Khủng hoảng nợ hé lộ một châu Âu rạn nứt

18 113 0
Khủng hoảng nợ hé lộ một châu Âu rạn nứt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT… KHỦNG HOẢNG NỢ - LỘ MỘT CHÂU ÂU RẠN NỨT .VN 1 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT MỤC LỤC Khủng hoảng nợ châu Âumột số mốc đáng nhớ 2 I. CHÂU ÂU VÀ NHỮNG BẤT ỔN 4 Lạm phát châu Âu tháng 9 tăng nhanh nhất 3 năm 4 Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu lên cao nhất 16 tháng 4 Hoạt động sản xuất, dịch vụ châu Âu giảm lần đầu tiên trong 2 năm 5 Các ngân hàng châu Âu gặp khó khăn trầm trọng về vốn 5 IMF: Các ngân hàng châu Âu có 410 tỷ USD tài sản rủi ro 7 Các ngân hàng châu Âu sẽ giảm cho vay hơn 1.000 tỷ USD 7 II. GIẢI PHÁP NÀO CHO KHỦNG HOẢNG NỢ CHÂU ÂU? 9 Khủng hoảng châu Âu sẽ kết thúc khi Hy Lạp vỡ nợ? 9 lộ một châu Âu rạn nứt 10 Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ còn kéo dài? 11 Fitch: Hy Lạp xem như vỡ nợ khi được giảm 50% nợ 14 Hy Lạp trưng cầu dân ý về gói cứu trợ mới của EU 15 EU ngừng viện trợ, lần đầu nói đến khả năng Hy Lạp rời bỏ khu vực đồng euro 16 Khu vực đồng euro có thể tồn tại mà không cần đến Hy Lạp 16 Thủ tướng Hy Lạp đồng ý từ chức, hủy trưng cầu dân ý 17 2 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT Khủng hoảng nợ châu Âumột số mốc đáng nhớ Hai năm kể từ khi khủng hoảng nợ bùng phát tại châu Âu, thế giới vẫn đang chờ đợi những chuyển biến tích cực hơn để giải quyết vấn đề nợ. Ngày 27/10, châu Âu đã đạt được một bước tiến lớn trong việc giải quyết khủng hoảng nợ khi các lãnh đạo khu vực thống nhất được các biện pháp như xóa 50% nợ cho Hy Lạp. Dưới đây là một số sự kiện nổi bật diễn ra trong suốt 2 năm qua của khủng hoảng nợ châu Âu do hãng tin AP tổng hợp. Năm 2007  Hy Lạp ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 4,2%. Tháng 10/2009  Hy Lạp điều chỉnh thâm hụt ngân sách xuống sát 13% GDP. Tháng 12/2009  Fitch hạ xếp hạng tín dụng Hy Lạp xuống BBB+  Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tiến hành cắt giảm chi tiêu. Tháng 4,5 và 11/2010  Standard & Poor's hạ xếp hạng nợ Hy Lạp xuống dưới mức đầu tư .  Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho Hy Lạp vay 150 tỷ USD với điều kiện cắt giảm ngân sách.  Đình công và bất ổn xã hội diễn ra trên đường phố Athens.  Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 750 tỷ euro ra đời. Trong đó khoản đảm bảo của các chính phủ khu vực đồng euro là 440 tỷ euro, Ủy ban châu Âu là 60 tỷ euro và IMF là 250 tỷ euro.  Ngân hàng Trung ương châu Âu mua trái phiếu của các nước EU gặp khó khăn.  ECB và IMF cung cấp cho Ireland 120 tỷ USD để bảo vệ các ngân hàng của nước này. Tháng 5, 6 và 8/2011  EU thông qua gói cứu trợ 100 tỷ USD cho Bồ Đào Nha.  Bạo loạn diễn ra nhiều hơn tại Hy Lạp.  Moody's hạ xếp hạng nợ Bồ Đào Nha xuống dưới ngưỡng đầu tư.  Gói cứu trợ thứ 2 cho Hy Lạp trị giá 150 tỷ USD được công bố.  ECB mua thêm trái phiếu khi thị trường vẫn bất ổn. Tháng 9 - 10/2011  Các lãnh đạo châu Âu hoãn họp hội nghị thượng đỉnh bài cứu trợ tại Brussels.  Các nhà đầu tư tư nhân đồng ý xóa 50% nợ cho Hy Lạp. 3 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT  Nợ công của Hy Lạp dự kiến giảm xuống 120% GDP vào năm 2020.  EFSF sẽ được tăng gấp lên khoảng 1.000 tỷ USD.  Cả thế giới chờ đợi chi tiết cụ thể về kế hoạch giải quyết khủng hoảng từ các lãnh đạo khu vực châu Âu. Tháng 11/2011  Thủ tướng Hy Lạp đưa ra đề xuất trưng cầu dân ý về gói cứu trợ.  Châu Âu lần đầu nhắc tới khả năng Hy Lạp buộc phải rời bỏ khu vực đồng euro. 4 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT I. CHÂU ÂU VÀ NHỮNG BẤT ỔN Lạm phát châu Âu tháng 9 tăng nhanh nhất 3 năm Theo cơ quan thống kê Liên minh châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại khu vực đồng tiền chung euro đã bất ngờ tăng lên 3% trong tháng 9, so với 2,5% trong tháng 8. Đây là mức tăng trưởng theo năm cao nhất của CPI kể từ tháng 10/2008. CPI lõi khu vực đồng euro, đã loại bỏ biến động giá năng lượng, tăng 1,2% trong tháng 8 so với tháng trước đó. Ngoài ra, cơ quan thống kê cũng cho biết, tỷ lệ thất nghiệp đã điều chỉnh yếu tố mùa vụ tại khu vực đồng euro đứng ở mức 10% trong tháng 8, không đổi so với tháng trước đó. Lạm phát khu vực đồng tiền chung euro (1/2008 – 9/2011) (Nguồn: ECB) Tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu lên cao nhất 16 tháng Ngày 31/10, Cơ quan thống kê của Liên minh Châu Âu (Eurostat) cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã lên tới 10,2% trong tháng 9, con số cao nhất kể từ tháng 6/2010. Tỷ lệ thất nghiệp được điều chỉnh theo mùa tại 17 nước sử dụng đồng tiền chung euro đã tăng so với mức 10,1% trong tháng 8, với 16,198 triệu người không có việc làm. Tây Ban Nha tiếp tục là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 22,6%, trong khi tỷ lệ thấp nhất thuộc về Áo (3,9%) và Hà Lan (4,5%). Cùng ngày 31/10, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ra thông cáo dự đoán tăng trưởng của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ chậm lại và một hành động nhanh chóng của các 5 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT nhà lãnh đạo Châu Âu thực thi các biện pháp giải quyết khủng hoảng như cam kết có vai trò quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Mỹ từ mức 2,6% xuống 1,7% và từ 3,1% xuống 1,8% trong năm 2012. Với Eurozone, dự báo tăng trưởng năm 2011 giảm còn 1,6%, so với mức dự đoán 2% hồi tháng 5 và từ 2% xuống 0,3% trong năm 2012. Hoạt động sản xuất, dịch vụ châu Âu giảm lần đầu tiên trong 2 năm Sản lượng sản xuất và dịch vụ khu vực đồng euro giảm lần đầu tiên trong hơn 2 năm trong tháng 9 khi khủng hoảng nợ khu vực tăng lo ngại nền kinh tế quay trở lại suy thoái. Theo Markit Economics, chỉ số quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ giảm xuống dưới 50 điểm, lần đầu tiên kể từ tháng 7/2009. Chỉ số PMI giảm xuống 49,2 điểm trong tháng này so với 50,7 trong tháng 8, thấp hơn dự báo 49,8 điểm của các chuyên gia kinh tế. Kinh tế châu Âu đang giảm nhiệt khi các chính phủ cố gắng khôi phục niềm tin của giới đầu tư rằng họ có thể ngăn Hy Lạp vỡ nợ và ngăn khủng hoảng lan rộng. Lợi suất trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha và Italia tăng lên mức cao kỷ lục kể từ khi đồng euro ra đời và niềm tin kinh doanh của khu vực lao dốc trong tháng 8. Các ngân hàng châu Âu gặp khó khăn trầm trọng về vốn Nguy cơ thu hẹp tín dụng xuất hiện do cuộc khủng hoảng nợ công khu vực gây ảnh hưởng xấu tới lĩnh vực ngân hàng khu vực châu Âu. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra 3 năm trước sau sự sụp đổ của Lehman Brothers vẫn còn nhức nhối trong lòng nước Mỹ và bên kia bờ Đại Tây Dương cuộc khủng hoảng nợ công đang tiềm ẩn nguy cơ đẩy hệ thống ngân hàng châu Âu vào cảnh lao đao. Khan hiếm tín dụng Nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp đã làm cổ phiếu khối ngân hàng, nhất là ngân hàng Pháp, rớt giá trung bình 15%. 6 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT Hai ngân hàng hàng đầu của Pháp là Crédit Agricole và Société Générale hiện nắm giữ khá lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Moody's lo ngại tình trạng nguồn vốn huy động và khả năng thanh khoản của hai ngân hàng này sẽ xấu đi cùng với những điều kiện tái cấp vốn ngặt nghèo hơn. Uy tín vừa được khôi phục của Ngân hàng UBS sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 lại bị lung lay do vụ thất thoát 2 tỷ USD trong một giao dịch không hợp lệ có thể buộc Ngân hàng phải báo cáo thua lỗ trong quý III. Tìm kiếm nguồn vốn USD để giải quyết khó khăn Theo Nhật báo Phố Wall, bất chấp nỗ lực bơm tiền của các ngân hàng trung ương (NHTW) châu Âu, các ngân hàng thương mại vẫn đổ xô tìm kiếm các nguồn vay khác bằng USD. Một số khách hàng còn bắt đầu nhòm ngó các ngân hàng ở bên ngoài Eurozone để tìm kiếm các khoản vay. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 14/9 cho biết có 2 ngân hàng giấu tên đã nhận 575 triệu USD, đánh dấu lần thứ hai trong 6 tháng ECB phải cấp vốn bằng đồng USD. Chưa đầy một tháng trước đó ECB cũng vừa cho một ngân hàng châu Âu vay 500 triệu USD. Khó khăn ngày càng trầm trọng này phản ánh rõ hơn mối quan ngại về tình trạng nợ công ở Hy Lạp, Ireland và một số nước khác, khi mà khủng hoảng mới bùng phát hồi đầu năm ngoái nhưng nay đã lan rộng. Một số công ty là khách hàng của một vài ngân hàng Pháp cũng đã bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài chính từ các ngân hàng bên ngoài Eurozone nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào các ngân hàng Pháp. Các ngân hàng Mỹ, khá dồi dào nguồn lực do có một mạng lưới chi nhánh rộng khắp, gần đây đã nhận được khá nhiều yêu cầu vay vốn từ các công ty châu Âu. Một công ty năng lượng châu Âu đang đàm phán với CitiGroup để vay 1 tỷ USD giữa lúc có mối lo rằng gia hạn tín dụng với các ngân hàng châu Âu sẽ đắt đỏ hơn. Việc ECB cho các ngân hàng Eurozone vay USD hai lần trong vòng 6 tháng , cùng với với việc các ngân hàng Tây Ban Nha ngày càng lệ thuộc vào nguồn tín dụng từ ECB càng làm gia tăng quan ngại rằng vấn đề nợ của châu Âu có thể thổi bùng khủng hoảng tín dụng, đẩy Eurozone trở lại trạng suy thoái. 7 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT Các ngân hàng trung ương phối hợp giải cứu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng với 4 ngân hàng lớn gồm ECB, Anh, Nhật Bản và Thụy Sỹ bơm một lượng lớn đồng USD vào các ngân hàng châu Âu, đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại Eurozone cho tới cuối năm. Đây là hình thức cứu trợ mà Fed từng áp dụng năm 2007 và tháng 5/2010 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với gói cứu trợ này, các ngân hàng châu Âu sẽ có thêm thời gian để xoay xở với những khoản nợ lớn mà Hy Lạp, Ireland và một số nước châu Âu không có khả năng thanh toán. Một số ngân hàng này hiện không có đủ tiền duy trì những hoạt động hàng ngày vì các ngân hàng đối tác không tiếp tục cho vay. Gần đây, các ngân hàng châu Âu và các đối tác Mỹ đã rút tiền khỏi châu Âu, làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu vốn trong hệ thống ngân hàng Eurozone. IMF: Các ngân hàng châu Âu có 410 tỷ USD tài sản rủi ro Theo IMF, tranh cãi tại châu Âu về biện pháp chống khủng hoảng lây lan và chậm trễ thực hiện các biện pháp đã thông qua làm tăng lo ngại vỡ nợ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, khủng hoảng nợ châu Âu đã tạo ra khoảng 300 tỷ euro (410 tỷ USD) tài sản rủi ro cho các ngân hàng châu Âu, và kêu gọi bơm thêm vốn để trấn an nhà đầu tư và hỗ trợ cho vay. Các ngân hàng lần lượt đối mặt với thách thức huy động vốn bởi giới đầu tư lo ngại về thiệt hại tiềm tàng từ các trái phiếu chính phủ mà họ nắm giữ. Một số ngân hàng phải dựa nhiều vào thanh khoản từ Ngân hàng Trung ương châu Âu. Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu của IMF công bố hôm nay cho rằng, một số ngân hàng phải tăng vốn để đảm bảo niềm tin của các chủ nợ và người gửi tiền. Hoạt động tái cấp vốn ngân hàng, thông qua bơm tiền công khai nếu cần thiết niên nên đi cùng với các chiến lược đáng tin cậy của các chính phủ để giảm nợ công, IMF hôm nay cho biết. IMF hôm qua đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và dự đoán hậu quả nghiêm trọng nếu các nhà hoạch định chính sách không ngăn được khủng hoảng nợ đe dọa nhấn chìm Italia và Tây Ban Nha. Các ngân hàng châu Âu sẽ giảm cho vay hơn 1.000 tỷ USD Các ngân hàng châu Âu đảm bảo với các nhà đầu tư về khả năng vượt qua khủng hoảng bằng việc bán tài sản và giảm cho vay. 8 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT Các ngân hàng châu Âu có thể không huy động đủ tiền để ngăn việc tái cấp vốn của các chính phủ, dù họ đã đảm bảo với nhà đầu tư của mình rằng có thể vượt qua khủng hoảng nợ công bằng cách bán tài sản và giảm cho vay. Các ngân hàng tại Pháp, Anh, Ireland, Đức và Tây Ban Nha vừa công bố kế hoạch để giảm khoảng 775 tỷ euro (1.060 tỷ USD) các khoản cho vay ngắn hạn và sẽ đề ra các tiêu chuẩn cho vay mới khắt khe hơn trong 2 năm tới, Bloomberg cho biết. Morgan Stanley dự báo tổng số tiền có thể lên tới 2.000 tỷ euro trên khắp châu Âu khi các ngân hàng hạn chế cho vay, bán các khoản vay và toàn bộ hoạt động kinh doanh. Việc thiếu đơn vị đứng ra mua lại các khoản vay này cũng như những người vay tiền thua lỗ sẽ khiến cho các mục tiêu này trở nên khó khả thi. Các lãnh đạo Liên minh châu Âu đang tìm cách tăng vốn cho ngân hàng khi giới đầu tư khó cung cấp vốn ngắn hạn, một phần do lo ngại lượng trái phiếu Hy Lạp và các nước Nam Âu khác mà các ngân hàng đang nắm giữ. Họ có thể yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn lên 9% từ mức 5% hiện nay trong 6 tháng tới. Theo chuyên gia phân tích Kian Abouhossein của JPMorgan Chase & Co, các ngân hàng châu Âu có thể cần 150 tỷ tới 230 tỷ euro vốn bổ sung để đáp ứng yêu cầu vốn. 9 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT II. GIẢI PHÁP NÀO CHO KHỦNG HOẢNG NỢ CHÂU ÂU? Khủng hoảng châu Âu sẽ kết thúc khi Hy Lạp vỡ nợ? Tái cơ cấu nợ là cách duy nhất để các quốc gia nợ lớn tại châu Âu quay trở lại với ổn định. Cho phép các quốc gia nợ chồng chất tại châu Âu cơ hội để cơ cấu lại các khoản nợ dường như là cách trực tiếp nhất để giải quyết vấn đề, nhưng giờ đây khả năng này đang gặp trở ngại và khiến khủng hoảng kéo dài thêm. Lý do là những gì được cho là vấn đề nhỏ liên quan tới chỉ một số quốc gia nhỏ ở Liên minh châu Âu (EU) giờ đang lan ra toàn thế giới. Theo nhà quản lý quỹ đầu cơ Dennis Gartman, vấn đề tại châu Âu là lợi ích quốc gia và ngành ngân hàng đã gắn với nhau một cách bất thường trong nhiều năm, khi các ngân hàng Pháp sở hữu các khoản nợ của các doanh nghiệp Tây Ban Nha và nợ công Tây Ban Nha, trong khi các ngân hàng Tây Ban Nha sở hữu nợ của doanh nghiệp Pháp và chính phủ Pháp. Hy Lạp – quốc gia khơi mào cho cuộc khủng hoảng nợ châu Âu kéo dài 2 năm qua Trong môi trường đó, khi một khu vực kinh tế bị suy yếu, các khu vực khác cũng sẽ vội vàng để thanh khoản và gây thiệt hại cho tất cả. Tình huống tiến thoái lưỡng nan trở thành một trong những nguyên nhân gốc rẽ của khủng hoảng thị trường trong 2 tháng qua, mặc dù vấn đề đã được đề cập đến từ ít nhất là đầu năm 2010. [...]... WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT 12 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt Hội nghị thượng đỉnh của Châu Âu diễn ra tuần trước nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ nhưng kết quả vẫn khiến thị trường thất vọng Rạng sáng ngày 27/10, sau cuộc đàm phán kéo dài, lãnh đạo các nước sử dụng đồng euro (eurozone) đã đi đến thống nhất đưa ra “gói cứu trợ toàn diện” nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài gần hai năm... WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT 16 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt EU ngừng viện trợ, lần đầu nói đến khả năng Hy Lạp rời bỏ khu vực đồng euro Châu Âu để Hy Lạp lựa chọn giữa thắt lưng buộc bụng và vỡ nợ ngay sau tuyên bố trưng cầu dân ý tại Hy Lạp cho chiến lược chống khủng hoảng Các nhà lãnh đạo châu Âu đã ngừng các khoản giải ngân cho Hy Lạp và cho biết một cuộc trưng cầu dân ý trong 5... hội giải quyết cuộc khủng hoảng từ vài tháng trước Cam kết hỗ trợ không giới hạn có lẽ vẫn là phương án tối ưu nhất hiện nay Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Châu Âu kì vọng có thể chứng tỏ khả năng cứu đồng euro của mình vượt trên mọi suy đoán của thị trường Tuy nhiên lại một lần nữa họ đã lầm Khủng hoảng WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT 14 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt sẽ còn tiếp diễn... gây trở ngại, để Hy Lạp vỡ nợ và có thể cho phép Hy Lạp rời bỏ đồng euro Tình trạng lây lan từ việc cho phép vỡ nợ dù vậy khó có khả năng kiểm soát được lộ một châu Âu rạn nứt Theo Thủ tướng Anh, mâu thuẫn nảy sinh do 17 nước Khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) thảo luận chính sách đối phó khủng hoảng mà không có sự ủng hộ của 27 nước thành viên EU Cuộc khủng hoảng nợ công của eurozone - thảm... họa kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử châu Âu đang đe dọa đẩy nhanh quá trình rạn nứt giữa một bên là các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung và bên kia là các quốc gia khác trong EU, cùng với lời cảnh báo của Anh rằng những nước không nằm trong liên minh tiền tệ có thể sẽ bị gạt ra rìa WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT 11 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt Phát biểu trước báo giới sau hội...10 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt Cho tới gần đây, câu chuyện phổ biến là gánh nặng nợ quốc gia tại các quốc gia nhỏ hơn Hy Lạp và Italia sẽ được kiềm chế và không lây lan rộng rãi Niềm tin đó đã suy yếu trong bối cảnh một số ngân hàng EU đang gặp khó khăn trong huy động vốn Khả năng huy động vốn sẽ quan trọng trong trường hợp vỡ nợ, khi các ngân hàng giữ nợ tái cấu trúc có... quả sẽ là châu Âu sẽ mất đi nguồn tín dụng và càng làm khủng hoảng trầm trọng thêm Và tất nhiên, mối lo Hy Lạp vẫn còn đó Mặc dù việc xóa 50% nợ cho Hy Lạp là động thái hết sức tích cực nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu tỏ ra hơi liều lĩnh khi đề xuất cơ chế xóa nợ “tự nguyện” Nếu Hy Lạp vỡ nợ, chắc chắn thị trường hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) sẽ có biến động lớn, trong khi đó châu Âu lại chưa... ảnh hưởng tới nền kinh tế châu Âu Sự chia rẽ càng trở nên sâu sắc sau một quyết định được thông qua vào cuối phiên họp, theo đó Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy được giao thêm trọng trách là nhà lãnh đạo chính thức của khu vực đồng euro, cương vị hiện do Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Luxembourg Jean Claude Juncker đảm nhiệm không chính thức Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ còn kéo dài? WWW.GAFIN.VN... xóa 50% nợ cho Hy Lạp Tuy nhiên nếu xóa nợ cho Hy Lạp, châu Âu cũng sẽ phải lập một quỹ hỗ trợ tương ứng để cứu các nước nợ nần chồng chất nhưng chưa vỡ nợ như Italy Đây là cách duy nhất để duy trì niềm tin của nhà đầu tư và bảo vệ các ngân hàng châu Âu nhằm giúp các ngân hàng này tiếp tục cho vay Tuy nhiên chính điều này lại là điểm yếu nhất của thỏa thuận trên Quỹ giải cứu chính của châu Âu – Quỹ... vấn đề châu Âu của Pháp, Jean Leonetti tuyên bố, khu vực đồng euro có thể tồn tại ngay cả khi Hy Lạp buộc phải rời khỏi nhóm này Phát biểu trên đài phát thanh, ông Leonetti nhắc lại rằng nếu Hy Lạp không chấp nhận các biện pháp thắt lưng buộc buộc để đổi lấy gói cứu trợ được nhất trí tuần trước, nước này sẽ không nhận WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT 17 Khủng hoảng nợ - lộ một châu Âu rạn nứt được . NÀO CHO KHỦNG HOẢNG NỢ CHÂU ÂU? 9 Khủng hoảng châu Âu sẽ kết thúc khi Hy Lạp vỡ nợ? 9 Hé lộ một châu Âu rạn nứt 10 Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ còn kéo dài? 11 Fitch: Hy Lạp xem như vỡ nợ khi. KHỦNG HOẢNG NỢ - HÉ LỘ MỘT CHÂU ÂU RẠN NỨT .VN 1 Khủng hoảng nợ - Hé lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT MỤC LỤC Khủng hoảng. 2 Khủng hoảng nợ - Hé lộ một châu Âu rạn nứt WWW.GAFIN.VN CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT Khủng hoảng nợ châu Âu và một số mốc đáng nhớ Hai năm kể từ khi khủng hoảng nợ bùng phát tại châu Âu, thế

Ngày đăng: 11/06/2014, 18:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan