy của CPU mà người ta đã làm ra CPU Remark tức là CPU cấp thấp đổi nhãn lại thành CPU cấp cao hơn. Khi ráp vào máy, bảo đảm không có chương trình test máy nào hiện nay có thể phác giác được, kể cả Bios máy cũng sai lầm luôn và người dùng máy có kinh nghiệm cũng không biếtCPU chạy đúng tốc độ chứ đâu có chậm hơn (việc nầy thực ra người ta đã làm từ lúc mới xuất hiện máy PC, lúc đó IBM sản xuất mainboard gắn CPU 8086 chạy với tốc độ 8MHz, sau đó các nhà sản xuất máy nhái mới nâng tốc độ lên trên các máy của mình, kết qủa là máy nhái chạy nhanh hơn máy chính gốc). CPU còn một đặc điểm nữa là bạn chỉ được nâng tốc độ đồng hồ mainboard lên 1 bậc so với tốc độ ghi trên nhãn, cao hơn nữa nó sẽ ngưng hoạt động. Thí dụ: 80 cho 66, 100 cho 75 .Dựa vào đặc điểm này bạn có thể Test CPU có bị Remark hay không? vì không thể tăng tốc độ cho CPU Remark (nó đã được tăng rồi). Các điều kiện cần thiết cho việc tăng tốc độ CPU: Ðể tăng tốc hay Test cho CPU, đòi hỏi bạn phải có mainboard đa năng và sách hướng dẫn Set Jumper của hãng sản xuất cung cấp (bạn cần đọc kỹ lưỡng sách hướng dẫn trước khi thao tác). Bạn cần phải có quạt giải nhiệt cho CPU vì khi tăng tần số hoạt động thì CPU tăng nhiệt độ. Bạn cần nắm vững Setup Bios để điều chỉnh nếu cần. Cách tiến hành: Ðối chiếu sách hướng dẫn và mainboard, ghi nhớ vị trí các jumper cần điều chỉnh để tránh trường hợp Set lộn jumper. Bước 1: Ðầu tiên bạn ghi lại vị trí nguyên thủy của các bộ jumper sẽ sửa chữa để có thể phục hồi máy lại tình trạng cũ. Sau đó bạn Set lại 3 bộ Jumper Clock selector, CPU Type và Vesa Bus (choMainboard Vesa Local Bus) theo tốc độ mới đúng như chỉ dẫn của sách. Chú ý: Nếu bạn đang sử dụng CPU 3v thì cần quan tâm tới bộ jumper Voltage. nhưng tuyệt đối không được Set lại thành 5v. CPU dưới 5v gồm các loại sau: Itel 486DX4 (3.3v), AMD Am486DX2-80/DX4-100 (3.45v), Cyrix Cx486DX2-66/DX2-80 (3.3v/4v). CPU 586, 656 có điện thế dưới 5 V, thường là khoảng 3v-3.5v tuỳ hảng sx CPU MMX sử dụng tới 2 điện thế khác nhau nên cần phân biệt với CPU thường. Bước 2: Khởi động máy, vào Windows chạy chương trình nào tốn nhiều bộ nhớ và hay truy xuất đĩa cứng để xem mọi hoạt động có bình thường không? Nếu thỉnh thoảng máy bị treo thì bạn vào Bios Setup để tăng thời gian chờ (wait state), giảm tốc độ đồng hồ cho AT Bus (phần Bios Setup chúng tôi sẽ trình bày sau). Nếu máy treo ngay từ lần khởi động đầu tiên thì có 2 trường hợp sau: * Set Jumper sai: đọc lại sách hướng dẫn và Set lại đầy đủ các bộ jumper liên quan. Nếu Set đúng và tốc độ chỉ tăng 1 nấc, bảo đảm máy phải khởi động được. * CPU đã bị remark: không thể tăng được nữa. LeHoanPc 1996 - 2000 Mirror 1: http://www.tlnet.com.vn/weblh/ Mirror 2: http://www.hcmpt.vnn.vn/co/weblh/ Mirror 3: http://www.lehoan.andi.vn/ . Cần biết về CPU 1- CPU 486 CPU 486 có rất nhiều họ như: 486SX, DX, DX2, DX4, SLX...do nhiều. tác). Bạn cần phải có quạt giải nhiệt cho CPU vì khi tăng tần số hoạt động thì CPU tăng nhiệt độ. Bạn cần nắm vững Setup Bios để điều chỉnh nếu cần.

Ngày đăng: 05/09/2012, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan