nghiên cứu thành phần hóa học của hạt macadamia (macadamia integrifolia (maiden-betche)) ở đắc lắc – việt nam

48 1.7K 7
nghiên cứu thành phần hóa học của hạt macadamia (macadamia integrifolia (maiden-betche)) ở đắc lắc – việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 4 Danh mục bảng và hình ảnh 5 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Đối tượng nghiên cứu 7 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu 7 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Bố cục luận văn 8 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9 1.1. Giới thiệu chung về họ Quắn hoa (Proteaceae) 9 1.1.1. Phân loại 9 1.1.2. Mô tả chung 9 1.1.3. Phân bố 10 1.1.4. Trồng và sử dụng 10 1.2. Chi Macadamia 11 1.3. Các đặc điểm thực vật học của loài M. tetraphylla và M. integrifolia 12 1.3.1. Macadamia tetraphylla (L.A.S Johnoson) 12 1.3.2. Macadamia integrifolia (Maiden Betche) 13 1.4. Giá trị dinh dưỡng và ứng dụng của hạt M. tetraphylla và M. integrifolia 15 1.5. Một số nghiên cứu về chi Macadamia 16 Chương 2. THỰC NGHIỆM 19 2.1. Thu và xử lí mẫu hạt 19 2.2. Xác định các chỉ số vật lý và hóa học của chất béo 19 2.2.1. Xác định hàm lượng dầu béo 19 2.2.2. Xác định chỉ số vật lý của chất béo 19 2.2.3. Xác định các chỉ số hóa học của chất béo 19 1 2.2.3.1. Chỉ số axit 19 2.2.3.2. Chỉ số xà phòng hóa 20 2.2.3.3. Chỉ số este 21 2.2.3.4. Chỉ số iot 21 2.2.3.5. Chỉ số peroxit 22 2.3. Chiết xuất và xác định thành phần hóa học của dịch chiết 23 2.3.1. Chiết xuất bằng các dung môi hữu cơ 23 2.3.2. Xác định TPHH của dịch chiết và xác định hàm lượng amino axit trong phần bã 24 2.4. Thử hoạt tính sinh học của các cao chiết 25 2.5. Phân lập cấu tử từ dịch chiết và xác định cấu trúc 26 2.5.1. Phân lập cấu tử từ cao MHE 26 2.5.2. Phân lập cấu tử từ cao MHSH 27 2.5.3. Xác định cấu trúc 27 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 3.1. Các chỉ số vật lý và hóa học của dầu macadamia 29 3.1.1. Chỉ số vật lý của chất béo 29 3.1.2. Các chỉ số hóa học của chất béo 29 3.1.2.1. Chỉ số axit 29 3.1.2.2. Chỉ số xà phòng hóa 29 3.1.2.3. Chỉ số este 30 3.1.2.4. Chỉ số iot 30 3.1.2.5. Chỉ số peroxit 30 3.2. Thành phần hóa học các dịch chiết 31 3.4.1. Thành phần axit béo 31 3.4.1. Thành phần amino axit 33 3.4.2. Thành phần hóa học cao MHSE 34 3.4.2. Thành phần sterol của cao MHSH 35 3.3. Xác định cấu trúc của một số cấu tử đã được phân lập 36 3.3.1. Cấu trúc của MHE1 37 3.3.2. Cấu trúc của chất rắn NHSH3 39 2 3.4. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các cao chiết 42 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH Bảng 1.1. Thành phần các hợp chất phenol trong dầu nhân và vỏ hạt M. integrifolia Hawaii 16 Bảng 3.1. Thành phần axit béo của dầu macadamia Đắc Lắc 31 Bảng 3.2. Thành phần amino axit của hạt macadamia 33 Bảng 3.3. Thành phần hóa học của cao MHSE theo kết quả GC/MS 35 Bảng 3.4. Thành phần sterol trong cao MHSH theo kết quả GC/MS 35 Bảng 3.5. Gán ghép tín hiệu phổ tương ứng cho các nguyên tử C và H của MHE1 37 Bảng 3.6. Bảng so sánh dữ liệu phổ 1 H-NMR của NHSH3 và Stigmast-5-en-3β-ol trong CDCl 3 , 500MHz 40 Bảng 3.7. Bảng so sánh dữ liệu phổ 13 C-NMR của NHSH3 và Stigmast-5-en-3β-ol trong CDCl 3, 125MHz 40 Bảng 3.8. Kết quả thử hoạt tính sinh học đối với cao MH và ME 42 Hình 1.1. Lá, hoa, quả Macadamia tetraphylla 13 Hình 1.2. Lá, hoa, quả, hạt và nhân hạt Macadamia integrifolia 14 Hình 3.1. Các tương tác HMBC (H→C) chính trong phân tử MHE1 38 4 Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 13 C-NMR Cộng hưởng từ hạt nhân 13 C 2D-NMR Cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều d dublet EI-MS Khối phổ va chạm electron FT-IR Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier GC/MS Sắc ký khí - khối phổ liên hợp 1 H-NMR Cộng hưởng từ hạt nhân 1 H J (Hz) Hằng số tương tác tính bằng Hz LC/MS/MS Sắc ký lỏng - khối phổ liên hợp M. Macadamia m multiplet ME Dịch chiết etyl axetat của nhân hạt macadamia MH Dịch chiết n-hexan của nhân hạt macadamia MHSE Dịch chiết đietyl ete (sau khi rửa bằng nước cất đến pH=7) từ hỗn hợp thu được khi xà phòng hóa cao MH MHSH Dịch chiết n-hexan (sau khi rửa bằng nước cất đến pH=7) từ hỗn hợp thu được khi xà phòng hóa cao MH MHE Nước rửa của dịch chiết đietyl ete đem axit hóa rồi chiết lấy phần không tan trong nước (lớp trên) MUFA Axit béo bất bão hòa đơn PUFA Axit béo bất bão hòa đa R f Yếu tố làm chậm trễ s singulet SKBM Sắc ký bản mỏng SFA Axit béo bão hòa t triplet TPHH Thành phần hoá học UV Tử ngoại δ (ppm) Độ chuyển dịch hóa học tính bằng ppm 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên hệ thực vật hết sức đa dạng và phong phú. Có rất nhiều giống cây trồng thích hợp với khí hậu và đất đai Việt Nam đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nước và có giá trị xuất khẩu như: Chè, tiêu, cà phê, ca cao… Bên cạnh những chủng loại cây nông lâm nghiệp truyền thống đó, các nhà khoa học không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và triển khai nhiều dự án để tìm ra nhiều giống cây mới có giá trị cao hơn. Nổi bật nhất trong số những giống cây trồng mới về giá trị kinh tế là cây macadamia (ở nước ta tạm gọi là mắc ca). Một loại cây lấy hạt có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới Australia được ví như là hoàng hậu của các loại quả khô bởi giá trị dinh dưỡng của nó. Các nghiên cứu khác nhau về thành phần hạt macadamia các địa điểm khác nhau trên thế giới có sự chênh lệch đáng kể; nhưng có thể ước lượng trung bình bao gồm chất béo khoảng 75%, chất đạm 7,9-8,4%, đường 4%, nước 1-1,5%, các hợp chất phenolic, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể [14], nên hạt macadamia được đánh giá rất cao và được xem là rất tốt cho sức khỏe. Hiện nay hạt macadamia được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. nước ta, hạt macadamia chưa được biết đến nhiều nhưng trên thế giới đã có một nền công nghiệp macadamia. Macadamia là giống cây duy nhất xuất xứ từ Châu Úc được trồng tại các quốc gia khác có khi hậu ẩm, cận nhiệt đới. Bên cạnh vùng trồng chính là Châu Úc với 600 nông trại thì Hawaii được xếp hạng hai. Phần còn lại khoảng 30% được trồng tại các nước như New Zealand, Nam Phi, Kenia, Malawi, Israel, Brazil, Mỹ và Paraguay [2] [13]. Từ năm 1999, trung tâm giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã bắt đầu trồng thử nghiệm cây macadamia tại Ba Vì (Hà Nội) và huyện Krông Năng (Đắc Lắc). Các tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An cũng đã nhập một số cây này về trồng và đã bắt đầu cho quả. Năm 2002, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã trồng 1 ha tại TP Buôn Ma Thuột và Trung tâm nghiên cứu Thuỷ Nông Lâm Gia Lai trồng 1 ha với mật độ trồng thuần trên 400 cây/ha. Năm 2005, các cây giống macadamia tiếp tục trồng thực nghiệm theo hình thức xen với 6 cây cà phê chè, cà phê vối và cây ca cao tại TP Buôn Ma Thuột và tỉnh Lâm Đồng [24], [27]. Những báo cáo của các dự án cho thấy việc trồng macadamia Việt Nam có khả năng thúc đẩy các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước đồng thời giúp mở rộng sản phẩm macadamia từ cây công nghiệp có giá trị cao ra phạm vi toàn cầu. Chính vì mới được du nhập vào nước ta chưa lâu và đang được trồng thử nghiệm, hiện nay các trung tâm nghiên cứu cây macadamia cũng chỉ mới cho quả bói nên chưa tìm thấy nghiên cứu hóa học nào về hạt này Việt Nam. Do đó, trong luận văn của mình, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học của hạt macadamia (Macadamia integrifolia (Maiden-Betche)) Đắc Lắc Việt Nam” nhằm làm rõ thành phần, hàm lượng cũng như tính chất của một số hợp chất hóa học có trong hạt macadamia trồng Việt Nam góp phần đưa hạt macadamia lên ngôi “hoàng hậu của các loại quả khô” Việt Nam. 2. Đối tượng nghiên cứu Các dịch chiết từ hạt macadamia được lấy từ trung tâm nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên tại thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đắc Lắc. 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu + Xác định hàm lượng, một số chỉ số vật lý, hóa họcthành phần hóa học của dịch chiết n-hexan đối với nhân hạt. + Xác định thành phần và hàm lượng amino axit có trong phần nhân hạt sau khi loại béo bằng dung môi n-hexan. + Phân lập, xác định cấu trúc cấu tử chính từ dịch chiết của dung môi n- hexan của nhân hạt. + Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết n-hexan và etyl axetat của nhân hạt. 4. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, TPHH, tình hình nghiên cứu và ứng dụng của một số loài thuộc chi Macadamia trên thế giới. 7 * Nghiên cứu thực nghiệm: - Chiết dầu béo trong dung môi n-hexan bằng phương pháp ngâm dầm. - Xác định các hằng số vật lý và chỉ số hóa học đặc trưng của chất béo : Phương pháp xác định tỉ trọng, chỉ số axit, chỉ số xà phòng hóa, chỉ số iot, chỉ số peroxit. - Xác định TPHH của dịch chiết: Phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS), phương pháp sắc lý lỏng khối phổ liên hợp (LC/MS/MS). - Phân lập cấu tử chính bằng phương pháp sắc ký cột hoặc kết tinh lại (nếu có kết tinh), SKBM. - Xác định cấu trúc của cấu tử phân lập được bằng các loại phổ hiện đại như: FT-IR, 1 H-NMR, 13 C-NMR, DEPT, MS, COSY, HSQC, HMBC. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm 47 trang, trong đó có 8 bảng và 3 hình. Ngoài phần mục lục (3 trang), danh mục ký hiệu và chữ viết tắt (1 trang), danh mục bảng biểu và hình ảnh (1 trang), phần mở đầu (3 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang) và tài liệu tham khảo (3 trang, 28 tài liệu), nội dung của luận văn được chia làm 3 chương, bao gồm: + Chương 1. Tổng quan (10 trang) + Chương 2. Thực nghiệm (10 trang) + Chương 3. Kết quả và thảo luận (14 trang). 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về họ Quắn hoa (Proteaceae) [10], [25] 1.1.1. Phân loại Họ Proteaceae hiện nay được chia ra thành 5 phân họ, bao gồm: Bellendenoideae, Persoonioideae, Symphionematoideae, Proteoideae và Grevilleoideae. Proteaceae là họ tương đối lớn, với khoảng 80 chi và 1.600 loài. Việt Nam có 3 chi và khoảng 15 loài. Các chi được biết đến nhiều nhất bao gồm Protea, Banksia, Embothrium, Grevillea, Hakea, Dryandra và Macadamia. 1.1.2. Mô tả chung 1.1.2.1. Hoa, quả nhiều chi, cụm hoa thường to và rất sặc sỡ, chứa nhiều hoa nhỏ mọc dày đặc thành một đầu hay bông kết chặt, trừ các loài thuộc chi Adenanthos lại có các hoa mọc riêng lẻ. Cụm hoa thường hình bông xuất phát từ nách lá dài khoảng 20 cm với nhiều hoa hơi hình ống dài phình 2 đầu. Hoa phần lớn lưỡng tính, đều hay hơi không đều, mẫu 4, không có cánh hoa, 1 vòng bao hoa dính tạo thành ống phình gốc và đỉnh, khi nở bao hoa cuộn ra ngoài. Đài dạng cánh hoa. Nhị 4 đối diện với các thùy bao hoa. Bầu 1 ô. phần lớn các loài thuộc họ Proteaceae thì cơ chế thụ phấn mang đặc tính chuyên biệt hóa cao, với việc sử dụng "vùng dẫn dụ phấn hoa", một khu vực trên đỉnh vòi nhụy phô bày phấn hoa. Quả đại, quả hạch hay hạch khô, đôi khi quả có cánh. Quả không mở hay mở bằng khe nứt. 1.1.2.2. Thân, lá, rễ Proteaceae nói chung là các cây thân gỗ hay cây bụi, ngoại trừ một số loài thuộc chi Stirlingia là cây thân thảo. Chúng là cây thường xanh, với lá dao động mạnh về kích thước, hình dáng và mép lá. Lá đơn, nguyên hoặc có răng cưa nhọn hay chia thùy, mọc cách, thường cục lại đầu cành có lá kèm. Rễ kiểu quắn hoa (rễ cụm), các rễ cụm này là các khối rễ con bên và lông tơ tạo thành một bề mặt hấp thụ tỏa tròn, sinh ra dưới lớp lá rụng trong mùa tăng 9 trưởng và thường teo lại vào cuối mùa tăng trưởng. Chúng là sự thích nghi để phát triển trong các loại đất nghèo phốt pho, làm tăng mạnh khả năng tiếp xúc của cây với nguồn nước và dưỡng chất khan hiếm bằng cách gia tăng bề mặt hấp thụ của rễ. 1.1.3. Phân bố Proteaceae là họ chủ yếu Nam bán cầu, với các trung tâm đa dạng chính Australia và Nam Phi. Nó cũng có tại miền Trung châu Phi, Nam và Trung Mỹ, Ấn Độ, miền Đông và Đông Nam châu Á, các đảo của châu Đại Dương. 1.1.4. Trồng và sử dụng Nhiều loài Proteaceae được trồng trong vườn ươm làm hàng rào do tán lá và hoa nổi bật và đặc biệt của chúng. Một vài loài có tầm quan trọng đối với ngành trồng hoa, đặc biệt các loài trong chi Banksia và Protea. Một số loài trồng để lấy hạt như hai loài của chi MacadamiaMacadamia integrifoliaMacadamia tetraphylla và loài Gevuina avellana được trồng tại Chile và New Zealand, hạt của chúng cũng ăn được và được sử dụng trong công nghiệp dược mỹ phẩm để dưỡng da, là thành phần của kem chống nắng do các tính chất giữ ẩm của nó. Các loài có giá trị như là các cây cảnh do chúng có thể tạo ra cảnh quan đẹp kỳ lạ tại các khu vực có khí hậu ôn đới, như các loài Chile sau: Lomatia ferruginea, Lomatia hirsuta. Embothrium coccineum (cây lửa Chile hay Notro) có giá trị cảnh quan do nó có hoa màu đỏ thẫm, phát triển tốt trên đảo Anh và có thể thấy tại quần đảo Faroe vĩ độ 62° vĩ Bắc. Trong số các loài Banksia, nhiều loài được trồng tại khu vực Địa Trung Hải và vùng có khí hậu hải dương. Chúng được trồng vì độ cao của mình. Trong số các loài cao nhất có: B. integrifolia với phân loài B. integrifolia subsp. Monticola là loài Banksia thân gỗ cao nhất và chịu đựng sương giá tốt hơn cả. B. grandis , B. prionotes, B. marginata, B. coccinea và B. speciosa được trồng trong các công viên, vườn và ven đường phố. Phần còn lại của chi này là khoảng 170 loài cây bụi, nhưng vẫn có thể có giá trị vì hoa đẹp của chúng. Một vài loài trong khí hậu ôn đới cũng được trồng quy mô địa phương tại Australia bởi vẻ đẹp của chúng: Persoonia pinifolia (geebung lá thông) vì hoa vàng 10 [...]... tăng trưởng và duy trì xương cả trẻ em và người lớn Lysin liên quan đến việc sản xuất ra kháng thể cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh [26] Không tìm thấy tryptophan trong các amino axit của hạt macadamia Đắc Lắc trong khi một nghiên cứu của Monaghan hạt macadamia của một số dòng vô tính Hawaii cho thấy sự có mặt của tryptophan với hàm lượng 0,7g/100g protein [13] 3.2.3 Thành phần hóa học cao... Cycloeucalenol (hàm lượng % đây là hàm lượng trên tổng hàm lượng sterol trong mẫu) Nhận xét: Có 6 loại phytosterol tìm thấy trong hạt macadamia Đắc Lắc trong đó gama-sitosterol chiếm hàm lượng cao nhất So sánh với thành phần sterol của hạt Macadamia tetraphylla New Zealand [11] cho thấy hạt Macadamia integrifolia Đắc Lắc có một số sterol mà hạt Macadamia tetraphylla New Zealand không có như:... Savage đã nghiên cứu về thành phần axit béo, tocopherols, sterols và độ bền oxi hóa của hạt M tetraphylla New Zealand [11]: Các tác giả đã nghiên cứu thành phần của 4 dòng vô tính khác nhau của loài M tetraphylla 7 vùng khác nhau New Zealand Dầu béo được chiết từ nhân hạt bằng phương pháp chiết Soxhlet trong dung môi ete dầu hỏa Tổng lipid chiết được từ nhân là 6 9–7 8 (g/100g) nhân Độ bền oxi hóa xác... Marisa M Wall đã nghiên cứu về thành phần lipid đặc trưng, tính ổn định oxi hóa và hoạt tính chống oxi hóa của M integrifolia Hawaii [20]: Bảy dòng vô tính của loài M integrifolia Trạm thí nghiệm Nông nghiệp Hawaii đã được nghiên cứu Dầu béo được chiết từ nhân bằng phương pháp chiết soxhlet trong dung môi ete dầu hỏa Tổng lượng dầu là 6 8–7 2% (2006) và 6 4–6 9% (2007) Độ bền oxi hóa của dầu chiết đã... tryptophan với hàm lượng 0,7g/100g protein [13] 3.2.3 Thành phần hóa học cao MHSE Bằng phương pháp GC/MS, đã xác định được thành phần hóa học của cao MHSE Sắc ký đồ GC/MS cao MHSE được đưa ra trang P4 phần phụ lục Thành phần hóa học cao MHSE được đưa ra bảng 3.3 Bảng 3.3 Thành phần hóa học của cao MHSE STT 1 2 3 4 5 6 Thời gian lưu Hàm lượng (phút) (%) Tên chất 21.195 10.87 Axit 9-hexadecenoic (92%) 21.383... OH 32 3.2.2 Thành phần amino axit Phần nhân macadamia sau khi loại béo bằng dung môi n-hexan được thủy phân bằng dd HCl 6N và xác định hàm lượng amino axit trong mẫu bằng phương pháp LC/MS/MS tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển sắc ký thành phố Hồ Chí Minh Sắc ký đồ được đưa trang P6 phần phụ lục Kết quả cụ thể bảng 3.2 Bảng 3.2 Thành phần amino axit của hạt macadamia Đắc Lắc Amino axit Thiết... nhiên - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội 28 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3 3.1 Các chỉ số vật lý và hóa học của dầu macadamia Hàm lượng dầu béo thu được: H% = 900 − 275,5 100% ; 69, 4% 900 Nhân hạt macadamia Đắc Lắc có hàm lượng dầu béo cao tương tự như New Zealand (69-78%) [11] hay Hawaii (68-72%) [20] và tương đương với một số hạt giống khác như:... trong nhân hạt) 0,37 0,32 0,33 0,31 0,2 0,25 0,6 0,05 0,21 0,35 1,32 0,00 0,01 0,61 0,18 0,28 0,01 5,41 Nhận xét: Theo kết quả trên cho thấy hàm lượng amino axit tổng của nhân hạt macadamia Đắc Lắc là 5,41% là khá cao song so với các loại hạt khác như hạnh nhân, hạt điều, hạt phỉ, óc chó, hồ đào, đỗ tương thì hàm lượng amino axit tổng của hạt macadamia thấp hơn chút ít [8], [14] Tuy vậy, hạt macadamia. .. thoảng mùi thơm của bơ sữa bò rất hấp dẫn, giòn mà không cứng như hạt điều, hạt lạc Nếu so sánh với hàm lượng chất béo sau khi rang của lạc nhân là 44,8%, hạt điều 47%, hạnh nhân 51%, hạt hạch đào 63% thì hàm lượng dầu béo 6975% trong nhân macadamia rõ ràng là cao hơn hẳn [28] Theo những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới về hạt macadamia, điều đặc biệt của dầu chiết ra từ hạt này là hàm... thấy hạt macadamia Đắc Lắc 3.3 Xác định cấu trúc của một số cấu tử đã được phân lập 3.3.1 Xác định cấu trúc của MHE1 Phổ FT-IR (trang P11 phụ lục) - Vân hấp thụ 2674 cm -1 (trung bình) là dao động hóa trị đặc trưng của nhóm OH trong phân tử axit (dime); 1293 cm -1 (mạnh) là đỉnh hấp thụ của dao động hóa trị liên kết C-O; đỉnh sắc nhọn cường độ mạnh 1707 cm -1 đặc trưng cho dao động hóa trị của . Nghiên cứu thành phần hóa học của hạt macadamia (Macadamia integrifolia (Maiden-Betche)) ở Đắc Lắc – Việt Nam nhằm làm rõ thành phần, hàm lượng cũng như tính chất của một số hợp chất hóa học có. 1.1. Thành phần các hợp chất phenol trong dầu nhân và vỏ hạt M. integrifolia ở Hawaii 16 Bảng 3.1. Thành phần axit béo của dầu macadamia ở Đắc Lắc 31 Bảng 3.2. Thành phần amino axit của hạt macadamia. chất hóa học có trong hạt macadamia ở trồng ở Việt Nam góp phần đưa hạt macadamia lên ngôi “hoàng hậu của các loại quả khô” ở Việt Nam. 2. Đối tượng nghiên cứu Các dịch chiết từ hạt macadamia được

Ngày đăng: 16/06/2014, 13:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.3.2. Xác định TPHH của dịch chiết và xác định hàm lượng amino axit

  • trong phần bã 24

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 2.2. Xác định các chỉ số vật lý và hóa học của chất béo

      • 2.2.1. Xác định hàm lượng dầu béo

      • Tách bỏ lớp vỏ cứng ở ngoài thu được nhân, giã nhỏ sau đó ngâm chiết kiệt trong dung môi n-hexan 5 lần. Cân khối lượng nhân hạt trước và sau khi chiết.

      • 27. Đặng Đinh Đức Phong - Viện KHKTNLN Tây Nguyên (2011), “ Cây maca, tiềm năng và triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên”, http://www.thanhphattpt.vn, 18/5/2011.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan