giáo án nghề điện dân dụng phổ thông 150 tiết

178 3.8K 13
giáo án nghề điện dân dụng phổ thông 150 tiết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

giáo án nghề điện dân dụng dành cho phổ thông 150 tiết chuẩn sở lao động thương binh và xã hội...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng Số tiết: 01 GIÁO ÁN SỐ: 01 Tiết PPCT: 01 Ngày soạn: / / / Ngày dạy: / / đến ngày / / CHƯƠNG MỞ ĐẦU BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS: - Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. - Biết được triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng. - Biết mục tiên, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện dân dụng. II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 1. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu nội dung bài 1SGK. - Một số ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Hình vẽ hoặc sơ đồ miêu tả vị trí của điện năng trong trong sản xuất và đời sống. (Nếu có) III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy học 2. Bài mới PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu vị trí, vai trò của điện năng trong sản .xuất và đời sống GV: Giới thiệu vị trí , vai trò của điện năng trong sản xuất, đời sống HS: Tìm hiểu, nhận xét. GV: Nhấn mạnh vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống HS: đọc SGK GV: Nêu ra nhiều dẫn chứng cụ thể trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao nói điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống? HS: Trả lời câu hỏi. I/ Vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. 1. Vị trí, vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì: - Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có khả năng truyền tải đi xa với hiệu suất cao. - Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng được tự động hóa và điều khiển từ xa dễ dàng. - Dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác. - Trong sinh hoạt điện năng đóng vai trò Giáo viên : Doãn Trung Quân 1 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng GV: Kết luận. HS: Ghi tóm tắt vào vở. Hoạt động 2: Giới thiệu vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng. GV: Giới thiệu vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng. đặt câu hỏi Em có thể cho biết trong ngành điện có những nghề nào? HS: Tìm hiểu trả lời câu hỏi GV: Nhận xét HS: Tóm tắt ghi vào vở.đọc SGK GV: Giới thiệu nghề điện dân dụng và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết những hoạt động của nghề điện dân dụng? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận. HS: Ghi tóm tắt vào vở. GV: Hỏi vai trò của nghề điện dân dụng? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận. HS: Ghi tóm tắt vào vở. Hoạt động 3: Trình bày triển vọng của nghề điện dân dụng. GV: Nêu những dẫn chứng cụ thể và quan trọng, nhờ có điện năng các thiết bị điện, điện tử dân dụng, các thiết bị nghe nhìn mới làm việc được. Nhờ có điện năng có thể năng cao năng suất lao động, cải thiện dời sống, góp phần thúc đẩy cách mạng khoa học KT. 2. Vị trí vai trò của nghề điện dân dụng * Nghề điện là một trong rất nhiều nghề của ngành điện. Ngành điện có thể chia thành các nhóm nghề chính sau: - Sản xuất truyền tải và phân phối điện năng. - Chế tạo vật tư và các thiết bị điện. - Đo lường, điều khiển, tự động hóa quá trình sản xuất. - Sửa chữa những hỏng hóc của các thiết bị điện, mạng điện, các vật tư, sửa chữa đồng hồ đo điện - Nghề điện dân dụng. * Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ điện như: - Lắp đặt mạng điện nhỏ và mạng điện sinh hoạt. - Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. - Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện gia đình, các thiết bị và đồ dùng điện gia đình. =>Nghề điện dân dụng giữ vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển của ngành điện, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. II/ Triển vọng phát triển vọng của nghề điện dân dụng Giáo viên : Doãn Trung Quân 2 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng lần lượt theo thời gian của sự phát triển nghề điện dân dụng. HS: Đọc sách GV: Đưa ra câu hỏi: Em có thể nêu ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sự phát triển nghề điện dân dụng.? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Tóm tắt và khẳng định nghề điện dân dụng ngày càng phát triển hiện đại. - Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Sự phát triển nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển của ngành điện, với tốc độ đô thị hóa nông thôn và tốc độ xây dựng nhà ở. - Có điều kiện phát triển không những ở thành thị mà cả ở nông thôn , miền núi. - Nghề điện dân dụng ngày càng phát triển để đáp ứng với các thiết bị điện hiện đại, đồ dùng điện ngày càng ưu việt, thông minh, tinh xảo. Hoạt động 4: Tổng kết giờ dạy - GV tổng kết nhấn mạnh kiến thức phần trọng tâm của bài. - Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi - Trình bày vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng. o0o Tổ Trưởng Ngày Tháng Năm 2013 Giáo Viên Doãn Trung Quân Giáo viên : Doãn Trung Quân 3 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng Số tiết: 01 GIÁO ÁN SỐ: 02 Tiết PPCT: 02 Ngày soạn: / / / Ngày dạy: / / đến ngày / / BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG (Tiếp) I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS: - Biết được vị trí, vai trò của điện năng và nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. - Biết được triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng. - Biết mục tiên, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề điện dân dụng. II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 3. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu nội dung bài 1SGK. - Một số ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng. 4. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tài liệu, tranh vẽ. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong dạy học 2. Bài mới PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Trình bày mục tiêu giáo dục nghề điện dân dụng. GV: Giới thiệu mục tiêu về kiến thức giáo dục nghề điện dân dụng và đặt câu hỏi: Học nghề điện dân dụng cần phải nắm được những kiến thức gì? HS: Lắng nghe trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nội dung tóm tắt vào vở. III/ Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng 1. Mục tiêu a) Về kiến thức - Biết những kiến thức cần thiết về an toàn lao động của nghề. - Biết được những kiến thức cơ bản cần thiết về đo lường điện trong nghề điện dân dụng. - Hiểu được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản một số đồ dùng điện trong gia đình. - Hiểu được những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà đơn giản. - Biết tính toán , thiết kế máy biến áp Giáo viên : Doãn Trung Quân 4 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng GV: Giới thiệu mục tiêu về kĩ năng, thái độ giáo dục nghề điện dân dụng và đặt câu hỏi: Học nghề điện dân dụng cần phải rèn kĩ năng gì? cần có thái độ như thế nào? HS: Lắng nghe trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nội dung tóm tắt vào vở. Hoạt động 2: Trình bày phương pháp học tập nghề điện dân dụng. GV:Giới thiệuphương pháp học tập nghề điện dân dụng và đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề điện dân dụng? HS: Lắng nghe trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, kết luận HS: Ghi nội dung tóm tắt vào vở. một pha công suất nhỏ. - Biết những kiến thức cần thiết về đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng. b) Về kĩ năng - Sử dụng dụng cụ một cách hợp lý, đúng kĩ thuật. - Thiết kế, chế tạo MBA một pha C/ nhỏ - Thiết kế , lắp đặt mạng điện trong nhà đơn giản. - Tuân thủ những qui địng an toàn lao động của nghề trong quá trình học tập. - Tìm hiểu những thông tin cần thiết về nghề điện. c) Về thái độ - Học tập nghiêm túc. - Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động, giữ VS môi trường. - Yêu thích, hứng thú với công việc, có ý thức chủ động, lựa chọn nghề nghiệp tương lai. 2. Nội dung chương trình giáo dục nghề điện dân dụng (SGK) IV/ Phương pháp học tập nghề điện dân dụng. Để học tốt nghề điện dân dụng, trong quá trình học tập h/s cần chú ý: 1. Hiểu rõ mục tiêu bài học trước khi học bài mới. 2. Tích cực tham gia xây dựng cách học theo cặp, nhóm. 3. Chú trọng phương pháp học thực hành. Hoạt động 3: Tổng kết giờ dạy - GV tổng kết nhấn mạnh kiến thức phần trọng tâm của bài. - Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi Giáo viên : Doãn Trung Quân 5 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng - Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề điện dân dụng? - Dặn dò HS tìm hiểu trong thực tế về an toàn lao động trong giáo dục nghề phổ thông. o0o Tổ Trưởng Ngày Tháng Năm 2013 Giáo Viên Doãn Trung Quân Giáo viên : Doãn Trung Quân 6 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng Số tiết: 01 GIÁO ÁN SỐ: 03 Tiết PPCT: 03 Ngày soạn: / / / Ngày dạy: / / đến ngày / / BÀI II: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG I/ MỤC TIÊU - Biết được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Nêu được những nguyên nhân thường gây tai nạn và biện pháp bảo vệ an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Thực hiện đúng những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi học tập và thực hành. II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 1. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu nội dung bài 2 SGK. - Một số ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng. 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Tranh vẽ hình 2.1 SGK III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra cũ: Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề điện dân dụng? 2. Bài mới PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng. GV: Giới thiệu về tai nạn điện. Những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nhanh và nguy hiểm,có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn điện, nhưng thường do người lao động chủ quan không thực hiện các quy định an toàn điện. Đặt câu hỏi: Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra tai nạn điện? I/ Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghề điện dân dụng. 1. Tai nạn điện. Tai nạn điện thường do một số nguyên nhân sau: - Không cắt điện trước khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch điện. - Do chỗ làm việc chật hẹp, người làm vô ý chạm vào bộ phận mang điện. - Do sử dụng các đồ dùng điện có vỏ bọc bằng kim loại như quạt bàn là, bếp điện, nồi cơm điện, tủ lạnh vv bị hư Giáo viên : Doãn Trung Quân 7 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng HS: Tìm hiểu trả lời câu hỏi. GV: Nhấn mạnh nguyên nhân gây ra tai nạn điện HS: Ghi tóm tắt vào vở. GV: Nhấn mạnh: Tai nạn điện do điện giật chiếm tỉ lệ rất lớn, chiếm khoảng 80% số vụ tai nạn điện. GV: Ngoài những nguyên nhân trên còn do nguyên nhân nào nữa? HS: Trả lời câu hỏi GV: Tóm tắt HS: Ghi vào vở hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ. - Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp vv - Đến gần những nơi dây điện đứt xuống đất. 2. Các nguyên nhân khác - Do phải làm việc trên cao - Do công việc lắp đặt điện còn phải thực hiện một số công việc cơ khí như khoan, đục vv Cần phải chú ý khi thực hiện để đảm bảo an toàn không xảy ra tai nạn. Hoạt động 2: Tổng kết giờ dạy - GV tổng kết nhấn mạnh kiến thức phần trọng tâm của bài. - Giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi - Nêu một số nguyên nhân gây tai nạn điện? o0o Tổ Trưởng Ngày Tháng Năm 2013 Giáo Viên Doãn Trung Quân Giáo viên : Doãn Trung Quân 8 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng Số tiết: 01 GIÁO ÁN SỐ: 04 Tiết PPCT: 04 Ngày soạn: / / / Ngày dạy: / / đến ngày / / BÀI II: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG (Tiếp) I/ MỤC TIÊU - Biết được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Nêu được những nguyên nhân thường gây tai nạn và biện pháp bảo vệ an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Thực hiện đúng những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề điện dân dụng. - Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi học tập và thực hành. II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 3. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu nội dung bài 2 SGK. - Một số ví dụ thực tế liên quan đến bài giảng. 4. Chuẩn bị đồ dùng dạy học - Tranh vẽ hình 2.1 SGK III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra cũ: Em hãy nêu một số ý kiến cá nhân về phương pháp học tập nghề điện dân dụng? 2. Bài mới PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng . GV: Giới thiệu một số dẫn chứng trong thực tế, sau đó đặt câu hỏi: Em hãy cho biết các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện? HS: Tìm hiểu trả lời câu hỏi GV: Nhận xét HS: Tóm tắt ghi vào vở.đọc SGK II/ Một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng . 1. Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện. Phải che chắn, đảm bảo khoảng cách an toàn với các thiết bị điện. - Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện. - Sử dụng điện áp thấp, MBA cách li - Sử dụng những biển báo tín hiệu nguy hiểm, các phương tiện phòng hộ an toàn. 2. Thực hiện an toàn lao động trong Giáo viên : Doãn Trung Quân 9 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng GV: Đặt câu hỏi: Theo em trong những phòng thực hành hay phân xưởng sản xuất phải có tiêu chuẩn ntn? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận. HS: Ghi tóm tắt vào vở. GV: Giới thiệu phòng thực hành hay phân xưởng cần chuẩn bị sẵn cho các trường hợp cấp cứu: +Có đủ thiết bị và vật liệu chữa cháy,để nơi dễ thấy và dễ lấy. + Có chuẩn bị dụng cụ sơ cứu y tế. + Có các số điện thoại cấp cứu và khẩn cấp: Y tế, cảnh sát phòng cháy chữa cháy GV: Đặt câu hỏi: để đảm bảo an toàn lao động chúng ta phải thực hiện những nguyên tắc nào? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Kết luận. HS: Ghi tóm tắt vào vở. GV: Giới thiệu yêu cầu về dụng cụ lao động : Chuôi cách điên bằng cao su, nhựa hay chất dẻo với độ dày cần thiết, có gờ cao để tránh trượt tay hoặc phóng điện lên tay cầm, được quy định chỉ dùng với điện áp dưới 1000V phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất. a) Phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn lao động - Nơi làm việc có đủ ánh sáng - Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. - Có chuẩn bị sẵn cho các trường hợp cấp cứu. b) Mặc quần áo và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc. Dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc: quần áo, mũ, mặt nạ, gang tay, ủng giày. c) Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động. - Luôn cẩn thận khi l.việc với mạng điện. - Hiểu rõ quy trình trước khi làm việc. - Cắt cầu giao điện trước khi thực hiên trong việc sửa chữa. - Trước khi làm việc tháo bỏ đồng hồ, đồ nữ trang. - Sử dụng các dụng cụ lao động(kìm,tua vít,cờ lê) đúng tiêu chuẩn. - Trong trường hợp phải thao tác khi có điện cần phải thận trọng và sử dụng các vật lót cách điện (thảm cao su, ghế gỗ). Hoạt động 2: Tổng kết giờ dạy Giáo viên : Doãn Trung Quân 10 . trong giáo dục nghề phổ thông. o0o Tổ Trưởng Ngày Tháng Năm 2013 Giáo Viên Doãn Trung Quân Giáo viên : Doãn Trung Quân 6 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng Số tiết: 01 GIÁO ÁN. dụng. o0o Tổ Trưởng Ngày Tháng Năm 2013 Giáo Viên Doãn Trung Quân Giáo viên : Doãn Trung Quân 3 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng Số tiết: 01 GIÁO ÁN SỐ: 02 Tiết PPCT: 02 Ngày. điện? o0o Tổ Trưởng Ngày Tháng Năm 2013 Giáo Viên Doãn Trung Quân Giáo viên : Doãn Trung Quân 8 Trung Tâm GDTX Phù Cừ Giáo án nghề điện dân dụng Số tiết: 01 GIÁO ÁN SỐ: 04 Tiết PPCT: 04 Ngày

Ngày đăng: 16/06/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG MỞ ĐẦU

  • BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG

  • BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG (Tiếp)

    • CHƯƠNG I: ĐO LƯỜNG ĐIỆN

    • Doãn Trung Quân

    • BÀI 6: THỰC HÀNH SỬ DỤNG VẠN NĂNG KẾ

    • BÀI 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP

    • BÀI 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP ( Tiếp)

      • .

      • BÀI 9: THỰC HÀNH TÍNH TOÁN THẾT KẾ MBA CÔNG SUẤT NHỎ

      • I, Mục tiêu:

      • III, Tiến trình dạy học:

      • Hoạt động 2: Tìm hiểu trình tự tính toán, thiết kế máy biến áp:

      • GV: Yêu cầu HS trình bày các bước, công thức tính của từng bước và những điều cần chú ý vào bảng 9-2.

      • 2, Trình tự tính toán, thiết kế máy biến áp:

        • Hoạt động 3: Tính toán, thiết kế máy biến áp:

        • 3, Tính toán, thiết kế máy biến áp:

        • Bài 1:

          • Doãn Trung Quân

          • BÀI 10: VẬT LIỆU CHẾ TẠO MÁY BIẾN ÁP

          • I. Mục tiêu

          • III, Tiến trình dạy học:

          • 3. Củng cố.

            • I, Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS đạt đựơc:

            • III. Tiến trình dạy học:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan