bài giảng an toàn lao động

136 1.4K 5
bài giảng an toàn lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảo hộ lao động trong xây dựng: môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lưý thuyết và thực tiễn về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy; tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các yếu tố độc hại, các sự cố cháy nổ trong xây dựng, bảo đảm sức khỏe và an toàn tính mạng trong xây dựng cho người lao động.

Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS §1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE I. Mở đầu * Đặt vấn đề : Ngành xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là một ngành mà điều kiện lao động có những đặc thù riêng : - Địa điểm làm việc của công nhân luôn luôn thay đổi ; - Phần lớn công việc phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết xấu ; - Nhiều công việc nặng nhọc, phải thi công ở những vị trí không thuận tiện ; - Có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy giảm sức khỏe, thậm chí gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Lâu nay xây dựng vẫn là một trong các ngành chiếm tỷ lệ cao nhất về tai nạn lao động, kể cả tai nạn chết người. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa, hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động xảy ra vẫn còn là mối quan tâm lo ngại cho những người xây dựng. Một trong những vấn đề rất quan trọng để phòng ngừa tai nạn lao động là người lao động phải quán triệt được các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, phải hiểu biết về an toàn - vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn - vệ sinh lao động và những biện pháp an toàn cụ thể trong công việc của mình. Đây là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả những người lao động trong ngành xây dựng, từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sử dụng lao động đến những người công nhân trực tiếp lao động. 1. Đối tượng Bảo hộ lao động trong xây dựng: môn khoa học nghiên cứu các vấn đề lưý thuyết và thực tiễn về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy; tìm 1 1 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các yếu tố độc hại, các sự cố cháy nổ trong xây dựng, bảo đảm sức khỏe và an toàn tính mạng trong xây dựng cho người lao động. 2. Nội dung Gồm 4 phần: - Pháp luật bảo hộ lao động: Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động bao gồm những quy định về các chế độ chính sách bảo vệ con người trong lao động sản xuất, thể hiện ở: + Bộ luật Lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến ATVSLĐ; + Nghị định 06/CP và các Nghị định khác có liên quan đến ATVSLĐ; Hiến pháp Bộ luật LĐ NĐ 06/CP Thông tư Chỉ thị Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm về ATVSLĐ Các Nghị định có liên quan Các luật, pháp lệnh có liên quan + Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy phạm an toàn vệ sinh lao động. - Vệ sinh lao động: Nắm chắc ảnh hưởng của môi trường lao động và điều kiện lao động sản xuất đến sức khỏe người lao động, đề xuất và thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp. - Kỹ thuật an toàn: 2 2 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS Nghiên cứu, phân tích nguyên nhân tai nạn lao động để từ đó đề xuất, áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn lao động. TCVN 3153-79 định nghĩa: Kĩ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện, tổ chức và kĩ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương đối với người lao động. - Kĩ thuật phòng chống cháy: Nghiên cứu, phân tích nguyên nhân phát sinh cháy nổ → đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng và chống cháy. (Nội dung được giới thiệu trong môn học chủ yếu ở 3 phần sau). 3. Vị trí môn học và phương pháp nghiên cứu a) Vị trí môn học: Nằm trong nhóm môn học thi công, giúp cho người học hiểu và nắm vững những kiến thức khoa học về bảo hộ lao động trong lĩnh vực sản xuất của ngành mình, từ đó thực hiện tốt các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, các quy trình quy phạm, tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn lao động, an toàn phòng cháy, chữa cháy. b) Phương pháp nghiên cứu: - Tiến hành phân tích nguyên nhân phát sinh các yếu tố nguy hiểm, độc hại, gây ra sự cố, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và loại trừ nguyên nhân phát sinh của chúng, bảo đảm an toàn và vệ sinh trong các quá trình xây lắp - Liên quan đến các môn khoa học khác: + Các môn khoa học cơ bản như Toán, Lí, Hóa + Các môn khoa học kỹ thuật như Nhiệt kĩ thuật, Kiến trúc, Sức bền vật liệu, Cơ học kết cấu, Tự động hóa Đặc biệt là đối với các môn Kĩ thuật và Tổ chức thi công - đó là kiến thức tổng hợp của ngành xây dựng. II. Mục đích, ưý nghĩa, tính chất công tác bảo hộ lao động 1. Mục đích - Quá trình sản xuất: là quá trình người lao động sử dụng công cụ, máy móc, thiết bị tác động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm xã hội. - Trong quá trình sản xuất: dù thô sơ hay hiện đại, quy trình công nghệ đơn 3 3 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS giản hay phức tạp thì đều có thể tồn tại các yếu tố nguy hiểm, độc hại có ảnh hưởng đến sức khỏe, gây tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp. Mục đích của công tác bảo hộ lao động: Thông qua các biện pháp KHKT, tổ chức, kinh tế, xã hội → hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động → ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. 2. ý nghĩa - ý nghĩa chính trị: Phản ánh bản chất của một chế độ xã hội và mang ý nghĩa chính trị rõ rệt. - ý nghĩa xã hội: Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động, không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ, mà bảo hộ còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc. - ý nghĩa kinh tế: + Người lao động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật, họ sẽ an tâm phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất, thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. + Ngược lại, tai nạn lao động, ốm đau bệnh tật xảy ra nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng sản xuất. Đồng thời chi phí để khắc phục hậu quả do tai nạn, ốm đau cũng rất lớn. Quan tâm thực hiện tốt bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm sản xuất đầy đủ, là điều kiện bảo đảm sản xuất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Tính chất Ba tính chất chủ yếu: - Tính chất pháp lí: tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của Nhà nước đã ban hành đều mang tính pháp luật → là cơ sở pháp lí bắt buộc. - Tính KHKT: vì mọi hoạt động của nó đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kĩ thuật (điều tra khảo sát, phân tích đánh giá, đề xuất 4 4 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS giải pháp và thực hiện giải pháp), đều phải vận dụng kiến thức và thực tiễn lĩnh vực KHKT tổng hợp của các chuyên ngành. - Tính quần chúng: Thể hiện trên hai mặt + Liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. + Phải thực hiện trên cơ sở tự giác. III. Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động Được quy định rõ trong điều 15 và điều 16, chương IV, Nghị định số 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về an toàn lao động và vệ sinh lao động. 1. Nghĩa vụ của người lao động (điều 15)  Chấp hành các quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.  Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.  Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. 2. Quyền lợi của người lao động (điều 16)  Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp ATLĐ, VSLĐ.  Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình, đồng thời phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục. 5 5 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS  Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động, hoặc trong thỏa ước lao động. IV. Tiêu chuẩn đối với người lao động  Người lao động làm việc trên công trường xây dựng phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:  Phải đủ 18 tuổi trở lên.  Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu của ngành nghề do cơ quan y tế cấp. Hàng năm phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất là một lần. Những người làm việc ở trên cao, dưới nước, trong hầm kín, ở những nơi có nhiệt độ cao, bụi, hơi, khí độc hại, tiếng ồn và rung động lớn thì cứ 6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng, người có các bệnh: tim, huyết áp thấp, thần kinh, tai điếc, mắt kém thì không được làm các việc nói trên.  Có giấy chứng nhận đã học tập và đã qua kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với ngành, nghề do giám đốc đơn vị xác nhận.  Đã được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định.  Phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kỷ luật về an toàn lao động của công trường đề ra. V. Nội quy kỷ luật và ATLĐ chung trên công trường xây dựng  Không đi vào khu vực nguy hiểm, nơi đã ngăn rào, chăng dây hoặc có biển báo. Trong trường hợp cần làm việc trong các khu vực nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp an toàn thích ứng.  Không tự động điều khiển máy, thiết bị mà không được giao trách nhiệm.  Phải sử dụng đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp phù hợp với công việc và điều kiện làm việc.  Không đùa nghịch, tung ném dụng cụ, vật liệu hay bất kỳ vật gì trong khu vực 6 6 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS làm việc và từ trên cao xuống.  Không hút thuốc, dùng lửa ở những nơi cấm lửa.  Chỉ sử dụng dụng cụ đồ nghề, máy, thiết bị đúng chủng loại có chất lượng tốt, không bị hư hỏng.  Khi sử dụng xong phải làm vệ sinh, cất giữ bảo quản cẩn thận vào nơi quy định.  Khi phát hiện thấy sự cố có nguy cơ gây tai nạn, cháy nổ, phải báo ngay cho người trực tiếp phụ trách biết.  Khi bản thân hoặc biết có người bị chấn thương cần khai báo ngay để có biện pháp xử lí, không được giấu. * Giới thiệu và hướng dẫn cho sinh viên tham khảo phần Công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam trong giáo trình KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG (Kỹ thuật xây dựng 3). 7 7 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS §2- TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP I. Các khái niệm 1. Điều kiện lao động: + Khái niệm: Trong quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải, con người phải làm việc trong điều kiện nhất định gọi là điều kiện lao động. + Nội dung: Gồm 2 mặt: - Quá trình lao động - Điều kiện vệ sinh môi trường trong đó quá trình lao động được thực hiện. + Những đặc trưng của quá trình lao động: - Tính chất và cường độ lao động. - Tư thế làm việc. - Sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể. + Đặc trưng của tình trạng vệ sinh môi trường: Các đặc trưng Tình trạng tác động - Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ lưu chuyển không khí); - Nồng độ hơi, khí, bụi trong không khí; - Mức độ tiếng ồn, rung động; - Độ chiếu sáng Ở dạng riêng lẻ hoặc kết hợp trong những điều kiện nhất định (vượt qua giới hạn cho phép) có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 2. Tai nạn lao động: Là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động. - Biểu hiện: Chết người, tổn thương bộ phận hoặc chức năng của cơ thể - Nguyên nhân: do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài (cơ, lý, hóa, sinh học). - Môi trường: quá trình lao động. 8 8 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS 3. Bệnh nghề nghiệp: Bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động. - Biểu hiện: Bệnh lý. - Nguyên nhân: do tác động từ từ (tích lũy) của các yếu tố độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất. - Môi trường: quá trình lao động. * Phân biệt tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: - Giống: gây hủy hoại sức khỏe hoặc gây chết người. - Khác: + TNLĐ: gây hủy hoại đột ngột (chấn thương) + Bệnh nghề nghiệp: gây suy giảm sức khỏe từ từ trong một thời gian nhất định. II. Phân tích điều kiện lao động trong xây dựng 5 vấn đề đặc thù sau: 1) Luôn luôn thay đổi chỗ làm việc: các công trường, trên phạm vi công trường (khác với nhiều ngành công nghiệp khác: vị trí công nhân, các thao tác tương đối cố định trên các thiết bị cố định). 2) Có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (công tác đất, bê tông, vận chuyển vật liệu ) mức thủ công nhiều, tốn nhiều công sức, năng suất thấp. 3) Tư thế làm việc: gò bó (quỳ gối, khom lưng, ngồi xổm, nằm ngửa - công tác hàn); trên cao, chênh vênh (lắp ghép); dưới sâu, dưới nước (thăm dò địa chất, thi công giếng chìm ) v.v có nhiều nguy cơ tai nạn. 4) Phần lớn các công tác làm việc ngoài trời nên chịu tác động xấu trực tiếp của khí hậu (nắng gắt, giông bão, mưa dầm gió bấc ). 5) Nhiều công việc làm trong môi trường ô nhiễm: bụi (công tác đất đá, vận chuyển vật liệu rời ), tiếng ồn và rung động lớn (đầm bê tông, gia công gỗ, cơ khí ), hơi khí độc (sơn, trang trí ). 9 9 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS Kết luận: Điều kiện lao động trong xây dựng có nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, độc hại. Do đó phải hết sức quan tâm đến cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động. III. Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động Mục đích: Để nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động có hiệu quả, phải tiến hành nghiên cứu và phân tích nguyên nhân phát sinh của chúng, nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, cho phép thấy trước được nguy cơ tai nạn (các yếu tố nguy hiểm, độc hại) trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa và loại trừ chúng. 1. Phương pháp phân tích thống kê: + Nội dung phương pháp: Dựa vào những số liệu ghi lại (sổ ghi tai nạn, các biên bản TNLĐ) tiến hành thống kê theo những quy ước nhất định: - Theo nghề nghiệp (mộc, nề, sắt ) - Theo công việc (đất, bê tông, lắp ghép ) - Theo tuổi đời, tuổi nghề - Theo giới tính - Theo trường hợp tai nạn xảy ra trong ngày (giờ đầu ca, giữa hay cuối ca) - Theo tháng, năm Từ đó phân tích các số liệu để xác định được nghề nào, công việc nào, lứa tổi nào, trường hợp nào xảy ra nhiều tai nạn nhất. Trên cơ sở đó có kế hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa. Ví dụ: - Cùng điều kiện làm việc - tai nạn xảy ra nhiều nhất ở ca đêm. - Tai nạn nhiều nhất đối với công nhân trẻ, tuổi nghề thấp → tăng cường luyện tay nghề, hướng dẫn các biện pháp an toàn; ngược lại, thợ bậc cao lâu năm: do coi thường an toàn lao động, nội quy kỷ luật lao động → tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền + Nhược điểm: 10 10 [...]... chống lại tác hại của chúng Ở môi trường nguy hiểm về điện phải sử dụng giày ủng cách điện 21 21 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS §4- VỆ SINH LAO ĐỘNG, CHỐNG BỤI VÀ NHIỄM ĐỘC I Vệ sinh lao động 1 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của khoa học vệ sinh lao động - Khoa học vệ sinh lao động sẽ nghiên cứu tác dụng sinh học của các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ và tổ chức cơ... nhiệt trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động Những yếu tố này tác động trực tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ → làm giảm khả năng lao động của công nhân 23 23 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS 1 Các yếu tố vi khí hậu a Nhiệt độ - Nước ta ở vùng nhiệt đới nên mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 40 oC Lao động ở nhiệt độ cao đòi hỏi sự cố gắng cao của... tốt đến sức khoẻ và khả năng lao động của con người → Do đó, nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động là dùng biện pháp cải tiến lao động, quá trình thao tác, sáng tạo điều kiện sản xuất hoàn thiện để nâng cao trạng thái sức khoẻ và khả năng lao động cho người lao động 2 Những nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa a Những nhân tố ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân trong lao động sản xuất - Tất cả những... định đầy đủ các biện pháp an toàn đã 11 11 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS thực hiện - Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích 4 Phân nhóm nguyên nhân tai nạn: + Nguyên nhân kỹ thuật: - Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh - Vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn - Thao tác làm việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn) + Nguyên nhân tổ chức:... hạt rất bé từ 0.1-5µm vào đến tận phế nang gây ra bệnh bụi phổi Bệnh bụi phổi được phân thành:  Bệnh bụi silic (bụi có chứa SiO2 trong vôi, ximăng, )  Bệnh bụi silicat (bụi silicat, amiăng, bột tan)  Bệnh bụi than (bụi than)  Bệnh bụi nhôm (bụi nhôm) → Bệnh bụi silic là loại phổ biến và nguy hiểm nhất, có thể đưa đến bệnh lao 29 29 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS phổi nghiêm... bộ phận kết cấu liên quan với chúng 2 34 34 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, 3 gò, dát kim loại, + Tiếng ồn khí động: Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn (tiếng ồn quạt 4 máy, máy khí nén, các động cơ phản lực ) - Tiếng ồn của các máy điện: Do sự rung động của các phần tĩnh... băng lại để không động trạm mạnh đến chỗ xương gáy, cần cắt bỏ hoặc xẻ rạch ống 18 18 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS quần, ống tay áo để cho vết thương lộ ra rồi mới tiến hành rửa sạch vết thương II Các phương tiện bảo vệ cá nhân 1 Khái niệm Phương tiện bảo vệ cá nhân là các dụng cụ, phương tiện mà người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố... bằng về muối và nước nên ảnh hưởng đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày 24 24 Bài giảng môn học an toàn lao động  Bùi Đức Năng - Khoa CTQS Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng nghiêm trọng Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến giảm sự chú ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác , làm cho năng suất... Bám vào máy móc thiết bị làm cho máy móc thiết bị chóng mòn  Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát  Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoản mạch và có thể làm cháy động cơ điện - Bụi chủ yếu gây tác hại lớn đối với sức khoẻ của người lao động 28 28 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS → Mức độ tác hại của bụi lên các bộ phận cơ thể con người phụ thuộc vào tính chất hoá... sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc - Trạng thái thần kinh tâm lý không bình thường, có những đột biến về cảm 12 12 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa CTQS xúc: vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt - Vi phạm kỷ luật lao động, nội quy an toàn và những điều nghiêm cấm * Tóm lại: Một vụ tai nạn xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân dẫn tới, do đó cần đi sâu phân tích để xác . quan Các luật, pháp lệnh có liên quan + Các thông tư, chỉ thị, tiêu chuẩn quy phạm an toàn vệ sinh lao động. - Vệ sinh lao động: Nắm chắc ảnh hưởng của môi trường lao động và điều kiện lao động. người lao động, đề xuất và thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp. - Kỹ thuật an toàn: 2 2 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi. phần Công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam trong giáo trình KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG (Kỹ thuật xây dựng 3). 7 7 Bài giảng môn học an toàn lao động Bùi Đức Năng - Khoa

Ngày đăng: 15/06/2014, 00:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan