căn cứ long hưng - sa đéc với quá trình khôi phục lực lượng của nguyễn ánh (1787-1789)

83 541 2
căn cứ long hưng - sa đéc với quá trình khôi phục lực lượng của nguyễn ánh (1787-1789)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Liêu Thị Linh CĂN CỨ LONG HƯNG - SA ĐÉC VỚI QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH (1787-1789) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Liêu Thị Linh CĂN CỨ LONG HƯNG - SA ĐÉC VỚI QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH (1787-1789) Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam Mã số: 602254 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỮU PHƯỚC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Lời cam đoan Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các sự kiện, số liệu, tài liệu trích dẫn và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và nghiêm túc. Tác giả Luận văn Liêu Thị Linh MỤC LỤC 0TLời cam đoan0T - 1 - 0TMỤC LỤC0T - 2 - 0TMỞ ĐẦU0T - 4 - 0T1. Lí do chọn đề tài0T - 4 - 0T2. Lịch sử nghiên cứu đề tài0T - 5 - 0T3. Nguồn tài liệu0T - 6 - 0T4. Phương pháp nghiên cứu0T - 6 - 0T5. Đóng góp của đề tài0T - 6 - 0T6. Cấu trúc đề tài0T - 6 - 0TCHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII0T - 8 - 0T1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng.0T - 8 - 0T1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.0T - 8 - 0T1.1.2. Những biến đổi hành chính.0T - 10 - 0T1.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư0T - 11 - 0T1.2. Vùng đất Long Hưng cuối thế kỷ XVIII.0T - 12 - 0T1.2.1. Bối cảnh Nam Kỳ cuối thế kỷ XVIII.0T - 12 - 0T1.2.2. Thành tựu khai hoang và tình hình kinh tế - xã hội ở Long Hưng.0T - 14 - 0TCHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNGSA ĐÉC.0T - 17 - 0T2.1. Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783.0T - 17 - 0T2.2. Nguyễn Ánh bôn tẩu và sang Xiêm cầu viện (1783 – 1787).0T - 22 - 0T2.3. Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ.0T - 25 - 0T2.3.1. Những yếu tố tác động đến quyết định về nước của Nguyễn Ánh.0T - 25 - 0T2.3.2. Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc làm căn cứ.0T - 28 - 0TCHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI CĂN CỨ LONG HƯNGSA ĐÉC (1787-1789) 0T - 34 - 0T3.1. Từ Long Hưng, Nguyễn Ánh khởi binh và liên tiếp giành thắng lợi.0T - 34 - 0T3.2. Vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh.0T - 39 - 0T3.3. Những di tích ở Long Hưng liên quan đến cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn.0T - 44 - 0TKẾT LUẬN0T - 54 - 0TTÀI LIỆU THAM KHẢO0T - 59 - 0TPHỤ LỤC0T - 62 - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, được thành lập trên sự thắng lợi của Nguyễn Ánh trước Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Vậy, những nhân tố nào đã góp phần làm nên thắng lợi của Nguyễn Ánh? Có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu như lòng kiên trì và quyết tâm cao độ của Nguyễn Ánh; việc khai thác triệt để yếu tố địa lợi và nhân hoà ở miền đất Gia Định; sự kém cõi của chính quyền Tây Sơn trong việc quản lý địa bàn này Trong đó, có một nhân tố quan trọng là vai trò của căn cứ Long Hưng (nay thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đối với quá trình khôi phục và phát triển lực lượng của Nguyễn Ánh để cuối cùng giành thắng lợi. Ngày nay tại Long Hưng còn những di tích về cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Do đó, việc tìm hiểu vùng đất Long Hưng hay vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh là điều cần thiết đối với nghiên cứu lịch sử địa phương cũng như lịch sử dân tộc. Về mặt khoa học, đề tài “Căn cứ Long HưngSa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787-1789)” sẽ làm rõ thêm những điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng đất Long Hưng, tạo cơ sở để Nguyễn Ánh quyết định chọn làm nơi đặt căn cứ để khôi phục và phát triển lực lượng, rồi giành thắng lợi. Nói cách khác, đề tài sẽ góp phần lý giải sâu hơn một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh; đó là quá trình khôi phục và phát triển lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng (Sa Đéc) và vai trò của căn cứ này đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn địa chí, lịch sử địa phương cũng như việc khôi phục, tôn tạo các di tích lịch sử ở Đồng Tháp, giúp người dân địa phương hiểu thêm một số vấn đề lịch sử trên cả hai khía cạnh chính diện và phản diện. Vì vậy tôi chọn đề tài “Căn cứ Long Hưng-Sa Đéc với quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh (1787-1789)” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Không kể những công trình nghiên cứu về phong trào Tây Sơn và cuộc chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh nói chung, thời gian qua cũng đã có một số tài liệu nghiên cứu riêng về Vùng đất Long Hưng gắn với cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Có thể kể đến các tài liệu sau: - Lịch sử vùng Long Hưng (TK XVIII – 2000), đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2005 do UBND huyện Lấp Vò thực hiện (Nguyễn Văn Lây làm chủ nhiệm; Nguyễn Hữu Hiếu sưu tầm và biên soạn). Đề tài trình bày đặc điểm tự nhiên và xã hội vùng đất Long Hưng; bối cảnh Long Hưng cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX; Long Hưng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và vùng đất Long Hưng ngày nay. - Đồng Tháp 300 năm, NXB Trẻ, 2004 do Nguyễn Hữu Hiếu-Ngô Xuân Tư-Lê Đức Hòa-Nguyễn Đắc Hiền biên soạn. Tác phẩm viết về vùng đất và con người Đồng Tháp, trong đó có đề cập đến vùng đất Long Hưng. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến cuộc nội chiến trên vùng đất Long Hưng, nhưng chưa nêu bật được vai trò của vùng đất này đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. - Sadec Xưa và Nay của Huỳnh Minh, NXB Cảnh Bằng,1971. Tác phẩm nêu lên vị trí địa lý của Sadec; các danh nhân lịch sử; di tích lịch sử và huyền sử; sinh hoạt tôn giáo và các nguồn lợi về thiên nhiên. - Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng A do Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng A tổ chức biên soạn, 12/2005. Tập sách chủ yếu đề cập lịch sử truyền thống cách mạng của nhân dân Long Hưng A từ thế kỷ XVIII; xây dựng và phát triển củaLong Hưng A ngày nay. - Lịch sử truyền thống và cách mạng xã Long Hưng B do Ban Tuyên giáo huyện ủy Lấp Vò và Đảng ủy xã Long Hưng B tổ chức biên soạn, 12/2005. Tác phẩm chủ yếu đề cập đến lịch sử truyền thống cách mạng của nhân dân Long Hưng B từ thế kỷ XVIII; sự phát triển củaLong Hưng B ngày nay. Có thể thấy rằng, số lượng tác phẩm viết về đề tài này là khá ít ỏi và chưa đi sâu làm rõ vị thế, vai trò của vùng đất Long Hưng trong những năm cuối thế kỷ XVIII, gắn với cuộc nội chiến Nguyễn Ánh-Tây Sơn. Từ việc kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, tác giả Luận văn muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này như đã trình bày trong lý do chọn đề tài. 3. Nguồn tài liệu Để viết Luận văn, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau: - Tài liệu thành văn bao gồm sách chuyên khảo, đề tài khoa học. - Tài liệu khảo sát thực địa bao gồm ảnh chụp các di tích có liên quan đến căn cứ Long Hưng ở xã Long Hưng A và xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. - Phỏng vấn nhân chứng ở địa phương bằng phương pháp đàm thoại và chép tay. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu đặt ra của đề tài, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử là phương pháp nhằm xem xét các hiện tượng, sự vật qua từng giai đoạn cụ thể của nó. Cụ thể trong đề tài, phương pháp lịch sử dùng để trình bày, miêu tả các sự kiện lịch sử của quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng (1787 - 1789). - Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của cái khách quan được nhận thức. Trong đề tài, phương pháp này dùng để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử của quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại Long Hưng; phân tích và lý giải vai trò, tầm quan trọng của căn cứ Long Hưng-Sa đéc đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. 5. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Khái quát về vùng đất Long Hưng thế kỷ XVII - XVIII. Chương 2: Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng-Sa Đéc. Chương 3: Qúa trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng-Sa Đéc (1787 – 1789). CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII 1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng. 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên. Trước năm 1975 Long Hưng thuộc quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc, nằm giữa các xã: Tân Mỹ, Tân Khánh Trung ở phía Bắc; thị trấn Hòa Long, Hòa Thành (huyện Lai Vung) ở phía Nam; Tân Dương (huyện Lai Vung) ở phía Đông; Vĩnh Thạnh và Long Hậu (huyện Lai Vung) ở phía Tây. Khi nhắc đến Long Hưng, người ta thường nói Long Hưng – Nước Xoáy hoặc Nước Xoáy – Bờ Rào, chứng tỏ từ rất lâu địa danh Long Hưng hay vùng Long Hưng đã gắn liền với rạch Nước Xoáy. Rạch Nước Xoáy là con rạch dài thứ hai trong vùng với chiều dài 8500m, chỉ sau sông Sa Đéc. Rạch Nước Xoáy có 3 nhánh cùng đổ về chỗ giáp nước: - Nhánh thứ nhất chảy từ sông Hậu vào rạch Lai Vung, đến Vĩnh Thạnh nối vào rạch Thủ Ô, qua rạch Rau Cần đến chỗ giáp nước. - Nhánh thứ hai chảy từ sông Cái Tàu Thượng vào sông Cường Thành đến Vĩnh Thạnh rồi nối vào rạch Thủ Ô như nhánh thứ nhất. - Nhánh thứ ba từ sông Sa Đéc chảy đến chỗ giáp nước. Rạch Nước Xoáy và sông Sa Đéc mang lại cho Long Hưng một vị trí quan trọng trong vùng. Long Hưng nằm trên ngã tư đường từ Tây sang Đông trên sông Sa Đéc và từ Bắc xuống Nam trên rạch Nước Xoáy. Là một thủy đạo trọng yếu từ sông Tiền sang sông Hậu nên Long Hưng thường đi liền với Nước Xoáy. Ngoài ra trong dân gian còn phổ biến cụm địa danh nữa liên quan đến Long Hưng, Nước Xoáy, đó là “Nước Xoáy – Bờ Rào” [45, 4]. Bờ Rào là con rạch nhỏ nằm ở phía Nam xã Tân Mỹ, lấy nước sông Tiền đổ vào rạch Nước Xoáy. Dân địa phương thường gọi là rạch Nước Xoáy – Bờ Rào, cũng có người gọi là Bàu Rào. Như vậy “vùng Long Hưng – Nước Xoáy” được hiểu theo 2 nghĩa: Nghĩa hẹp: là khu vực nhỏ, chung quanh có hiện tượng nước xoáy, nay thuộc khu vực quanh chợ Nước Xoáy, nơi đóng trụ sở Ủy ban nhân dân xã Long Hưng A. [...]... chuyển sang chương 3 – Qúa trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long HưngSa Đéc (1787 – 1789) CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI CĂN CỨ LONG HƯNGSA ĐÉC (178 7-1 789) 3.1 Từ Long Hưng, Nguyễn Ánh khởi binh và liên tiếp giành thắng lợi Việc đưa quân về đồn trú ở khu vực Nước Xoáy – Tân Long là một quyết định quan trọng và có ảnh hưởng đến thắng lợi của Nguyễn Ánh. .. bại, cuối cùng Nguyễn Ánh đã chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ để ánh lại quân Tây Sơn Vậy Nguyễn Ánh đã chọn và xây dựng căn cứLong Hưng như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở chương 2 – Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng- Sa Đéc CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNGSA ĐÉC 2.1 Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783 Mùa thu năm 1773, lực lượng nghĩa quân Tây Sơn... Trước tình hình đó, đến năm 1787 Nguyễn Ánh quyết định về nước và chọn Long Hưng làm căn cứ Vì sao Nguyễn Ánh quyết định về nước trong thời gian này và chọn Long Hưng làm căn cứ? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.3 Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ 2.3 Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ 2.3.1 Những yếu tố tác động đến quyết định về nước của Nguyễn Ánh Sau khi quét sạch quân Xiêm ra... quen thuộc của Nguyễn Ánh suốt hơn mười năm qua Với mạng lưới sông rạch chằng chịt, nếu tận dụng các lợi thế đó, có thể biến nơi đây thành một căn cứ vững chắc Ngoài ra, Long Hưng còn là nguồn bổ sung nhân lực dồi dào cho Nguyễn Ánh Từ căn cứ Long Hưng, Nguyễn Ánh đã liên tiếp giành được thắng lợi, đó là những thắng lợi nào? Căn cứ Long Hưng có vai trò như thế nào đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh? Chúng... Nhưng với sự giúp sức của quân Xiêm, Nguyễn Ánh cũng không giành được thắng lợi mà phải chịu thất bại nặng nề ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút Với quyết tâm khôi phục Gia Định, Nguyễn Ánh đã ra sức thu phục và chuẩn bị lực lượng, vì thế lực lượng không ngừng phát triển sau khi chọn Long Hưng làm căn cứ Sở dĩ, Nguyễn Ánh chọn Long Hưng làm căn cứ vì vùng này là điểm tựa tiến sang Ba Giồng, qua Bến Lức áp sát... Nẵng, được truy phong Chưởng cơ - Đặc biệt là Nguyễn Văn Mậu (Bỏ Hậu), quê ở Tân Long (Long HưngSa Đéc) tuy không phải là văn thần, võ tướng nhưng đùm bọc và giúp đỡ lương thực cho Nguyễn Ánh từ trong những ngày đầu mới về Nước Xoáy và được Nguyễn Ánh coi như người đỡ đầu (cha nuôi) 2.3.3 Nguyễn Ánh lập căn cứ ở vùng Long HưngSa Đéc Trong Đại Nam Thực Lục có ghi Nguyễn Ánh về đồn trú ở Hồi Oa (Nước... tốc của Nguyễn Huệ Vào cả 4 lần trước đó như năm 1777, 1782, 1783 và 1785, hễ Nguyễn Huệ vào là ông đều bị ánh bật ra khỏi Gia Định Vì vậy, để tránh tình trạng có thể xảy ra, Nguyễn Ánh cho quân về lập căn cứ ở vùng Nước Xoáy (Hồi Oa) thuộc thôn Tân Long (về sau gọi là Long Hưng) , thuộc huyện Vĩnh An, trấn Vĩnh Thanh [45,34] 2.3.2 Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc. .. cùng lưu vong sang Xiêm Sau bị tử trận ở Qui Nhơn, được truy phong Chưởng Cơ - Nguyễn Văn Bế: quê ở Sa Đéc, theo Nguyễn Ánh lưu vong sang Xiêm, phụ trách ngoại giao, được phong Tổng nhung cai cơ - Nguyễn Văn Yến: quê ở Nha Mân, theo Nguyễn Ánh từ ngay buổi đầu, được phong chức Lượng võ vệ Vệ úy, tử trận ở Qui Nhơn - Nguyễn Văn Định: người ở Nha Mân, theo Nguyễn Ánh rất sớm, cùng lưu vong sang Xiêm, được... suy yếu hẳn Nhân cơ hội đó Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tiến ánh Gia Định lần thứ ba năm 1782 Mấy trăm chiến thuyền Tây Sơn vào cửa Cần Giờ ánh tan quân Nguyễn Ánh ở ngã bảy Nguyễn Ánh phải chạy về Ba Giồng, thành Gia Định lại trở về với Tây Sơn Tháng 5 năm 1782 đại quân của Nguyễn Huệ truy đuổi Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh phải thoát chạy ra đảo Phú Quốc Yên tâm là lực lượng Nguyễn Ánh không còn gì, nên đại... hẻo lánh, nơi rừng sâu làm sao kiểm soát được [45,31] Vào đầu năm 1786, vua Xiêm muốn viện quân cho Nguyễn Ánh khôi phục Gia Định một lần nữa nhưng Nguyễn Ánh đã từ chối Tháng 3 năm 1786, Nguyễn Ánh sai Tổng nhân cai cơ Hoàng Tiến Cảnh, Nguyễn Văn Nhân, Võ Di Nguy đem quân về núi Giang Khảm đóng thuyền Đến cuối năm 1786, Nguyễn Ánh sai Cai Cơ Phạm Văn Châu và Nguyễn Văn Đình về Hà Tiên chiêu mộ lực lượng . Khái quát về vùng đất Long Hưng thế kỷ XVII - XVIII. Chương 2: Nguyễn Ánh đặt căn cứ tại Long Hưng- Sa Đéc. Chương 3: Qúa trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại căn cứ Long Hưng- Sa Đéc. nước của Nguyễn Ánh. 0T - 25 - 0T2.3.2. Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc làm căn cứ. 0T - 28 - 0TCHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI CĂN. sử của quá trình khôi phục lực lượng của Nguyễn Ánh tại Long Hưng; phân tích và lý giải vai trò, tầm quan trọng của căn cứ Long Hưng- Sa đéc đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh. 5. Đóng góp của

Ngày đăng: 10/06/2014, 12:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRANG BÌA

  • Lời cam đoan

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

    • 3. Nguồn tài liệu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Đóng góp của đề tài

    • 6. Cấu trúc đề tài

    • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT LONG HƯNG THẾ KỶ XVII - XVIII

      • 1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đất Long Hưng.

        • 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

        • 1.1.2. Những biến đổi hành chính.

        • 1.1.3. Đặc điểm xã hội và dân cư

        • 1.2. Vùng đất Long Hưng cuối thế kỷ XVIII.

          • 1.2.1. Bối cảnh Nam Kỳ cuối thế kỷ XVIII.

          • 1.2.2. Thành tựu khai hoang và tình hình kinh tế - xã hội ở Long Hưng.

          • CHƯƠNG 2: NGUYỄN ÁNH ĐẶT CĂN CỨ TẠI LONG HƯNG – SA ĐÉC.

            • 2.1. Những thắng lợi của Tây Sơn trong giai đoạn 1773 – 1783.

            • 2.2. Nguyễn Ánh bôn tẩu và sang Xiêm cầu viện (1783 – 1787).

            • 2.3. Nguyễn Ánh chọn vùng đất Long Hưng làm căn cứ.

              • 2.3.1. Những yếu tố tác động đến quyết định về nước của Nguyễn Ánh.

              • 2.3.2. Những yếu tố khiến Nguyễn Ánh lấy vùng Tân Long (Long Hưng) - Sa Đéc làm căn cứ.

              • CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH KHÔI PHỤC LỰC LƯỢNG CỦA NGUYỄN ÁNH TẠI CĂN CỨ LONG HƯNG – SA ĐÉC (1787-1789)

                • 3.1. Từ Long Hưng, Nguyễn Ánh khởi binh và liên tiếp giành thắng lợi.

                • 3.2. Vai trò của căn cứ Long Hưng đối với thắng lợi của Nguyễn Ánh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan