hệ thống thông tin vệ tinh inmarsat

32 4.5K 45
hệ thống thông tin vệ tinh inmarsat

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống thông tin vệ tinh Inmarsat Inmarsat được sáng lập vào năm 1979 để phục vụ cho những người đi biển, với mục đích theo dõi quản lý tầu thuyền và cung cấp các ứng dụng ứng cứu và tiêu khiển ngoài khơi qua vệ tinh. Các dịch vụ mang tính thương mại bắt đầu vào năm 1982, và kể từ đó, một loạt các dịch vụ phân phối của Inmarsat đã bành trướng nhằm thâu tóm các khu vực thị trường trên đất liền và hàng không. Đến những năm đầu của thập kỷ 90, Inmarsat có 64 nước thành viên. Vào tháng 4 năm 1999, Inmarsat trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn có trụ sở chính đặt tại Luân Đôn. 1. Hệ thống Inmarsat Inmarsat được sáng lập vào năm 1979 để phục vụ cho những người đi biển, với mục đích theo dõi quản lý tầu thuyền và cung cấp các ứng dụng ứng cứu và tiêu khiển ngoài khơi qua vệ tinh. Các dịch vụ mang tính thương mại bắt đầu vào năm 1982, và kể từ đó, một loạt các dịch vụ phân phối của Inmarsat đã bành trướng nhằm thâu tóm các khu vực thị trường trên đất liền và hàng không. Đến những năm đầu của thập kỷ 90, Inmarsat có 64 nước thành viên. Vào tháng 4 năm 1999, Inmarsat trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn có trụ sở chính đặt tại Luân Đôn. Hệ thống Inmarsat bao gồm ba thành phần cơ bản sau: - Phần không gian Inmarsat, là phần bao gồm các vệ tinh địa tĩnh được bố trí trên vùng Đại Tây Dương (Đông (AOR-E ) và Tây (AOR-W)), Thái Bình Dương (POR) và Ấn Độ Dương (IOR). - Các trạm đất liền mặt đất (LES), là các trạm được các nhà điều hành viễn thông sở hữu và tạo ra các kết nối tới hạ tầng cơ sở mạng mặt đất. Gần đây, có khoảng 40 trạm đất liền mặt đất bố trí xuyên suốt thế giới với ít nhất là một trạm trong mỗi vùng bao vệ tinh. - Các trạm mặt đất di động, là các trạm đem lại cho người sử dụng khả năng giao tiếp qua vệ tinh. Inmarsat bắt đầu phân phối dịch vụ bằng việc thuê dung lượng của vệ tinh gồm ba phi thuyền không gian MARI-SAT được Tổng công ty Comsat General cung cấp định vị lần lượt tại 72,5 o Đông, 176,5 o Đông, và 106,5 o Tây. Giữa những năm 1990 và 1992, Inmarsat phóng bốn trong số các vệ tinh Inmarsat-2 của chính mình. Chúng có một sức chứa bằng khoảng 250 mạch Inmarsat-A, gấp khoảng 3 đến 4 lần dung lượng của các vệ tinh đã phóng trước kia. Các vệ tinh có một lượng tải tin bao gồm hai bộ tách sóng hỗ trợ khoảng không tới các liên kết di động trong các băng tần L/S (1,6 GHz cho liên kết uplink, 1,5 GHz cho liên kết downlink) và các liên kết Không gian - Trái đất trong các dải băng tần C/S (6,4 GHz cho liên kết uplink, 3,6 GHz cho liên kết downlink). Các vệ tinh có một khối lượng khi phóng là 1300 Kg, và sẽ giảm xuống còn 700 Kg khi nằm trên quỹ đạo. Các vệ tinh phát các chùm sóng phủ toàn cầu với một công suất bức xạ đẳng hướng hiệu dụng là 39 dBW ở băng thông L. Giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển của phần không gian là giai đoạn cùng với việc phóng các vệ tinh Inmarsat-3. Điều đáng chú ý là các vệ tinh này tuyển dụng công nghệ chùm điểm để tăng EIRP và các khả năng sử dụng lặp tần. Mỗi vệ tinh Inmarsat-3 có một chùm phủ sóng toàn cầu cộng với 5 chùm điểm. Các vệ tinh cho ra một EIRP chùm điểm lên tới 48 dBW, gấp 8 lần công suất của các chùm phủ sóng toàn cầu thuộc Inmarsat-2. Băng thông và công suất có thể được phân phối một cách năng động giữa các chùm tia nhằm tối ưu hoá độ bao phủ theo nhu cầu. Điều này tạo ra một dấu hiệu đầy ý nghĩa cho các loại hình dịch vụ mà Inmarsat giờ đây có thể cho ra mắt và cũng như cho các thiết bị mà có thể sử dụng để truy nhập mạng. Bên cạnh lượng tải tin truyền thông, các vệ tinh Inmarsat-3 cũng mang một tải lượng thông tin hàng hải để nâng cao các hệ thống hàng hải qua vệ tinh thuộc GPS và GLONASS. Hiện tại, Inmarsat tuyển dụng bốn vệ tinh điều hành thuộc Inmarsat-3 và sáu vệ tinh dự phòng, tất cả bao gồm ba vệ tinh Inmarsat-3 và ba vệ tinh Inmarsat-2. Ba vệ tinh Inmarsat nữa đang được đưa ra để mời thuê dung lượng. Cấu hình vệ tinh được liệt kê trong bảng 1. Bảng 1: Cấu hình vệ tinh Inmarsat Vù ng Thuộc vận hành Dự phòng AO R-W INMARSAT-3 F4 (54 o W) INMARSAT-2 F2 (98 o W) INMARSAT-3 F2 (15.5 o W) AO R-E INMARSAT-3 F2 (15.5 o W) INMARSAT-3 F5 (25 o E) INMARSAT-3 F4 (54 o W) IO R INMARSAT-3 F1 (64 o E) INMARSAT-2 F3 (65 o E) PO R INMARSAT-3 F3 (178 o E) INMARSAT-2 F1 (179 o E) Độ bao phủ trên toàn thế giới do tổ chức Inmarsat cung cấp được mô tả trong hình 1. 2. Các dịch vụ của Inmarsat Hàng hải và điện thoại di động đất liền Inmarsat cung cấp một dải rộng lớn các dịch vụ qua một trong những hệ thống của Inmarsat. Vào năm 1982, Inmarsat-A là một hệ thống đầu tiên được góp mặt vào loại hình dịch vụ dưới thương hiệu có tên STANDARD-A. Các thiết bị đầu cuối có kích cỡ khoảng một hoặc hai chiếc valy, tuỳ thuộc vào nhà sản xuất, và nặng khoảng 20 Kg đến 50 Kg. Thiết bị đầu cuối này hoạt động với một chiếc ăngten parabol có đường kính khoảng 1m với một công suất EIRP là -36dBW và một mức nhiệt G/T là -4 dBK -1 . Về tính sẵn có của vệ tinh và LES, thông thường, người sử dụng có thể lựa chọn tuyến để thiết lập cuộc gọi. Các dịch vụ thoại Inmarsat-A chiếm băng thông từ 300 đến 3000 Hz qua việc sử dụng một kênh đơn lẻ (SCPC/FM). Người ta sử dụng các kỹ thuật về hoạt hoá âm thoại và về chỉ định nhu cầu để tăng hiệu suất của nguồn vệ tinh. Điều chế BPSK được sử dụng cho việc truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 19,2 Kbit/s, và cho các dịch vụ truyền fax với tốc độ 14,4 Kbit/s. Tốc độ truyền dữ liệu cũng có thể lên đến 64 Kbit/s sử dụng điều chế khoá dịch pha lệch 90 o (QPSK). Một thiết bị kết cuối đòi hỏi phải có một kênh để thiết lập cuộc gọi bằng việc phát một tín hiệu điều chế 4,8 Kbit/s theo BPSK sử dụng thủ tục ALOHA. Inmarsat-A hoạt động trong băng tần truyền phát từ 1636 đến 51645 MHz và trong dải băng tần thu nhận từ 1535 đến 1543,5 MHz. Các kênh thoại hoạt động với một khoảng cách tần số là 50 KHz, trong khi các kênh dữ liệu lại được tách biệt một khoảng 25 KHz. Hình 1: Độ bao phủ của dịch vụ Inmarsat Inmarsat-B được hiện diện trong loại hình dịch vụ vào năm 1993, thực chất để cung cấp một phiên bản kỹ thuật số cho dịch vụ thoại thuộc Inmarsat-A. Hệ thống này kết hợp hoạt hoá âm thoại với điều khiển nguồn điện tích cực để giảm thiểu các yêu cầu về EIRP qua vệ tinh. Các thiết bị đầu cuối hoạt động với công suất 33,29 hoặc 25 dBW với một mức nhiệt G/T là -4 dBK -1 . Thoại được tạo ra với tốc độ bít 16 Kbit/s bằng việc sử dụng phương pháp mã hoá tiên đoán tương thích (APC), mã mà sau đó được mã hoá bằng mã chập 3/4 mức tốc độ, làm tăng tốc độ kênh lên tới 24 Kbit/s. Tín hiệu được điều chế qua offset-QPSK. Dữ liệu được truyền đi với tốc độ từ 2,4 đến 9,6 Kbit/s, trong khi fax lên tới 9,6 Kbit/s qua điều chế offset-QPSK. Các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao (HSD) thuộc Inmarsat-B cho ra các truyền thông số tốc độ 64 Kbit/s tới những người sử dụng trên biển và đất liền, và cho ra khả năng kết nối tới các mạng ISDN qua một LES đấu nối phù hợp. Một thiết bị kết cuối đòi hỏi phải có một kênh để thiết lập một cuộc gọi bằng việc phát đi một tín hiệu điều chế qua offset-QPSK có tốc độ 34 Kbit/s bằng thủ tục ALOHA. Các kênh được ấn định việc sử dụng một kênh BPSK TDM. Inmarsat-B hoạt động trên băng tần truyền phát là 1626,5 đến 1646,5 MHz và băng tần thu nhận là 1525 đến 1545 MHz. Các thiết bị kết cuối INMARSAT-C cung cấp các dịch vụ có tốc độ dữ liệu thấp với tốc độ thông tin là 600 bit/s. Loại mã chập bán mức tốc độ, với độ dài ràng buộc là 7, tạo ra tốc độ truyền là 1200 bit/s. Các tín hiệu được truyền đi bằng phương pháp điều chế BPSK, trong một dải băng thông là 2,5 KHz. Các kết cuối là các thiết bị có kích thước và trọng lượng nhỏ. Phần lớn các thiết bị này hoạt động với một ăngten vô hướng. Các thiết bị đầu cuối hoạt động với một mức nhiệt G/T là -23dBK -1 và một công suất EIRP xê dịch từ 11 đến 16 dBW. Kênh yêu cầu hồi tiếp sử dụng các tính hiệu được điều chế theo ALOHA BPSK với tốc độ 600 bit/s. Các kênh được gán cho việc sử dụng một tín hiệu điều chế theo TDM BPSK. Hệ thống này cung cấp các dịch vụ dữ liệu và tin nhắn và truyền tiếp theo hai đường, và các dịch vụ báo cáo dữ liệu, báo cáo định vị và quảng bá cuộc gọi nhóm nâng cao (EGC). EGC cho phép hai loại hình quảng bá được truyền phát: đó là SafetyNET, thực hiện việc truyền phát thông tin bảo an hàng hải; nhóm FleetNet, cho phép các thông tin thương mại được gửi đi tới một nhóm người sử dụng cụ thể. Các thiết bị kết cuối có thể gắn vào các phương tiện giao thông hoặc các tàu thuyền trên biển, đồng thời các thiết bị kết cuối hình dạng như chiếc cặp tài liệu cũng hiện diện phong phú. INMARSAT-C, bằng cách tăng mỗi dải tần lên 5 KHz, hoạt động trong băng tần truyền phát từ 1626,5 MHz đến 1645,5 MHz và băng tần thu nhận từ 1530 MHz đến 1545 MHz. Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi về một chiếc điện thoại di động cá nhân cầm tay kết nối qua vệ tinh đầu tiên, vào tháng 12 năm 1992, người ta đã tung ra thị trường dịch vụ thương mại, hệ thống INMARSAT-M. Hệ thống này cung cấp loại hình điện thoại với tốc độ 4,8 kbit/s bằng việc sử dụng loại mã kích thích đa băng tần cải tiến (IMBE), loại mã mà sau khi được mã hoá bằng mã chập 3/4 tỉ mức tốc độ, sẽ tăng một tốc độ truyền là 8 Kbit/s. Ngoài ra, các dịch vụ dữ liệu và chuyển fax tốc độ 2,4 Kbit/s (1,2-2,4 Kbit/s) cũng được xuất chúng. INMARSAT-M hoạt động trong lĩnh vực hàng hải và loại hình di động trên đất liền. Các thiết bị kết cuối phục vụ ngành hàng hải hoạt động trên công suất EIRP thuộc một trong hoặc tất cả hai giá trị 27 dBW hoặc 21 dBW và với một mức nhiệt G/T là -12 dBK -1 . Kênh yêu cầu hồi tiếp sử dụng các tín hiệu điều chế theo slotted-ALOHA BPSK với tốc độ 3 Kbit/s. Các kênh được gán cho việc sử dụng một tín hiệu điều chế theo TDM BPSK. Vệ tinh hàng hải INMARSAT-M hoạt động trong các băng tần truyền phát từ 1626,5 MHz đến 1646,5 MHz và các băng tần thu nhận từ 1525 MHz đến 1545 MHz, với khoảng cách kênh là 10 KHz. Phiên bản di động trên đất liền hoạt động trên băng thông truyền phát là 1626,5-1660,5 MHz và băng tần thu nhận là 1525 đến 1559 MHz, với khoảng cách kênh cũng là 10 KHz. Thiết bị kết cuối INMARSAT-M khai thác năng lượng chùm điểm của các vệ tinh INMARSAT-3 để cho ra đời các dịch vụ loại M, song sử dụng các thiết bị kết cuối nhỏ gọn hơn so với của INMARSAT-M. Các kết cuối là những thiết bị thu gọn và có kích cỡ nhỏ, khoảng bằng kích thước của chiếc máy tính laptop, trọng lượng dưới 5Kg. Các phiên bản dành cho hàng hải và các phương tiện giao thông cũng hiện diện rất phong phú, cũng như các phiên bản cho điện thoại vùng nông thôn, chỉ cần một chiếc đĩa 80 cm. Các hệ thống khác do Inmarsat cho ra mắt gồm có INMARSAT-D+, hệ thống được sử dụng để lưu trữ và hiển thị các tin nhắn có số ký tự chữ và số lên đến 128. Các ứng dụng nổi trội bao gồm các nhắn tin cá nhân, điều khiển giám sát và yêu cầu dữ liệu (SCADA), cũng như quảng bá điểm-đa điểm. Thông qua vệ tinh Inmarsat, hệ thống INMARSAT-E được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cảnh báo và giải trí thư giãn cho lĩnh vực hàng hải trên toàn cầu. Hàng không Inmarsat cung cấp một loạt các dịch vụ thuộc lĩnh vực hàng không có xấp xỉ 2000 phi cơ mà hiện tại đang được lắp ráp bởi các kết cuối không gian. Cũng như các vùng di động và hàng hải, các kết cuối hàng không hiện diện trong một loạt các loại hình kết cuối được tung ra phục vụ các nhu cầu của từng thị trường riêng biệt. Dựa theo tính tương đương của di động đất liền, hệ thống MIMI-AERO nhằm vào những người sử dụng phi cơ loại nhỏ và tạo nên một kênh đơn lẻ cho truyền fax và các cuộc gọi điện thoại. Hệ thống AERO-C là thực thể tương đương mang tính dịch vụ hàng không của kết cuối INMARSAT-C, đồng thời cho phép các tin nhắn dữ liệu hoặc đoạn khoá văn bản lưu và chuyển tiếp ở tốc độ thấp được gửi hoặc nhận bởi một phi thuyền vệ tinh. Tại bất kỳ đâu trong vùng chùm phủ sóng toàn cầu, truyền thông thoại, fax, và dữ liệu đa kênh đạt tới tốc độ 10.5 Kbit/s đều được AERO-H đáp ứng. AERO-H hoạt động trên băng tần truyền phát là 1530 đến 1559 MHz, và trên băng tần thu nhận là 1626,5 đến 1660,5 MHz. Hệ thống AERO-H+ là một bước tiến hoá của AERO-H, và hoạt động chủ yếu trong các vùng bao phủ chùm điểm được tạo ra bởi các vệ tinh thuộc hệ INMARSAT-3 và hơn nữa có thể chuyển mạch sang chùm sóng phủ toàn cầu khi nằm ngoài vùng bao phủ chùm điểm. Hệ thống AERO-I cũng khai thác các chùm điểm là các khả năng của các vệ tinh thuộc INMARSAT-3, đồng thời nhằm vào các thị trường của các phi cơ vệ tinh tải lượng ngắn và trung bình. AERO-I đáp ứng tới bảy kênh cho một trạm phi cơ dưới đất. Các dịch vụ dữ liệu gói cũng có mặt phong phú thông qua chùm sóng toàn cầu. Hệ AERO-L cho ra các truyền thông dữ liệu tốc độ thấp với mức 600 Kbit/s và được sử dụng chủ yếu cho các thủ tục điều khiển lưu lượng không gian, điều hành và quản lý. Mạng truy nhập toàn cầu (GAN) Inmarsat đã phóng lên mạng vệ tinh GAN vào cuối năm 1999. Mục đích của GAN là cung cấp các dịch vụ mạng thuộc mobile-ISDN và thuộc giao thức Internet (IP) di động. Các dịch vụ được GAN hỗ trợ này là các dịch vụ HSD 64Kbit/s, các dịch vụ âm thoại 4,8Kbit/s sử dụng các thuật toán mã hoá sinh động đa băng thông tiên tiến, và các dịch vụ kỹ thuật tuần tự băng thông âm thoại có modem. Các kết cuối thường hoạt động ở mức công xuất 2,5 dBW với một mức nhiệt G/T là 7 dBK -1 . Các tốc độ kênh lần lượt là 5,6 và 65,5 Kbit/s với khoảng cách kênh là 5 và 40 KHz. Các kết cuối hoạt động trên các băng tần khi truyền phát là 1626,5-1660,5 MHz, và thu nhận là 1525-1559 MHz. Hình 2: Một ví dụ về thiết bị kết cuối mạng GAN Các kết cuối là các thiết bị có dạng laptop, nặng khoảng 4Kg, và được đấu nối với các vệ tinh thông qua các ăngten có hai hoặc ba tầng. Các nhà sản xuất có xu hướng cho ra sự lựa chọn về việc thêm một trạm cơ sở (BS) CDCT vào khối modem hoạt động trên băng thông 1880 đến 1900 MHz. Điều này cho phép các kết cuối hoạt động với một máy điện thoại DECT, tạo lợi nhuận trong vận hành vô tuyến điện. Như trên hình vẽ 2. Dự án Hosizons tháng 12 năm 1999, ban Giám đốc của Inmarsat đã phê duyệt giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển phần không gian với quyết định tiến hành tiếp với một yêu cầu về tính mềm dẻo cho các vệ tinh INMARSAT-4 trị giá 1,4 tỷ đô la Mỹ. Thế hệ sau của các vệ tinh sẽ bao gồm hai vệ tinh nằm trong vòng quỹ đạo cộng với một trạm dự phòng trên mặt đất. Các vệ tinh sẽ được đặt tại các vị trí 54 o Tây và 64 o Đông và mỗi vệ tinh sẽ có trọng lượng là 3 tấn, gấp ba lần trọng lượng của các vệ tinh INMARSAT-3. Các vệ tinh sẽ được thiết kế để hỗ trợ các dịch vụ có tốc độ dữ liệu trong khoảng từ 144 đến 432 Kbit/s và sẽ cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho các dịch vụ thuộc mạng UMTS/IMT-2000 trên mặt đất. Mạng này sẽ được gọi là mạng GAN băng rộng (BGAN). Hai loại dịch vụ chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói sẽ được hỗ trợ trên mạng. Kết cuối người sử dụng có lẽ sẽ chẳng khác gì thiết bị kết cuối dạng laptop đang được sử dụng cho các dịch vụ mạng GAN. FES hàng không, hàng hải, và vùng xa xôi cũng sẽ được hỗ trợ. Lượng tải tin sẽ bao gồm 200 chùm điểm hẹp với một công suất EIRP là 67 dBW, bao trùm đất liền và các tuyến thuộc hàng không và hàng hải chủ chốt; ngoài ra còn 19 chùm bao phủ toàn cầu thuộc công suất 39dBW. Các vệ tinh sẽ hoạt động trong băng tần 1,5/1,6 GHz và là dịch vụ có mặt vào cuối năm 2004, hai năm sau sự ra mắt của các dịch vụ UMTS mặt đất. - Thiết bị Inmarsat-B: có các dịch vụ thoại(16 kbps), fax(9,6 kbps), data(9,6 kbps) và Telex(50 baund) - Thiết bị Inmarsat-C: có các dịch vụ Telex(50 baund), fax(chiều tàu-bờ) và email. - Thiết bị Inmarsat-M: có các dịch vụ thoại(4,8 kbps), fax(6.4 kbps), data(6.4 kbps). - Thiết bị Inmarsat-mM: có các dịch vụ thoại(4,8 kbps), fax(2,4 kbps), data(2,4 kbps). - Thiết bị Inmarsat-Fleet(F77,F55, F33): có các dịch vụ thoại(4,8 kbps), fax(HSD:64 kbps,LSD:9,6 kbps), data(F33:9,6 kbps; F55: 64 kbps; F77: 128 kbps). - Thiết bị Inmarsat-FleetBroadband(FBB): có các dịch vụ thoại, fax, data, SMS. + FBB150: Thoại(4,8 kbps), Data: StandardIP(max 150 Kbps) và SMS. + FBB250: Thoại(4,8 kbps và 3.1 kHz Audio); Data: StandardIP(max 284 kbps), StreamingIP(32,64,128 kbps); Fax(G3 w 3.1kHz Audio) và SMS. + FBB500: Thoại(4,8 kbps và 3.1 kHz Audio); Data: StandardIP(max 432 kbps), StreamingIP(32,64,128, 256 kbps); Fax(G3 w 3.1kHz Audio) và SMS. Thân chào. 1. V-Sat (C-band) trên tàu có chức năng gì? VSAT: là hệ thống thông tin Vệ tinh địa tĩnh băng thông rộng. Có thể dùng cho nhiều ứng dụng cho các dịch vụ thương mại như: thoại, fax, truy cập internet, truyền video Có thể dùng cả trên bờ lẫn dưới tàu. 2. V-Sat (C-band) phải áp dụng bắt buộc trên tàu trong trường hợp nào? theo quy phạm nào? Theo như tôi được biết, hiện nay chưa có qui định bắt buộc phải trang bị VSAT trên tàu. Vì VSAT dùng chủ yếu cho dịch vụ thương mại, không có hệ thống báo động khẩn cấp cấp cứu (Như INM-C) hay báo vị trí (như LRIT). 3. V-Sat (C-band) khác Inmarsat-C, F, B cơ bản là gì? Chủ yếu VSAT có băng thông lớn hơn, nên ứng dụng được nhiều dịch vụ hơn. Ví dụ INM-C tốc độ rất thấp chỉ dùng truyền Telex hoặc Email và gửi tín hiệu cấp cứu, không có dịch vụ thoại hay truy cập internet. 4. Sự khác nhau cơ bản giữa Inmarsat-C, F,B, Mini-M. Cái này Bác Satellite- researcher, đã nói rất kỹ 5. Chức năng của MF/HF radio trên tàu là gì? Là hệ thống vô tuyến sử dụng băng tần MF/HF (Trung tần/Cao tần). Đây là hệ thống sử dụng sóng đất kết nối máy thu với máy phát vô tuyến trên mặt đất (Khác với sóng vệ tinh). Các ứng dụng chủ yếu là thoại, NPDP, DSC. Hệ thống MF/HF radio dùng bắt buộc trên các tàu hoạt động trên vùng biển A2 và A3. 6. Chức năng của Navtex trên tàu là gì? Có quan hệ gì với Weather facimile? Navtex (Navigation Telex) là máy thu tự động tín hiệu Telex trên tần số 518 hoặc 4209Khz. Các bản tin thu được bao gồm: Khí tượng thủy văn, cảnh bảo hàng hải, thời tiết. Các bản tin này được phát từ các đài phát (Ở Việt Nam là các Đài thông tin Duyên hải của Công ty Vishipel). Weather facimile chỉ thu bản tin thời tiết. Trang bị Máy thu Navtex là qui định bắt buộc trên tàu. 7. LRIT khác với AIS về cơ bản là gì? AIS (Automatic Identification System): dùng sóng vô tuyến VHF( Sóng ngắn), sử dụng ở cự ly gần (Trong luồng lạch, cửa biển, ven biển ) có thể tương tác giữa tàu với tàu, thông tin trao đổi bao gồm cả: Tên tàu, hô hiệu, vị trí hiện tại, tên tàu, tốc độ, hướng, mớn tàu, loại hàng hóa, nơi đến, thời gian đến đích Như vậy ngoài việc xác định vị trí, nó còn có các thông tin khác để nhận biết tàu, tránh va Thiết bị trên tàu có cả màn hình hiển thị vị trí tàu xung quanh (có AIS). LRIT (Long Range Identification and Tracking ò Ship): dùng sóng vệ tinh, sử dụng ở cự ly xa (toàn cầu - trừ 2 vùng cực), không tương tác tàu với tàu (Chỉ từ tàu với trạm bờ qua Vệ tinh), thông tin gửi từ tàu chỉ đơn giản bao gồm Tên tàu và vị trí. Như vậy thông tin này chỉ xác định vị trí tàu và hành trình của tàu mà thôi Dịch vụ thông tin an toàn hàng hải SafetyNet qua hệ thống Inmarsat 08/10/2010 Hiện nay khi yêu cầu tiếp nhận các Thông tin An toàn Hàng hải ngày càng trở nên quan trọng đối với mọi tàu thuyền hoạt động trên biển thì việc tìm hiểu các dịch vụ phát Thông tin An toàn Hàng hải là vô cùng cần thiết. Các dịch vụ này giúp cho mọi tàu thuyền có thể tiếp nhận được các thông tin cần thiết khi hoạt động trên biển. Chúng tôi xin giới thiệu Dịch vụ thông tin An toàn Hàng hải SafetyNet được phát đi từ Đài Thông tin Vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải phòng. An toàn Hàng hải (MSI) là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thì Thông tin An toàn Hàng hải bao gồm: - Cảnh báo Khí tượng và Dự báo thời tiết biển; - Cảnh báo Hành hải; - Thông tin Tìm kiếm Cứu nạn; - Các thông tin liên quan đến an toàn ở mức độ khẩn cấp khác. Thông tin này giúp các tàu thuyền hoạt động trên biển phòng, tránh và chủ động xử lý các tình huống bất trắc để giảm thiểu tối đa rủi ro về tính mạng và tài sản trong quá trình hoạt động trên biển. Dịch vụ SafetyNet là gì? Là dịch vụ thông tin in chữ trực tiếp tự động trên phạm vi Quốc tế, được dùng để phát quảng bá các Thông tin An toàn Hàng hải tới các tàu nhằm đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện hoạt động trên các vùng biển.Dịch vụ này đã trở thành dịch vụ an toàn của hệ thống gọi nhóm tăng cường thuộc Tổ chức Vệ tinh Di động Quốc tế, nó đáp ứng được các yêu cầu của công ước SOLAS 74 cũng như các phiên bản sửa đổi. Dịch vụ SafetyNet cung cấp phương thức nhận Thông tin An toàn Hàng hải như thế nào? Dịch vụ này cung cấp phương thức nhận Thông tin An toàn Hàng hải đơn giản, tự động, tin cậy cho các tàu hành hải trên biển và các vùng ven biển. Thông tin được phát liên quan đến tất cả các tàu đang hành trình trên biển và với đặc tính có thể đặt tuỳ chọn thu bức điện (theo vùng, theo tính chất bức điện ) đảm bảo rằng người đi biển có thể nhận các thông tin an toàn phù hợp với nhu cầu của người đi biển. Nguồn thông tin An toàn Hàng hải được cung cấp bởi các đơn vị có trách nhiệm như Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam Tàu thuyền cần làm gì để thu được các bức điện An toàn Hàng hải phát đi từ dịch vụ SafetyNet? Các phương tiện hoạt động trên biển trang bị máy thu EGC để thu được các bản tin một cách từ động. Thiết bị này giúp cho các tàu có thể tự động thu các Thông tin An toàn Hàng hải và lưu trữ lại các thông tin này và không in lại các thông tin đã có trong phần lưu trữ. Máy thu EGC có thể lưu trữ khoảng 250 tin và có thể xoá đi các tin cũ khi bộ nhờ lưu trữ đầy. Dịch vụ SafetyNet là một trong những dịch vụ Phát Thông tin An toàn Hàng hải đáng tin cậy. Hiện nay đa phần các tàu biển nước ngoài đã sử dụng dịch vụ này vì những thông tin An toàn Hàng hải mà tàu nhận được phù hợp với từng chuyến hành hải. Với sự phát triển của nền kinh tế và các chính sách ưu đãi của nhà nước, càng ngày càng có nhiều các tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản hoạt động trên biển. Vì thế các thông tin An toàn Hàng hải càng được coi trọng. Nếu có khả năng thì mỗi tàu thuyền này nên trang bị một thiết bị thu EGC, nhất là những tàu thuyền hoạt động tại vùng biển A3 và những vùng không có nghiệp vụ phát Navetx để có thể thu được các thông tin An toàn Hàng hải phù hợp và góp phần đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến hành hải trên biển. Để biết thêm thông tin về việc sử dụng dịch vụ Thông tin An toàn Hàng hải SafetyNET cũng như tìm hiểu thêm thông tin về Đài Thông tin Vệ tinh Mặt đất Inmarsat Hải Phòng (HPLES) do VISHIPEL quản lý và khai thác, các chủ phương tiện hãy truy cập vào trang web http://www.vishipel.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp với Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam để được trợ giúp Hệ thống thông tin trên tàu và an toàn hàng hải Vận tải biển và khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, mỗi một chuyến ra biển, tàu và con người trên tàu lại phải chuẩn bị đối mặt với những nỗi cô đơn và bao nguy hiểm không lường trước được. Những nguy hiểm này có cả do thiên nhiên như bão tố, cũng có thể do con người như cướp biển, hay chính do người vận hành tàu khi chủ quan, hoặc khi quá mệt có thể vận hành sai dẫn đến những tai nạn đáng tiếc. Khi hành trình trên biển, con thuyền như bị cô lập và cách li hoàn toàn với đất liền. Khi gặp nguy hiểm chỉ một mình nó chống chọi giữa biển nước mênh mông. Để làm vơi đi nỗi cô đơn khi hành trình trên biển và hỗ trợ kết nối thông tin giữa tàu với đất liền, nhiều trang thiết bị thông tin đã được lắp đặt trên tàu như máy thu phát VHF/MF/HF, máy thu Navtex, Inmarsat, EPIRB, AIS, hay LRIT. Từ xa xưa, khi cần báo tin hỗ trợ người ta phải sử dụng pháo sáng hoặc cờ hiệu. Phương thức này quá thô sơ, là thông tin một chiều, không có giọng nói, chỉ bắt được thông tin bằng thị giác, chỉ sử dụng được ở cự ly gần và phải có người nhìn thấy. Qua những tai nạn xảy ra ví dụ như vụ tai nạn Titanic gây thiệt hại rất lớn cho người và tài sản, cho thấy các phương thức cũ này có quá nhiều nhược điểm, không hỗ trợ được công tác đảm bảo an toàn hàng hải cũng như tìm kiếm cứu nạn. Và thực tế đòi hỏi phải có những phương thức thông tin mới, đa dạng về hình thức, nội dung, nhanh chóng thuận tiện áp dụng trên tàu. Từ khi kỹ thuật Vô tuyến điện ra đời, điều này dần dần đã được đáp ứng. Các công nghệ thông tin mới dần dần được áp dụng đã thay đổi toàn bộ phương thức thông tin của nhân loại nói chung và của ngành hàng hải nói riêng. Kể từ đó việc thông tin liên lạc cho ngành hàng hải đã thay đổi không ngừng từ việc sử dụng điện báo Morse, điện thoại vô tuyến sử dụng sóng đất, truyền dữ liệu băng hẹp đến các công nghệ thông tin liên lạc hiện đại ngày nay như Vệ tinh. Công nghệ thông tin thay đổi dẫn đến các hình thức thông tin liên lạc cũng thay đổi. Nếu như trước đây việc thông tin chủ yếu là trao đổi các bản tin dạng văn bản, dung lượng nhỏ, hình thức chuyển tiếp và mất rất nhiều thời gian để truyền phát và thu nhận thì hiện nay thông tin rất đa dạng kể cả về hình thức, nội dung và tốc độ truyền tin. Ngoài việc thực hiện các cuộc gọi thoại trực tiếp, tin nhắn tới tất các thuê bao khác nhau thì hiện nay chúng ta có thể thực hiện việc truy cập internet, gửi thư điện tử, truyền hình từ xa, hội nghị truyền hình trên các kênh thông tin băng thông rộng. Và thông tin thì gần như được truyền và xử lý ngay lập tức. Những thay đổi này đã giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người thủy thủ, đảm bảo An toàn an ninh trên biển, và công tác tìm kiếm cứu nạn. Trước đây để giải trí, thuyền viên chỉ được xem những tờ báo, những băng đĩa được mua mang lên tàu trước khi tàu hành trình hoặc mua tại các cảng mà tàu ghé qua. Việc liên lạc với gia đình hầu như rất ít, chỉ một đôi lần cho mỗi chuyến đi. Như vậy có thể thấy hình thức giải trí trước kia khá nghŠo nạn về nội dung và lạc hậu về mặt thông tin. Hiện nay với những công nghệ thông tin mới như nêu ở trên, thuyền viên trên tàu có thể thư giãn bằng cách nghe đài, xem ti vi, xem phim trực tuyến, truy cập internet. Thêm vào nữa qua các phương tiện thông tin thuyền viên cũng có thể tìm tòi cập nhật các thông tin cần thiết về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp và những kiến thức bổ ích khác. Việc liên lạc với người thân cũng dễ dàng hơn, có thể bằng thoại, tin nhắn hoặc gửi thư điện. Điều này giúp cho thuyền viên xua tan những mệt mỏi sau khi làm việc, giảm bớt những nỗi cô đơn khi xa nhà hay giúp cho họ điều vận hành con tàu an toàn hơn. Về công tác An toàn an ninh hàng hải, qua việc thu các bản tin an toàn (MSI), dự báo thời tiết, cảnh báo hàng hải bằng Navtex, Inmarsat C hay trên các kênh thoại, thuyền viên trên tàu sẽ được cập nhật đầy đủ các thông tin về dự báo thời tiết, an toàn, an ninh hàng hải tại những khu vực mà tàu đang và sẽ đi tới. Thêm vào nữa với các công nghệ mới ra đời như Hệ thống nhận dạng tự động (AIS), Hệ thống giám sát tàu (VTS) hay Hệ thống nhận dạng và truy theo tàu tầm xa (LRIT), thuyền viên trên tàu và nhà chức trách trên bờ có thể nắm được lưu lượng tàu, hướng đi và tốc độ của tàu tại các khu vực nhất định điều đó giúp cho việc phòng tránh đâm va, điều động tàu giảm thiểu các rủi ro về tai nạn, tăng cường an toàn an ninh cho tàu. Một trong những ứng dụng quan trọng của hệ thống thông tin cho tàu đó là hỗ trợ việc thông tin khẩn cấp cấp cứu và tìm kiếm cứu nạn. Hiện nay để truyền đi tín hiệu khẩn cấp cấp cứu, thuyền viên có thể sử dụng các kênh tần thoại dành sẵn cho cấp cứu như 2182Khz, 7603Kz, 8291Kz. Hoặc họ chỉ cần sử dụng một thao tác là bấm vào nút phát tín hiệu khẩn cấp ‘Distress” trên các thiết bị thông tin như Inmarsat C, B thì ngay lập tức tín hiệu cấp cứu được phát đi. Thậm chí không cần sử dụng thao tác gì nếu tàu có thiết bị EPIRB, nó sẽ tự động phát tín hiệu cấp cứu khi tàu chìm. Tùy theo từng hệ thống, thì các tính hiệu cấp cứu có thể bao gồm các thông tin về tàu như tên, vị trí, tính chất bị nạn. Và tín hiệu cấp cứu sau khi được phát đi gần như ngay lập tức được truyền tới và xử lý bởi các Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn khu vực. Dựa vào các thông tin nhận được cùng với các hệ thống hỗ trợ khác như bản đồ, cơ sở dữ liệu, thông tin liên lạc sẵn có mà nhà chức trách có thể biết thêm thông tin về tàu để điều các phương tiện hỗ trợ kịp thời chính xác. Như vậy có thể thấy, hệ thống thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an toàn an ninh cho mỗi con tàu khi ra khơi. Do vậy thuyền viên trên tàu, chủ tàu cần phải hết sức chú trọng trong việc trang bị cho tàu các trang thiết bị thông tin cần thiết cũng như tăng cường công tác bảo trì bảo dưỡng đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của các trang thiết bị đó trước mỗi chuyến hành trình. Hệ thống VTS Hệ thống Giám sát Tàu thuyền Nội thủy (Vessel Traffic Service - VTS) là hệ thống thông tin phức hợp để hỗ trợ việc theo dõi và điều khiển tàu thuyền ra vào một vùng nước một cách chính xác và an toàn nhất, đặc biệt là tại các cảng biển. Các lợi ích chính của hệ thống VTS • Tăng cường an toàn cho tàu thuyền ra vào cảng • Điều khiển giao thông nội thủy • Góp phần bảo vệ môi trường • Bảo vệ các công trình nổi tránh đâm va • Ngăn chặn tàu thuyền xâm nhập trái phép Các lĩnh vực ứng dụng chính Các tính năng nổi bật Với thành phần chính là các trạm radar, AIS, vô tuyến, CCTV, các cảm biến, các trạm làm việc từ xa, các máy chủ v.v hệ thống cung cấp những tính năng thiết yếu nhất phục vụ công tác điều khiển, giám sát • Giám sát tàu thuyền ra vào o Theo dõi vị trí mục tiêu, tốc độ, vết đường đi. Theo dõi cùng lúc hàng trăm mục tiêu khác nhau o Hiển thị toàn bộ các thông tin nhận dạng tự động của mục tiêu trên các màn hình làm việc như tên tàu, hô hiệu, MMSI, cảng đích, tổng trọng tải, loại tàu, chiều dài, mớn nước v.v o Hình ảnh video qua CCTV thời gian thực của mục tiêu. Tính năng tự động theo dõi mục tiêu di động o Tất cả các màn hình radar, AIS và hải đồ có thể xếp chồng lên nhau (overlay) hoặc tách rời cho phép lựa chọn hiển thị và thao tác thông tin ở dạng trực quan nhất o Hệ thống radar 2 dải tần X và S cho phép làm việc ở cả các điều kiện thời tiết xấu o Liên lạc vô tuyến với các mục tiêu qua VHF/DSC • Chức năng cảnh báo o Hệ thống sẽ tự động kích hoạt cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh trong các tình huống: cảnh báo đâm va sớm, cánh báo mục tiêu chạy sai tốc độ quy định, mục tiêu vào luồng hoặc khu vực cấm đã được thiết lập trước [...]... biển quốc tế Hệ thống gồm 29 đài TTDH được bố trí dọc theo bờ biển Việt Nam, 01 đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat, 01 đài thu tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh COSPAS-SARSAT (LUT/MCC) và 1 Trung tâm xử lý thông tin tại Hà Nội Hệ thống TTDH Việt nam đang đáp ứng tất cả các phương thức thông tin liên lạc trên biển hiện có như: thoại, fax, telex, Data trên các sóng vô tuyến điện, sóng vệ tinh Thực hiện... chức vệ tinh di động quốc tế, trước đây là Tổ chức vệ tinh hàng hải quốc tế, được thành lập bởi IMO vào năm 1976 để vận hành hệ thống thông tin liên lạc hàng hải bằng vệ tinh và đã trở thành công ty tư nhân trong khi vẫn duy trì nghĩa vụ lĩnh vực công đối với hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải Ba loại thiết bị đầu cuối trạm mặt đất Inmarsat sử dụng trên tàu biển được công nhận bởi hệ thống GMDSS: Inmarsat. .. - Chuyển tiếp thông tin cấp cứu đến Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải VN, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan liên quan để có phương án cứu nạn kịp thời và hiệu quả nhất Vishipel quản lý và khai thác Đài thu và xử lý tín hiệu cấp cứu qua Hệ thống vệ tinh Cospas - Sarsat VNLUT/MCC Đây là Đài Thông tin Duyên hải sử dụng sóng vệ tinh, hoạt động trong Hệ thống vệ tinh Cospas – Sarsat,... công nghệ thông tin liên lạc hiện đại ngày nay như Vệ tinh Công nghệ thông tin thay đổi dẫn đến các hình thức thông tin liên lạc cũng thay đổi Nếu như trước đây việc thông tin chủ yếu là trao đổi các bản tin dạng văn bản, dung lượng nhỏ, hình thức chuyển tiếp và mất rất nhiều thời gian để truyền phát và thu nhận thì hiện nay thông tin rất đa dạng kể cả về hình thức, nội dung và tốc độ truyền tin Ngoài... tuân thủ và vượt quá mọi khuyến nghị của IALA và IMO về hệ thống VTS • Để biết thêm về hệ thống VTS do Jason cung cấp, vui lòng tải bản giới thiệu chi tiết tại (Mục VTS) GMDSS (Global Maritime Distress and Safety System)- Hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu là một hệ thống quốc tế dùng công nghệ liên lạc mặt đất, vệ tinh và các hệ thống vô tuyến trên tàu nhằm đảm bảo gửi báo động cấp... cấp cứu bằng tay Khi được kích hoạt thông qua một trong hai cách trên, các thiết bị trên phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh Các tín hiệu đó được chuyển tiếp tới Đài thu và xử lý tín hiệu vệ tinh LUTMCC của Việt nam , ở đó thông tin thu nhận sẽ được xử lý để xác định vị trí bị nạn cùng các thông tin liên quan đến người và phương tiện bị nạn Các thông tin này sẽ được hệ thống Đài TTDH VN ngay lập tức chuyển... COSPAS-SARSAT là hệ thống tìm kiếm và cứu nạn Quốc tế dựa vào liên lạc vệ tinh, được thành lập bởi Canada, Pháp, Mỹ và Nga Bốn Quốc gia đã cùng nhau phát triển phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp qua vệ tinh (EPIRB) 406Mhz, là một phần của hệ thống GMDSS được thiết kế để hoạt động với hệ thống COSPAS-SARSAT Những EPRIB tự động kích hoạt này được thiết kế để phát tới trung tâm điều phối cứu nạn một thông tin nhận... và trợ giúp ======================= Thu nhận, xử lý báo động cấp cứu từ các thiết bị Inmarsat Hệ thống Đài TTDH VN thu nhận và xử lý báo động cấp cứu phát đi từ các thiết bị Inmarsat B, Inmarsat- C Hệ thống Inmarsat thiết kế một kênh thông tin vệ tinh ưu tiên riêng trong các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp Mỗi thiết bị Inmarsat- B, C đều có khả năng tạo một bức điện yêu cầu với mức ưu tiên cấp cứu với cách... trí - Phát và nhận những thông tin an toàn hàng hải - Phát và nhận những thông tin vô tuyến từ và đến các hệ thống trạm bờ và - Phát và nhận thông tin liên lạc giữa buồng lái với nhau Những yêu cầu về thiết bị đối với các tàu là khác nhau tùy theo vùng biển mà tàu hoạt động Hệ thống GMDSS kết hợp một số hệ thống phụ (với những giới hạn khác nhau về mặt phủ sóng) thành 1 hệ thống tổng quát, và vùng... hiệu cấp cứu lên vệ tinh • Phát tín hiệu cấp cứu nhân công: trong các trường hợp cấp cứu, khẩn cấp, người bị nạn có thể chủ động kích hoạt thiết bị phát tín hiệu cấp cứu bằng tay Khi các thiết bị trên phát tín hiệu cấp cứu và được các vệ tinh trong hệ thống COSPAS-SARSAT thu nhận và xử lý tín hiệu Các tín hiệu đó được chuyển tiếp tới Đài thu và xử lý tín hiệu vệ tinh LUT, ở đó thông tin thu nhận sẽ . hành thuộc Inmarsat- 3 và sáu vệ tinh dự phòng, tất cả bao gồm ba vệ tinh Inmarsat- 3 và ba vệ tinh Inmarsat- 2. Ba vệ tinh Inmarsat nữa đang được đưa ra để mời thuê dung lượng. Cấu hình vệ tinh được. tải tin truyền thông, các vệ tinh Inmarsat- 3 cũng mang một tải lượng thông tin hàng hải để nâng cao các hệ thống hàng hải qua vệ tinh thuộc GPS và GLONASS. Hiện tại, Inmarsat tuyển dụng bốn vệ tinh. qua Hệ thống vệ tinh Cospas - Sarsat VNLUT/MCC. Đây là Đài Thông tin Duyên hải sử dụng sóng vệ tinh, hoạt động trong Hệ thống vệ tinh Cospas – Sarsat, có chức năng tiếp nhận, xử lý các thông tin

Ngày đăng: 18/06/2014, 07:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan