Phương pháp chăm sóc hỗ trợ cho người mắc bệnh tâm thần tại bệnh viên tâm thần Mai Hương_ Hà Nội.

17 1.2K 3
Phương pháp chăm sóc hỗ trợ cho người mắc bệnh tâm thần tại bệnh viên tâm thần  Mai Hương_  Hà Nội.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với chức năng của mình, Bệnh viện tâm thần Mai Hương là bệnh viện tâm thần ban ngày đầu tiên của cả nước được định hướng theo mô hình "Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng" năng suất, chất lượng, hiệu quả, tiến bộ và hiện đại. Bệnh viện đã có những đóng góp toàn diện trên các phương diện: dự phòng, khám chữa sớm, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập gia đình và cộng đồng cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, rối loạn do stress, ... Riêng về nhóm bệnh do căng thẳng, bệnh viện đã xây dựng một phim tài liệu khoa học 45 phút có tên "Hãy coi chừng stress" phát trên Đài truyền hình Việt Nam. Trong thực hành khám chữa bệnh, bệnh viện đã thực hiện điều trị chăm sóc toàn diện trên cả 3 mặt sinh học - tâm lý - xã hội và có những thành công đáng khích lệ. Là một người con của mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến, vừa là sinh viên của trường Đai học Lao Động xã hội có những kiến thức cơ bản về vấn đề chăm sóc hỗ trợ cho người bệnh tâm thần, em muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc tuyên truyền vận động người dân trước hết là trong địa bàn mình sinh sống sau đó là toàn xã hội hãy nâng cao kiến thức và tầm nhận thức đúng đắn về bệnh nhân tâm thần. Đây cũng là lý do vì sao em chọn chuyên đề: “ Phương pháp chăm sóc hỗ trợ cho người mắc bệnh tâm thần tại bệnh viên tâm thần Mai Hương_ Hà Nội.”

I-Lý do chọn chuyên đề: Chứng bệnh căng thẳng thần kinh (tâm thần) đang ngày một hoành hành trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong cuộc sống hiện đại. Căn bệnh đang trở thành bệnh dịch của thế kỷ 21. Các thống kê dịch tễ học về Sức khoẻ tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, các rối loạn (bệnh tật) liên quan đến stress đang gia tăng và ngày càng gia tăng, tỷ lệ chung dân trong dân số có thể từ 5% - 10% và đến 15% - 20% theo thống kê của nhiều nước. Riêng Việt Nam, chưa có điều tra dịch tễ quốc gia về sức khoẻ tâm thần, nhưng các khảo sát sơ bộ ở nhiều địa phương cũng cho các tỷ lệ không khác biệt so với tình hình chung của các nước. Chúng ta chưa quan tâm đúng mức và đúng cách tới sức khoẻ tâm thần. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới về gánh nặng bệnh tật: các rối loạn tâm thần chiếm 11% vào năm 1990, sẽ tăng lên 15% vào năm 2020. Đối với một cộng đồng, một địa phương, một quốc gia thì nhân tố xã hội là lý do hàng đầu. Đối với từng cá nhân người bệnh, thì cần phải xem xét đồng thời trên cả ba mặt: sinh học, tâm lý và xã hội không thể tách rời nhau, không thể nhân mạnh mặt này mà bỏ sót hoặc xem nhẹ mặt kia. Trên thực tế khám chữa bệnh, đánh giá và điều trị đồng thời cả ba hướng: liệu pháp sinh học (hoá dược, thuốc men), liệu pháp tâm lý, liệu pháp gia đình và phục hồi chức năng tâm lý xã hội. Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một môi trường hết sức sôi động, đòi hỏi mọi người phải luôn luôn cạnh tranh và nỗ lực hết mình. Vậy làm thế nào để vừa có một đời sống tinh thần thoải mái, vừa thực sự có khả năng đương đầu với những thử thách phía trước của cuộc . Stress, căng thẳng là một tất yếu khách quan, là vấn đề ngày càng lớn của thời đại. Công nghiệp hoá, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, nhịp sống ngày càng khẩn trương, căng thẳng, ngày càng nhiều thử thách có khi là những sức ép rất mạnh. Rồi đến những thay đổi về mặt xã hội: sự phân hoá xã hội, nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, các bất cập của nền giáo dục, của nền y tế, sự thay đổi cơ cấu gia đình, mất đi các giá trị của gia đình truyền thống Nói đến stress thì phải nói đến sự thích ứng, phải thích nghi với những đòi hỏi của cuộc sống. Chúng ta đã vượt qua những thử thách khốc liệt của chiến tranh, của nghèo nàn lạc hậu, nhất định chúng ta cũng có thể xây dựng được một đời sống tinh thần tốt đẹp trong thời kỳ đổi mới. Vai trò của công tác phòng bệnh, vệ sinh tâm thần, giáo dục nâng cao sức khoẻ tâm thần sẽ trở nên ngày càng quan trọng. Đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, những căng thẳng trong cuộc sống rất dễ dẫn đến những việc làm thiếu suy nghĩ, đôi khi gây nên những hậu quả đáng tiếc. Thanh thiếu niên cần được giáo dục và rèn luyện tốt hơn, chuẩn bị tốt hơn về mặt tâm lý khi đứng trước các khó khăn của cuộc sống: thất bại trong học tập, thi cử, không xin được việc làm, thất bại trong tình yêu, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, thất bại trong thi đấu thể thao, Chẳng có cách nào khác là đứng dậy mà đi, không gục ngã về tinh thần. Ngược lại, cũng cần đề phòng mắc phải bệnh " ngôi sao", không chủ quan buông thả khi dễ dàng có những thành công liên tiếp. Với chức năng của mình, Bệnh viện tâm thần Mai Hương là bệnh viện tâm thần ban ngày đầu tiên của cả nước được định hướng theo mô hình "Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng" năng suất, chất lượng, hiệu quả, tiến bộ và hiện đại. Bệnh viện đã có những đóng góp toàn diện trên các phương diện: dự phòng, khám chữa sớm, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập gia đình và cộng đồng cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, rối loạn do stress, Riêng về nhóm bệnh do căng thẳng, bệnh viện đã xây dựng một phim tài liệu khoa học 45 phút có tên "Hãy coi chừng stress" phát trên Đài truyền hình Việt Nam. Trong thực hành khám chữa bệnh, bệnh viện đã thực hiện điều trị chăm sóc toàn diện trên cả 3 mặt sinh học - tâm lý - xã hội và có những thành công đáng khích lệ. Là một người con của mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến, vừa là sinh viên của trường Đai học Lao Động xã hội có những kiến thức cơ bản về vấn đề chăm sóc hỗ trợ cho người bệnh tâm thần, em muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc tuyên truyền vận động người dân trước hết là trong địa bàn mình sinh sống sau đó là toàn xã hội hãy nâng cao kiến thức và tầm nhận thức đúng đắn về bệnh nhân tâm thần. Đây cũng là lý do vì sao em chọn chuyên đề: “ Phương pháp chăm sóc hỗ trợ cho người mắc bệnh tâm thần tại bệnh viên tâm thần Mai Hương_ Nội.” Vì đây là lần đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu viết chuyên đề này nên không tránh khỏi những sai phạm thiếu sót, kính mong được sự hướng dẫn chỉ bảo của thày cô trong khoa công tác xã hội để em được hoàn thành tốt hơn chuyên đề này. Em cũng xin cám ơn sự nhiệt tình giảng dậy và hướng dẫn của cô giáo, Thạc sĩ: Lê Thị Dung. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên: Lê Thị Hiền_Đ2Ct2 II-Nội dung: 1.Một số khái niệm: 1.1. Khái niệm người bị bệnh tâm thần: Người bị bệnh tâm thần là những người bị rối loạn hoạt động thần kinh chứ năng cấp cao và nảy sinh các hiện tượng biến đổi các trạng thái, quá trình và các thuộc tính tâm lý một cách tùy tiện, tự phát, không theo quy luật bình thường. Loại bệnh này rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân: do nhiễm khuẩn ở não, hoặc toàn thân , do chấn thương não , khối u não hoặc tổn thương thực thể nặng, do sốc tâm thần nặng. 1.2.Một số đặc điểm tâm lý cuả người bệnh tâm thần(theo mức độ): Có nhiều mức độ: Tâm thần nhẹ: dễ bj kích động, hay lơ đãng, khả năng tự chủ kém, sức làm việc giảm, chóng mệt mỏi, kém khả năng chú ý tích cực, trí nhớ giảm do kém khả năng chú ý tích cực, ghi nhớ kém. Xúc cảm, tình cảm không ổn định, thường lo âu sợ hãi, dễ dẫn đến ám ảnh và trầm cảm Mức dộ nặng hơn, dẫn tới đặc điểm nhân cách bị thay đổi, hay nổi khùng, giận dữ, định kiến nặng hoặc ngược lại tự đánh giá thấp bản thân, tự ám thị, thường xuyên ở trạng thái căng thẳng, khí sác giảm rõ rệt. Có trường hợp thiếu tin tưởng, đa nghi, nhỏ nhen, tư duy phiến diện, bảo thủ, bướng bỉnh. Tâm thần nặng (loạn tâm thần): hoạt động tâm lý rối loạn cơ bản, trí nhớ giảm nặng, tri giác rối loạn, tư duy lộn xộn, ý thức mù mờ, hành vi vô cớ, cuộc sống trở nên mất thăng bằng, không hòa nhập được với thế giới bên ngoài. 1.3.Một số biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý Cần có sự đối xử đặc biệt cả ở gia đình và xã hội Trường hợp bệnh đang tiến triển cần đưa đi bệnh viện để điều trị Trường hợp bệnh đã ổn định cần chăm sóc chu đáo, toor chức cho họ một cuộc sống ổn định, tránh những quan hệ tình cảm căng thẳng thần kinh để tránh tái phát. Tổ chức lao động phù hợp với họ. Đối với người loạn tâm thần ( tâm thần phân liệt) cần sự chăm sóc toàn diện. Họ chỉ còn hoạt động theo bản năng, cho nên cần kết hợp với các tổ chức y tế , thành lập các trung tâm với các liệu pháp cụ thể để chữa trị và chăm lo cuộc sống toàn diện cho họ. 1.4.Các loại bệnh tâm thần Các căn bệnh tâm thần có những loại và mức độ trầm trọng khác nhau. Một trong số những loại chính yếu là bệnh trầm cảm, chứng lo âu, tâm thần phân liệt, chứng loạn tâm thần hưng-trầm cảm, chứng rối loạn nhân cách và chứng rối loạn ăn uống. Các căn bệnh tâm thần thường gặp là chứng lo âu và bệnh trầm cảm. Trong khi mỗi người thỉnh thoảng đều trải qua các cảm giác căng thẳng, sợ hãi, hay buồn rầu mạnh mẽ, căn bệnh tâm thần hình thành một khi các cảm giác này trở nên quá xáo trộn và mãnh liệt đến nỗi những người này gặp nhiều khó khăn đối phó với những sinh hoạt hàng ngày, như công việc làm, vui hưởng giây phút giải trí và duy trì những mối quan hệ. Khi lên đến cực độ, những người mắc chứng bệnh trầm cảm có thể không còn khả năng thức dậy ra khỏi giường hoặc chăm sóc cho bản thân họ nữa. Những người mắc một vài loại chứng lo âu có thể không còn khả năng rời khỏi nhà, hoặc có thể có những thói quen bắt buộc nhằm giúp họ giảm bớt nỗi sợ hãi. Các căn bệnh tâm thần ít gặp hơn có thể gắn liền với chứng loạn tâm thần. Các chứng này bao gồm bệnh tâm thần phân liệt và chứng loạn tâm thần hưng trầm cảm. Những người trải qua một cơn loạn tâm thần cấp tính thường mất liên hệ với thực tại và cảm nhận về thế giới của họ khác hẳn với bình thường. Khả năng của họ để hiểu được những suy nghĩ, tâm trạng và thể giới xung quanh họ bị ảnh hưởng 1.5. Các triệu chứng chủ yếu của tâm thần phân liệt gồm có: * Hoang tưởng: nghĩ và tin vào những điều sai lầm, không phù hợp với thực tế. Người bệnh tự cho rằng mình đang bị theo dõi, có tội hoặc bị điều khiển từ bên ngoài. * Ảo giác: thường gặp nhất là nghe thấy những giọng nói tưởng tượng với nội dung đe doạ, buộc tội hoặc nói chuyện với chính người bệnh, gặp ít hơn có thể là nhìn thấy, cảm giác thấy, ngửi thấy, nếm thấy thứ gì đó không có trong thực tế mà chỉ riêng người bệnh cảm nhận được. * Rối loạn khả năng tư duy: đang nói chủ đề này nhảy sang chủ đề khác mà không có sự nối tiếp logic. Lời nói bỗng dưng khó hiểu, rời rạc, lung tung. Các triệu chứng thứ yếu của tâm thần phân liệt gồm: * Mất ý muốn làm việc: người bệnh thường bị mất đi khả năng tham dự vào các công viẹc hàng ngày như giặt giũ, nấu ăn, … Sự thiếu năng động, thiếu sáng kiến hay thiếu động cơ là một phần của triệu chứng bệnh, không phải do lười biếng. * Cảm giác cùn mòn: khả năng thể hiện cảm xúc bị giảm sút và thường đi kèm với đáp ứng cảm xúc cùn mòn hoặc sự đáp ứng không thích hợp với sự kiện từ bên ngoài chẳng hạn các chuyện vui hoặc chuyện buồn. * Cách ly với xã hội: có thể do một số nguyên nhân như sợ bị ai đó làm hại, sợ bị giao tiếp do mất đi kỹ năng giao tiếp xã hội. * Khả năng nhận thức kém: một số trường hợp người bệnh không hề biết họ đang có hoang tưởng và ảo giác, nên thường không thừa nhận mình có bệnh, bởi vậy mà từ chối sự điều trị cần thiết và lợi ích cho họ. Nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt là gì? * Yếu tố di truyền: con của người bố hoặc người mẹ bị bệnh tâm thần phân liệt có 10% nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt và 90% không mắc bệnh này. Như vậy, nguy cơ mắc bệnh ở những người này cao gấp 10 lần tỉ lệ trong dân số nói chung. * Yếu tố sinh hoá: người ta tin rằng có một số chất, đặc biệt là chất dẫn truyền thần kinh trung gian được gọi là Dopamin. Sự mất cân bằng hoá học có thể do ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố di truyền. * Các mối quan hệ gia đình: không có bằng chứng nào gợi ý rằng các mối quan hệ gia đình gây ra bệnh. Tuy nhiên, một số người bệnh tâm thần phân liệt nhạy cảm với bất kỳ sự căng thẳng nào trong quan hệ gia đình mà đối với họ có thể liên quan tới sự tái phát của bệnh. * Môi trường: người ta nhận thấy rất rõ rằng những mâu thuẫn gây sang chấn này thường đóng vai trò như các sự kiện gây áp lực ở những người kém chịu đựng. Người bệnh tâm thần phân liệt trở nên lo âu, cáu kỉnh và không thể tập trung chú ý trước bất kỳ một triệu chứng cấp tính rõ rệt nào. Điều này làm cho các mối quan hệ xấu đi, có thể dẫn tới li dị hoặc thất nghiệp, những hiện tượng này sau đó thường bị đổ lỗi cho sự thúc đẩy bệnh, khi mà thực tế chính các biểu hiện bệnh lý đã gây ra sự khủng hoảng này. Bởi vậy, không phải bao giờ cũng xác định rõ ràng stress là yếu tố thúc đẩy hay là hậu quả của bệnh. 3.Mô tả đánh giá thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần trong việc áp dụng các phương pháp tiên tiến tại bệnh viện tâm thần Mai Hương_Hà Nội: Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện mô hình bệnh viện tâm thần ban ngày rất phổ biến. Đặc điểm của bệnh viện là hàng ngày, bệnh nhân sẽ được người nhà đưa đến để các bác sĩ chăm sóc, tham gia các hình thức lao động liệu pháp, âm nhạc trị liệu, sinh hoạt, vui chơi chiều lại đón về. Nếu bị bệnh nhẹ, hằng ngày bệnh nhân chỉ phải đến một lần để các bác sĩ theo dõi tình trạng bệnhcho thuốc rồi về ngay. Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương là nơi đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam hiện áp dụng mô hình này, nhằm khuyến khích tối đa sự cộng tác điều trị của ba bên: bác sĩ - bệnh nhân - gia đình. Bệnh viện có 50 giường và đang trong tình trạng quá tải khoảng 10% do nhu cầu điều trị ngày càng tăng Bác sĩ Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện, nói: “Đối với từng cá nhân người bệnh, thì cần phải xem xét đồng thời trên cả ba mặt: sinh học, tâm lý và xã hội không thể tách rời nhau, không thể nhấn mạnh mặt này mà bỏ sót hoặc xem nhẹ mặt kia. Trên thực tế khám chữa bệnh, chúng tôi đánh giá và điều trị đồng thời cả ba hướng: liệu pháp sinh học (hoá dược, thuốc men), liệu pháp tâm lý, liệu pháp gia đình và phục hồi chức năng tâm xã hội”. Bệnh viện ban ngày Mai Hương còn tiết kiệm khoảng từ 4 đến 5 triệu đồng/giường mỗi năm, do không cần trả tiền trực đêm, tiền ăn uống của bệnh nhân và tiền may trang phục bệnh viện Chi phí một năm cho một giường bệnh bán trú là 13-15 triệu đồng, so với 17-20 triệu đồng khi bệnh nhân phải ở nội trú. Bệnh viện Mai Hương định hướng hoạt động theo mô hình "Chăm sóc sức khoẻ tâm thần cộng đồng" năng suất, chất lượng, hiệu quả, tiến bộ và hiện đại. Bệnh viện đã có những đóng góp toàn diện trên các phương diện: dự phòng, khám chữa sớm, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng tâm lý xã hội, tái hoà nhập gia đình và cộng đồng cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, rối loạn do stress, Riêng về nhóm bệnh do căng thẳng, bệnh viện đã xây dựng một phim tài liệu khoa học 45 phút có tên "Hãy coi chừng stress" phát trên Đài truyền hình Việt Nam. Trong thực hành khám chữa bệnh, Mai Hương thực hiện điều trị chăm sóc toàn diện trên cả 3 mặt sinh học - tâm lý - xã hội và có những thành công đáng khích lệ. Hiện mỗi ngày có khoảng gần 70 bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Mai Hương điều trị bán trú. Có những bệnh nhân sau một thời gian điều trị đã có thể tự bắt xe buýt đến bệnh viện lấy thuốc. Anh Bình nói: "May mắn cho gia đình tôi, vì bệnh viện gần nhà nên việc đưa đi, đón về hàng ngày thuận tiện. Tôi biết nhiều người mắc bệnh tương tự nhưng vì ở quá xa nên dù muốn cũng không thể áp dụng cách điều trị này. Giá như có nhiều bệnh viện, trung tâm như vậy thì tốt hơn". 3.1. Phương pháp thư giãn: 3.2.Phương pháp thư giãn - luyện tập được GS Nguyễn Việt nghiên cứu vào những năm 1970s và sau đó được áp dụng vào việc điều trị các rối loạn tâm thần, đặc biệt là các rối loạn liên quan đến stress. Đây là một phương pháp được cải biên từ phương pháp của Schultz kết hợp với một số tư thế Yoga và thở kiểu khí công để phù hợp với tâm sinh lí của người Việt Nam. Từ năm 1998, bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương đã áp dụng phương pháp này vào việc điều trị cho các bệnh nhân có các rối loạn liên quan đến Stress, các bệnh nhân tâm căn, các rối loạn tâm thể, các bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài Phương pháp này có 3 phần cơ bản: luyện thư giãn; luyện tư thế; luyện thở. 1. Luyện thư giãn: Có ba bài tập cơ bản : Có thể tập thư giãn trong tư thế ngồi thoải mái trên ghế hoặc tư thế nằm. Người tập tập trung tư tưởng vào các bài tập, thở đều đặn nhịp nhàng, cơ bắp giãn mềm hoàn toàn, không lo nghĩ về các việc khác. Các bệnh nhân tâm thần đi dã ngoại, thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh - một trong những hoạt động thường xuyên nhằm giúp bệnh nhân hòa nhập cộng đồng. * Bài thứ nhất: "Tâm thần thư thái". Người tập nhẩm dần trong óc câu: "Toàn thân yên tĩnh", vừa nhẩm vừa tưởng tượng: "toàn cơ thể rất thoải mái dễ chịu, tâm thần thư thái lâng lâng, xung quanh cũng lặng lẽ yên dịu". Nhẩm như vậy khoảng 20 lần. * Bài thứ hai: "Giãn mềm cơ bắp" Người tập nhẩm dần trong óc câu: "Tay phải nặng dần" nhẩm lặp đi lặp lại và đồng thời tưởng tượng : "tay phải mỗi lúc một nặng hơn, không nhấc lên được, trĩu xuống dính chặt vào giường". Nhẩm như vậy 20 lần. Sau đó, cũng giống như tập tay phải, người tập chuyển sang tay trái: "Tay trái nặng dần"; chuyển sang chân: "Chân phải nặng dần"; "Chân trái nặng dần"; chuyển sang toàn thân: "Toàn thân nặng dần" Chú ý nhẩm từ phải qua trái, từ tay đến chân và toàn thân. Mỗi phần tập 20 lần. * Bài thứ ba: "Sưởi ấm cơ thể" Người tập nhẩm dần trong óc câu: "Tay phải ấm dần" nhẩm lặp đi lặp lại và đồng thời tưởng tượng: "có một làn hơi ấm toả ra từ tay phải mỗi lúc một ấm hơn" Nhẩm như vậy 20 lần. Sau đó, cũng giống như tập tay phải, người tập chuyển sang tay trái: "Tay trái ấm dần"; chuyển sang chân: "Chân phải ấm dần"; "Chân trái ấm dần"; chuyển sang toàn thân: "Toàn thân ấm dần" Chú ý nhẩm từ phải qua trái, từ tay đến chân và toàn thân. Mỗi phần tập 20 lần. Ba bài tập cơ bản trên tập trong vòng 15 đến 20 phút. Khi mới bắt đầu tập người tập có thể tập từng phần và từng bài một, rồi mới chuyển sang phần khác. Nhưng khi đã tập thành thạo thì có thể tập rút gọn lại, "Toàn thân yên tĩnh" ; " Toàn thân nặng dần" ; " Toàn thân ấm dần" hoặc cùng một lúc có cả ba cảm giác trên. Đồng thời khi tập thành thạo có thể tập thư giãn trong mọi tư thế và nên kết hợp tập thư giãn với thở kiểu khí công thì cảm giác 3 bài thư giãn sẽ nhanh hơn. 3.3Phục hồi chức năng : (PHCN) bao gồm các biện pháp tập luyện, nhờ đó người bệnh hoàn lao được sức khoẻ và khả năng tự hoạt động trong cuộc sống của mình. Căn cứ vào nhu cầu cần hồi phục có thể áp dụng các phương pháp khác nhau, tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương đã áp dụng các nhóm PHCN như sau: a). Với nhóm người bệnh Tâm thần phân liệt: * Đặc điểm: Người bệnh ngại giao tiếp, thu rút quan hệ, lười lao động, không chịu làm việc Vì vậy các hoạt động phải nhằm mục đích tạo cơ hội cho họ giao tiếp, lao động hoà nhập với xung quanh. Họ tham gia các hoạt động sau: 1. Âm nhạc trị liệu: Gồm hát, khiêu vũ, trò hỏi âm nhạc (nghe nhạc đoán bài hát, nghe hát đoán tác giả), tập phân tích nội dung bài hát 2. Tâm vận động: Vận động có tập bóng như ném bóng gọi tên, trò chơi giúp phản xạ nhanh như “sông suối”, “ai nhanh ”, “hái hoạ”. 3. Toạ đàm nhóm: Tạo cơ hội cho bệnh nhân giao tiếp, toạ đàm về chủ đề xã hội như: lịch sử, chính trị, kinh tế, xây dựng mẫu ứng xử, tạo thực hành ứng xử phù hợp trong gia định và xã hội. 4. Huấn luyện kỹ năng: Bao gồm kỹ năng tắm giặt, nấu ăn, đưa vào chợ hướng dẫn cách thực phẩm, tập tiêu tiền đúng mục ddiachs và mua đúng giá trị của hàng hoá. Lao động liệu pháp: Tổ chức cho người bệnh tập may, tập khâu, tập đan, tập đổ nến. Thông qua lao động người bệnh phục hồi vận động, luyện tập tính kiên trì và sự tập trung chú ý cải thiện tư duy, cảm xúc và thẩm mỹ. Kết quả lao động là tạo sản phẩm có ý nghĩa về vật chất giúp người bệnh tạo cảm giác mình là thành viên có ích cho xã hội. 6. Tổ chức cho người bệnh tham quan, dã ngoại: Mục đích giải trí, tạo cơ hội giao tiếp cộng đồng. 7. Tập huấn kiến thức về bệnh tâm thần cho gia đình người bệnh mỗi tháng một lần. b). Với nhóm người bệnh Tâm căn (Các rối loạn do stress hoặc có liên quan tới stress). Số người bệnh này ngày càng tăng, tỷ lệ gần bằng số người bệnh TTPL ở bệnh viện. Họ bị áp lực công việc, bị căng thẳng do các sự kiện không mong muốn trong cuộc sống. Họ đến bệnh viện ở giai đoạn kiệt sức, thường mất ngủ, hồi hộp, đau đầu, đau bụng, choáng váng, mất tập trung, ám ảnh sợ hãi (sợ vật nhọn, sợ súc vật, sợ bẩn sợ một cách vô lý nhưng không cưỡng lại được nên họ thường đau khổ, lo âu). Các biện pháp tâm lý ban đầu như lắng nghe, giải thích, an ủi, động viện có ý nghĩa quan trọng song điều quan trọng hơn là các hoạt động để họ hồi phục lại các chức năng tâm lý. Tại Bệnh viện hiện nay đang áp dụng những phương pháp sau: * Tập thư giãn: Người bệnh được đưa vào phòng yên tĩnh, ấm cúng, dễ chịu, ánh sáng vừa phải, người bệnh được nằm thoải mái tập ba bài, đó là: - Tâm thần thư thái - Giãn mềm cơ bắp - Sưởi ấm cơ thể Giọng đọc đều đều, êm ái, sâu lắng có tác dụng thôi miên của GS. Nguyễn Việt đã được ghi vào băng và áp dụng hàng ngày. * Luyện tập: - Tư thế Yoga. - Tập thở 2 thì và 4 thì để điều trị các chứng hồi hộp. - Tập khí công tâm pháp gồm 4 thế khí công - Tập thiền: + Nghe băng cơ chế khí lực của thiền. + Cơ chế sinh lý của thiền. + Cơ chế tâm lý của thiền. + Thực hành ngồi tư thế hoa sen. + Thực hành tập thở. + Thực hành tập trung tư tưởng. 3.4.Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho ngưòi bệnh tâm thần tại cộng đồng 1-Thế nào là PHCNTLXH PHCNTLXH là quá trình , là cơ hội tạo cho người bệnh tâm thần bị thiệt thòi do các di chứng bệnh tật còn sót lại- đạt được mức tối đa các chức năng về sinh hoạt, giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể sống hoà nhập cùng cộng đồng. 2- Tại sao phải tiến hành PHCN cho người bệnh tâm thần Người bệnh tâm thần sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần tuy nhiên các di chứng của bệnh để lại vẫn còn ảnh hưởng đến tư duy, cảm xúc và hành vi tác phong của họ dẫn đến họ không tái hoà nhập được với cộng đồng cũng như lao động nghề nghiệp, nội tâm bất hạnh. Bệnh Tâm thần đặc biệt là tâm thần phân liệt là một bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính, người bệnh ngày một tách rời, xa lánh xã hội, khó hoà nhập với gia đình và cộng đồng. Xã hội cũng có khuynh hướng mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối sử cho rằng người bệnh tâm thần không còn khả năng giúp ích gì cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy PHCNTLXH cho người bệnh tâm thần để họ có ích cho bản thân, gia đình và xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ của ngành y tế và cộng đồng, đem lại hiệu quả thiết thực và thể hiện sự ưu việt, tiến bộ của nhà nước ta. 3- Những thành phần tham gia công tác PHCNTLXH tại cộng đồng - Màng lưới cán bộ y tế tuyến cơ sở xã phường, quận, huyện - Chính quyền cơ sở, tổ dân phố. - Cộng tác viên các ban ngành đoàn thể: thanh niên, phụ nữ. chữ thập đỏ, cựu chiến binh và những người tình nguyện - Gia đình, người thân. - Người bệnh 4- Trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với người bệnh tâm thần: Bệnh tâm thần là một bệnh của não, có nhiều biến đổi sinh học phức tạp và chịu tác động rất mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Người bệnh tâm thần bị nhiều thiệt thòi cho bản thân, gia đình và xã hội do bệnh gây ra các di chứng rối loạn hành vi, tình cảm, ý nghĩ bất thường vì vậy mọi người trong đó có gia đình và cộng đồng phải phối hợp với cán bộ y tế để: - Phát hiện sớm người có biểu hiện rối loạn tâm thần đưa người bệnh đi chữa bệnh sớm tại các cơ sở y tế. Như vậy sẽ ngăn chặn tác hại do [...]... với người bệnh tâm thần, kỹ năng chăm sóc cơ bản cho người bệnh - Với cán bộ y tế thì trình độ chăm sóc cao hơn - Phải có cơ sở vật chất, kinh phí cho cơ sở đáp ứng cho việc tổ chức các hoạt động, huy động x từ thiện, cá nhân hảo tâm, gia đình người bệnh - Tuyên truyền giáo dục toàn dân về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tâm thần thận với sự hỗ trợ của các thầy thuốc chuyên khoa Những khó khăn của người bệnh. .. quyết tốt nhờ sự trợ giúp của một đội ngũ cán bộ chuyên môn gồm các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, các y tá chuyên khoa tâm thần, các nhà tâm lý, các nhà trị liệu bằng liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao động… Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho ngưòi bệnh tâm thần tại cộng đồng 1-Thế nào là PHCNTLXH PHCNTLXH là quá trình , là cơ hội tạo cho người bệnh tâm thần bị thiệt thòi do các di chứng bệnh tật còn sót... nội tâm bất hạnh Bệnh Tâm thần đặc biệt là tâm thần phân liệt là một bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính, người bệnh ngày một tách rời, xa lánh xã hội, khó hoà nhập với gia đình và cộng đồng Xã hội cũng có khuynh hướng mặc cảm, kỳ thị, phân biệt đối sử cho rằng người bệnh tâm thần không còn khả năng giúp ích gì cho gia đình và xã hội Chính vì vậy PHCNTLXH cho người bệnh tâm thần để họ có ích cho. .. - Cách quản lý và chăm sóc tại nhà 5.6- Các liệu pháp tâm lý a- Liệu pháp tâm lý gia đình: Gặp gỡ trao đổi trò chuyện với từng gia đình người bệnh b- Liệu pháp tâm lý cá nhân: Gặp gỡ trao đổi trò chuyện với từng cá nhân c- Liệu pháp tâm lý nhóm: Gặp gỡ trao đổi trò truyện với 1 nhóm người bệnh 6- Các điều kiện cần thiết để tiến hành PHCN tại cộng đồng - Các thành phần tham gia PHCN tại cộng đồng (như... thòi cho người bệnh - Người bệnh tâm thần được hưởng quyền lợi chăm, chữa như những bệnh tật khác theo luật sức khoẻ và các chính sách chế độ khác của nhà nước - Không phân biệt đối sử, kỳ thị hành hạ ngược đãi người bệnh dưới bất cứ hình thức nào - Không được sử dụng những tà thuật, và các phương pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của người bệnh tâm thần. . .người bị bệnh gây ra cho gia đình và xã hội và việc điều trị sớm sẽ có hiệu quả giúp bệnh chóng - Bệnh tâm thần phân liệt có khuynh hướng tiến triển mãn tính vì vậy gia đình và cộng đồng v nhẫn, hiểu biết, chia sẻ trong việc chăm sóc, PHCN, giảm thiệt thòi cho người bệnh - Người bệnh tâm thần được hưởng quyền lợi chăm, chữa như những bệnh tật khác theo luật sứ nhà nước - Không phân... động viên khen thưởng - Ít nhiều nhưng phải có trả công thích hợp cho từng người bệnh 5.5- Tập huấn kiến thức cho gia đình người bệnh Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về chăm sóc người bệnh tâm thần, giải đáp thắc mắc của gia đình ( do cán bộ chuyên môn phụ trách), các gia đình thành lập nhóm tự giúp đỡ (động viên chia sẻ nâng đỡ tương trợ lẫn nhau) Nội dung tập huấn bao gồm: - Cách theo dõi người bệnh, ... cách ly người bệnh ra khỏi xã hội Những quan niệm này đã quá lỗi thời nhưng thực tế hiện nay còn rất phổ biến, ngay cả trong số những người dân thành phố.Nhiều người còn cho rằng bệnh tâm thần là một định mệnh tai ác, do ma quỷ xâm nhập vào người, do thần thánh gây ra nên còn chữa bệnh theo kiểu cúng bái, tốn kém rất nhiều tiền trước khi đưa đến bệnh viện chữa trị .Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương... mới được đưa đến bệnh viện, tuy vậy vẫn khiến cho hệ thống các cơ sở điều trị tâm thần bị quá tải Theo tiến sĩ Trần Viết Nghị, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương (Hà Nội), nhiều năm nay Viện thường xuyên trong tình trạng quá tải ít nhất 10% Bệnh viện tâm thần bán trú sẽ giúp giảm tải cho các bệnh viện nội trú hiện nay Ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Nội, cho biết: "Nhu... được mức tối đa các chức năng về sinh hoạt, giao tiếp, tâm lý xã hội, lao động nghề nghiệp để có thể sống hoà nhập cùng cộng đồng 2- Tại sao phải tiến hành PHCN cho người bệnh tâm thần Người bệnh tâm thần sau khi được điều trị có thể hết các triệu chứng rối loạn tâm thần tuy nhiên các di chứng của bệnh để lại vẫn còn ảnh hưởng đến tư duy, cảm xúc và hành vi tác phong của họ dẫn đến họ không tái hoà nhập

Ngày đăng: 18/06/2014, 15:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.4.Các loại bệnh tâm thần

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan