Đề tài thảo luận về công cụ GOOGLE ANALYTICS

9 2K 29
Đề tài thảo luận về công cụ GOOGLE ANALYTICS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Google Analytics là công cụ thống kê trang web do Google cung cấp. Với Google Analytics bạn sẽ biết được chi tiết của khách viếng thăm website của bạn (xem trang gì, biết đến website của bạn từ website nào, khách đã xem trang web trong bao lâu, khách đến từ nơi nào trên thế giới, độ phân giải màn hình, hệ điều hành gì...)Google Analytics cung cấp cho bạn hơn 80 các loại báo cáo khác nhau, giúp bạn hiểu rõ hơn làm cách nào khách thăm quan tìm thấy website của bạn, họ quan tâm tới những gì.Sau khi bạn đã thực hiện một số bước đơn giản để thêm tracking code vào website của bạn thì Google sẽ bắt đầu thu thập thông tin, và một hai ngày sau thông tin được thu thập sẽ bắt đầu được tổng hợp vào các báo cáo cho bạn.

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN ỨNG DỤNG GOOGLE ANALYTICS PHÂN TÍCH WEBSITE Có 2 hướng gợi ý: Thứ nhất: có quyền admin của 1 website, sử dụng công cụ google analytic để phân tích. Thứ hai: phân tích trên cơ sở lý thuyết về công dụng, nhược điểm của công cụ này. Khi doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực kinh doanh điện tử có nhất thiết phải sử dụng công cụ này? NỘI DUNG: 1. Giới thiệu về công cụ Google Analytics: 1.1.Công cụ Google Analytics là gì? Google Analyticscông cụ thống kê trang web do Google cung cấp. Với Google Analytics bạn sẽ biết được chi tiết của khách viếng thăm website của bạn (xem trang gì, biết đến website của bạn từ website nào, khách đã xem trang web trong bao lâu, khách đến từ nơi nào trên thế giới, độ phân giải màn hình, hệ điều hành gì ) Google Analytics cung cấp cho bạn hơn 80 các loại báo cáo khác nhau, giúp bạn hiểu rõ hơn làm cách nào khách thăm quan tìm thấy website của bạn, họ quan tâm tới những gì. Sau khi bạn đã thực hiện một số bước đơn giản để thêm tracking code vào website của bạn thì Google sẽ bắt đầu thu thập thông tin, và một hai ngày sau thông tin được thu thập sẽ bắt đầu được tổng hợp vào các báo cáo cho bạn. 1.2.Các khái niệm cần biết trong công cụ Google Analytics + Dashboard là trang thông tin tóm tắt của các báo cáo khác, bạn có thể tùy biến nội dung của trang Dashboard để nó hiển thị những thông tin bạn quan tâm nhất, ví dụ như lượng khách thăm quan hàng ngày, số lượng trang nội dung đã hiển thị, thời gian một người khách ghé thăm website của bạn là bao lâu… + Visitors Phần Visitors bao gồm những báo cáo thông tin về khách thăm quan website, với báo cáo Visitors Overview bạn sẽ có những thông tin như biểu đồ lượng khách thăm quan, họ đã tới thăm website của bạn bao nhiêu lần, họ đã xem bao nhiêu trang thông tin, thời gian trung bình họ truy cập website của bạn là bao lâu, bao nhiêu người khách lần đầu tiên ghé thăm website của bạn… Những báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn cả những thông tin sâu hơn như khách thăm quan sử dụng trình duyệt nào, kết nối Internet của họ là loại nào, ADSL hay Cable, độ phân giải màn hình bao nhiêu, họ có sử dụng flash hay javascript hay không… Tất cả những số liệu được cung cấp thông qua các báo cáo về Visitors có thể được sử dụng để sắp xếp, thiết kế lại website của bạn sao cho phù hợp nhất đối với người dùng. Để mỗi khi ghé thăm website của bạn, họ sẽ thấy một website được thiết kế rất vừa mắt và dễ sử dụng (làm website thân thiện), tránh những thông báo lỗi do bất tương thích. + Traffic Sources Với báo cáo thuộc phần Traffic Sources, bạn sẽ biết chính xác lượng khách của mình bắt nguồn từ đâu. Nguồn quan trọng nhất là Direct Traffic: Khách thuộc nguồn này họ vào thẳng website của bạn bằng cách gõ địa chỉ trực tiếp vào trình duyệt. Nguồn quan trọng thứ hai là link từ các website khác: Bạn có thể xem chi tiết hơn là link từ website nào, từ trang nào trên website đó, được bao nhiêu người dùng nhấn vào link đó, vào ngày nào, tháng nào… Rất có thể từ đó bạn sẽ có thêm một đối tác nữa trong việc phát triển website của mình. Nguồn quan trọng thứ 3: Đây là nguồn quan trọng nhất, khách ghé thăm site của bạn thông qua các máy tìm kiếm như Google hay Yahoo… Các máy tìm kiếm luôn là những công cụ đắc lực nhất để thu hút khách mới ghé thăm của bạn, nếu bạn biết khai thác nó, trong ví dụ tôi nêu ra, 40% lượng khách ghé thăm website là từ các máy tìm kiếm, và 39% trong số 40% đó là từ các kết quả tìm kiếm Google. Trong trường hợp của bạn thì có thể khác, nhưng dựa vào những con số này, bạn có thể đưa ra những chiến lược đúng đắn nhất để tối ưu nội dung website dành cho các máy tìm kiếm, từ đó thu hút thêm khách thăm quan. + Content Các báo cáo trong phần này sẽ tập trung vào nội dung thông tin trên website của bạn, phần nào được khách ghé thăm nhiều nhất, phần nào làm ngắt luồng thông tin của khách. Sâu hơn nữa, một số báo cáo thuộc phần này còn cho bạn biết được lượng khách thăm quan website đang quan tâm tới vấn đề gì dựa trên các từ khóa tìm kiếm họ đã sử dụng, sau khi tìm thấy thông tin thì họ đã đọc bao nhiêu trang, bao nhiêu lâu trong số các thông tin tìm được, từ đó bạn đánh giá được mức độ hữu ích của các thông tin này. Một điểm đáng chú ý nữa là nếu một trang thông tin nào đó trở thành exit page (trang cuối cùng khách xem trước khi rời website) quá nhiều thì bạn cũng nên xem lại xem trang đó liệu có chứa link tới một nơi khác bổ ích hơn hay không, hay là do nội dung trang đó đề cập tới vấn đề nào gây phản cảm… + Goals Đây là phần ít được dùng nhất, nhưng lại là phần quan trọng nhất đối với một số người. ở phần này, bạn sẽ có thể tạo lập một số trang "mục tiêu", và Google Analytics sẽ cho bạn biết bao nhiêu người, làm cách nào, thông qua những trang nào khác… người dùng tới được những trang "mục tiêu" đó Bạn cũng có thể dựa vào những báo cáo ở phần Goals này để tính toán phần trăm khách thăm quan đạt tới được trang mục tiêu trong tổng số người ghé thăm website, từ đó tính toán ra một con số gần đúng tỉ lệ thành công của mỗi khách hàng tiềm năng bạn có được thông qua website. 1.3 Một số chỉ số khác: - Thời gian xem trang: Nếu thời gian khách ghé thăm trang cao có nghĩa là web của bạn nội dung tốt, hữu ích. Nếu thời gian ít thì nội dung đó ko được nhiều người quan tâm hoặc nội dung sơ sài. - Tỉ lệ bỏ đi ngay sau khi truy cập : tỉ lệ này càng cao thì thực sự nguy hiểm vì web của bạn chẳng có gì giữ chân người xem cả. - Vùng miền: bạn có thể biết có bao nhiêu người vào web của bạn từ lãnh thổ nào, nước nào, số lượng là bao nhiêu, thời gian họ ghé thăm là bao lâu. Còn ở lãnh thổ việt nam bạn biết được khách vào từ tỉnh, thành phố nào , số lượng là bao nhiêu Sẽ giúp bạn phân vùng được khách nếu thị trường của bạn hướng đến các vùng lãnh thổ khác nhau. - Khách truy cập xem gì nhiều nhất: khách truy cập xem mục nào nhất, số lượng truy cập link đó là bao nhiêu trong một ngày, 1 tháng, 1 năm thời gian khách dừng xem là bao lâu Tiêu chí này giúp bạn biết được khách hàng vào web hay xem mục nào, sản phẩm nào nhất, và nội dung nào ít được quan tâm. Nếu web của bạn là web bán hàng thì bạn biết nhu cầu của khách hàng quan tâm đến sản phẩm nào bạn sẽ có chiến lược tiếp thị và kinh doanh tốt hơn. Còn bạn sẽ khắc phục những nội dung mà khách chưa mấy quan tâm làm cho nó phong phú hơn. - Tỷ lệ người bỏ đi ngay sau khi truy cập cũng là một chỉ số rất quan trọng - Khách truy cập đến từ đâu: có 3 nguồn truy cập chính là từ trang tìm kiếm, từ website khác và khách truy cập trực tiếp. Nếu tỉ lệ từ trang tìm kiếm cao thì xin chúc mừng bạn vì trang của bạn SEO tốt. Nếu tỉ lệ từ các trang khác truy cập đến trang của bạn cao thì chứng tỏ site của bạn được đi quảng cáo nhiều và google cũng đánh giá cao các trang có lượng link quay về cao ( backlink). Còn tỉ lệ người truy cập trực tiếp ( từ trình duyệt web ) thường là thấp nhất trong 3 chỉ số nhưng đây cũng là chỉ số cho ta biết có bao nhiêu người nhớ tên miền của bạn. 2. Công dụng/ tính năng của công cụ Google Analytics: Google Analytics (GA) là một tiện ích rất phổ biến của GG cho dân thực hiện phân tích website. Nó hỗ trợ thống kê phân tích lưu lượng khách, băng thông, keyword rất tốt. Và ta thấy rằng tất cả các web master đều đã có sử dụng qua công cụ này. - Đối với cá nhân: Nếu bạn muốn quảng bá website của mình với mọi người thì bạn cũng nên cài Google Analytics đề theo dõi tình hình website. Biết được lượng truy cập hàng ngày, họ đến với website của bạn từ đâu (tìm kiếm trên Google, click vào link từ website khác, hay gõ trực tiếp tên website của bạn…) Nếu là tìm kiếm trên Google thì bạn sẽ biết được họ tìm kiếm từ khóa nào – từ đó bạn dễ dàng đưa ra những chiến lược và định lượng nội dung tốt hơn để thu hút hơn và thu được lượng truy cập nhiều hơn và trung thành hơn. - Đối với doanh nghiệp: Dựa vào bảng báo cáo kết quả chi tiết chúng ta sẽ nhận biết được lượng khách hàng truy cập wesite, nguồn truy cập, hành vi của người ghé thăm và hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, từ đó điều chỉnh những chiến dịch quảng cáo Google Awords nói riêng và chiến dịch Marketing nói chung một cách hiệu quả nhất . Cụ thể hơn bạn sẽ biết tại sao lại có nhiều người rời bỏ website của bạn, họ ngừng xem website của bạn tại trang nào, họ dừng lại vì nội dung hay vì giao diện và chức năng trang web… Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần đến những chuyên gia phân tích, cũng cần những số liệu để thống kê., Và với wbsite, chúng ta không thể thuê người đếm số lượng truy cập và điều tra tất cả những người đã ghé thăm. Chúng ta cần những bộ máy để làm những việc này – Google đã cung cấp cho doanh nghiệp một giải pháp hoàn toàn miễn phí, Google Analytics. 3. Nhược điểm 8 nhược điểm của Google Analytics Cơ chế hoạt động của GA dựa vào việc chèn 1 Tracking Code vào website của bạn, dựa vào tracking code này mà GA có thể nhận các thông tin của khách khi sử dụng trang web. Đây là cơ chế chung cho rất nhiều tiện ích phân tích website. Nhưng bên cạnh đó GA vẫn còn nhiều hạn chế/nhược điểm như sau: - GA Dự liệu phân tích realtime bị trễ từ vài giờ đồng hồ đến 1 ngày đối với tài khoản free. Điều này sẽ có những hạn chế nhất định và không còn là tính real-time nữa. - GA Hỗ trợ tracking user chưa tốt Đó là chưa thể biết user làm chính xác những gì trên trang của mình. Người dùng đến trang nào, click vào những liên kết nào, thời gian t rải nghiệm trên mỗi trang trong toàn bộ hành trình là bao nhiêu. Điều này rất quan trọng trong nghiên cứu hành vi người dùng. GA chỉ đơn giản là phan tích phần trăm ghé thăm, số lượt view mà thôi. - GA Dữ liệu bị Sampling Đối với các website có lượng truy cập quá lớn, GG sẽ thực hiện lấy mẫu sampling và phần lớn kết quả các bạn xem ở GA đều là đã sampling. Để không bị sampling, mà đưa ra phân tích cả một tổng thể, bạn cần nâng cấp lên tài khoản Premium với giá theo tôi được biết gần nhất cũng khoảng 100,000$ Giá này là không tưởng với các website dạng Medium. GA làm điều này cũng dễ hiểu bởi vì GA chứa hàng triệu website, việc phân tích tất cả dữ liệu là không thể và ảnh hưởng hiệu năng hệ thống, do đó cần phải thực hiện sampling. - GA giới hạn trong việc tùy chỉnh hiển thị Dashboard Do GA không hỗ trợ các OpenAPI để có thể tùy biến giao diện làm việc của người dùng. Đôi khi đơn vị sở hữu trang web muốn cung cấp tài khoản phân tích cho đối tượng khách hàng quan tâm, và chỉ một số thông tin được thể hiện ra thôi. GA không thể làm được chuyện này và việc training sử dụng GA cũng rất tốn thời gian. - GA Khả năng track backlink, download trên trang Một số side có chèn file rất nhiều. GA không thống kê lượng download hay backlink trỏ về site của mình. - GA Apps cho Mobile Device: Chưa có ứng dụng cho thiết bị di động, hỗ trợ truy xuất anywhere. - GA chưa có thiết lập ngưỡng Threshold Ví dụ bạn muốn thiết lập trong tháng khi có 10000 khách ghé thăm thì cần báo alert cho owner biết thông qua SMS hoặc email. Hình dung đơn giản bạn có thể set mục tiêu cho website và hệ thống sẽ thông báo cho bạn. Hoặc ghi website mà trong 30 phút không có ai truy cập sẽ phải báo về cho web master biết đã 30 phút không có ai truy cập (Có thể website bị tin tặc tấn công hoặc down). - GA không cho biết vị trí website được tham vấn, dừng lại nhiều nhất Điều này cho các đơn vị tài trợ biết vị trí nào là vị trí vàng của website từ đó định giá vị trí ở trên website. 4. Có nhất thiết phải sử dụng công cụ Google Analytics? (Nga) Đối với tất cả các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại điện tử nói riêng, lợi nhuận kinh doanh chính là thước đo cuối cùng cho sự thành công của các chiến dịch marketing. Một hệ thống website thương mại điện tử thành công chỉ khi nó mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, hay nói cách khác website phải có tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng ghé thăm thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Để thấy được sự hữu ích của GA chúng ta sẽ bàn về vấn đề nâng cao tỷ lệ CRO (Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi) thông qua phân tích báo cáo Luồng truy cập của công cụ Google Analytics Google Analytics chắc hẳn là một công cụ phân tích các dữ liệu truy cập website rất quen thuộc với các webmaster, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và sử dụng được hết các tính năng ưu việt của công cụ này. Ở đây chúng tôi sẽ đi sâu vào báo cáo Luồng truy cập qua đó cùng có cái nhìn sâu sắc hơn về tỷ lệ CRO trên website của bạn. Vậy báo cáo Luồng truy cập là gì? Lu ồng truy cập của google Analytics Báo cáo Luồng truy cập là một infographic thể hiện cách khách truy cập đến trang web của bạn và những đường dẫn họ đã đi qua trong các chuyến thăm của họ. Một thuật toán thông minh đã thống kê các lượt ghé thăm này lại với nhau thành các nút tương tác, xuất hiện như các khối màu xanh lá cây trên báo cáo. Các khối kích thước màu xám minh họa cho luồng truy cập như thế nào trên trang web của bạn thông qua các nút tương tác của bạn. Các kết nối giữa các nút tương tác là một trong hai màu xám hoặc màu đỏ, cho dù người dùng chuyển từ trang này sang trang khác hoặc nếu họ rời khỏi page tương ứng. Như với hầu hết các báo cáo khác, bạn có thể áp dụng bất kỳ tính năng nâng cao nào lọc lưu lượng truy cập. Ví dụ, bạn có thể phân khúc chỉ các khách thăm mà chuyển đổi (tức là, hành động). Ngược lại, bạn có thể phân khúc của những người không chuyển đổi. Phân đoạn báo cáo lưu lượng truy cập cho các địa điểm khác nhau, chiến dịch, và bất cứ điều gì khác mà sẽ giúp bạn rút ra kinh nghiệm cho việc điều chỉnh website phù hợp với xu hướng truy cập của người dùng. Bạn cũng có thể thay đổi kích thước của các báo cáo lưu lượng truy cập. Theo mặc định, các báo cáo lưu lượng truy cập cho thấy nguồn / phương tiện kết hợp khác nhau được thực hiện theo cách của họ thông qua trang web. Kích chuột trái vào bất kỳ kích thước hoặc các nút tương tác để làm nổi bật chỉ có lưu lượng truy cập thông qua đó kích thước hoặc nút đó. Đó là những vấn đề cơ bản của báo cáo Luồng truy cập. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu cách sử dụng nó để áp dụng cho chiến dịch tăng tỉ lệ CRO của bạn. Báo cáo Luồng truy cập có ích gì cho CRO? Báo cáo luồn truy cấp của Google Analytics Báo cáo Luồng truy cập của Google Analytics có tất cả các dữ liệu định lượng về lượt traffic, nơi chuyển đổi xảy ra và các phân loại nâng cao khác được đưa ra một cách trực quan infographic, kể một câu chuyện nhiều sắc thái và sâu sắc về những gì đã xảy ra trên trang web. Chỉ mất khoảng hai giây để nhận ra rằng có những vấn đề đối với việc thu hút của website- nhờ vào việc tạo ra một cái nhìn trang ảo khi người dùng kích hoạt một lỗi xác nhận hình thức - trong đó bao gồm một tỷ lệ lớn người truy cập thoát sau khi vào trang đầu tiên của họ. Nó rõ ràng rằng các trang đích của chiến dịch có tỷ lệ thoát cao và cần được tiếp tục phân tích những lý do tại sao nó không thua hút và cộng hưởng với khách truy cập. Việc hình ảnh hóa hành vi người dùng cũng có thể giúp cho bạn dễ dàng theo dõi thay vì một danh sách vô vọng của dòng dữ liệu. Ví dụ: Chiến dịch trong ảnh có một tỷ lệ thoát tương đối thấp và không có page nào khiến người dùng thoát ra ngay. Tuy nhiên điều này cũng chưa chắc chính xác bởi, bằng cách nhìn sâu sắc hơn, một mô hình xuất hiện nơi người dùng đang đi qua lại giữa các phần và tiểu mục trong hệ thống phân cấp trang web. Mô hình tìm kiếm thông tin của Website thực sự không hiệu quả, họ chọc xung quanh cho một vài trang và sau đó họ ra đi, thường mà không bao giờ tìm kiếm thông tin có nghĩa để thuyết phục họ. Trong trường hợp này, lưu lượng truy cập giúp chúng ta thấy thể hiện rằng kiến trúc thông tin cần được xem xét để đảm bảo rằng khách truy cập của bạn tìm kiếm hiệu quả các thông tin mà họ có nhu cầu. Luồng truy cập cũng có thể giúp bạn phát hiện một số vấn đề quan trọng trong chiến dịch nâng cao CRO. Trang web sống hay chết trên sự thành công của trang chủ và một trang thông tin quan trọng của nó: Sử dụng báo cáo Luồng truy cập Google Analytics có thể làm cho bạn cảm thấy khá phức tạp và mất nhiều thời gian tuy nhiên nó sẽ là bước đầu quan trọng để bạn có cơ sở vững chắc đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến dịch tăng tỉ lệ CRO cho website của bạn./. . thuyết về công dụng, nhược điểm của công cụ này. Khi doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực kinh doanh điện tử có nhất thiết phải sử dụng công cụ này? NỘI DUNG: 1. Giới thiệu về công cụ Google Analytics: . thiệu về công cụ Google Analytics: 1.1 .Công cụ Google Analytics là gì? Google Analytics là công cụ thống kê trang web do Google cung cấp. Với Google Analytics bạn sẽ biết được chi tiết của khách. chúng ta sẽ bàn về vấn đề nâng cao tỷ lệ CRO (Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi) thông qua phân tích báo cáo Luồng truy cập của công cụ Google Analytics Google Analytics chắc hẳn là một công cụ phân tích

Ngày đăng: 18/06/2014, 15:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 8 nhược điểm của Google Analytics

    • Vậy báo cáo Luồng truy cập là gì?

    • Báo cáo Luồng truy cập có ích gì cho CRO?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan