tài nghiên cứu khoa học-tính chủ động của cuocj khởi nghĩa lam sơn pdf

34 954 7
tài nghiên cứu khoa học-tính chủ động của cuocj khởi nghĩa lam sơn pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA SỬ - ĐỊA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP KHOA TÍNH CHỦ ĐỘNG CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN Người hướng dẫn: T.S Phạm Văn Lực Người thực hiên : Vũ Ngọc Tùng Sơn la, 04/2011 1 LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Tiến Sĩ Phạm Văn Lực, giảng viên khoa Sử - Địa đã tận tình giúp đỡ, cố vấn cho chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Cảm ơn đơn vị thư viện trường ĐH Tây Bắc, thư viện tỉnh Sơn La đã giúp đỡ chúng tôi trong việc tìm nguồn tư liệu phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Chân thành cảm ơn ban quản lí khu di tích lịch sử Lam Kinh, đài Phát thanh - truyền hình, phòng văn hóa huyện Thọ Xuân –Thanh Hóa, ban văn hóa xã Xuân Lam- huyện Thọ Xuân, phòng văn hóa huyện Lang Chánh – Thanh Hóa đã cung cấp cho chúng tôi những nguồn tư liệu thiết thực, bổ ích. Chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến các cụ cao niên xã Xuân Lam( Thọ Xuân, Thanh Hóa), xã Kiên Thọ ( Ngọc Lặc, Thanh Hóa), xã Giao Thiện( Lang Chánh, Thanh Hóa) cho chúng tôi thêm một kênh thông tin quý báu. Do còn thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên Đề tài của chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy mong nhận được sự đóng góp từ phía các thầy cô và các bạn để đề tài của chúng tôi có thể hoàn chỉnh hơn. Sơn la, ngày 30/3/2011 Người thực hiện: VŨ NGỌC TÙNG 2 I- PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần sa sút, Hồ Qúy Ly dần dần kiểm soát cả triều đình. Vời quyền hành hiện có của mình, Hồ Qúy Ly đã thực hiện nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Ông lên ngôi năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt đầu thực hiện những biện pháp cải cách về kinh tế, chính trị,xã hội. Tuy nhiên do thực hiện quá nhiều thay đổi trong một thời gian ngắn nhưng lại không nhận được sự ủng hộ của các cựu thần nhà Trần và nhân dân, cùng với đó là nhiều yếu tố khác đã làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406, nhà Minh với lá cờ: “ Phù Trần diệt Hồ” đã đưa quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại, nước Đại Ngu bị tiêu diệt, lãnh thổ bị sát nhập vào Trung Quốc sau 500 năm giành độc lập tự chủ. Ngay sau khi nhà Hồ thất bại, đã có nhiều phong trào chống Minh nổi lên. Trong các phong trào đó lớn nhất là phong trào đấu tranh của nhà hậu Trần và khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về phong trào chống quân Minh xâm lược nói chung và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng nhưng chưa có một công trình nào đi sâu vào nghiên cứu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách hoàn chỉnh. Vì vậy chọn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà mà cụ thể là: “ Tính chủ động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn” có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn như sau: • Về mặt khoa học. Góp phần khôi phục một cách sinh động chân thực về tính động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Góp phần làmđóng góp của tính chủ động đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . • Về mặt thực tiễn. Bổ sung nguồn tư liệu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợị ở thế kỉ XV Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay. Đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho quá trình học tập và giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và giai đoạn lịch sử nửa đầu thế kỉ XV nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3 Tính chủ đông của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được đề cập đến trong một số công trình như Đại cương lịch sử Việt Nam_tập 1 (Trương Hữu Quýnh, NXB Giáo Dục,2009), Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến 1858 (Trương Hữu Quýnh, NXB ĐH SƯ PHẠM, 2008), Danh tướng Lam sơn (Nguyễn Khắc Thuần, NXB GIÁO DỤC, 2006) với những góc độ và khía cạnh khác nhau, cụ thể là: Đưa ra môt số tài liệu và hoàn cảnh của khởi nghĩa Lam Sơn nhưng chỉ sơ lược, chưa cụ thể, hệ thống, đề cập chung chung không hoàn chỉnh. Vấn đề tuy được đề cập trong một số công trình nhưng chưa một công trình nào đề cập một cách cụ thể. Nhưng tất cả những công trình đó đã định hướng cho chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề khoa học mà công trình đó chưa đề cập tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài. 3.1. Tên đề tài Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thế kỉ XV. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. • Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ tinh chủ động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ 1418 -1427. • Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ khi manh nha tại vùng núi Thanh Hóa đến khi giành được độc lập hoàn toàn tại hội thề Đông Quan 3.3. Đóng góp của đề tài. Đề tài góp phần đóng góp, bổ sung những thiếu sót cho các công trình nghiên cứu trước đó về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng và lịch sử Việt Nam trung đại nói chung. Từ đó, đưa ra cái nhìn sâu rộng hơn về một khía cạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bổ sung nguồn tư liệu có ích và thiết thực trong việc học tập và giảng dạy, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trung đại. 4. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu. 4.1. Phương pháp nghiên cứu . Đề tài sử dụng song song hai phương pháp lịch sử và logic dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên nghành như: sưu tầm, hệ thống tài liệu, so sánh, đối chiếu. 4.2. Nguồn tư liệu. Nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu được thu thập từ thư tịch cổ và các công trình khác của nhiều nhà nghiên cứu: 4 II- NỘI DUNG ĐỀ TÀI. CHƯƠNG I: ÁCH CAI TRỊ CỦA NHÀ MINH VÀ SỰ BÙNG NỔ CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN. I) ÁCH CAI TRỊ CỦA NHÀ MINH. 1. Nguyên nhân và quá trình xâm lược của nhà Minh. Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần sa sút, Hồ Qúy Ly dần dần kiểm soát cả triều đình, ra nhiều biện pháp thanh trừng những người trung thành với triều Trần. Ông lên ngôi vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu, bắt đầu các biện pháp cải cách ở nhiều mặt. Tuy nhiên, do thực hiện quá nhiều thay đổi trong một thời gian ngắn, lại không được các cựu thần nhà Trần cũng như nhân dân ủng hộ, lại thêm tình hình kinh tế - xã hội suy yếu vì nhiều nguyên nhân. đất nước rơi vào khủng hoảng. Nhân cơ hội đó, năm 1406, nhà Minh với lá cờ “Phù Trần diệt Hồ”, đã đưa quân sang xâm lược Đại Ngu. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng thất bại, nước Đại Ngu bị tiêu diệt, đánh mất chủ quyền sau 500 năm độc lập. Tướng nhà Minh là Trương Phụ xúi giục một số người Việt đến trước quân doanh xin được trở lại làm quận huyện của nhà Minh vì nhà Trần đã tự tuyệt. Minh Thành Tố nhân cơ hội đó đổi An Nam thành quận Giao Chỉ, kinh đô Thăng Long gọi là thành Đông Quan. 2. Bộ máy cai trị của nhà Minh. 2.1 Về hành chính. Quận Giao Chỉ được sát nhập vào nhà Minh, gồm 3 ty phụ thuộc trực tiếp vào triều đình Yên Kinh :1_ Đô chỉ huy sứ ty phụ trách quận Chính. 2_Thừa tuyên bố chính sứ ty phụ trách dân sự và tài chính. 3_ Đề hình án sát sứ ty phụ trách tư pháp. Các chức chánh, phó ty đều là người Trung Quốc, một số người Việt có công với nhà Minh được trọng dụng như Nguyễn Huân, Mạc Thúy, Lương Như Hốt, Trần Phong, Đỗ Duy Trung. Bộ máy cai trị được duy trì bởi các vệ quân(5000 quân) bản xứ bao gồm Tả, Hữu, Trung đóng quân trong thành Đông Quan. Tiền quân đóng ở phía Bắc sông Phú Lương, cùng với đó là các thiên hộ sở (1000 quân), đóng đồn ở những nơi xung yếu như Thị Cầu( 2 thiên hộ sở), Aỉ Lưu(1 thiên hộ sở), Xương Giang(1 vệ)… Trong đạo quân viễn chinh có 2500 quân Quảng Tây, 4750 quân Quảng Đông, 6750 quân Hồ Quảng, 2500 quân Triết Giang, 1500 quân Giang Tây, 1500 quân Phúc Kiến, hơn 4000 quân Vân Nam ở lại An Nam. Việc xây dựng ngụy quân cũng được xúc tiến để hỗ trợ quân đóng đồn giữ. Nhà Minh thống kê được số nhân khẩu lúc bấy giờ là 3120000 người, người “Man” là 2087500 người thì sau mười năm chỉ còn quản lí được 162558 hộ với 5 450288 nhân khẩu. Theo sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng cho biết Giao Chỉ được nhà Minh chia ra làm 17 phủ là: 1. Giao Châu. 2. Bắc Giang. 3. Lạng Giang. 4. Tam Giang. 5. Thái Nguyên. 6. Tuyên Hóa. 7. Kiến Bình. 8. Tân An. 9. Kiến Xương. 10. Phụng Hòa. 11. Thanh Hóa. 12. Trấn Man. 13. Lạng Sơn . 14.Tân Bình. 15.Nghệ An. 16.Thuận Hóa. 17.Thăng Hoa. Cùng với 17 Phủ là 47 Châu, 154 huyện, 1 vệ, 13 sở, 1 thuyền chợ. Trong 17 phủ thì Phủ Thăng Hoa không có thật vì Phủ này đã bị Vua Chiêm Thành là Ba Đích Lại đem quân chiếm đóng. 2.2. Về giáo dục. Năm 1410, nhà Minh cho lập trường học ở các Châu, Huyện, Phủ. Đến năm 1417 có 161 trường học. Tuy mở trường học nhưng các nho sinh không được tham gia các kì thi mà chỉ lựa chọn người có học vấn để bổ sung vào vệ tuyên công cho triều đình hàng năm. Cùng với đó là việc lùng tìm bắt những người có tài năng, những thợ giỏi. Kết quả có tới 7000 người bị đưa sang Trung Quốc trong đó như Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An. 2.3. Về lao dịch, tô thuế. Để củng cố sự thống trị, nhà Minh không ngừng xây dựng các thành lũy, cầu cống, đường xá. Hàng chục vạn dân đinh từ 16 đến 60 tuổi phải ra công trường với chế độ lao dịch cưỡng bức và chế độ sinh hoạt rất thiếu thốn. Các công trường mỏ và mò ngọc trai càng nhiều nhân công. Những người thợ phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Chính sách thuế khóa của nhà Minh áp dụng cho nước ta hết sức nặng nề, với 2 loại thuế chính là thuế ruộng và thuế công thương nghiệp. Nhà Minh cử các 6 hoạn quan sang nước ta để đảm nhận việc thu thuế, cống phẩm gửi về kinh đô, đồng thời chúng cũng vơ vét thêm chừng ấy cho riêng mình. Sự tham lam của chúng đến mức Vua nhà Minh phải can thiệp vào việc chọn quan sang Giao Chỉ. Như Mã Kỳ bị Vua Minh Nhân Tông bác việc tiếp tục được bổ nhiệm việc thu thập vàng, trầm hương, ngọc trai năm 1424. 2.4. Về ruộng đất . Do việc thường xuyên phải đối phó với các cuộc đấu tranh của quân dân ta nên phạm vi kiểm soát chủ yếu của nhà Minh chủ yếu ở xung quanh thành Đông Quan.Càng về sau nhà Minh mất dần khả năng kiểm soát ruộng đất, số ngạch khi tăng khi giảm. Giai đoạn 1407-1413, ruộng đất dùng để phân cấp cho những quan người Việt thay cho bổng lộc. Việc lương thảo cho quân đội được tích góp bằng cách trưng thu vơ vét hoặc tự lập đồn điền sản xuất. Năm 1414, sau khi dẹp song cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần, nhà Minh thực hiện kê khai ruộng đất và bắt đâu quy định ngạch thuế ruộng. Với việc thu thuế như thời nhà Hồ là 5 thăng/1 mẫu, nhưng lại bắt người dân tự khai 1 mẫu thành 3 mẫu vì thế mức thu đã gấp 3 thời nhà Hồ. Các loại thuế thủ công nghiệp và thương mại cũng đem lại một nguồn thu lớn cho nhà Minh. Hàng loạt ty thuế khóa, ty hà bạc, ty tuần kiểm được đặt ra để tận thu. Chính sách thuế khóa của nhà Minh làm dân ta kiệt quệ điêu đứng. việc làm sai dịch và nộp lương liên miên khiến năm 1418 từ Diễn Châu vào nam không cày cấy được. thuế khóa thu nặng nề nhưng lại phải đối phó với hàng loạt các cuộc đấu tranh đã tiêu tốn không ít tiền bạc. lương thực tại chỗ không đủ phục vụ nên đòi hỏi cả miền nam Trung Quốc phải cung cấp, phục dịch. Khi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ và lớn mạnh, nhà Minh dần bớt việc vơ vét, trung thu thuế. Như bao triều đại phong kiến phương bắc sang đô hộ nước ta, nhà Minh luôn tìm mọi cách để tiến hành đồng hóa nước ta. Dân ta bị bắt phải theo các phong tục, tập quán của người Hán: phải để tóc dài, không được cất tóc, phải để răng trắng không được nhuộm, phụ nữ phải mặc áo ngắn, quần dài giống Trung Quốc, quan lại phải đội khăn đầu rìu, áo viền tuôn có vạt, áo dài có vạt bằng tơ lụa, hài ống cao có dây thắt. Tục thờ cúng và sinh hoạt tín ngưỡng của người Việt cũng bị đàn áp thô bạo. Nhiều đàn tràng kiểu Trung Quốc được lập nên. Đạo Phật nước ta phát triển cực thịnh vào thời Lý, Trần, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhân dân. Số lượng tác phẩm về đạo Phật ngày nay chỉ còn lại: Thuyền huyền tập anh, do chính sách hủy diệt của nhà Minh. Đại Tạng Kinh thực hiện và ấn soát nhiều lần dưới triều Trần, mỗi lần in hàng ngàn cuốn, sách Thiền Tông Chỉ Nam, Bình Đẳng xám hối, khoa Văn của Trần Thái Tông, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Thiền Lâm 7 Thiết Chủng Ngữ Lục, Đại Hương Hải Ấn thi tập,Trúc Lâm Hậu Lục, Tăng Gỉa Toái Sự của Trúc Lâm Điếu Ngự -Trần Nhân Tông và tám tác phẩm của Pháp Hoa không tác phẩm nào còn lại. Nhà Minh đưa sang nước ta những tác phẩm về đạo Phật, Lão giáo, thành lập Tăng Cương ty, Đạo Kỳ ty để lo việc giáo dục Phật giáo, Lão giáo theo chuẩn mực của Trung Quốc. 2.5. Về văn hóa. Nhà Minh thấy được sự lớn mạnh về mọi mặt của Đại Việt, đó chính là hiểm họa đối với Bắc triều. Từ thế kỉ X, trải qua 500 năm độc lập, xây dựng đất nước không chỉ giữ vững bờ cõi mà còn mở mang thêm lãnh thổ. Sự phát triển lớn mạnh về văn hóa mang nhiều nét khác biệt với Trung Hoa, tất cả đã trở thành Quốc hồn, Quốc túy của dân tộc Việt. Ví như phái thiền Trúc Lâm Yên Tử do Vua Trần Nhân Tông xuất ra tạo nên là chưa từng thấy trong lịch sử Trung Hoa. Vì thế với âm mưu xóa bỏ nền văn hóa đó, ngay năm 1406, khi phát phát binh đánh Đại Ngu, Minh Thành Tổ đã ban sắc rằng: “Khi binh lính vào nước Nam, trừ các kinh Nho gia, đạo Phật, đạo Lão không thiêu hủy. Ngoài ra, tất cả các sách vở văn tự cho đến cả các loại văn tự ghi chép ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ con học … đều đốt hết. Phàm những văn bia do Trung Quốc dựng từ xưa thì phải giữ cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì hủy hết, một chữ cũng không để xót”. Năm 1407 Vua nhà Minh ra chiếu lệnh thứ hai nhằm hủy diệt văn hóa một cách triệt để hơn: “ Nhiều lần trẫm đã bảo các ngươi, phàm An Nam có văn tự gì, kể cả các câu hát dân gian…, các bia dù dựng lên một mảnh hễ nhìn thấy là phá hủy hết…, sách vở do quân lính bắt được phải ra lệnh đốt luôn chớ được lưu lại”. Khi thấy những điều đó, Ngô Sĩ Liên đã phải than rằng: “ Giáo mác đầy đường đâu cũng thấy quân Minh tàn bạo. Sách vở cả nước đốt thành một đống tro tàn”. Nhiều tác phẩm Văn học, Sử học, Pháp luật, Quân sự của đời trước đều bị tịch thu. Chúng tàn phá lấy đi sách cổ của nước ta, chúng mang sang sách vở của Trung Hoa để tuyên truyền văn hóa của chúng. II) SỰ BÙNG NỔ CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN. 1.Các cuộc khởi nghĩa trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh xâm lược. Trước khởi nghĩa Lam Sơn đã có nhiều phong trào đấu tranh chống lại quân xâm lược nhà Minh, trong đó lớn nhất và đáng chú ý là sự nổi dậy của nhà hậu Trần. Giữa năm 1407, nhân dân hai huyện Đông Lan và Trà Thanh thuộc Diễn Châu nổi dậy phá ngục giết huyện quan. Trương Phụ và Trần Húc đem quân vào dẹp. 8 Tại Châu Thất Nguyên( Lạng Sơn), các dân tộc tại đây nổi dậy làm căn cứ chống Minh. Trương Phụ sai Cao Sĩ Văn đi đánh, đến Châu Quảng Nguyên( Cao Bằng) bị nghĩa quân giết chết. Trương Phụ phải phái Trình Dương tăng viện mới thắng được. Tháng 11/1407, Phạm Trấn nổi dậy lập Trần Nguyệt Hồ một người tự xưng là tông thất nhà Trần - làm Vua ở Bình Than. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn Trần Nguyệt Hồ bị bắt, Phạm Trấn trốn thoát và tham gia cuộc khởi nghĩa của nhà hậu Trần. Để hợp thức hóa lí do sang xâm lược Đại Ngu nhà Minh đã dựng lên chiêu bài: “ Phù Trần diệt Hồ”. Nhưng khi thành công nhà Minh lại sai lùng bắt con cháu nhà Trần. Cuộc khởi nghĩa của nhà hậu Trần nổ ra cuối năm 1407 với sự kiện lên ngôi của Giản Định hoàng đế. Lực lượng của phong trào làm chủ từ Thuận hóa trở ra, tiến quân ra bắc, đánh bại quân nhà Minh ở một số trận lớn ở Bô cô (1408). Nhưng những lục đục trong nội bộ đã làm cho sứ mạnh của phong trào suy giảm nghiêm trọng. năm 1413, vua Trùng Quang Đế và các tướng lĩnh bị bắt. Phong trào chấm dứt. Trong những năm 1407-1408 còn có các phong trào nhỏ lẻ khác như Chu Sư Nhan ở An Định(Thái Nguyên), Trần Nguyên Khoáng, Nguyễn Đa Bí ở Thái Nguyên, Trần Nguyên Thôi ở Tam Đái Phú Thọ, Trần Nguyệt Tôn ở Đồng Lợi… Các cuộc khởi nghĩa ở quy mô nhỏ lại không liên kết lại với nhau nên nhanh chóng thất bại. Năm 1409 Trùng Quang Đế lên ngôi có thêm nhiều cuộc khởi nghĩa khác bùng nổ: Hoàng Cự Liêm từng bị quân Minh đánh bại, bỏ trốn thoát lại nổi dậy tiếp. Thiên Hữu và Ông Nguyên dấy quân ở Lạng Giang. Bùi Qúy Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Thế Trân và ông Lão dấy binh ở Thái Nguyên. Nghĩa quân “Aó Đỏ” hoạt động ở vùng rừng núi Thanh Hóa và Nghệ An. Đồng Mặc khởi nghĩa ở Thanh Hóa bắt sống tướng Minh là Tả Địch, ép Vương Tuyên tự vẫn. Khởi nghĩa của Lê Nhi ở Thanh Oai bắt cha con tướng Lư Vượng và chiếm giữ Từ Liêm. Năm 1410, khởi nghĩa của Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Tên Việt gian là Mạc Thúy mang quân lên dẹp bị trúng tên tử trận. Bước sang năm 1411, Trương Phụ được lệnh mang quân sang tiếp viện cho Mộc Thạch đè bẹp các phong trào đấu tranh của quân ta. Lực lượng của quân Minh bao gồm sáu đô ty: Tứ Xuyên, Quảng Tây, Giang Tây, Hồ Quảng, Vân Nam, Qúy Châu và 14 vệ tiến sang. Sau khi bình định được cuộc khởi nghĩa của nhà hậu Trần, quân Minh tiếp tục dẹp các cuộc khởi nghĩa nhỏ khác. Khi cảm thấy đã ổn định, Trương Phụ cùng một phần lớn đạo quân viễn chinh được đưa 9 về nước. Việc dẹp loạn và chiếm giữ chủ yếu do binh lính bản địa đảm nhiệm. Đây có thể là một lí do dẫn tới sự chiếm đóng của nhà Minh nhanh chóng sụp đổ khi binh lính người Việt nổi dậy hoặc hưởng ứng các phong trào đấu tranh. Từ năm 1417 trở đi một loạt các cuộc khởi nghĩa lại bùng lên, lần này có cả cuộc khởi nghĩa của các quan lại người Việt trước đây từng đi theo giặc Minh. 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2.1. Lê Lợi – con người và hành động. Nói về Lê Lợi, Việt Nam sử lược ghi: “ Từ khi nhà Minh sang cai trị An Nam, dân ta phải khổ nhục, trăm đường tiếng oan không kêu ra được, lòng tức giận thấm thía ở trong tâm can, chỉ mong mỏi cho ra khỏi đống than lửa. May lúc ấy có một đấng anh hùng nổi lên, kéo cờ nghĩa để chống với giặc Minh, trong vòng mười năm lấy lại được giang sơn cũ, và xây đắp lại nền độc lập cho nước Nam. Đấng anh hùng, người ở làng Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thanh Hóa, họ là Lê, tên là Lợi.(…) Ông Lê Lợi khẳng khái, có chí lớn quân nhà Minh nghe tiếng đã dỗ cho làm quan, nhưng ông không chịu khuất phục, thường nói rằng: “làm trai sinh ở trên đời, nên giúp nạn lớn, lập công to để tiếng thơm muôn đời chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ cho người”.Bèn giấu tiếng ở Sơn Lâm, đón mời những kẻ hào kiệt, chiêu những kẻ lưu vong”.[Tài liệu số 7,tr.107] Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng: “ Trước kia tổ ba đời của vua húy là Hối, từng một hôm đi chơi Lam Sơn, thấy đàn chim bay quanh dười chân núi,giống như hình dạng nhiều người tụ họp, bèn nói: “ Chỗ này tất là đất tốt”, mới dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp(…) Vua sinh ra thiên tử tuấn tú khác thường, thần sắc đẹp mạnh,mắt sáng, mồm rộng, mũi cao, vai có nốt ruồi, tiếng to như tiếng chuông, đi như rồng, bước như hổ, kẻ thức ra biết là người phi thường(…)Phép dụ binh của Vua biết lấy nhu chế cương, lấy yếu chế mạnh cho nên hay thắng. Các thành: Nghệ An, Thuận Hóa, Tây Đô, Đông Đô đều sai văn thần Nguyễn Trãi làm thư dụ bảo điều phúc họa nên không đánh mà phải hàng”. [Tài liệu số 1, tr.5] 2.2. Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. 2.2.1. Hội thề Lũng Nhai. Hội thề Lũng Nhai do Lê Lợi cùng 18 người cùng chí hướng tổ chức tại Lũng Nhai vào khoảng tháng 3 năm 1416 với mục đích là tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, nguyện hợp sức phát động cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Đây chính là điều kiện cơ sở cho việc tổ chức cuộc khởi nghĩa sau này(mùng 2 tháng giêng năm mậu tất-1418). Cũng sau khi hội thề Lũng Nhai 10 [...]... đề tài 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài 4 Phương pháp nghiên cứu II- NỘI IDUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I- ÁCH CAI TRỊ CỦA NHÀ MINH VÀ SỰ BÙNG NỔ CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN I Ách cai trị của nhà Minh 1 Nguyên nhân và quá trình xâm lược của nhà Minh 2 Bộ máy cai trị của nhà Minh II Sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 1 Các cuộc khởi nghĩa xảy ra trước khởi nghĩa. .. đoàn quân Lam Sơn Quân Minh phải rút về nước sau 20 năm xâm lược nước ta Tính chủ động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được thể hiện ở những điểm sau : Thứ nhất, đó chính là quá trình chuẩn bị về dư luận về tư tưởng và lực lượng cho cuộc khởi nghĩa Đó chính là những “điểm lạ” truyền đi khắp Lam Sơn, rồi từ đó Lam Sơn truyền đi khắp thiên hạ Anh hùng hào kiệt khắp nơi tìm đến Lê 28 Lợi,với cuộc khởi nghĩa Về... nghĩa Lam Sơn 1 Các cuộc khởi nghĩa xảy ra trước khởi nghĩa Lam Sơn 2 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn CHƯƠNG II SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN GIAI ĐOẠN 1424- 1425 I Kế hoạch của Nguyễn Chích: Tiến quân vào nam II Tiến đánh Tân Bình- Thuận Hoá CHƯƠNG III NGHĨA QUÂN PHÁT TRIỂN RA BẮC VÀ GIẢI PHÓNG TOÀN BỘ ĐẤT NƯỚC I Chiến thắng Tốt Động- Chúc Động II Vây thành Đông Quan, Vương Thông xin hoà 1 Vây thành... hoạch của Nguyễn Chích đã đưa cuộc khởi nghĩa lên một bước phát triển mới Nghĩa quân đã làm chủ một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào phía Nam Nơi đây chính là nguồn cung cấp nhân lực và vật lực cho cuộc khởi nghĩa Cuộc khởi nghĩa giờ đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Khi có hậu phương vững chắc, quân Lam Sơn từng bước chủ động tấn công địch ở khắp các nơi Với các thắng lợi mang ý nghĩa. .. hết năng lực của mình và có thể phát hiện thêm người hiền tài 2.2.2.3.Chuẩn bị về tư tưởng,khẩu hiệu đấu tranh Đây chính à thể hiện sự khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc khởi nghĩa khác Nguyễn Trãi –cánh tay đắc lực của Lê Lợi với hàng loạt ý kiến đề xuất, được Lê Lợi tán thưởng và nhanh chóng trở thành tư tưởng chủ đạo chung cho bộ chỉ huy Lam Sơn Đó chính là việc phải huy động sức dân,... kéo sang Ngày 28/9/1427, quân Lam Sơn làm chủ được thành, đây cũng là dinh lũy cuối cùng của quân Minh ở phía Bắc Đông Quan, làm chủ toàn bộ chiến trường dự kiến tác chiến trên hướng chủ yếu Nghĩa quân Lam Sơn chủ trương tiêu diệt cánh quân của Liễu Thăng, kiềm chế cánh quân của Mộc Thạnh Đồng thời tiếp tục vây hãm thành Đông Quan, không cho Vương Thông hội quân với quân cứu viện Lê Sát, Lưu Nhân Chú,... lấy bốn chữ ấy để xưng” Từ đây, Lam Sơn thực sự là chủ nhân một vùng đất giải phóng rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam Tương quan thế và lực của quân Lam Sơn và giặc Minh đã có sự thay đổi nhanh chóng Khởi nghĩa Lam Sơn đến đấy thực 18 sự trở thành trung tâm cảu toàn bộ phong trào kháng chiến chống Minh trong phạm vi cả nước Nó tạo thế và lực mới đưa cuộc khởi nghĩa sang giai đoạn tiến công... nước thì đây là một sự chênh lệch to lớn Quân Lam Sơn chiến đấu trước hết bằng ý chí phi thường, niềm tin sắt đá và sự ủng hộ của nhân dân cả nước 2.3.Hoạt động của nghĩa quân tại vùng núi Thanh Hóa Buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp vô vàn khó khăn Thực lực của nghĩa quân đang còn kém, trong khi đó quân Minh đang lúc sức mạnh lên cao Lực lượng của nghĩa quân chỉ khoảng vài vạn người, lương thực thiếu... Hồ phát động( 1400-1407) thất bại Nguyễn Chích đã phát động một cuộc khởi nghĩa khá lớn tại quê hương mình và lập ra căn cứ Hoàng- Nghiêu Lực lượng của Nguyễn Chích lúc lên tới hơn nghìn người, quân khởi nghĩa từng đi đánh khắp vùng Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, gây cho quân Minh nhiều thiệt hại Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép: “ Hiệu lệnh của ông được thi hành ở cách huyện Đông Sơn, Ngạc Sơn, Nông... An của Nguyễn Chích Chỉ trong vòng một năm kể từ khi thực hiện kế hoạch của ông, quân Lam Sơn làm chủ một vùng rộng lớn Nếu so sánh với thời gian năm 1418- 1423 chỉ quanh quẩn ở vùng núi Thanh Hóa thì hiệu quả của chiến thuật này là rất lớn II) Tiến đánh Tân Bình- Thuận Hóa Bao vây Tây Đô- phát huy thế chủ động trên chiến trường Sau khi giành được phủ Nghệ An theo kế hoạch của Nguyễn Chích, khởi nghĩa . đi sâu vào nghiên cứu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách hoàn chỉnh. Vì vậy chọn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà mà cụ thể là: “ Tính chủ động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có ý nghĩa về mặt khoa học và. mặt khoa học. Góp phần khôi phục một cách sinh động chân thực về tính động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Góp phần làm rõ đóng góp của tính chủ động đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. nghiên cứu. • Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ tinh chủ động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ 1418 -1427. • Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển của

Ngày đăng: 18/06/2014, 10:44

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan