Hoa đinh hương - Vị thuốc diệt khuẩn pdf

5 213 0
Hoa đinh hương - Vị thuốc diệt khuẩn pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoa đinh hương - Vị thuốc diệt khuẩn Đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merr et Perry, thuộc họ sim (Myrtaceae) tên khác là đinh tử hương, kê tử hương, là một cây nhỡ hay cây to, luôn xanh, cao 8-12m, có khi hơn. Thân mọc thẳng, nhẵn, vỏ màu lục hoặc nâu nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác, dài 6-10cm, rộng 2,5-4cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt; lá non màu hồng đỏ. Hoa màu đỏ tươi. Quả nạc, hình trứng, màu đỏ sẫm bao bọc bởi đài tồn tại; hạt hình cầu. Toàn cây chứa tinh dầu thơm. Bộ phận dùng làm thuốc của đinh hương là nụ hoa, được thu hái khi bắt đầu có màu hồng đỏ, ngắt bỏ cuống để riêng (đôi khi cuống cũng được dùng) đem phơi âm can hoặc sấy nhẹ cho khô. Nếu hái muộn lúc hoa đã nở, cánh hoa rụng đi hoặc quả non hình Cây và hoa đinh hương thành thì chất lượng dược liệu sẽ giảm nhiều. Dược liệu có hình dạng giống cái đinh, phần trên là cánh hoa chụm lại thành hình cầu, bao bọc rất nhiều nhị, phần dưới là đài hình trụ, thót hẹp dần, mặt ngoài màu nâu hồng, có những vằn nhỏ, chất cứng chắc. Đinh hương chứa tinh dầu với hàm lượng 15-20% ở nụ hoa, 5-6% ở cuống hoa và 2-3% ở lá, protein 6%, lipid 20%, carbohydrat 61%, campestrol, stigmasterol, quercetin, kaempferol. Tinh dầu hoa đinh hương là chất lỏng nặng hơn nước, không màu hoặc màu vàng, mùi và vị đặc trưng, có thành phần chính là eugenol với tỷ lệ 80-95%. Chất lượng tinh dầu tốt nhất ở nụ hoa, rồi đến cuống hoa và lá. Quả đinh hương chứa ít tinh dầu, hàm lượng eugenol lại thấp nên không được sử dụng. Từ xưa, hoa đinh hương đã được coi là một loại gia vị quý để chế biến bột cari cùng với nghệ, gừng, hồ tiêu đen, ớt, quả mùi và giả tiểu hồi (cumin). Và bột húng lìu cùng với quả hồi, quế chi, thảo quả. Hoa đinh hương còn được dùng để ướp thuốc lá thơm và pha chế rượu mùi, nước hoa. Về mặt y học, hoa đinh hươngvị cay, ngọt, tê, mùi thơm mạnh, tính ấm, có tác dụng làm thơm, tăng nhiệt, diệt khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, chống nôn. Ở nhiều nước châu Á, nhân dân có tập quán dùng hoa đinh hương để làm thơm hơi thở, chống chứng hôi miệng, và nhai hoa đinh hương với mục đích phòng bệnh trong các vụ dịch. Để chữa viêm xoang, sổ mũi, hắt hơi, hôi mũi, lấy một nụ hoa đinh hương tán bột, gói vào bông gạc, nút lỗ mũi, hít làm nhiều lần. Hoa đinh hương 2-4g, phối hợp với thị đế (tai quả hồng) 10g và gừng 5 lát, thái nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày chữa nấc, nôn mửa; với sa nhân 6g, bạch truật 12g, tán nhỏ, rây bột mịn chữa rối loạn tiêu hóa, đầy hơi. Dùng ngoài, hoa đinh hương tán nhỏ, rây mịn, trộn với nước cho xâm xấp, bôi chữa đầu vú nứt nẻ ở phụ nữ. Hoa đinh hương và xuyên tiêu, lượng bằng nhau, tán bột, thêm ít băng phiến, rồi trộn với mật ong, bôi hằng ngày chữa chân răng nứt nẻ sưng đau. Hoa đinh hương một phần, đọt cây dứa gai 2 phần, giã nát, đắp băng chữa đinh râu. Để chữa tê thấp, đau xương, chân tay lạnh nhức mỏi, lấy hoa đinh hương 20g, bột long não 12g, ngâm với 250ml cồn 90o trong 7-10 ngày. Lọc, bỏ bã. Khi dùng, lấy bông thấm thuốc bôi và xoa bóp chỗ đau nhức. Ngày làm 1-2 lần. Hải Thượng Lãn Ông lại dùng hoa đinh hương phối hợp với quế, gừng sống, dây đau xương, hồi hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế (lượng các vị bằng nhau 10-20g) giã nhỏ, sao nóng và chườm để chữa bong gân, sai khớp. Tinh dầu đinh hương có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được dùng phổ biến trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy khi nhổ răng. Tinh dầu đinh hương trộn với tinh dầu bạch đàn, menthol, trần bì, hạt mùi, natri bicarbonat và acid citric được dùng mỗi lần 2-3g hòa vào nước sôi, xông mũi họng để chữa viêm nhiễm đường hô hấp. Khi nước thuốc nguội có thể dùng ngậm và súc miệng. Hoặc pha chế tinh dầu làm thuốc chữa cảm cúm, nhức đầu, ngạt mũi dưới dạng dầu bôi gồm tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạch đàn, bột long não, methyl salicylat, menthol, dầu parafin và dạng cồn hoặc cao xoa gồm tinh dầu đinh hương, bạc hà, long não, quế, hồi, sa nhân. Eugenol chiết từ tinh dầu hoa đinh hương là nguyên liệu bán tổng hợp chất thơm vanilin dùng trong thực phẩm và y học. Do nguyên liệu và tinh dầu hoa đinh hương còn hạn chế nên người ta đã nghiên cứu dùng tinh dầu cây hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L.) để thay thế. Tinh dầu này cũng chứa eugenol với hàm lượng tương đương với tinh dầu hoa đinh hương. Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, để chữa đau dạ dày, ăn không tiêu, người ta dùng hoa đinh hương 4g, quả mùi 8g, vỏ quýt 4g, hoàng liên 4g tán nhỏ, sắc uống. Hoặc chữa nôn mửa, lạnh bụng bằng cách nấu đường phèn hoặc đường kính 50g cho tan, rồi thêm bột hoa đinh hương 5g và gừng tươi giã nhỏ 30g, cô nhỏ lửa đến khi được cao đặc, uống làm 2-3 lần trong ngày. Ở Malaysia, hoa đinh hương được dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau đẻ. Ở Ấn Độ, tinh dầu hoa đinh hương là chất phụ gia cho vào nước tắm có tác dụng chống mệt mỏi, lao lực, trầm cảm theo phương pháp chữa bệnh độc đáo của y học truyền thống nước này gọi là Ayurveda. Người Indonesia dùng tinh dầu hoa đinh hương pha trong dầu béo để xoa bóp chữa tê thấp. . Hoa đinh hương - Vị thuốc diệt khuẩn Đinh hương (Syzygium aromaticum (L.) Merr et Perry, thuộc họ sim (Myrtaceae) tên khác là đinh tử hương, kê tử hương, là một cây nhỡ. cùng với quả hồi, quế chi, thảo quả. Hoa đinh hương còn được dùng để ướp thuốc lá thơm và pha chế rượu mùi, nước hoa. Về mặt y học, hoa đinh hương có vị cay, ngọt, tê, mùi thơm mạnh, tính. (lượng các vị bằng nhau 1 0-2 0g) giã nhỏ, sao nóng và chườm để chữa bong gân, sai khớp. Tinh dầu đinh hương có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được dùng phổ biến trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy

Ngày đăng: 18/06/2014, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan