Văn hóa chăm trên mảnh đất quảng nam

24 1.5K 10
Văn hóa chăm trên mảnh đất quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu văn hóa Chămpa

§Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp MỤC LỤC A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 3 II.Mục đích nghiên cứu 3 III.Đối tượng nghiên cứu 3 IV.Phương pháp nghiên cứu 3 V.Kết quả nghiên cứu 3 B. Nội dung Chương I Sự hình thành và phát triển của văn hoá Chăm 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Chăm 4 2. Khái quát vùng đất Quảng Nam và giá trị văn hoá Chăm trên vùng đất Quảng Nam 5 3. Sự phân bố của cơ sở di tích Chăm trên Quảng Nam 6 Chương II Khái quát về những đặc điểm cơ bản của văn hoá Chăm 7 1. Là nền văn hoá mang đậm nét văn hoá Ấn Độ 7 2. Tính chất Siva giáo là đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của dân tộc Chăm 7 3. Âm nhạc và múa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm …8 4. Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc là kiến trúc đền tháp 9 5. Cũng như tín ngưỡng dân tộc Việt, người Chăm cúng tổ tiên, thờ Mẹ xứ sở 9 6. Sắc thái biển thể hiện rõ nét trong văn hoá Chăm 10 Chương III Thực trạng khai thác các di tích ChămQuảng Nam 11 1.Thánh địa Mỹ Sơn 11 2. Nhóm tháp Chiên Đàn 11 3. Tháp Bằng An 15 4. Nhóm tháp Khương Mỹ 16 Chương IV Những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả di sản văn hoá Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam ……………………………………………………………… 17 C. Kết luận Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 1 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp A . PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Điều này đã được khẳng định thông qua lợi ích tổng hợp mà ngành du lịch mang lại Một số nước đã coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập lớn bằng ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó du lịch còn đem lại lợi ích tổng thể về kinh tế lẫn xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng cường giao lưu văn hoá, hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa các vùng, các quốc gia với nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch, Chính phủ đã tạo điều kiện tối đa để du lịch phát triển như: thay đổi các chính sách, giảm các thủ tục rườm rà để “Việt Nam trở thành điểm đến của thiên niên kỷ”. Và cùng hoà vào dòng chảy của trào lưu du lịch thế giới, Việt Nam là điểm du lịch nằm trong tầm ngắm của khách du lịch quốc tế, là điểm hấp dẫn cho du khách thích tìm hiểu, khám phá những vùng đất hoang sơ, những công trình kiến trúc cổ xưa, kỳ bí Với điều kiện sẵn có của mình, Quảng Nam sẽ tận dụng được các tài nguyên du lịch đó để phát triển du lịch. Minh chứng là chỉ riêng với vùng đất gần 11.000km 2 của mình, Quảng Nam đã sở hữu được 2 di sản văn hoá thế giới, trong đó Mỹ Sơn - một kiệt tác không chỉ của người Chăm mà còn của cả Việt Nam và của cả thế giới Và không chỉ riêng Mỹ Sơn, trong vùng đất Quảng Nam là nơi có độ đậm đặc về di sản văn hoá Chăm nhiều nhất nước ta - là một nền văn hoá mang nhiều bí ẩn trong cả sinh hoạt đời thường và trong cả nghệ thuật kiến trúc. Điều này đã hấp dẫn không ít du khách quốc tế đến với Việt Nam. Cũng không ngoài sự đam mê, sự cuốn hút của văn hoá Chăm và sự khao khát phát huy được tiềm năng đó, tôi đã chọn đề tài:“ Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam” để góp phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của du lịch tỉnh nhà. Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 2 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua quá trình thực tập cùng với sự hiểu biết của mình trên thực tế, đề tài này được nghiên cứu góp phần làm rõ thực trạng du lịch tỉnh nhà. Đồng thời đề tài góp phần phân tích hiện trạng và giải pháp để phát triển thêm ngành du lịch ở Quảng Nam. Quá trình nghiên cứu thực tế giúp hệ thống lại những vấn đề mình đã học. Nâng cao kiến thức giữa lý luận và thực tiễn, rồi từ thực tiễn bổ sung cho lý luận những vấn đề cụ thể phong phú, làm cho lý luận ngày càng sát với thực tế và phù hợp với quy luật của sự phát triển. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tổng thể các tháp Chăm trên địa bàn Quảng Nam. - Tình hình phát triển du lịch cũng như tốc độ tăng trưởng, mức doanh thu cụ thể của từng tháp. - Nghiên cứu các tháp Chăm trên cả giá trị văn hoá lẫn kiến trúc nghệ thuật để có thể khai thác phục vụ du lịch Quảng Nam. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp duy vật biện chứng. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp thu thập, phân tích số liệu. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia. - Phương pháp so sánh và một số phương pháp khác - Việc nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế, cũng như các tài liệu, sách báo và thông tin trên mạng V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Đã đi thực tế tại các địa điểm cần nghiên cứu như: Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp Chiên Đàn, Tháp Bằng An, nhóm tháp Khương Mỹ… - Thấy được hiên trạng phát triển du lịch tại các điểm này thông qua thực tế, số liệu cụ thể về sự phát triển du lịch qua từng năm. - Tìm hiểu và đề ra những giải pháp cụ thể nhằm khai thác có hiệu quả giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam. Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 3 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp B . NỘI DUNG CHƯƠNG I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HOÁ CHĂM 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Chăm Theo sử liệu Trung Hoa, vào cuối thế kỷ thứ II (sau Công nguyên - năm 192), vì không chịu được sự cai trị hà khắc của nhà Hán, nhân dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy giết huyện lệnh, giành lấy chủ quyền và thành lập một quốc gia độc lập. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Khu Liên mà địa bàn hoạt động là vùng Quảng nam ngày nay và được gọi là nước Lâm Ấp rồi Hoàn Vương và cuối cùng là Chiêm Thành. Lãnh thổ của Vương Quốc Chămpa trải dài từ đèo Ngang thuộc tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Bình Thuận ngày nay, bao gồm đồng bằng ven biển, cao nguyên và miền núi. Do ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ từ rất sớm bằng con đường hải thương nên Vương Quốc Chămpa đã sử dụng một thể chế hành chính giống miền Nam Ấn Độ nghĩa là trong một Vương Quốc có có nhiều tiểu Vương Quốc gọi là Manđala. Theo đó, Vương Quốc Chămpa có 5 tiểu Vương Quốc Manđala dựa theo địa thế thiên nhiên, đó là: Indrapura (Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế) nằm giữa đèo Ngang và đèo Hải Vân ngày nay, Amaravati nằm giữa đèo hải Vân và đèo Bình Đê, Vijaya nằm giữa đèo Bình Đê và đèo Cù Mông, đèo Cả, Kauthara phía Nam đèo Cả đến núi Đồng Bò gần Cam Ranh, Panduranga từ núi Đồng Bò đến lưu vực sông Đồng Nai. Mỗi tiểu Vương quốc đều có kinh đô riêng với các tổ chức kinh tế, quân sự độc lập được cai trị bởi các Tiểu vương. Người Chăm được hình thành bởi nhiều sắc tộc khác nhau thuộc nhóm Malayo - Plynoisan và Môn khmer. Kinh thành Simhapura của Vương quốc Chămpa được xây dựng cuối thế kỷ IV dưới triều Vua Bhadravarman. Trong các cuộc chiến tranh xảy ra giữa Vương Chămpa và các nước phía Bắc, kinh thành Simhapura nhiều lần bị tàn phá, nhưng nơi đây vẫn là trung tâm chính trị quan trọng của Vương quốc Chămpa trong nhiều thế kỷ. Đến đầu thế kỷ XI, khi vùng đất phía Bắc bị đe doạ, người Chăm phải dời kinh đô vào vùng Vijaya, trung tâm là thành Đồ Bàn (Bình Định). Năm 1468 -1469, Vua Chăm hai lần tiến đánh cướp phá Hoá Châu, Vua Lê Thánh Tông phải thân chinh cầm quân đánh dẹp, năm 1471, quân Việt vây thành Đồ Bàn, bắt được Vua Chăm là Bàn - La - Trà - Toàn. Sau này, một viên tướng Chămpa tên là Bố - Trì - Trì, tập hợp tàn quân ở vùng Panduranga, tự xưng là Vua và xin lệ thuộc Đại Việt. Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 4 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp Từ đó có thể xem như vai trò chính trị của Vương quốc Chămpa đã chấm dứt, người Chăm trở thành một bộ phận cư dân trong số 54 dân tộc Việt Nam. 2.Khái quát vùng đất Quảng Nam và giá trị văn hoá Chăm trên vùng đất Quảng Nam Nằm trên dải đất Miền Trung, Quảng Nam trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ “đất mẹ” trong nền văn hoá tiền sơ sử đến văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm Pa, nối tiếp cuộc hành trình mở đường về phương Nam của văn hoávăn hoá cận - hiện đại, có lúc sống động, có lúc tĩnh lặng đã hoà quyện, đan xen và kế thừa đã tạo nên một diện mạo văn hoá Quảng Nam trường tồn và phát triển trong dòng lịch sử dân tộc. Có thể nói đây là vùng đất “giàu chất núi, mỡ màng chất đồng bằng và đậm chất biển”. Thiên nhiên đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người cũng phức tạp bấy nhiêu, nơi đây có sự hội tụ dân cư. Những cư dân có mặt trên đất Quảng Nam ngày này và trước đây là những cư dân có mặt từ rất sớm trong lịch sử phát triển của vùng đất. Ngoài người Chăm còn có các dân tộc Cơ Tu, Xơ Đăng, người Kinh, Hoa và một số dân tộc ở phía Bắc di cư tự do vào: Nghệ An, Thanh Hoá Vì vậy nơi đây được gọi là vùng đất tụ nhân, tụ văn, tụ thuỷ Đặc biệt trên mảnh đất Quảng Nam xưa, người Chăm đã từng sinh sống. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử, mảnh đất và con người Quảng Nam từng chứng kiến sự hiện diện của một nền Văn hoá Chămpa rực rỡ và huy hoàng, mà dấu ấn để lại cho đến ngày nay là các tháp Chăm. Những giá trị văn hoá đặc sắc này được người Chăm “bằng tài hoa, trí tuệ thấm đẫm mồ hôi, người Chăm đã thổi hồn vào đất đá, thông qua sự sùng bái với thế giới thần linh, họ đã gửi gắm cả tâm tư, tình cảm, khát vọng của dân tộc mình để tạo nên bằng công trình kiến trúc, những tác phẩm điêu khắc độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc” mà cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại và gây sự tò mò, khám phá cho hàng ngàn du khách đến đây. Sức cuốn hút mạnh nhất từ các điểm du lịch văn hoá Chăm là sự thần bí, sự điêu luyện trong từng nét chạm trổ điêu khắc, nó quyến rũ lòng người bởi tự thân toát lên những điều mà con người mơ hồ, đang muốn tìm tòi, chinh phục. 3. Sự phân bố của cơ sở di tích Chăm trên Quảng Nam Di tích Chăm được hình thành trải dài theo mảnh đất miền Trung. Tuy nhiên nhiều nhất vẫnQuảng Nam, đặc biệt là vùng đất Trà Kiệu, đây không chỉ là cố đô của Vương quốc Chămpa một thời quá vãng, vùng đất này còn có bề dày lịch sử trên 2000 năm với sự hiện diện của Thánh địa Mỹ Sơn. Đây là vị trí được xem xét trong mối quan hệ với Ngũ Hành Sơn. Mỹ Sơn - Trà Kiệu nằm tựa lưng vào vùng núi thấp huyện Quế Sơn, nơi bắt đầu sự chuyển tiếp giữa các mạch nguồn tự nhiên Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 5 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp và giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng ở phía đông, hướng về trung tâm của đồng bằng rộng lớn nhất Quảng Nam và Miền Trung. Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Các quần thể kiến trúc Chămpa thường được phân bố trên một trục theo chiều Đông - Tây”. Quảng Nam là vùng đất có sự tập trung di tích Chăm nhiều nhất trên dải đất Miền Trung. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch ở Quảng Nam. Riêng Mỹ Sơn, vị trí này không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, tôn giáo và quyền lực mà ngày nay trên con đường Di sản Miền Trung, Mỹ Sơn tạo nên sự cộng hưởng và trở thành một tâm điểm, một sức hút mãnh liệt đối với du khách thập phương. Sự phân bố các tháp ChămQuảng Nam có rất nhiều thuận lợi trong việc liên kết khai thác vào mục đích du lịch (hình thành các tuyến du lịch trong vùng kết hợp với Hội An, Huế, Phong Nha hình thành nên con đường Di sản Miền Trung). Vì vậy, nếu biết kết hợp các điểm trên thành một tâm điểm thu hút khách du lịch thì Quảng Nam sẽ trở thành động lực cho phát triển ngành du lịch đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Miền Trung và cả nước. Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 6 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HOÁ CHĂM 1. Đây là nền văn hoá mang đậm nét văn hoá Ấn Độ Vào buổi đầu lập quốc, giới quý tộc Chămpa đã tiếp thu và sử dụng hệ thống thần quyền Ấn Độ để củng cố cho sức mạnh Vương quyền. Họ sùng bái các vị thần Ấn Độ giáo như: Brahma, Visnu, Siva . Người Ấn Độ đã truyền bá văn minh Ấn và kinh nghiệm tổ chức bộ máy nhà nước, nhiều địa danh của ChămPa cũng đặt tên như ở Ấn Độ: Amaravati, Simhapura, Indrapura . Vương hiệu của vua cũng đặt theo tên Ấn Độ, chữ viết - một yếu tố văn hoá quan trọng bậc nhất - cũng lấy từ chữ Sankrit, một loại văn tự cổ Ấn Độ. Trên cơ sở mẫu tự Sankrit, họ đã sáng lập ra chữ Chăm cổ, hệ thống chữ viết đó được cải tiến qua nhiều giai đoạn. Do đó, ngày nay rất ít người có thể đọc được chữ Chăm cổ. Nhiều điển tích tôn giáo và văn học Ấn Độ được lặp lại trong truyền thuyết Chămpa. Kiến trúc và điêu khắc Chămpa chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Người Chăm tiếp thu văn minh Ấn Độ một cách chọn lọc và thể hiện theo kiểu Chămpa. Trong ba vị thần chính của Ấn Độ giáo, người Chăm đề cao thần Siva hơn cả. Các ngôi tháp Chăm đều được xây dựng theo hình núi Pêru - theo quan niệm của Ấn Độ giáo, đây là trung tâm vũ trụ, nơi ngự trị của thần linh. 2. Tính chất Siva giáo là đặc trưng chủ đạo trong đời sống tôn giáo của dân tộc Chăm Trong tổng thể 128 bi kí Chămpa được tìm thấy, có đến 92 bi ký thờ Thần Siva và các con vật liên quan đến Thần Siva. Trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa, Thần Siva được thể hiện nhiều hình tượng khác nhau, quan trọng nhất là thờ Linga, Thần có ba mắt thể hiện sự tinh anh và quyền năng, Thần đang múa điệu múa Tanaza (vũ trụ) trên tay có chìa ba, Nữ Thần Uma (Nữ Thần sắc đẹp) vợ Thần Siva, hoá thân Skanda (Thần chiến tranh) con của Thần Siva, bò Thần Nandin - vật cởi của Thần Siva . Có thể nói rằng chưa ở đâu như các nước Đông Nam Á lại có nhiều bệ thờ Linga - biểu tượng của Thần Siva - kích thước lớn và đẹp như Linga ở Vương Quốc Chămpa. Thần Siva trong Ấn Độ giáo là Thần huỷ diệt nhưng huye diệt để sinh ra còn đối với người Chămpa thì tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở - dưới dạng thờ kết hợp Linga - Yoni, điều này thể hiện nguyện vọng sinh tồn của cư dân nông nghiệp lúa nước -Chămpa. 3. Âm nhạc và múa có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm Trong các lễ hội của người Chăm đều có âm nhạc và múa. Việc dùng các hình thức nhạc vụ tuỳ thuộc vào tính chất của buổi lễ và các hình thức sinh hoạt Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 7 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp khác nhau. Nhưng hoạt động trong lễ hội thể hiện sự gắn bó hoà quyện giữa các yếu tố thiêng liêng và đời thường, giữa ước mơ và hiện thực. Bất cứ lễ hội nào cũng có âm nhạc và múa. Nó trở thành kiến trúc xã hội, là linh hồn của lễ hội. Lễ hội của người Chăm có quan hệ chặt chẽ với thời tiết nhất là các kỳ gió mùa. Khi bắt đầu gió mùa cũng là bắt đầu mùa vụ và cũng là của lễ hội. Trong hệ thống nông lịch của người Chăm người ta đón năm mới (vụ mùa mới) bằng lễ hội RijaNưGar (bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 3 lịch Chăm, kéo dài 1 - 2 ngày), lễ hội này bắt đầu bằng những bản nhạc và múa vui tươi, rộn ràng, sinh động. Có nhiều điệu múa trong lễ hội này, quan trọng nhất là điệu múa ngư, đây là điệu múa hết sức sôi nổi thôi thúc lòng người, điệu múa ngư do thầy dùng gươm để múa khai mạc. Giai đoạn cuối của điệu múa là múa đạp lửa, nghệ nhân dập tắt ngọn lửa tượng trưng cho dập tắt mọi tai ương Lễ hội Mbăng Katê (lễ Tết của người Chăm) bắt đầu vào tháng 7 lịch Chăm - đây là lễ lớn nhất trong các lễ hội của người Chăm, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ các vị vua, các vị Anh hùng dân tộc, ông bà tổ tiên Lễ hội Mbăng katê thường có sự tham gia của các dân tộc anh em như GiaRai, Raglay họ cũng đem đến các điệu nhạc, điệu múa của mình hoà vào âm nhạc truyền thống của người Chăm. Lễ rước các trang phục của Vua được tiến hành một cách trang trọng, các thiếu nữ Chăm múa trong âm nhạc rộn ràng vui tươi. Trong lễ tẩy thể các tượng, dâng lễ vật, nhạc lễ là đàn Kanhi vừa chơi đàn vừa hát ca ngợi công đức của các vị Thần, các vị Vua. Người Chăm có nhiều lễ hội lớn nhỏ: Lễ YorYang, Lễ ChaBun trong bất kỳ lễ hội nào, âm nhạc và múa cũng đều đóng một vai trò quan trọng góp phần làm cho lễ hội trang nghiêm hơn và cũng vui nhộn hơn. 4. Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc là kiến trúc đền tháp Nói đến Chămpa là phải nói đến hệ thống Đền - Tháp. Đầu thế kỷ XX tháp Chăm có khoảng hơn 100 đền tháp, nhưng hiện này chỉ còn 70 đền tháp, hầu hết là những phế tích trải dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Tháp Chăm được xây dựng rãi rác khắp nơi và có những quần thể kiến trúc lơn như Mỹ Sơn, Đồng Dương, PôNaGa . Tháp Chăm được xây dựng theo mô hình tháp Ấn Độ, song bé nhỏ và tinh tế hơn và được Chăm hoá. Tháp Chăm thường có bình đồ vuông, bố cục hướng tâm, chia làm 3 phần: đế, thân và mái. Bốn cạnh mở 4 cửa: cửa chính đi vào lòng tháp mở về hướng Đông, có kết cấu nhô dài về phía trước với vòm cuốn trang trí dẹp; ba cửa còn lại chỉ là cửa giả. Mái tháp có ba tầng thu nhỏ dần vươn lên cao, mỗi tầng thể hiện như mô hình của tháp thu nhỏ. Lòng tháp hình vuông cao vút, Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 8 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp tường lòng tháp xây thẳng đứng, từ phần mái lòng thu nhỏ dần lên đỉnh, tạo nên phần trên hình vòm cuốn đều nhau ở trong lòng. Tháp Chăm chủ yếu xây bằng gạch, đá chỉ sử dụng chủ yếu trong trang trí và một số chi tiết kiến trúc như mí cửa, vòm, trụ . Người Chăm là bậc thầy trong việc nghệ thuật xây gạch và hiện nay còn nhiều ý kiến, giả thuyết xung quanh vấn đề này. Tháp Chăm được trang trí tinh tế, đặc sắc thể hiện sự kết hợp giữa nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc. Chủ đề chính trong điêu khắc trang trí là hoa lá, hình người, hình động vật, các thần, các con vật huyền thoại theo nội dung tôn giáo hoặc theo sử thi Ấn Độ. Nghệ thuật điêu khắc Chăm nổi tiếng với phù điêu và tượng tròn. Điêu khắc không có sự rạo rực, sôi động như phù điêu Khmer, từng nhân vật, từng nhóm nhân vật như tách rời nhau, độc lập gần như riêng biệt, từng tượng như bứt ra, vươn ra khỏi kiến trúc quy định, tạo tính hoành tráng, ấn tượng, tạo ra vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Champa. Dựa vào các yếu tố trang trí mỹ thuật trên tháp, sự thay đổi kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các mô típ trang trí kết hợp với những tài liệu liên quan (bi ký, tư liệu lịch sử ) người ta chia nghệ thuật trang trí tháp thành nhiều phong cách và vạch ra quá trình phát triển của chúng tương đương với các thời kỳ lịch sử. 5. Cũng như tín ngưỡng dân tộc Việt, người Chăm cúng tổ tiên, thờ Mẹ xứ sở Đây là tín ngưỡng tồn tại lâu đời và quan trọng nhất đối với người Chăm. Bà Mẹ trong tín ngưỡng là PôINưNaga, được tôn là Thần Mẹ Xứ sở - người đã sáng lập nên Vương quốc Champa và các dòng họ trị vì đất nước. Dân tộc Chăm là cư dân nông nghiệp lúa nước. Người Chăm truyền tụng từ đời này sang đời khác rằng: PôINưNaga là người đã dạy cho người Chăm biết trồng trọt, đánh cá, dệt vait . Từ đó hình ảnh người phụ nữ rất được coi trọng trong gia đình cũng như trong cộng đồng người Chăm mặc dù người đàn ông trong gia đình đảm đương những công việc quan trọng. Ngày nay, vẫn còn lưu lại nhiều đền tháp thờ PôINưNaga, nổi bật nhất là đền thờ Pônaga ở Nha Trang, Khánh Hoà. Không khác nhiều so với người Việt, người Chăm cũng có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trong những lễ hội báo ân, bao giờ cũng có lễ rước chiếc Atau, đây là một cái rổ bằng mây hoặc tre đựng quần áo của tổ tiên. 6. Sắc thái biển thể hiện rõ nét trong văn hoá Chăm Cư dân Chăm là chủ nhân cổ xưa của dãi đất Miền Trung, có cả một nền văn hoá biển, có thể mệnh danh là văn hoá Ghe Bàu - là thuyền đi biển. Quen và ưa Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 9 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp dùng hải sản, nước mắm cùng các loại mắm là một Di sản văn hoá ẩm thực của người Chăm. Và buôn biển, sử cũ chép: Thuyền lầu Chămpa vào biển, đi buôn, đi chiến đấu . Người Chăm xưa ở vùng đồng bằng Miền Trung trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, trồng khoai ở đất cát. Người Chăm cổ cũng đã đẩy mạnh công nghiệp truyền thống chế tạo thuỷ tinh với những cồn cát ven biển có hàm lượng SiO 2 rất cao. Người Chăm đã khai thác và tận dụng các tài nguyên phong phú của núi rừng Miền Trung, nổi tiếng với các sản vật quý giá như trầm hương, ngà voi, quế, đã thu hút bao thuyền buôn Trung Quốc, Ấn Độ, các thuyền buôn Châu Âu Tất cả các giá trị văn hoá này đều thể hiện đậm nét qua các tháp ChămQuảng Nam. Các tháp là biểu tượng thể hiện những đặc điểm cơ bản của văn hoá Chăm. Vì vậy khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm chính là khai thác được đời sống văn hoá tinh thần cũng như lịch sử một vùng đất đã từng hiện diện ở Quảng Nam. Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 10 [...]... với chủ đề về văn hoá Chăm Điều quan trọng và cần thiết trong phát triển du lịch văn hoá ChămQuảng Nam là xác định các tuyến du lịch hợp lý hấp dẫn Trong những năm qua, Miền Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 15 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng chưa thực sự chú trọng vào khía cạnh này trong khai thác du lịch Di Sản Văn Hoá Chăm, nên chưa... trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 20 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp C KẾT LUẬN Mảnh đất Miền Trung nói chung, Quảng Nam nói riêng, tuy đời sống kinh tế còn khó khăn nhiều do thường phải gánh chịu bao thiên tai, lũ lụt Song, Miền Trung đã có được may mắn khi sở hữu 3 di sản văn hoá thế giới mà Quảng Nam đã có được 2 trong 3 di sản đó Đặc biệt là giá trị độc đáo của những tháp Chăm trên mảnh. .. NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ DI TÍCH VĂN HOÁ CHĂM PHỤC VỤ DU LỊCH QUẢNG NAM Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 14 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp 1 Dự án về kiến trúc khu đón khách xây dựng theo lối kiến trúc dân tộc Chăm Cho đến hiện nay đã có nhiều công ty du lịch, nhiều tổ chức kinh doanh du lịch đã và đang khai thác Di sản Văn hoá Chăm ở Quảng Nam Song hiệu quả còn ở mức độ... lịch chuyên đề về văn hoá Chăm như sau: CHƯƠNG TRÌNH 1 7 ngày/6 đêm QUẢNG NAM - QUẢNG NGÃI - BÌNH ĐỊNH - NHA TRANG - NINH THUẬN - TP HỒ CHÍ MINH Ngày 1: Quảng Nam /Quảng Ngãi + 7 giờ: Đón khách tại Tam Kỳ, đưa khách đi Mỹ Sơn trên đường ghé tham quan tháp Chiên Đàn + 10 giờ: Tham quan Mỹ Sơn + 12 giờ: Ăn trưa tại Mỹ Sơn + 14 giờ: Đưa khách đi Quảng Ngãi, nghỉ tối tại Quảng Ngãi Ngày 2: Quảng Ngãi/Quy Nhơn... tập và các bạn Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 21 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp Hình 1 Thánh địa Mỹ Sơn Hình 2 Nhóm tháp Chiên Đàn Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 22 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp Hình 3 Tháp Bằng An Hình 4 Nhóm tháp Khương Mỹ Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 23 §Ò tµi thùc tËp tèt nghiÖp... Tịnh - Giám đốc Bảo Tàng Quảng Nam, “ Di tích ChămQuảng Nam , NXB Đà Nẵng, 1998 {2} Thạc sĩ Ngô Văn Doanh, “ Tháp cổ Chămpa Sự thật và Huyền thoại”, NXB VHTT, 1994 {3} Thạc Sĩ Nguyễn Chí Bền, Thạc Sĩ Ngô Văn Doanh, “ Mỹ Sơn Di sản Thế Giới”, Tạp chí văn hoá Nghệ thuật - UBND huyện Duy Xuyên, 2001 {4} Giáo sư Trần Quốc Vượng, “ Cơ sở văn hoá Việt Nam , NXBGD, 1998 {5} Nguyễn Văn Hớn, “ Môt điểm đến... lượng cho các chương trình di lịch văn hoá Chăm đang được khai thác Tạo ra các chương trình du lịch chuyên về văn hoá Chăm ở Quảng Nam, có thể phối hợp với các tỉnh thành ở Miền Trung có Di sản văn hoá Chăm như: Bình Định, Nha Trang, Ninh Thuận, xây dựng các chương trình du lịch về thăm làng Chăm, tham gia lễ hội Katê, Nhằm phát huy hết mọi tiềm năng của Di sản văn hoá Chăm, giải quyết và gắn kết các... du lịch văn hoá Chăm cần hướng đến Cùng với việc dự đoán nhu cầu du lịch và việc đánh giá khả năng để có chiến lược thay đổi nguồn cung phù hợp, để du lịch văn hoá Chăm ở Quảng Nam thật sự vươn cao hơn Trong bối cảnh cung du lịch văn hoá Chăm ở Quảng Nam chưa thật sự mạnh, và cầu du lịch ngày càng cao cần thiết phải tạo ra được sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Phát... tổng hợp về du lịch văn hoáQuảng Nam Một mặt mở rộng, khai thác nhiều di tích văn hoá Chăm liên kết, phối hợp chúng lại với nhau, mặt khác phải kết hợp loại hình du lịch văn hoá Chăm với các loại hình du lịch khác trên địa bàn tỉnh cũng như các tỉnh thành khác Đây là đòi hỏi tất yếu và cũng là xu thế phát triển du lịch chung đối với thời cuộc Phải làm sao đưa du lịch văn hoá Chăm trở nên một mắc... phẩm du lịch ở Quảng Nam, có thể là sản phẩm tương hỗ và cũng có thể là sản phẩm thay thế của nhau Điều này có ý nghĩa là khi khách du lịch đến Quảng Nam đã tham gia vào các loại hình du lịch khác thì không thể bỏ qua du lịch văn hoá Chăm và ngược lại Tạo ra hiệu quả tốt trong việc kết hợp du lịch sinh thái ở Duy Xuyên, Hội An Khai thác giá trị văn hoá các tháp Chăm phục vụ du lịch Quảng Nam 17 §Ò tµi . Việt Nam. 2.Khái quát vùng đất Quảng Nam và giá trị văn hoá Chăm trên vùng đất Quảng Nam Nằm trên dải đất Miền Trung, Quảng Nam trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ đất mẹ” trong nền văn hoá. của văn hoá Chăm 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Chăm 4 2. Khái quát vùng đất Quảng Nam và giá trị văn hoá Chăm trên vùng đất Quảng Nam 5 3. Sự phân bố của cơ sở di tích Chăm. được gọi là vùng đất tụ nhân, tụ văn, tụ thuỷ Đặc biệt trên mảnh đất Quảng Nam xưa, người Chăm đã từng sinh sống. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử, mảnh đất và con người Quảng Nam từng chứng

Ngày đăng: 10/06/2014, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan