Việt nam và cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall

28 261 0
Việt nam và cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Investment Advisory Division Thanglong Intel Economic Insight series focuses on economic and investment topics and issues aimed at offering useful insights to our clients. www.thanglongsc.com.vn Việt Nam Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall 21 st Oct 2008 10.30am 2 Việt Nam Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall (CHÚ Ý: VERSION NÀY CHỈ LƯU HÀNH NỘI BỘ) Giới thiệu: Bài viết này nhằm cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn diện về diễn biến nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay các giải pháp cần thiết cho cuộc khủng hoảng. Quan trọng hơn, bài viết phân tích cuộc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế Thế giới Việt Nam trong thời gian tới. Toàn cảnh diễn biến của cuộc khủng hoảng phố Wall Đâu là nguyên nhân thật sự của cuộc khủng hoảng? Tại sao Châu Âu Nhật lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất? Có thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng ngay trong những ngày đầu Tháng 9 hay không? Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng hiện nay? Khi nào cuộc khủng hoảng kết thúc? Cơn bão tài chính phố Wall sẽ lan sang hệ thống ngân hàng Việt Nam? Ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam? Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu Việt nam? 3 7 13 15 16 17 18 21 24 Nội dung: Trang 3 Toàn cảnh của cuộc khủng hoảng phố Wall Kể từ đầu tháng 9 thị trường phố Wall chìm trong hoảng sợ với nỗi lo về một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng cận kề xa hơn nữa là viễn cảnh về một cuộc đại suy thoái kinh tế như đã từng xảy ra trên nước Mỹ 80 năm trước. Trong hai tuần hỗn loạn với những biến cố dồn dập (xem Hình 1, trang 5), Chính Phủ Mỹ phải đã phải sử dụng công cụ phi thị trường (được coi là đã lỗi mốt ở một nền tài chính hoàn thiện như Mỹ), để quốc hữu hóa các các định chế tài chính được coi là hùng mạnh nhất nước Mỹ như hai anh em đại gia bất động sản Fannie Mae and Freddie Mac (07/09). Tuy nhiên thị trường chỉ thực sự hoảng loạn khi mọi thứ đã không diễn ra xuôi xẻ như mong đợi đối với hai đại gia ngân hàng đầu tư: Lehman Brothers không được CP Mỹ cứu trợ (14/9) như các anh em khác phải tuyên bố phá sản (15/09) trong khi Merrill Lynch nhanh chóng tự bán mình cho Bank of America (14/09). Trước khi hai Ngân hàng đầu tư tên tuổi này gặp vấn đề, giới phân tích (trừ Jim O'Sullivan của UBS) cũng không chắc chắn rằng nền kinh tế Mỹ đã thực rơi vào khủng khoảng với tỉ lệ thất nghiệp ở mức 6.1%. Sau sự kiện này thị trường đã thực sự hình dung được điều gì sắp diễn ra gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin, hệ quả là AIG, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đứng trước nguy cơ bị sụp đổ khi bị hạ thấp chỉ số nhiệm tín dụng bởi hãng xếp hạng tín dụng Fitch Rating. Lý do là vì khả năng rất hạn chế của AIG trong việc huy động tiền mặt để tài trợ cho các khoản bảo hiểm chứng khoán bất động sản dưới chuNn đang ngày một phình to không kiểm soát được sau khi Lehman Brothers bị phá sản. Không còn con đường nào khác, CP Mỹ buộc phải can thiệp bơm tiền, 85 tỷ đô, ngày 17/09 vào AIG, quốc hữu hóa công ty bảo hiểm này (với 79,9% cổ phần) bởi nếu AIG - nhà điều tiết chính của thị trường thị trường bảo hiểm chứng khoán – bị mất khả năng thanh toán thì toàn bộ thị trường 60.000 tỷ đôla này có nguy cơ bị sụp đổ, hậu quả sẽ không thể lường trước được đối với nước Mỹ cũng như thị trường tài chính toàn cầu. Mặc dù AIG đã được giải cứu, thị trường tín dụng liên ngân hàng vẫn vô cùng căng thẳng khi cánh cửa tín dụng gần như hoàn toàn đóng, thị thường liên ngân hàng đóng băng, hệ thống ngân hàng trong cơn khát thanh khoản đứng bên bờ vực thẳm. Để tăng tính thanh khoản làm sạch bản cân đối cho các ngân hàng, Nhà Trắng thông báo (19/09) sẽ yêu cầu gói cứu trợ kỷ lục 700 tỷ đô la dùng để mua lại các tài sản độc hại liên quan đến bất động sản từ hệ thống ngân hàng đồng thời tạm thời cấm bán khống hơn 900 cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng. TS. Nguyễn Trọng Nghĩa Director of the Investment Advisory Division 4 Tuy nhiên trong khi trờ đợi gói cứu trợ nổi tiếng này được thông qua, căng thẳng trên thị trường vẫn tiếp tục leo thang, Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhất của Mỹ - trở thành nạn nhân tiếp theo. Các nhà đầu tư tháo chạy khỏi cổ phiếu của các ngân hàng có vấn đề liên quan đên tín dụng bất động sản. Với khoản lỗ 3,33 tỷ đô la riêng trong Quý II (Quý I là 1,1 tỷ) , Wamu là một trong những ngân hàng bị đánh mạnh nhất trong hệ thống, dẫn đến sự rơi tự do giá cổ phiếu này, 30% riêng trong phiên 10/09. Sự mất niềm tin về việc NH này có thể tăng vốn để chống đỡ lại các khoản chứng khoán BĐS đang giảm giá ngày càng nhanh, châm ngòi cho làn sóng rút tiền ở ngân hàng này. Trong vòng hai tuần WaMu đã bị rút ruột $16.7 tỷ đô la tiền tiết kiệm làm cho NH này không còn đủ điều kiện an toàn để hoạt động, phải tự giao bán mình nhưng không thành công, cuối cùng bị phong tỏa bởi Fed, đánh dấu một vụ đổ vỡ NH lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Như một phản ứng dây truyền, sự kiện Wamu bị phong tỏa đã kéo Wachovia, ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ đến bên bờ vực thẳm ngay một ngày sau đó với việc cổ phiếu bị mất giá đến 27% làn sóng rút tiền “thầm lặng” (thông qua chuyển khoản trên internet), buộc NH này phải thương lượng bán mình cho Citi hoặc Wells Fargo, với phần thắng sau này thuộc về Wells Fargo. Ngày 29 tháng 9 là một ngày khó quên của giới tài chính thế giới khi hàng loạt các tin xấu tràn trên các phương tiện truyền thông làm chao đảo nền tài chính toàn cầu kéo theo sự lao dốc của thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Không thể xấu hơn là việc Hạ Viện Mỹ không thông qua gói cứu trợ 700 tỷ đô la do phân vân về việc CP sử dụng tiền thuế của dân để cứu giới tài phiệt tài chính trong khi gói cứu trợ này không có những điều khoản có lợi cho người có thu nhập trung bình thấp. Ở Châu Âu, cuộc khủng hoảng cũng leo thang lan rộng ra các nước trong khối. Hàng loạt các ngân hàng lớn lâm vào tình trạng tương tự như các NH anh em ở Mỹ cũng phải đối mặt với làn sóng rút tiền, buộc phải sáp nhập với các ngân hàng lớn hơn dưới sự chỉ đạo môi giới của Chính phủ hoặc bị quốc hữu hóa. Danh sách các nạn nhân ở Châu Âu gồm có: HBOS (một trong bốn anh cả “Big 4”, ngân hàng cho vay bất động sản lớn nhất, sáp nhập với Lloyds TSB); Bradford & Bingley (Anh, quốc hữu hóa ngày 29/9), Fortis (Beligian-Dutch, quốc hữu hóa 29/9), Glitnir Landsbanki (ngân hàng lớn thứ 2 thứ 3 của Iceland bị quốc hữu hóa ngày 29/9 07/10). Ngân hàng cho vay bất động sản lớn thứ hai của Đức Hypo Real Estate chỉ có thể thoát khỏi đổ vỡ khi được CP Đức cấp một khoản tín dụng cứu trợ là 50 tỷ Euro ngày 29/9. Phản đối kế hoạch 700 tỷ Ẩnh: Foxbusiness 29/9 gói 700 tỷ không được thông qua, Dow Jones tụt 7%, 777,68 điểm – kỷ lục giảm (1 ngày) trong lịch sử. 5 - 45.0 - 40.0 - 35.0 - 30.0 - 25.0 - 20.0 - 15.0 - 10.0 - 5.0 0.0 01/09 03/09 05/09 07/09 09/09 11/09 13/09 15/09 17/09 19/09 21/09 23/09 25/09 27/09 29/09 01/10 03/10 05/10 07/10 09/10 ASIA PACIFIC EU DJIA VNINDEX HASTC Sep 07: Fannie & Freddie taken over Sep 14 : Merrill Lynch acquired by BoA Sep 15: Lehman Brother files bankruptcy Sep 17: World largest Insurance AIG bought out Sept 18: HBOS taken over by Lloyds TSB Sept 19: W. House requests a 700-billion-dollar bail-out Sept 26: Wa.Mutual seized by Feds in largest- ever US bank failure. Sept 22: Morgan Stanley and Goldman Sachs converted to bank holding companies. Sept 29: - US House of Rep. rejects $700- bn bail-out plan; Bradford & Bingley (UK), Fortis (Beligian- Dutch), Glitnir (Iceland) banks nationalised; Hypo Real Estate granted "multi-billion euro" credit line to avoid bankruptcy Sep 30: Wachovia (4th largest bank) teeters on collapse, starts negotiating with Citi, Wells Fargo Ireland: guarantees all deposits, bonds and debts in its six main banks for two years Oct 1: US Senate adopts massive $700 bn bail-out plan Oct 3: US House of Rep. clears $700 bn plan; Wachovia merges with Wells Fargo; Greek fully guarantee all bank deposits Oct 08: Global interest rate cut: US, Europe, Canada, Sweden, Switzerland and China; Stock trading suspended: Indonesia, Paris, Russia, Ukraine and Romania; UK plan to partial nationalise banking system; Austria guarantees full deposits. Oct 09: Asia (Hong Kong, South Korea, Indonesia and Taiwan) joint interest rate cut: Iceland seized Kaupthing (biggest bank); US plan to inject capital in banks (nationalised). Oct 10: Yamato Life (Japan) files for bankruptcy; IMF readies emergency bailouts for countries; Moody warned to cut the long-term debt ratings of Morgan and Goldman; G7 sets out a "plan of action" to stabilize global financial markets, but offered no specifics on collective action. Oct 07: Landsbanki, Iceland’s second largest bank, nationalised; Iceland to get €4bn loan from Russia; Australia cut its key rate; Taiwan doubles deposit insurance; 15 EU guarantee bank deposits up to 50,000 euros; Fed plan to buy up commercial paper. Hình 1: Lãi cổ phiếu theo các diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (01/01/08 – 10/10/08) 6 Với nỗ lực không để cho thị trường tài chính toàn cầu đổ vỡ, cũng không kém phần quan trọng, không để cho Đảng Cộng Hòa mất mặt hơn khi cuộc bầu cử tổng thống đang cận kề, Bush thúc đNy nhanh chóng sửa đổi gói cứu trợ với các điều khoản rõ ràng hơn có lợi hơn cho giới trung lưu dân nghèo. Gói cứu trợ cuối cùng cũng được thông qua bởi Thượng Viện (ngày 1/10), sau đó là Hạ viện (03/10) ngay lập tức được Bush ký thành đạo luật. Tuần đầu tiên của tháng Mười chứng kiến một tuần tồi tệ nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán thế giới với sự lao dốc không phanh trên phạm vi toàn cầu, hậu quả là một số thị trường chứng khoán đã phải bị tạm thời đóng của (Indonesia, Paris, Russia, Ukraine and Romania). Đây cũng là tuần đánh dấu sự hợp tác trên phạm vi toàn cầu để ngăn cơn lốc khủng hoảng. Cắt giảm lãi suất là giải pháp được thực hiện một cách đồng thời ngày 07, 08 ở các nước lớn (Australia, US, Europe, Canada, Sweden, Switzerland China) ngày 09 ở Châu Á (Hong Kong, South Korea, Indonesia and Taiwan). Khối G7 họp khNn cấp cuối ngày 7/10 để đưa ra bản “kế hoạch hành động” dài 2 trang, cam kết sẽ không để các ngân hàng lớn bị đổ vỡ, tuy nhiên lại không đưa ra được kế hoạch chi tiết cụ thể nào! Cứu cánh cuối cùng. Để lấy lại niềm tin của người gửi tiền cung cấp nguồn sống mới cần thiết cho hệ thống ngân hàng, một số nước tuyên bố bảo hiểm toàn bộ các khoản tiền gửi (Ireland, Greece, Austria, Germany) tạm thời quốc hữu hóa một phần hệ thống ngân hàng đi đầu là Anh, sau đó là Iceland US. Đồng thời, mới đây, ngày 12/10, 15 nước khối tiền tệ chung Châu Âu đã đạt được thỏa thuận sẽ tạm thời bảo hiểm cho toàn bộ các khoản nợ đến tận cuối năm 2009 cho phép chính phủ mua lại cổ phần trong các ngân hàng có vấn đề. Đây là những giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện nay, một mặt nhằm cứu các ngân hàng khỏi đổ vỡ, mặt khác giải tỏa thị trường tiền tệ, cho phép các ngân hàng tiếp tục cho vay lẫn nhau cho nền kinh tế. Gói giải pháp này đã thực sự phát huy tác dụng khi thị trường chứng khoán toàn cầu có phiên hồi phục mạnh mẽ trong đầu tuần mới ngày 13, 14. “May quá Paulson, ông sắp có tiền rồi nhé!” G7 họp khNn cấp 07/10 “Time to buy American” 7 Đâu là nguyên nhân thật sự của cuộc khủng hoảng? Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, các nhà phân tích đã đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích cuộc khủng hoảng, trong đó có một số nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất như : (1) Do sự thay thế của đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall bởi đạo luật Glamm-Leach-Bliley; (2) Do chính sách nới lỏng tiền tệ chính sách “nhà cho người có thu nhập thấp” của chính quyền Bush; (3) Do thị trường bất động sản bị giảm giá. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích các nguyên nhân trên chỉ ra rằng các yếu tố trên chỉ là phần nổi của tảng băng, trong khi phần chìm, lớn hơn, quan trọng hơn là “đòn bảy tài chính” (leverage) mới là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lần này. (1) Do đạo luật Glass-Steagall bị thay thế bởi đạo luật Glamm-Leach- Bliley: Việc sửa đổi đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall vào cuối nhiệm kỳ Bill Clinton năm 1999 dưới sức ép của các ngân hàng thương mại đã xóa mờ ranh giới giữa cách ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm cho phép các ngân hàng thương mại được tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hóa bán các khoản vay bất động sản. Nhờ vào công cụ được cho là có thể làm giảm rủi ro này các ngân hàng có đNy mạnh cho vay bất động sản dưới chuNn nhằm thu về những khoản lợi lớn. Tuy nhiên bản thân các ngân hàng vẫn nắm giữ một phần lớn các khoản chứng khoán phái sinh này, một phần là do không bán được! một phần là do mua của ngân hàng khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư (xem Hình 3). Đây là nguyên nhân gây ra các khoản lỗ lớn cho các ngân hàng cho vay bất động sản khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng các khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán bất động sản bị giảm giá không phanh. Phá bỏ đạo luật Glass- Steagall, 1999 Hình 2: Lãi suất Mỹ giai đoạn 2002 - 2009 Nguồn: Bloomberg, Natixis (2) Do chính sách nới lỏng tiền tệ chính sách “nhà cho người có thu nhập thấp” của chính quyền Bush. Để thúc đNy tăng trưởng kinh tế trong giai nhiệm kỳ đầu cầm quyền, chính quyền Bush nới lỏng chính sách tiền tệ trong suốt một thời gian dài với lãi suất thấp để thúc đNy tăng trưởng tín dụng (xem Hình 2). Đặc biệt, với chính sách “nhà cho người thu nhập thấp” của chính quyền Bush, tín dụng bất động sản tăng trưởng mạnh trong đó có một phần lớn là tín dụng dưới chuNn (Hình 3). 8 (3) Do thị trường bất động sản giảm giá. Vỡ bong bóng thị trường bất động sản luôn là một trong những nguyên nhân quen thuộc của các cuộc khủng hoảng tài chính cuộc khủng hoảng lần này không phải là một ngoại lệ. Giá bất động sản Mỹ đã tăng cao, vượt qua cả 5 nước có khủng hoảng lớn nhất tính vào năm 2006. Ngay sau đó thị trường đổ dốc thậm chí còn nhanh hơn so với “the Big 5” (Hình 4) gây ra các khoản nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng, trong đó phần lớn là bất động sản dưới chuNn. Hình 4: Chỉ số giá bât động sản trước sau khủng hoảng Nguồn: Reinhart Rogoff (2008), TSC estimation. Ghi chú: Hình vẽ miêu tả chỉ số giá bất động sản trung bình của các nước phát triển có khủng hoảng (Advance economies), của 5 nước có khủng hoảng lớn nhất “Big 5”, của Mỹ Việt Nam. T là thời điểm xảy ra khủng hoảng (tương ứng 2007 cho Mỹ). Hình 3: Dư nợ bất động sản Mỹ: 2002 - 2009 Nguồn: Bloomberg, Natixis Hình 5: Tỷ lệ vỡ nợ của cho vay BĐS: 2002 - 2009 Nguồn: Bloomberg, Natixis 9 (4) Do “đòn bảy tài chính” hay “Leverage”. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng làm biến mất các ngân hàng đầu tư như Bear Stearn, Lehman Brother Merrill Lynch các ngân hàng bất động sản như Freddie Mac Fannie Mae. Đòn bảy tài chính là quá trình công ty sử dụng vốn vay để tài trợ cho tăng trưởng tài sản, được tính bằng tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu (Gross leverage = assets/ equity). Đòn bảy tài chính là đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc đáp ứng sự giảm giá của tài sản, hoặc đáp ứng các khoản nợ. Ở các ngân hàng thương mại tỷ lệ này thường bị khống chế ở mức 12x. Tuy nhiên ở các ngân hàng đầu tư tỷ lệ này cao hơn rất nhiều thường trên 20. Từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư không được phép có tỷ lệ đòn bảy tài chính cao hơn 15x. Tuy nhiên từ năm 2004 Ủy Ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã bãi bỏ quy định này đối với 5 đại gia phố Wall (Goldman Sachs, Merrill Lynch, Lehman Brothers, Bear Stearns Morgan Stanley). Theo tính toán của chúng tôi, tính đến đầu năm 2008, cả năm ngân hàng đầu tư lớn phố Wall đều có tỷ lệ rủi ro rất cao, xấp xỉ hoặc hơn 30x (Xem hình 6). Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi hai đại gia bất động sản Freddie Mac Fannie Mae với đòn bảy tài chính hơn 60x - cao gấp đôi so với các NH đầu tư khác – là những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng. “Ước gì chúng ta đã không leo lên quá cao! Ước gì ta có một đôi cánh để hạ an toàn!!” Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng, TSC ước tính. Sold for JPMorgan Bankrupt Sold for BoA Transformed to Universal banks Nationalised 0 10 20 30 40 50 60 70 80 B e ar S te a r n L e hm a n B ro thers Merrill Lynch Gol d ma n S a c hs Morga n Stanley JPMo r g a n B an k o f A m e r i ca Citig r o u p Wel l s F a r g o Fa n ni e Ma e Freddie Mac Europe a n Av e r a ge Hình 6: “Đòn bảy tài chính”: Tài sản/ Vốn chủ sở hữu Q1.2008 “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng thế giới” - Ac-xi mét 10 Tại sao đòn bảy tài chính cao lại làm hại các ngân hàng đầu tư NH bất động sản? Chứng khoán bất động sản là một loại tài sản đem lại lợi nhuận rất lớn cho các thành viên phố Wall do lãi suất từ loại chứng khoán này thường cao hơn rất nhiều so với lãi suất đi vay trên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy các tổ chức tài chính, đặc biệt là NH đầu tư, NH bất động sản thường vay trên thị trường tiền tệ để mua chứng khoán BĐS hưởng chênh lệch lãi suất. Để vay được, các tổ chức này phải thế chấp bằng các tài sản, thường chính lại là CK BĐS (xem Hình 7). Do không bị kiểm soát số lượng tiền được phép đi vay, khi thị trường bất động sản ổn định, các tổ chức tài chính liên tục quay vòng quá trình trên (vay tiền, mua chứng khoán BĐS, thế chấp bằng chứng khoán BĐS) để tạo ra một khoản lợi nhuận khổng lồ. Đồng thời, quá trình “nâng đòn bNy” này làm tỷ lệ đòn bảy tài chính tăng cao. Tuy nhiên khi thị trường BĐS có vấn đề CK BĐS bị giảm giá (do tỷ lệ vỡ nợ của các khoản vay BĐS tăng) nhà đầu tư bắt đầu lo lắng cho số tiền cho vay của mình vì tài sản đặt cọc bị giảm giá. Họ thường yêu cầu công ty tài chính trả lại tiền hoặc tăng tài sản thế chấp (margin calls). Do thị trường tiền tệ bị khép chặt, công ty tài chính buộc phải bán CK BĐS với giá thấp để trả lại tiền cho các nhà đầu tư, gây ra một khoản lỗ lớn. Với một tỉ lệ đòn bảy cao trung bình 30%, giá trị tài sản chỉ cần giảm 3,3% thì toàn bộ vốn của ngân hàng này đã bị bốc hơi! dẫn đến bị phá sản hoặc bị mua lại. Như vậy nhân tố đem lại vinh quang cho các ngân hàng đầu tư (đòn bảy tài chính) cũng chính là nhân tố cướp đi tính mạng của các ngân hàng này! Sở dĩ Morgan Stanley Goldman Sachs các ngân hàng đa năng khác (Universal bank) như Citibank JPMorgan Chase vượt qua được khủng hoảng cho đến hôm nay là do nguồn vốn để mua CK BĐS một phần được tài trợ bằng tiền gửi tiết kiệm (Morgan Stanley Goldman Sachs đều có công ty con là NHTM). Đây cũng chính là một trong những lý do CP Mỹ cho phép chuyển đổi Morgan Stanley Goldman Sachs thành ngân hàng đa năng. Các ngân hàng đầu tư rất yêu thích việc nắm giữ thật nhiều tài sản, đặc biệt là CK BĐS – Nguồn thu nhập chính đem lại thưởng lớn cuối năm! Nhà đầu tư, Thị trường tiền tệ Tổ chức tài chính (NH đầu tư, NH BĐS, quỹ đầu tư ) Chứng khoán BĐS $ Tiền mặt đầu tư Lãi suất 5% $ Tiền mặt mua Lãi suất 6% Hình 7: CK BĐS quá trình “nâng đòn bảy” của các tổ chức tài chính Nguồn: Tác giả bài viết Margin calls: Bad news for investment banks [...]... chặn đứng được cuộc khủng hoảng này ngay từ đầu: Có Thể Theo nguyên nhân cơ chế lan truyền của cuộc khủng hoảng (Hình 8), nếu như trước đó Chính phủ Mỹ nhận thức được “đòn bảy tài chính chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng lần này, hiểu được cơ chế lan truyền của cuộc khủng hoảng chínhkhủng hoảng niềm tin thì theo chúng tôi, chính phủ Mỹ có thể đã chặn đứng được cuộc khủng hoảng này ngay... rủi ro khủng hoảng chính của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc hiện nay) Thứ ba, quan trọng nhất, các công ty tài chính ngân hàng Việt Nam không có tỷ lệ đòn bảy tài chính quá cao như trên thị trường Mỹ Châu Âu, một phần là do CK BĐS còn chưa ra đời ở Việt Nam! Vẫn có lý do cho một cuộc khủng hoảng tài chính Made-in-Viet Nam Tuy nhiên vẫn có lý do để lo ngại cho một cuộc khủng hoảng tài chính Made-in-Viet... trường tài chính toàn cầu hiện đang có dấu hiệu phục hồi Tuy nhiên, theo chúng tôi, chỉ khi nào toàn bộ các nền tài chính bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng thực hiện đồng bộ ba nhóm giải pháp trên thì mới chấm dứt được cuộc khủng hoảng tài chính lần này 17 Khủng hoảng phố Wall liệu sẽ lan sang hệ thống NH Việt Nam? Hệ thống ngân hàng Việt Nam rất khó có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ... Freddie Mac Fannie Mae, Lehman Brothers Merrill Lynch, là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng Đòn bảy tài chính quá cao là nguyên nhân chính cho sự ra đi của Bear Stearns, Freddie Mac Fannie Mae, Lehman Brothers Merrill Lynch, trong khi sự sụp đổ của các định chế tài chính này là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin của thị trường; dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm sự ra đi... nhân cho cuộc khủng hoảng, tuy nhiên theo chúng tôi nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng là đòn bảy tài chính, là lỗi của SEC trong việc xóa bỏ quy định về hạn chế đòn bảy tài chính năm 2004, cho phép các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động với tỷ lệ vay quá lớn Đòn bảy là nguyên nhân chính, trong đó SEC có lỗi trong việc xóa bỏ hạn chế đòn bảy Đòn bảy tài chính quá cao là nguyên nhân chính cho... Made-in-Viet Nam Thứ nhất, quan trọng nhất, là nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tín dụng BĐS Theo ước tính của chúng tôi, chỉ số giá bất động sản Việt Nam có đường nét tương tự như xu hướng của các nước bị khủng hoảng khác (xem Hình 4, trang 8), với sự tăng trưởng đột biến vào năm 2007 bắt đầu đổ dốc kể từ đầu năm 2008 đến nay Đây là một trong những tín hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính đặc biệt... Tại sao Châu Âu Nhật lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng phố Wall? Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall nhanh chóng lan sang Châu Âu cuốn đi hàng loạt các tên tuổi lớn trong giới tài chính ở Châu lục này, đồng thời tràn qua Nhật Bản cướp đi sinh mạng của Yamato Life - công ty bảo hiểm cỡ trung bình Câu hỏi đặt ra là tại sao Châu Âu Nhật lại chịu nhiều ảnh hưởng đến như vậy Nguyên nhân... chính Mỹ hiện nay Đây là câu hỏi quan trọng nhất của bài viết Từ các phân tích trên về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tại các nước trên thế giới, chúng tôi tin rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam khó có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay Thứ nhất, các NH Việt Nam các tổ chức tài chính trong nước không sở hữu CK BĐS của Mỹ hay của Châu Âu, do vậy sẽ không phải gánh chịu các khoản... Mỹ ), theo chúng tôi nếu tỷ lệ đòn bảy tài chính của các ngân hàng này không lớn hơn mức an toàn cho phép thì việc quốc hữu hóa là hoàn toàn không cần thiết, tốn tiền của ngân sách, vì bản chất của khủng hoảng NHTM không phải là khủng hoảng mất khả năng trả nợ, mà là khủng hoảng thanh khoản Khi nào cuộc khủng hoảng kết thúc? Hiện tại phần lớn các nước có khủng hoảng đang đi đúng hướng, thực hiện một,... sóng rút tiền trên phố online 4 3 2 4 5 3 1 NH Đầu tư NH BĐS NHTM Mỹ Thị trường liên ngân hàng nội địa quốc tế bị tê liệt = Khủng Hoảng Niềm Tin Thị trường BĐS Mỹ giảm giá NH Đầu tư NH BĐS Khủng hoảng thanh khoản (bị phong tỏa/quốc hữu hóa) NHTM EU 5 Khủng hoảng thanh khoản (bị phong tỏa/quốc hữu hóa) Thị Trường Tài Chính Châu Âu Nguồn: Tác giả bài viết 12 Tại sao Châu Âu Nhật lại bị ảnh hưởng . www.thanglongsc.com.vn Việt Nam và Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall 21 st Oct 2008 10.30am 2 Việt Nam và Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall (CHÚ Ý: VERSION NÀY. hàng Việt Nam rất khó có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay. Vẫn có lý do cho một cuộc khủng hoảng tài chính Made-in-Viet Nam Nguy cơ về một cuộc khủng hoảng. Âu và Nhật lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng phố Wall? Cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall nhanh chóng lan sang Châu Âu cuốn đi hàng loạt các tên tuổi lớn trong giới tài chính

Ngày đăng: 11/06/2014, 18:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan