Một số anh hùng dân tộc

5 1.7K 2
Một số anh hùng dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tể tướng Mạc Đĩnh Chi Mạc Đĩnh Chi tự là Tiết Phu, sinh năm 1280 tại làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo nhưng rất thông minh, sống với người mẹ trong cảnh nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên ông cố gắng học hành. Nhờ có nghị lực, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là thần đồng của xứ Hải Đông. Năm Đại Khánh, vua nhà Nguyên sai sứ sang phong vương cho vua Trần Minh Tông, Mạc Đĩnh Chi được cử làm Chánh sứ sang đáp lễ. Trong khi đi sứ, ông biểu hiện tài năng xuất sắc về ngoại giao khiến triều đình nhà Nguyên vô cùng kính phục. Nữ Tướng Lê Chân Bà Lê Chân là một vị nữ tướng xuất sắc, với các chiến tích của bà được ghi dấu ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…

Tể tướng Mạc Đĩnh Chi Mạc Đĩnh Chi tự là Tiết Phu, sinh năm 1280 tại làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo nhưng rất thông minh, sống với người mẹ trong cảnh nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên ông cố gắng học hành. Nhờ có nghị lực, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là thần đồng của xứ Hải Đông. Năm Đại Khánh, vua nhà Nguyên sai sứ sang phong vương cho vua Trần Minh Tông, Mạc Đĩnh Chi được cử làm Chánh sứ sang đáp lễ. Trong khi đi sứ, ông biểu hiện tài năng xuất sắc về ngoại giao khiến triều đình nhà Nguyên vô cùng kính phục. Nữ Tướng Lê Chân Bà Lê Chân là một vị nữ tướng xuất sắc, với các chiến tích của bà được ghi dấu ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đưa quân gia nhập vào cuộc khởi nghĩa. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng tiên phuông, lập nhiều chiến công. Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định tháo chạy về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền, lo luyện tập quân sĩ và tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Viện đưa 2 vạn đại quân sang xâm lược. Vì cô thế và không để rơi vào tay giặc nên bà Lê Chân và Hai Bà Trưng trầm mình tự vẫn ở Hát Giang. Tổng Đốc Hoàng Diệu. 1828 – 1882 Năm 1873, sau khi chiếm được Nam Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà Ninh, sau đó giữ chức Thượng thư bộ Binh. Biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngay khi tới Hà Nội, tổng đốc Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp… Cuối cùng, biết không thể giữ được thành, ông một mình vào hành cung, thảo tờ di biểu: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ thẹn với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng…” Nguyễn Công Trứ 1778 – 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm, chính trực. sống đạm bạc. Đại Nam Thực Lục Chính Biên ghi lại câu chuyện cụ Nguyễn Công Trứ không chịu nhận tiền hối lộ của Phạm Nguyên Trung, Ngô Huy Phác, bắt giải cả hai người cùng tang vật sang Nam Định để xét xử về tội hối lộ. Thời gian làm Dinh điền sứ, Cụ nhận tiền gạo của triều đình cấp cho dân nghèo làm vốn, số tiền dư lại, Cụ đem nộp lại cho công khố. Cuối đời, cụ Nguyễn Công Trứ còn làm một việc rất cảm động, khi nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng, Cụ đã 80 tuổi, nhưng vẫn xin vua cho đi đánh Pháp. Danh tướng Phạm Ngũ Lão. Trong hai cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão đã lập được nhiều chiến công hiển hách. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai, Ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội hải thuyền của quân Nguyên và chiếm thành Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy về biên giới phía Bắc và chém chết hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng… Hai Bà Trưng và tiếng trống Mê Linh (40). Năm 34, Hán triều cử sứ đoàn do Tô Định cầm đầu xuống đồng bằng sông Hồng để tiến hành Hán hóa quận Giao Chỉ. Nhiệm vụ của tân Thái thú là phải xây dựng guồng máy nhằm biến quận Giao Chỉ thành mảnh đất trên bản đồ đại Hán. Tô Định đã tiến hành khủng bố, nhân danh thiên tử, đã áp dụng Hán luật vào đời sống dân Việt. Hai Bà Trưng nổi trống đồng khởi nghĩa năm 40, được dân Việt đồng thanh hưởng ứng khắp nơi và cuộc hành quân về Long Biên của Hai Bà đã thành công nhanh chóng… Bà Triệu và cuộc khởi nghĩa (248) Khi nói đến truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt, chúng ta thể không nhắc đến Bà Triệu, một phụ nữ đã không ngại hiểm nguy, xông pha trận mạc chống giặc Ngô xâm lấn cõi bờ… Sau Hai Bà Trưng, Bà Triệu cũng được lịch sử nước Việt xem là một anh thư khả kính của dân tộc và vẫn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt với lòng ngưỡng mộ và tự hào về giòng giống Lạc Hồng. Sử chép rằng, Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, còn được gọi là Triệu Trinh Nương, sinh ngày 02.10 nǎm Bính Ngọ (226) tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình hào trưởng. Bà là người nhanh nhẹn, tính tình vui vẻ và có trí lực hơn người… Thân thế và sự nghiệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đức Trần Hưng Đạo, người đã 3 lần anh dũng, liệt oanh phá tan các đạo quân Nguyên – Mông xâm lược, mở thêm trang sử hào hùng sau các triều đại huy hoàng và hiển hách của thời Lê, Lý. Kính mời quý thính giả tham khảo bài viết về “Thân thế và sự nghiệp của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn” để tưởng nhớ đến vị anh hùng đã hy sinh xương máu để gìn giữ được mảnh giang sơn gấm vóc cho nòi giống Tiên Rồng… Đức LÊ LỢI. Ngày 22.08 năm Nhâm Thìn, chúng ta lại một lần nữa tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bình Định Vương Lê Lợi, người đã cùng các hào kiệt phất cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập cho dân tộc… Anh hùng LÊ LAI. Ngày 21.08 năm Nhâm Thìn, chúng ta lại một lần nữa tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Lê Lai, người đã hy sinh để chủ tướng Lê Lợi thoát được vòng vây của quân Minh, hoàn thành sự nghiệp 10 năm kháng chiến giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Để ghi nhớ công lao này, Đức Bình Định Vương Lê Lợi đã căn dặn mọi người sau khi ngài mất đi, mỗi khi làm giỗ thì trước đó một ngày nhất định phải là giỗ của Lê Lai. Do đó, trong nhân gian mới có câu: “Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi” là vì vậy… Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Ngày 20.08 năm Nhâm Thìn, là ngày dân Việt tưởng niệm công ơn của Đức Thánh Trần, còn gọi là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi. Trước hiểm họa xâm lăng của Bắc phương đang lăm le thôn tính nước ta một lần nữa, toàn dân Việt trong và ngoài nước quyết noi gương anh hùng lẫm liệt của Ngài, nhất định không để dân tộc rơi vào cảnh nô lệ Bắc thuộc lần thứ năm… Phù Đổng Thiên Vương. Ngày mùng 08.04 năm Nhâm Thìn, là ngày tưởng niệm công ơn của đức Thánh Gióng. Huyền thoại về Đức Thánh Gióng đã thể hiện tinh thần và sức mạnh của dân tộc trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Mọi người trong làng Phù Đổng đều vui mừng đóng góp nuôi ăn cho cậu bé có hàm ý nói lên tinh thần Đồng Tâm Hiệp Lực chống ngoại xâm. Tinh thần này cần được thể hiện và phát huy mạnh mẽ trong giai đoạn Tổ Quốc lâm nguy để đồng bào khắp nơi đứng lên dẹp tan nội thù và chống giặc ngoại xâm… HAI BÀ TRƯNG – Anh Thư Nước VIỆT Ngày 27.02 là ngày giỗ Nhị vị Trưng Vương, hai vị anh thư đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc qua cuộc khởi nghĩa dựng lại nền tự chủ cho giòng giống Tiên Rồng, mặc dù chỉ kéo dài có mấy năm. Thế nhưng cuộc khởi nghĩa này đã gây rúng động cho triều đình Đại Hán, khơi dậy ý chí của con dân Việt suốt cả mấy trăm năm sau đó, với hàng chục cuộc khởi nghĩa khác nhau mà mục tiêu tối thượng là giành lại độc lập cho dân tộc… Áo Vải Cờ Đào Quang Trung Đại Đế Nước Việt Nam bị chia đôi từ giữa Thế kỷ thứ 16. Chúa Trịnh với vua Lê ở đàng ngoài, chúa Nguyễn ở đàng trong. Họ đánh nhau liên miên khiến dân chúng rất khổ sở. Ở ngoài Bắc, kiêu binh làm loạn, giết hại các quan trong triều. Ở miền Nam, Trương Phúc Loan chuyên quyền, hà hiếp, bóc lột dân chúng. Lúc ấy, ở ấp Tây Sơn có ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi lên chống lại chúa Nguyễn. Trong ba người này, Nguyễn Huệ là người khỏe mạnh và thông minh hơn cả. Thuở nhỏ, Nguyễn Huệ theo học thầy giáo Hiến. Nguyễn Huệ học rất chăm chỉ nên giỏi cả về văn lẫn về võ…… VUA QUANG TRUNG VÀ CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA Ngày mồng 5 Tết và cũng là ngày giỗ trận Đống Đa để tưởng niệm chiến công hiển hách của đức Quang Trung – Nguyễn Huệ và thế hệ Tây Sơn anh dũng đã đánh đuổi 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1789… Đức Ngô Quyền và trận Bạch Đằng Đức Ngô Quyền, hay còn gọi là Tiền Ngô Vương, vào năm Mậu Tuất (938), người đã lãnh đạo quân dân nước Việt tiêu diệt đạo quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. Sau chiến thắng lẫy lừng này, Ngài lên ngôi và trị vì từ năm 939 đến năm 944… ĐỨC NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẰNG BẠCH ĐẰNG Với chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng của đức Ngô Quyền, dân tộc Việt đã kết thúc hơn một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc Việt. Từ đó, đức Ngô Quyền được xem là một đại anh hùng của dân tộc Việt vì đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài gần 1000 năm của dân tộc Việt… (Nguồn: Internet) . Định đã tiến hành khủng bố, nhân danh thiên tử, đã áp dụng Hán luật vào đời sống dân Việt. Hai Bà Trưng nổi trống đồng khởi nghĩa năm 40, được dân Việt đồng thanh hưởng ứng khắp nơi và cuộc. cảm động, khi nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng, Cụ đã 80 tuổi, nhưng vẫn xin vua cho đi đánh Pháp. Danh tướng Phạm Ngũ Lão. Trong hai cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão đã lập được. Nương, sinh ngày 02.10 nǎm Bính Ngọ (226) tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, trong một gia đình hào trưởng. Bà là người nhanh nhẹn, tính tình vui vẻ và có trí lực hơn người… Thân thế và sự

Ngày đăng: 17/06/2014, 17:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan