du lịch địa đạo kỳ anh, quảng nam

39 890 8
du lịch địa đạo kỳ anh, quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B¸o c¸o thùc tËp A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ tương đối nhanh. Theo John Naisbitt, du lịch là một ngành có đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế thế giới: Tổng sản phẩm đạt được gần 4300 tỉ USD (chiếm 10,2% GDP toàn cầu) nộp 655 tỉ tiền thuế, lôi cuốn 204 triệu người lao động (chiếm 10,6 % lực lượng lao động thế giới). Sau chiến tranh Thế giới lần II, đặc biệt là những năm 50 trở lại đây, hoạt động du lịch trên thế giới trở nên nhộn nhịp hơn. Năm 1950, số lượt khách du lịch quốc tế đạt gần 25,3 triệu người với doanh thu 2,1 tỉ USD. Vào 1990, số lượng khách du lịch quốc tế tăng lên đến hơn 455,8 triệu và đạt doanh thu 255 tỉ USD. Năm 1997 số lượng tương ứng đạt 613 triệu lượt khách và 448 tỉ USD. Và đến nay số lưọng dó vẫn tiếp tục tăng lên. Nhận thấy được tầm quan trọng và những đóng góp to lớn của ngành du lịch, Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có những định hướng chính sách nhằm đưa du lịch trở thành nền kinh tế hàng đầu. Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch khá lớn, với đầy đủ các loại hình du lịch như: danh lam thắng cảnh, các di tịch lịch sử - văn hoá…Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một bề dày lịch sử với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước anh hùng. Việc khai thác du lịch ở Việt Nam không những tận dụng được những tiềm năng to lớn ấy, đem lại doanh thu cho đất nước và giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn dân cư mà còn góp phần gìn giữ khôi phục và bảo tồn nguồn tài nguyên vô giá ấy và giáo dục truyền thông cho thế hệ con cháu sau này. Là một bộ phận của nền du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây ngành du lịch Quảng Nam cũng đã có những định hướng nhằm khai thác và phát triển du lịch hiệu quả và bền vững. Với những cố gắng ấy đến nay du lịch Quảng Trang 1 B¸o c¸o thùc tËp Nam cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Song có một thực tế rằng, ngành du lịch Quảng Nam do tác động của nhiều yếu tố khách quan nên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại làm chậm tiến trình phát triển của du lịch tỉnh nhà. Mà nổi trội trên hết là vấn đề chưa tận dụng khai thác triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên.Một số tài nguyên du lịch giá trị đã và đang bị “lãng quên” và chưa được khai thác đúng đắn. Điều đó đã gây ra một sự lãng phí to lớn. Mà di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh là một minh chứng rõ nét nhất. Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh còn lại cho đến ngày nay có một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó là minh chứng cho một tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, chịu đựng mọi hi sinh gian khổ của nhân dân xã Tam Thăng trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước giải phóng dân tộc.Đây còn là sự thể hiện sáng tạo về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng đề ra mà Đảng bộ và nhân dân Tam Thăng đã thực hiện trong cuộc khánh chiến ác liệt nhất. Nhờ có địa đạo Kỳ Anh mà quân và dân vùng Đông Tam Kỳ mới bám trụ để giữ từng tất đất, để bảo vệ vùng giải phóng, đánh địch khi chúng càn quét, góp phần giải phóng quê hương năm 1975. Chính vì vậy mà ngày nay địa đạo Kỳ Anh luôn được đánh giá rất cao và được nhận định là một nguồn tài nguyên giá trị để khai thác du lịch. Hiện nay địa đạo Kỳ Anh còn ẩn chứa một tiềm năng du lịch to lớn và chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn nếu được đầu tư thiết thực. Song trên thực tế, cho đến nay địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả và đúng đắn. Thực trạng khai thác du lịch tại Kỳ Anh khá nhàm chán và đơn điệu, lượng khách đến với Kỳ Anh chủ yếu là những học sinh, sinh viên, cán bộ khoa học đến để nghiên cứu tìm hiểu những giá trị của di tích, chưa thu hút được lượng khách đến tham quan di tích. Thực trạng khai thác di tích như vậy bắt nguồn từ những yếu tố sau: + Địa đạo Kỳ Anh cho đến nay vẫn chưa được tiến hành trùng tu và tôn tạo để trả lại nguyên trạng ban đầu cho di tích, điều đó đã gây khó khăn cho việc đưa khách đến tham quan. Bởi du khách thật ra không phải là những nhà nghiên Trang 2 B¸o c¸o thùc tËp cứu nên họ khó có thể hiểu được những giá trị của di tích khi nó vẫn còn là “đống đỏ vỡ”. Điếu đó đã gây hạn chế cho việc thu hút du khách + Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch thì vẫn chưa được đầu tư xây dựng . + Việc tổ chức quản lý khai thác còn thiếu khoa học và chồng chéo, chưa có kế hoạch cơ bản và lâu dài. + Nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu + Công tác quảngdu lịch thiếu khoa học, chưa đưa được hình ảnh địa đạo Kỳ Anh đến với du khách. Chính vì những yếu tố ấy đã gây cản trở cho việc khai thác du lịch địa đạo Kỳ Anh, làm cho quá trình khai thác kém hiệu quả và khoa học. Thật ra với những tiềm năng du lịch to lớn ấy địa đạo Kỳ Anh có khả năng sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Song do nhiều yếu tố tác động cho nên thực trạng khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh còn nhiều bất cập. Vì vậy, tôi chọn đề tài này nhằm đánh giá trung thực những tồn tại trong việc khai thác du lịch của địa đạo Kỳ Anh hiện nay, và từ đó đề ra những định hướng, giải pháp nhằm khắc phục và phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh một cách hiệu quả và xứng đáng với tiềm năng của nó. II. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích đánh giá trung thực hiện trạng khai thác du lịch địa đạo Kỳ Anh hiện nay, đề tài còn nhằm mục đích đề ra những giải pháp khôi phục và phát triển góp phần đưa địa đạo Kỳ Anh thành diểm du lịch hấp dẫn trong tương lai. Từ đó góp phần tăng thu nhập cho xã hội nâng cao đời sống cho dân địa phương. III. Đối tượng nghiên cứu Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh. IV. Giới hạn đề tài Toàn bộ hệ thống di tích lịch sử cách mạng địa đạo Kỳ Anh Trang 3 B¸o c¸o thùc tËp V. Phương pháp nghiên cứu Thực địa, nghiên cứu, thu thập tài liệu VI. Điểm mới của đề tài Chỉ ra được một số lợi thế của địa đạo Kỳ Anh, đánh giá trung thực hiện trạng di tích và tình hình khai thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh, đề ra được một số giải pháp bổ sung nhằm khôi phục và khai thác du lịch. VII. Bố cục của đề tài Gồm có 3 phần: + Phần mở bài + Phần nội dung + Phần kết luận Trang 4 B¸o c¸o thùc tËp B.PHẦN NỘI DUNG Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Một số khái niệm liên quan 1. Khái niệm du lịch Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan với sự di chuyển và lưu lại tam thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chát và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao, kèm theo việc tiêu thụ các giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hoá 2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá lich sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp hoặc cho việc tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ cũng như kảh năng lao động và sức khoẻ của con người 3. Điểm du lịch Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. 4. Khái niệm về di tích lịch sử Di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hoá. 5. Khái niệm khách du lịch Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. 6. Hoạt động du lịch Trang 5 B¸o c¸o thùc tËp Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân, kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến du lịch 7. Du lịch bền vững Là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không lam tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. II. Tiêu chí đánh giá di tích lịch sử cấp quốc gia Di tích quốc gia bao gồm: + Các công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gần với các anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, văn hoá, nghệ thuật và khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với các tiến trình lịch sử của dân tộc. + Các công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. + Các địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật, đánh dấu các giai đoạn phát triển của các nền văn hoá khảo cổ. + Những cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù. Trang 6 B¸o c¸o thùc tËp Chương II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA ĐẠO KỲ ANH I. Vị trí địa lý Di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh nay thuộc xã Tam Thăng, Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Nam, cách Thành hố Tam Kỳ 7km về phía Đông Bắc, xã Tam Thăng hiện nay là một vùng cát trắng của Thành phố Tam Kỳ. + Phía Bắc giáp với xã Bình Nam, xã Bình An huyện Thăng Bình. + Phía Đông giáp với xã Tam Thanh. + Phía Tây giáp xã Tam An và Phường Tân Thạnh. + Phía Nam giáp xã Tam Phú. II. Lịch sử hình thành Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua (1954-1975), nhân dân cả nước đã chịu nhiều hi sinh, gian khổ để đánh bại kẻ thù xâm lược sức mạnh quân sự và tiềm năng kinh tế lớn hơn ta gấp nhiều lần, giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu đã làm nên bao kỳ tích anh hùng trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại ấy. Địa đạo Kỳ Anh ngày nay trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là một bằng chứng sống của sự đóng góp xương máu vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Tam Thăng. Cũng như địa đạo Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh - Quảng Trị) địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), địa đạo Kỳ Anh cũng ra đời trong bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt nhất (1965 – 1969). Từ sau hiệp định Giơ – ne – vơ kết, đế quốc Mỹ bắt đầu xâm lược nước ta, chúng muốn biến miền NamViệt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng ở Đông Nam Á. Để chống phá và tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam, đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm, thực hiện Trang 7 B¸o c¸o thùc tËp chính sách “tố cộng diệt cộng”, mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử đi xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đối với xã Tam Thăng, cũng như bao địa phương khác trong cả nước, từ năm 1955 – 1959 địch bắt bớ nhân dân ngày đêm phải “tố cộng diệt cộng”, nguỵ quyền tay sai ở địa phương thì đi lùng rập, vây bắt các cán bộ cách mạng hoạt động tại địa phương, tìm hầm bí mật phá vỡ các cơ sở cách mạng, xây dựng nhà giam, khám giam ở các thôn xã, chúng bắt bớ và tra tấn hàng nghìn người dân vô tội, bắt đi và thủ tiêu nhiều chiến sĩ cách mạng trung kiên…Dã man nhất là chúng thực hiện đạo luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam. Đứng trước tình hình đó, nhân dân xã Tam Thăng vẫn kiên định tư tưởng đấu tranh, phong trào cách mạng vẫn được nhen nhóm và gây dựng lại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chính trị, chống phá âm mưu dồn dân, lập ấp chiến lược và những tổ chức phản động tại địa phương. Bước sang những năm 1960 – 1964, trước sự thất bại của chiến dịch “tố cộng diệt cộng” đế quốc Mỹ thay đổi kế hoạch, chúng đề ra chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trang bị và cũng cố lại quân đội nguỵ ở miền Nam, mở rộng quy mô chiến tranh, tổ chức càn quét, đánh phá, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, nhân dân miền Nam đoàn kết một lòng, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, do đó đã phá vỡ nhiều kế hoạch bình định lấn chiếm của địch đưa đến phong trào Đồng Khởi ở miền Nam. Hoà chung với khí thế của nhân dân cả nước, nhân dân xã Tam Thăng cũng góp phần phá vỡ thế kìm kẹp, tiêu diệt chính quyền địch tại địa phương, cùng với các xã trung du miền núi, các xã Tây và Bắc Tam Kỳ, các xã Bình Giang, Bình Dương (Thăng Bình), nhân dân xã Tam Thăng tự đứng lên giải phóng vào tháng 9/1964. Sau khi được giải phóng, dưới sự lãnh đạo của cấp trên, xã tam Thăng tổ chức và xây dựng chính quyền địa phương: các chi bộ Đảng ở các thôn, xóm được thành lập, mỗi thôn có ban cán sự và thôn đội làm nòng cốt cho hoạt động, cũng cố và xây dựng lực lượng vũ trang tại địa phương nhằm cũng cố và bảo vệ thành quả cách mạng của những vùng giải phóng. Trang 8 B¸o c¸o thùc tËp Năm 1965, trước những dòng thác cách mạng ngày càng lớn mạnh, vùng giải phóng ở miền Nam, ngày càng rộng lớn, nguy cơ phá sản của chiến dịch “chiến tranh đặc biệt” ngày càng đến gần, đế quốc Mỹ vội vã đưa quân vào miền Nam Việt Nam với 18 vạn quân viễn chinh và chư hầu, với ý đồ mở rộng cục diện chiến tranh, chiến dịch “chiến tranh cục bộ” được thay thế bằng hình thức hai gọng kìm “tìm diệt và bình định” chúng hi vọng sẽ bình định được miền Nam trong thời gian ngắn. Để thực hiện ý đồ này Mỹ nguỵ bắt đầu tổ chức đi càn quét và đành phá trên khắp chiến trường miền Nam. Đối với địa bàn Quảng Nam – Đà Nẵng, ở Tam Kỳ, Mỹ - nguỵ tổ chức đem quân đi càn quét, đánh phá miền Đông Tam Kỳ, bởi ở đây các xã còn được giải phóng và số phong trào cách mạng hoạt động mạnh, trong đó có xã Tam Thăng. Tam Thăng lúc bấy giờ có một vị trí vô cùng quan trọng, là cửa ngỏ và căn cứ địa của các xã vùng Đông Tam Kỳ, nhiều đơn vị bộ đội như: 70, 72 của tỉnh đội, đơn vị V12, V16, V18 là của huyện đội Tam Kỳ và lực lượng vũ trang đã đóng quân tại đây. Nhưng chúng ta biết rằng, địa hình xã Tam Thăng lại hoàn toàn bất lợi cho việc hoạt động cách mạng, bởi lẽ nó là một vùng đất cát, bom đạn địch đánh phá nhiều lần, trơ trọi một vành đai trắng, các thôn xóm ở cách xa nhau, mỗi thôn cách nhau bằng một trảng dài 4 km, bom đạn và chia cắt bởi 2 con sông Trường Giang và sông Đầm. Bên cạch đó, xã Tam Thăng lại nằm gần các căn cứ quân sự, đồn bốt của địch như: căn cứ Tuần Dưỡng (Thăng Bình) đóng ở Phía Bắc, căn cứ An Hà đóng ở phía Nam, còn cơ quan đầu não của tỉnh lỵ Quảng Tín đóng ở thị xã Tam Kỳ…chỉ cách Tam Thăng vài ba cây số theo đường chim bay. Vì vậy nhân dân Tam Thăng đã đào rất nhiều hầm bí mật để bộ đội và cán bộ địa phương trú ẩn mỗi khi địch đánh phá nhưng không đủ, nhiều khi cán bộ địa phương phải bật ra các xã lân cận để bảo tồn lực lượng. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc lãnh đạo nhân dân, nắm rõ lực lượng và ý đồ của địch mà có phương án đánh địch. Trang 9 B¸o c¸o thùc tËp Xuất phát từ tình hình thực tế đó và trước yêu cầu của cách mạng, để giữ vững căn cứ địa đồng thời tạo mối liên hoàn giữa vùng Đông và Tây Tam Kỳ và giữ vững những thành quả của nhân dân TamThăng giành được năm 1964, để thực hiện chủ trương của Đảng ta “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”. Theo lời kêu gọi của Ban chấp hành TW Đảng: “chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc” - (Nghị quyết hội nghị lần 12 của BCH TW Đảng) đồng thời quán triệt nghị quyết 15 của thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam – Đà Nẵng, Đảng bộ và nhân dân TamThăng quyết tâm thực hiện đào địa đạo trên toàn bộ các thôn xóm để đảm bảo nơi ẩn nấp cho bộ đội các bộ và nhân dân xã nhà, nhằm trành tổn thất khi địch đánh phá ác liệt bằng bom đạn và pháo trú bám đánh địch mỗi khi chúng càn quét, bảo tồn lực lượng và giữ vững xã Tam Thăng. Với quyết tâm cao của Đảng bộ, chiến sĩ và nhân dân Tam Thăng, địa đạo Kỳ Anh đã được thực hiện 5/1965 và đến cuối 1967 thì tương đối hoàn thành. Địa đạo được đào trên phần lớn các thôn của xã Tam Thăng, nhưng bề thế và to lớn hơn là địa đạo 2 thôn Thạch Tân và Vĩnh Bình. Lúc bấy giờ địa đạo được đào trong hoàn cảnh hết sức bí mật, công việc được giao cho các đồng chí hết sức tin cậy, thường chỉ đào vào ban đêm lúc tối trời, đất cát đem đi không được để cho ai biết, số thì đổ ra sông, số lại được đem làm nền sau đó dựng nhà lên trên. Về sau địch đánh phá và để sớm hoàn thành địa đạo Đảng bộ địa phương đã huy động toàn dân tham gia: phụ nữ, nông dân, thanh thiếu niên… Không thuận lợi như địa đạo Củ Chi và địa đạo Vĩnh Mốc, địa đạo Kỳ Anh là vùng đất cát (tuy rằng bên dưới là vùng đất cóc) nên việc tiến hành đào địa đạo gặp nhiều khó khăn. Có những nơi địa đạo đi qua mà không có tầng đất cóc buộc nhân dân phải nghĩ cách đóng cọc tre và đan phên để dừng nhằm tránh sụt lỡ. Tuy đời sống của nhân dân Tam Thăng lúc bấy giờ vô cùng khó khăn bởi sự đánh phá ác liệt của địch nhưng với lòng quyết tâm hướng về sự nghiệp giải Trang 10 [...]... thác du lịch tại địa đạo Kỳ Anh trong những năm qua Năm 1997, địa đạo Kỳ Anh được công nhận là di tich lịch sử cấp quốc gia, và đồng thời cũng được bình chọn là một trong ba địa đạo lớn nhất của nước ta (sau địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc) Từ đó, những giá trị về khoa học lịch sử của địa đạo Kỳ Anh, đối với những nhà làm công tác du lịch thì luôn đánh giá cao về tiềm năng du lịch tại địa đạo Kỳ Anh... tuyến du lịch đến với Kỳ Anh theo mô hình: + Du lịch văn hoá - du lịch nghĩ dưỡng - du lịch di tích lịch sử - du lịch sinh thái Trang 29 B¸o c¸o thùc tËp 7 Đa dạng hoá các loại hình du lịch Địa đạo Kỳ Anh có một tiềm năng về du lịch khá to lớn, song trong thời gian qua địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa được chú trọng đầu tư, khai thác du lịch một cách hợp lý và tương xứng, sản phẩm du lịch chưa thu hút được du. .. tuyên truyền quảng bá hình ảnh địa đạo Kỳ Anh trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đưa hình ảnh địa đạo Kỳ Anh đến gần với du khách + Kết hợp với các công ty du lịch, các doanh nghiệp để đưa địa đạo Kỳ Anh vào tour du lịch của doanh nghiệp, kết nối các điểm du lịch khác trong tỉnh với điểm du lịch địa đạo Kỳ Anh để xây dựng nên các chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút du khách + Nâng... giá di tích cấp quốc gia Chương II Khái quát chung về địa đạo Kỳ Anh I Vị trí địa lý II Lịch sử hình thành III Tiềm năng du lịch của địa đạo Kỳ Anh 1 Hệ thống kiến trúc địa đạo Kỳ Anh 2 Vị trí địa lý thuận lợi để khai thác du lịch 3 Địa đạo Kỳ Anh - sức hấp dẫn từ những giá trị lịch sử Trang 34 B¸o c¸o thùc tËp Chương III Thực trạng khai thác du lịch Kỳ Anh hiện nay I.Thực trang di tích II Thực trạng... khiến cho sản phẩm du lịch tại địa đạo Kỳ Anh càng trở nên đơn điệu và khô khan hơn Ngoài ra, sự nghèo nàn của sản phẩm du lịch tại Kỳ Anh cũng là do đến nay điểm địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa liên kết được với các điểm du lịch khác trong vùng để tạo ra những tuyến du lịch hấp dẫn 7 Thực trạng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh không những nổi tếng ở Quảng Nam mà còn nổi tiếng... quan tâm thích đáng, địa đạo Kỳ Anh chắc chắn sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và thu hút du khách 2.Vị trí địa lý thuận lợi dể khai thác du lịch Như đã trình bày ở trên, địa đạo Kỳ Anh ngày nay nằm ở xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 60 km về phía Đông Bắc Với một vị trí thuận lợi như vậy- nằm gần với cơ quan tỉnh lị Quảng Nam, địa đạo Kỳ Anh sẽ tranh thủ được... du lịch Địa đạo Kỳ Anh 1 Hệ thống kiến trúc Địa đạo Kỳ Anh Khác với địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc, địa đạo Kỳ Anh được đào ở trong vùng đất cát, muốn đào được địa đạo nhân dân Tam Thăng phải đào dưới hai tầng đất, một là tầng đất cát ở bên trên có bề dày khoảng 1m, hai là tầng đất cóc (một loại đất cứng kết quánh như đá ong) có bề dày 1 - 1,2m Do đó việc đào địa đạo hết sức khó khăn, chỗ nào địa. .. trạng khai thác du lịch địa đạo Kỳ Anh trong những năm qua 1 Khách du lịch 2 Doanh thu 3 Hiện trạng lao động 4 Đầu tư 5 Cơ sở vật chất - hạ tầng 6 Sản phẩm du lịch 7 Thực trạng tuyên truyền quản bá hình ảnh địa đạo Kỳ Anh Chương IV: Giải pháp khai thác và phát triển du lịch I Cơ sở xây dựng giải pháp 1 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh 2 Định hướng phát triển du lịch của đia đạo Kỳ Anh II Một số... sự nhàm chán cho du khách và cũng đồng nghĩa rằng lượng khách tới đây sẽ lại giảm suốt Nhưng địa đạo Kỳ Anh lại chiếm giữ được ưu thế ấy, bởi vậy thực sự địa đạo Kỳ Anh đã có được những thuận lợi đáng kể trở thành một điểm du lịch hấp dẫn Ngoài ra, di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh nằmQuảng Nam - một tỉnh có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và đa dạng về loại hình, phong phú về sản phẩm du lịch Điều đó sẽ... tương lai để Kỳ Anh trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, ngoài một số giải pháp trên chúng ta cần phải đề ra những giải pháp đa dạng hoá các loại hình du lịchKỳ Anh, nhằm tạo sức hút với khách du lịch. Dưới đây là một số đề xuất nhằm tiến hành đa dạng hoá các loại hình du lịch tại Kỳ Anh : + Hiện nay, di tích lịch sử địa đạo Kỳ Anh đã bị xuống cấp nghiêm trọng khiến sản phẩm du lịch Kỳ Anh vốn đã . Tiềm năng du lịch Địa đạo Kỳ Anh 1. Hệ thống kiến trúc Địa đạo Kỳ Anh Khác với địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc, địa đạo Kỳ Anh được đào ở trong vùng đất cát, muốn đào được địa đạo nhân dân. tích lịch sử văn hoá với các điểm du lịch sinh thái: Mỹ Sơn – Tam Thanh - địa đạo Kỳ Anh - Hồ Phú Ninh… 3. Địa đạo Kỳ Anh - sức hấp dẫn từ những giá trị lịch lịch sử Di tích lịch sử địa đạo Kỳ. địa đạo Củ Chi và địa đạo Vịnh Mốc). Từ đó, những giá trị về khoa học lịch sử của địa đạo Kỳ Anh, đối với những nhà làm công tác du lịch thì luôn đánh giá cao về tiềm năng du lịch tại địa đạo

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan