nghiên cứu quá trình tách cellulose từ thân tre và ứng dụng tổng hợp cmc tan làm chất ức chế ăn mòn kim loại

60 1.7K 7
nghiên cứu quá trình tách cellulose từ thân tre và ứng dụng tổng hợp cmc tan làm chất ức chế ăn mòn kim loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ lâu, con người đã biết sử dụng tre để làm nhà, làm đũa, làm máng nước, vật dụng nông nghiệp. Tre non làm thức ăn, tre khô làm củi đun, … Ngày nay, tre còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy thuốc chữa các bệnh hen suyễn, ho thuốc chữa bệnh về đường sinh dục. Tre có tên khoa học là Bambusa arundinacea, có mặt ở nhiều nơi trên thế giới ở khắp các làng quê Việt Nam. Trong công nghiệp tre dùng để sản xuất bột giấy (bột cellulose). Từ bột cellulose, có thể sản xuất giấy hoặc làm nguyên liệu để tổng hợp nhiều loại sản phẩm khác, trong đó có cacboxyl methyl cellulose (CMC). Cacboxyl methyl cellulosechất được tổng hợp từ alcalicellulose natri cloaxetat, có nhiều ứng dụng thực tế: làm chất phụ gia trong công nghiệp tẩy rửa, bảo vệ hệ bùn dùng trong khoan mỏ dầu khí, làm tăng độ dẻo cho đất sét, làm chất trao đổi ion. CMC tinh khiết còn được sử dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, … Ăn mòn kim loại là hiện tượng phá hủy vật liệu kim loại do tác dụng hóa học hoặc tác dụng điện hóa của kim loại với môi trường bên ngoài. Chống ăn mòn kim loại là vấn đề cấp bách về mặt công nghệ. Có nhiều phương pháp để chống ăn mòn kim loại, trong đó có việc sử dụng các chất ức chế ăn mòn. Hiện nay, các nhà khoa học đang quan tâm đến việc sử dụng các chất ức chế xanh, sạch, thân thiện với môi trường. CMC đã được nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu về khả năng ức chế ăn mòn kim loại của CMC. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu quá trình tách cellulose từ thân tre ứng dụng tổng hợp CMC tan làm chất ức chế ăn mòn kim loại” để nghiên cứu quá trình tách cellulose từ thân tre khả năng tổng hợp CMC để làm chất ức chế ăn mòn kim loại. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 - Tách cellulose từ thân tre khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách. - Tổng hợp cacboxyl methyl cellulose từ cellulose tách từ thân tre natri cloaxetat, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp CMC. - Nghiên cứu tính chất ức chế ăn mòn kim loại của cacboxyl methyl cellulose tổng hợp được. 3. ĐỐI TƢỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng: Tre xanh 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Quy mô phòng thí nghiệm. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nghiên cứu lý thuyết - Phân tích tổng hợp lý thuyết: nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài. - Nghiên cứu giáo trình tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. - Trao đổi với giáo viên hướng dẫn. - Dùng toán học thống kê để xử lý kết quả. 4.2. Nghiên cứu thực nghiệm - Tách cellulose từ thân tre. - Tổng hợp cacboxyl methyl cellulose (CMC). - Xác định cấu trúc của CMC bằng + Xác định mức độ thế DS. + Phương pháp phân tích phổ hồng ngoại (IR). - Khả năng ức chế ăn mòn kim loại của CMC bằng phương pháp điện hóa. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN 5.1. Ý nghĩa khoa học 3 - Nghiên cứu tổng hợp cacboxyl methyl cellulose từ thân tre. - Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn của cacboxyl methyl cellulose. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp liệu cho những nghiên cứu về khả năng ức chế ăn mòn kim loại của các chất ức chế xanh thân thiện với môi trường ở nước ta hiện nay. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết Chƣơng 2: Nguyên liệu phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết quả thảo luận Kết luận 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA GỖ [2], [7] Trong gỗ có hai thành phần cấu trúc cơ bản là hydratcacbon lignin. Trong hydratcacbon có cellulose hemicellulose, chúng khác nhau về trọng lượng phân tử, cấu trúc, tính chất hóa học … Tổng quát, gỗ chứa 60 – 80% hydrat cacbon gồm cellulose hemicellulose. 20 – 40% hợp chất phenolic – gồm lignin các chất nhựa chất mang màu. Lignin là thành phần chủ yếu gây ra những khó khăn cho sản xuất cellulose. 1.1.1. Hydratcacbon 1.1.1.1. Cellulose Cellulose là một polyme sinh học quan trọng phổ biến. Về cấu tạo, cellulose có cấu tạo mạch thẳng, bao gồm các đơn vị D-glucopyrano, liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glucozit. O H O H HO H H OH H O OH O H H HO H H OH H O OH O H H HO H H OH H O OH Hình 1.1. Cấu trúc cellulose Số momome có thể đạt từ 2000 đến 10.000 (có thể lên đến 150.000 đối với cotton), độ trùng hợp này tương đương với chiều dài phân tử từ 5,2 – 7,7 mm. Sau khi thực hiện quá trình nấu gỗ với tác chất (phương pháp sản xuất bột hóa học) độ trùng hợp còn khoảng 600 – 1500. Mạch đại phân tử cellulose có cấu trúc mạch thẳng có cấu dạng hình ghế. 5 Các mạch phân tử này tập hợp kề nhau liên kết với nhau nhờ liên kết hydro thành cấu trúc vi sợi. Có khoảng 65 – 73% cellulose ở trạng thái kết tinh. Phần cellulose vô định hình là phần khá nhạy với nước một số tác chất hóa học. Cellulose không tan trong nước, trong kiềm hay axit loãng. Nhưng có thể bị phân hủy bằng phản ứng thủy phân bị oxy hóa bởi dung dịch kiềm đặc ở nhiệt độ lớn hơn 150 0 C. 1.1.1.2. Hemicellulose Hemicellulose là những hydratcacbon loại polysaccarid dị thể. Các đơn vị cơ sở có thể là đường hexose (D-glucozose, D-mantozose, D-galactose) hoặc đường pentose (D-xylose, L-arabinose, D-arabinose), đề oxyhexose. Độ bền hóa học độ bền nhiệt của hemixenlulose thấp hơn so với cellulose, vì chúng có độ kết tinh độ trùng hợp thấp hơn (độ trùng hợp < 90). Đặc trưng của nó là tan trong dung dịch kiềm loãng (γ-cellulose). So với cellulose nó dễ bị thủy phân hơn rất nhiều trong môi trường kiềm hoặc axit. Hemicellulose thường tồn tại ở mạch nhánh, ở trạng thái vô định hình. Còn những phân tử hemicellulose mạch thẳng giống cellulose thì có một phần ở trạng thái kết tinh. Có 3 loại hemicellulose: - Đơn giản: có thể tách ra dưới tác dụng của các hóa chất dùng trong quá trình nấu gỗ. - Phức tạp: loại này liên kết chặt chẽ với lignin do vậy cần có những phản ứng hòa tan lignin khá mạnh. - Cellulosan: là những hexose pentose liên kết khá chặt chẽ với cellulose. Thành phần hemicellulose của các loại bột gỗ thương mại thì khác xa so với hemicellulose trong gỗ ban đầu vì hemicellulose đã bị tách đi trong hầu hết các phương pháp xử lý bột. Trong xử lý sunfit thì một phần hemicellulose bị thủy phân thành đường đơn. 6 Trong xử lý sunfat, một phần hemicellulose bị chuyển thành axit saccharinic có thể được tách đi khi rửa bột, hoặc có thể hấp phụ lên sợi. 1.1.1.3. α, β, γ cellulose Có một định nghĩa khác cho thành phần hóa học của cacbon hydrat liên quan đến độ bền kiềm, là các α, β, γ – cellulose. α – cellulose là phần cellulose không tan trong dung dịch NaOH nguội 17,5%. Đại lượng này là thông số quan trọng để điều chế các dẫn xuất cellulose hòa tan (như CMC, nitrat xenlulose, …). β – cellulose là phần hemicellulose mạch ngắn (độ trùng hợp DP = 15 – 90). Có khả năng tan trong dung dịch NaOH nguội 17,5%, nhưng sau đó kết tủa khi chuyển sang môi trường axit. γ – cellulose là phần vẫn hòa tan sau khi chuyển sang môi trường axit. γ – cellulose thực ra là phần hemicellulose có DP rất thấp (< 15) được cấu tạo từ những đơn vị khác với glucose. 1.1.2. Lignin Lignin là nhựa nhiệt dẻo, mềm đi dưới tác dụng của nhiệt độ bị hòa tan trong một số hợp chất hóa học. Trong gỗ, bản thân lignin có màu trắng. Lignin có cấu trúc phức tạp, là một polyphenol có mạng không gian mở. Thành phần thay đổi theo từng loại gỗ, tuổi cây hoặc vị trí của nó trong gỗ. Cấu trúc đơn vị cơ bản là phenyl propan. Từ đơn vị cơ bản là phenyl propan cấu trúc điển hình được đề nghị cho lignin là Guaicyl propan (G), Syringyl propan (S) Parahydroxylphenyl propan (P). CH 2 OH OCH 3 OH CH 2 OH OCH 3 OH H 3 CO CH 2 OH OH trans-Coniferyl alcohol trans-Sinapyl alcohol trans-p-Coumaryl alcolhol (dạng Guaiacyl – G) (dạng Syringyl – S) (dạng Parahydroxylphenyl – P) Hình 1.2. Một số cấu trúc của lignin 7 Lignin cũng là thành phần chủ yếu trong gỗ, số lượng thay đổi từ 17 – 32% trên khối lượng gỗ tuyệt đối. Tỷ trọng 1,3 chỉ số khúc xạ là 1,6. Màu của lignin thay đổi từ sáng đến nâu thẫm, phụ thuộc vào phương pháp trích ly. Lignin là nhựa ở trạng thái vô định hình, khối lượng phân tử khả năng hòa tan thay đổi. Khối lượng phân tử thay đổi từ 300 đến 14000. Lignin là hợp chất có hoạt tính cao, trong phân tử có các nhóm chức đáng chú ý: nhóm –OH của phenol, nhóm –OH ancol bậc 1 bậc 2, nhóm –OCH 3 (metoxy), nhóm cacbonyl khả năng enol hóa cho sản phẩm có 1 liên kết đôi một nhóm –OH. Nhóm –OH phenol có tính axit yếu làm cho lignin hòa tan trong kiềm. Nhóm –OH trong lignin có thể acetyl hóa hoặc ankyl hóa. Trong xử lý kiềm, lignin hòa tan trong kiềm do phản ứng giữa nhóm –OH phenol với kiềm. Trong xử lý sunfat, vai trò lignin là tạo thành thio-lignin hòa tan trong kiềm. Lignin rất dễ bị oxi hóa trong điều kiện trung bình, cho sản phẩm là axit thơm như axit benzoic, protocacheuic. Lignin bị oxi hóa trong điều kiện mạnh hơn cho sản phẩm là axit như axetic, oxalic, succinic. Trong điều kiện trung hòa như xử lý bột giấy, lignin tạo thành sản phẩm hòa tan trong nước hoặc kiềm. Trong tẩy NaClO, nhóm –OH của phenol phản ứng với tác nhân tẩy tạo thành sản phẩm tan. 1.1.3. Các chất trích ly (chất hòa tan) Có rất nhiều chất thuộc nhóm thành phần này, chủ yếu là những chất dễ hòa tan. Định nghĩa một cách khái quát, các chất trích ly có khả năng hòa tan trong những dung môi hữu cơ trơ (như đietyl ete, metyl butyl ete, ete dầu hỏa, điclometan, axeton, etanol, metanol, hexan, toluen, tetrahydrofuran) hoặc trong nước. Những chất này có thể có cả tính ưa nước ưa dầu không được xem là cấu trúc của gỗ. Chất “nhựa” là tên chỉ chung những chất có tính ưa dầu (loại trừ 8 các chất loại phenol) là những chất không tan trong nước có thể được trích từ gỗ bằng các dung môi hữu cơ không phân cực. Các chất trích ly thường có mùi, có màu, có vị khá đặc trưng. Đa phần chất nhựa bảo vệ gỗ khỏi những tổn thương do vi sinh vật hoặc côn trùng gây ra. Thành phần hóa học của chất trích ly thay đổi nhiều giữa các loại gỗ hàm lượng của chúng phụ thuộc vào điều kiện tăng trưởng của cây. Chất hòa tan hữu cơ chiếm 2 – 3% đối với loại gỗ cứng khoảng 10% đối với loại gỗ mềm. 1.1.4. Chất vô cơ Trong các loại gỗ của xứ ôn đới, các nguyên tố khác cacbon, hidro, oxy, nitơ chiếm khoảng 0,1 – 0,5 % (so với lượng rắn khô trong gỗ). Với gỗ xứ nhiệt đới con số này có thể là 5%. Hàm lượng chất vô cơ trong gỗ được đo bằng hàm lượng tro trong mẫu. Hàm lượng này phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường tăng trưởng của cây vào vị trí trong cây. Một số các nguyên tố vô cơ là cần thiết cho quá trình phát triển của cây, nhưng thông thường chúng gây ra những bất lợi khi nấu gỗ. Ví dụ, trong quá trình tẩy trắng bột giấy, ion sắt, đồng, coban thúc đẩy phản ứng cắt mạch hydrat cacbon gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất bột. 1.2. TRE XANH 1.2.1. Phân loại khoa học [12] Tre (Bamboo) thuộc giới Plantae, bộ Poales, họ Poaceae, phân họ Bambusoideae, liên tông Bambusodea, tông Bambusea. Hình 1.3. Thân tre 9 1.2.2. Đặc điểm sinh thái [12] Tre là nhóm thực vật thân gỗ lâu năm, được coi là lớn nhất trong bộ Hòa thảo (Poales). Thân tre có các lóng rỗng, các bó mạch nằm rải rác khắp thân tre thay vì sắp xếp hình trụ như gỗ. Tre là một trong các thực vật phát triển nhanh nhất trên thế giới. Một số loài có khả năng phát triển 100 cm (39 in) hoặc nhiều hơn mỗi ngày do hệ thống rễ độc đáo. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng một phần phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng khí hậu. Tre có nhiều ý nghĩa về kinh tế văn hóa đáng chú ý ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á Đông Á. Tre đang được sử dụng cho vật liệu xây dựng, là một nguồn thực phẩm là nguyên liệu linh hoạt cho nhiều sản phẩm. 1.2.3. Thành phần hóa học [16] Thành phần hóa học của tre tương tự như gỗ [Higuchi, 1957]. Các thành phần chính của tre là cellulose, hemicellulose lignin, các thành phần này chiếm trên 90% khối lượng của tre. Các thành phần phụ là nhựa, tannin, sáp muối vô cơ. Tuy nhiên, so với gỗ thì tre có hàm lượng kiềm, tro silica cao hơn. Yusoff [1992] nghiên cứu thành phần hóa học của tre một, hai, ba tuổi. Kết quả chỉ ra rằng các thành phần holocellulose không khác nhau nhiều giữa các lứa tuổi khác nhau của tre. Hàm lượng alpha-cellulose, lignin, chất trích ly, pentosan, tro silica tăng theo tuổi tre. Holocellulose bao gồm alpha-cellulose hemicellulose. Alpha-cellulose là thành phần chính của tre. Khoảng 40 – 50% chất khô trong tre là alpha-cellulose. Các phân tử cellulose hoàn toàn tuyến tính có xu hướng mạnh tạo liên kết hydro nội phân tử liên phân tử. Bó của các phân tử cellulose do đó tổng hợp lại với nhau tạo thành các sợi rất nhỏ. Hemicellulose là các polysaccarid không đồng nhất. Giống cellulose, hầu hết các chức năng của hemicellulose là hỗ trợ vật liệu trong thành tế bào. Alpha-cellulose là nguồn gốc chính của các tính chất cơ học của tre gỗ. 10 Nói chung, hàm lượng alpha-cellulose trong tre là 40 – 50%, phù hợp với các báo cáo đã biết về hàm lượng cellulose trong gỗ mềm là 40 – 52% gỗ cứng là 38 – 56%. Hàm lượng cellulose trong phạm vi này cho thấy tre là vật liệu phù hợp với ngành công nghiệp giấy bột giấy. Lượng lignin trong tre cũng khoảng từ 20 – 26%, gần giống với phạm vi báo cáo cho gỗ mềm là 24 – 37% gỗ cứng là 17 – 30%. Hàm lượng lignin cao của tre góp phần giúp tre chịu nhiệt tốt tăng độ cứng của tre làm cho nó trở thành một vật liệu xây dựng có giá trị. Tre còn chứa các thành phần hữu cơ khác ngoài cellulose lignin. Tre chứa khoảng 2 – 6% tinh bột, 2% saccarid khử, 2 – 4% chất béo 0,8 – 6% protein. Các thành phần cacbohydrat của tre đóng vai trò quan trọng trong độ bền. Độ bền của tre là chống nấm mốc tấn công đục, liên quan chặt chẽ với thành phần hóa học của tre. Độ bền của tre thay đổi từ 1 đến 36 tháng tùy thuộc vào loài điều kiện khí hậu. Sự hiện diện một lượng lớn tinh bột trong tre làm cho tre rất dễ bị tấn công do nấm, bọ cánh cứng côn trùng. Đáng chú ý là kể cả tre 12 tuổi cũng có tinh bột trong toàn thân tre, đặc biệt là trong các tế bào theo chiều dọc của các mô. Thành phần tro tre được tạo thành từ khoáng chất vô cơ, chủ yếu là silica, canxi kali. Mangan magie là hai khoáng chất phổ biến khác. Thành phần silica có cao nhất trong lớp biểu bì, rất ít trong các nút vắng mặt trong các lóng tre. Hàm lượng tro trong một số loại tre có thể ảnh hưởng bất lợi đến chế biến. Số lượng các thành phần hóa học của tre thay đổi theo độ tuổi, chiều cao, lớp thành phần hóa học của tre tương quan với tính chất vật lý các thuộc tính cơ học của nó. 1.3. ĐẠI CƢƠNG VỀ CACBOXYL METHYL CELLULOSE [7], [13], [14], [15] 1.3.1. Khái niệm về cacboxyl methyl cellulose Cacboxyl methyl cellulose (CMC) có công thức tổng quát: ─C 6 H 7 O 2 (OH) 3-x (OCH 2 COOH) x ─ n [...]... trong quá trình nấu bột sunfat c) Phản ứng ngưng tụ Phản ứng ngưng tụ lignin trong quá trình nấu bột sunfat cũng là phản ứng ngưng tụ trong môi trường kiềm như đã trình bày ở trên 1.5 LÝ THUYẾT VỀ ĂN MÒN KIM LOẠI BẢO VỆ KIM LOẠI 1.5.1 Ăn mòn kim loại [3], [5], [6], [11] 1.5.1.1 Định nghĩa phân loại các quá trình ăn mòn kim loại Ăn mòn kim loạiquá trình phá huỷ kim loại dần từ ngoài vào trong... đồ ăn mòn điện hoá * Phân loại theo điều kiện ăn mòn: gồm các kiểu ăn mòn phổ biến sau đây: - Ăn mòn khí - Ăn mòn do tiếp xúc - Ăn mòn khí quyển - Ăn mòn do dòng điện ngoài - Ăn mòn trong đất - Ăn mòn sinh vật học - Ăn mòn trong chất điện li (axit, bazơ, các dung dịch muối) * Phân loại theo sự phá huỷ bề mặt kim loại - Ăn mòn toàn bộ: Xảy ra trên toàn bộ bề mặt kim loại Bao gồm: + Ăn mòn đều đặn: - Ăn. .. phẩm CMC tổng hợp từ cellulose thân tre Chúng tôi tiến hành phân tích sản phẩm CMC bằng phương pháp phổ hồng ngoại (IR) 2.2.8 Khảo sát tính chất ức chế ăn mòn kim loại của CMC tổng hợp từ cellulose thân tre [5], [11] 2.2.8.1 Thiết bị đo Chúng tôi sử dụng thiết bị đo PGS - HH3 để tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm thép trong dung dịch tanin nồng độ của dung dịch tanin đến khả năng ức chế. .. - Dụng cụ: Máy đo phổ hồng ngoại IR, buret, pipet, bình định mức, đũa khuấy, … 2.1.2.4 Nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại của CMC - Hóa chất: NaCl, CMC, H2SO4, Na2CO3 - Dụng cụ: thiết bị đo PGS - HH3 (thiết bị đo điện hóa đa năng được ghép với máy tính), thép CT3 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.2.1 Tách cellulose từ thân tre [2] Quy trình tách cellulose từ thân tre được thực hiện như sau: Tre. .. học: Ăn mòn sinh học là sự ăn mòn kim loại gây ra do tác động của một số vi sinh vật có trong môi trường xâm thực (đất, nước, …) - Ăn mòn điện hoá: Ăn mòn điện hoá kim loại là sự phá huỷ kim loại do tác dụng điện hoá của môi trường chất điện giải xảy ra ở hai vùng khác nhau trên bề mặt kim loại làm xuất hiện dòng điện Ăn mòn điện hoá của kim loại gồm ba quá trình kèm theo nhau sau đây: - Quá trình. .. đến ăn mòn Ví dụ: 2CO2 + 2H2O + 2e H2 + 2HCO3- (1.16) Thực tế trong tự nhiên, nước sông nước biển có tốc độ ăn mòn phụ thuộc phần lớn vào lượng oxi hoà tan, hàm lượng Cl-, Br- … trong nước 1.5.2 Phƣơng pháp bảo vệ kim loại bằng chất ức chế (chất làm chậm ăn mòn) [8], [11] 1.5.2.1 Khái niệm Chất ức chế ăn mònchất mà khi thêm một lượng nhỏ vào môi trường thì tốc độ ăn mòn điện hoá của kim loại và. .. của kim loại hợp kim giảm đi rất lớn Cơ cấu tác dụng của chất ức chế là ngăn cản quá trình anôt, catôt hay tạo màng Để đánh giá hiệu quả của chất ức chế, người ta thường dựa vào 2 chỉ số sau: - Hệ số tác dụng bảo vệ (kí hiệu: Z): Z K 0  K1  100% K0 (1.17) 26 K0: tốc độ ăn mòn của kim loại trong dung dịch khi chưa có chất ức chế (g/m2.h) K1: tốc độ ăn mòn của kim loại khi có chất ức chế (g/m2.h)... kim loại tiếp xúc với môi trường xung quanh * Phân loại theo quá trình: gồm 3 loại: - Ăn mòn hoá học: Ăn mòn hoá học là quá trình phá huỷ kim loại do tác dụng của nó với môi trường xung quanh: Khí khô hoặc chất lỏng không phải là chất điện giải Ăn mòn khí khô ở nhiệt độ thường ít gặp, quá trình ăn mòn khí phổ biến là khi kim loại tiếp xúc với khí ở nhiệt độ cao xMe(r) + 0 y C O2 t MexOy 2 - Ăn mòn. .. tạo thành As Bi Quá thế của H2 trên kim loại này cao hơn quá thế H2 trên thép Do đó, sự có mặt của các ion này làm giảm tốc độ thoát H2 dẫn đến giảm tốc độ ăn mòn kim loại 1.5.2.4 Chất ức chế hữu cơ Tác dụng của chất hữu cơ là hấp phụ lên bề mặt kim loại giảm tốc độ ăn mòn Cũng có ý kiến cho rằng chất hữu cơ hấp phụ lên bề mặt kim loại, đầu tiên là hấp phụ vật lý do lực tĩnh điện lực Van der... cần cho phản ứng oxy hóa 1 gam bột khô tuyệt đối 2.2.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình tách cellulose từ thân tre Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố như: thời gian nấu, kích thước dăm tre, tỉ lệ khối lượng NaOH/Na2S đến quá trình tách cellulose từ thân tre theo phương pháp sunfat 2.2.3 Tẩy trắng bột cellulose thô Tẩy trắng được xem là quá trình tinh chế - bao gồm . năng ức chế ăn mòn kim loại của CMC. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu quá trình tách cellulose từ thân tre và ứng dụng tổng hợp CMC tan làm chất ức chế ăn mòn kim loại để nghiên cứu. loại để nghiên cứu quá trình tách cellulose từ thân tre và khả năng tổng hợp CMC để làm chất ức chế ăn mòn kim loại. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 - Tách cellulose từ thân tre và khảo sát các. đến quá trình tách. - Tổng hợp cacboxyl methyl cellulose từ cellulose tách từ thân tre và natri cloaxetat, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp CMC. - Nghiên cứu tính chất

Ngày đăng: 14/06/2014, 17:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan