BÀI TỰ CHỮA PHẦN BINARY TREE.doc

4 605 0
BÀI TỰ CHỮA PHẦN BINARY TREE.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TỰ CHỮA PHẦN BINARY TREEI. Phong cách lập trình: Phần làm có nhiều điểm sửa những cái nho nhỏ. Mong cô đọc hết. Tuy chỉ nhỏ thôi nhưng em thấy cũng quan trọng.1. Kỹ thuật làm việc với biến.• Đặt tên cho biến: Tự xác định cho mình một phong cách đặt tên cho biến.:  Nếu là hằng thì luôn viết hoa Từ thứ nhất của biến không viết hoa. Các từ còn lại viết hoa và viết liền với nhau. Ví dụ: typeNode hoặc valueNode Dùng danh từ hoặc cụm danh từ đặt tên cho biến. Tên biến có tính gợi nhớ cao: Ví dụ: Trước đây để đặt tên cho một biến thể hiện biến đó là giá trị của Node: thì đặt luôn là Node trong khi đó loại giá trị của node lại đặt là type. Sau đó đặt lại là valueNode và typeNode• Khởi tạo biến. Luôn tránh việc dùng biến global một cách tối đa có thể Hầu hết các biến được khởi tạo ngay sau khi khai báo so với việc trước đây thường khá ít làm. Ví dụ: BinaryTree::node *root = NULL 2. Kỹ thuật viết mã chương trình hiệu quả.• Version 1 viết liền một mạch không có cách dòng giữa các phần chính. Như khai báo biến. Phần viết hàm. Hàm main … Giữa các hàm cũng không có dấu cách để phân biệt. Version 2 có khoảng cách giữa các phần rõ ràng. Những phần chung xếp lại cạnh nhau như các contructor, setter,…Giữa các chức năng cụ thể có để lại những khoảng phân biệnVí dụ ____________________InitBinaryTree_____________ //tất cả các hàm về khởi tạo cây ở đây _____________________DuyetTruoc________________ Hàm duyệt trước để ở đây ….• Đối với khoảng cách giữa các từ: Ví dụ: version 1node *SearchNode(node *root,char *type,ValueNode *valueNode); node *SearchNode(node *root, char *type, ValueNode *valueNode);Có khoảng cách giữa các từ sau dấu , hoặc dấu ; Hoặc là khi có logic && version 2 đã chữa lại thành && có dấu cách giữa 2 && để dễ sửa hoặc dễ nhận ra sai các dấu ) hoặc ( mỗi khi có lỗi.Hình thành thói quen viết: ví dụ: a=a+b; viết thành a = a + b; có dấu cách để dễ nhìn.Version 2: Luôn để dấu () khi có phép logic đôi khi cũng hơi máy móc.• Viết các biểu thức và phép toán theo đúng ý nghĩa:Version 1 viết: if(!root){ }->if(root != NULL)II. Hàm , Chương trình con1. Vấn đề rút gọn thành 1 hàm: version 1 có khá nhiều đoạn trùng mà hoàn toàn có thể tạo thành 1 hàm riêng biệt để có thể sử dụngswitch(*typeNode){case 'i':cin>>(valueNode->dataInt);break;case 'o':cin>>(valueNode->op);break;default:break;}Đoạn này được sử dụng lại 3 lần trong hàm Input. Và 1 lần trong hàm InitBinaryTree khi khỏi tạo root. ( lúc đầu) -> đổi thành 1 hàm InputValueNodevoid BinaryTree::InputValueNode(char *typeNode, BinaryTree::ValueNode *valueNode){switch(*typeNode){case 'i':cin>>(valueNode->dataInt);break;case 'o':cin>>(valueNode->op);break;default:break;}} Khi đó chỉ gọi hàm và truyền tham số. 2. Một hàm chỉ làm một nhiệm vụ: Version 2 phân chia thành nhiều hàm hơn. Mỗi hàm chỉ thực hiện 1 nhiệm vụ. Ví dụ hàm nhập Input chỉ thực hiện việc nhâp sau đó có hàm test để kiểm tra giá trị nhập. Không cho hàm vừa kiểm tra vừa nhập. Vấn đề này là một vấn đề rất hay đã giúp em rất nhiều để chương trình đơn giản, dễ sửa và sử dụng lại được các hàm đó.3. Version 1 khi viết các hàm ko có một lời giải thích. Chỉ viết hàm và nói qua về mục đích làm gì. Không nói rõ dl đầu vào. Và đầu ra cụ thể làm gì. Khi viết như thế đã rất nhiều lần viết hàm xong rồi lại cho thêm một nhiệm vụ khác vào hàm đó, rồi lại thêm. Cuối cùng nhiệm vụ của hàm lại bị đẩy sang một hướng khác. Cho nên khi viết hàm thì sẽ nêu rõ mục đích của hàm đó. Đầu ra và đầu vào tương ứng với thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.4. Version 2 viết theo kiểu top down, modun hóa dần. Phân chia các hàm cụ thể không bị trùng code như version 1. Không viết tự phát ( chỉ để suy nghĩ trong đầu) rồi viết như version 1.III. Những điểm cải tiến so với version 11. Sử dụng c++:Chương trình version 1 sử dụng c để viết. Các dữ liệu của node khai báo bằng struct. Version 2 viết bằng c++ khai báo lớp BinaryTree. Các thuộc tính của node đều ở trong lớp. 2. Vấn đề thuộc tính.Version 1 khai báo node chỉ có giá trị kiểu số nguyên không có kiểu char để thể hiện node cũng có thể là toán tử.( Không đúng với yêu cầu của đề bài. Version 2 viết lại các thuộc tính là kiểu hợp union có thể chứa cả 2 kiểu int là toán hạng và char là toán tửunion {int dataInt;char op;}Node;3. Vấn đề đệ quyTrong version 1 dùng thuật toán khử đệ quy đối với tất cả các chức năng là duyệt trước, sau , giữa và cả kiểm tra xem đó có phải là cây biểu thức không. Thuật toán khá lằng nhằng và tương đối là khó hiểu. Nếu người khác test thì tương đối là khó để phát hiện ra lỗi và sửa. Nhưng nó lại nhanh nếu làm nhiều node so với kiểu đệ quy. Khai báo thêm một struct stack để khử đệ quy.  Version 2 sử dụng đệ quy nên không có stack. Rất dễ hiểu. Rất dễ để test lỗi.Ví dụ: Hàm duyệt trước: void BinaryTree::DuyetTruoc(BinaryTree::node *root){if(root!=NULL){displayNode(root);DuyetTruoc(root->leftPointer);DuyetTruoc(root->rightPointer);}}//_end_DuyetTruoc.4. Thuật toán khởi tạo cây:Version 1 sử dụng cho người dùng nhập vào một giá trị n. Và chương trình sẽ tự khởi tạo một cây có n nút. Và cây đó là cây nhị phân đầy đủ. Khi đó phải sử dụng thêm một queue để thực hiện thuật toán này.  Version 2 dùng thuật toán cho phép người dùng nhập vào từng node một. Như thế sẽ đúng ý của người dùng hơn. Nhưng không có đồ họa người dùng phải tự vẽ cây ra giấy để biết cây như nào để có thể nhập tiếp theo( Do visual c++ khônng có đồ họa của c++ ). . BÀI TỰ CHỮA PHẦN BINARY TREEI. Phong cách lập trình: Phần làm có nhiều điểm sửa những cái nho nhỏ. Mong. lần trong hàm InitBinaryTree khi khỏi tạo root. ( lúc đầu) -> đổi thành 1 hàm InputValueNodevoid BinaryTree::InputValueNode(char

Ngày đăng: 12/08/2012, 23:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan