Khóa luận tốt nghiệp địa lý : Đánh giá tài nguyên gió phục vụ sản xuất điện ở Việt Nam

73 1.3K 1
Khóa luận tốt nghiệp địa lý : Đánh giá tài nguyên gió phục vụ sản xuất điện ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu. ................................ 2 1.1 Mục tiêu. ..................................................................................................... 2 1.2 Nhiệm vụ. .................................................................................................... 2 1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. ............................................................... 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .......................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thông tin. .................................................. 3 4.2 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. .......................................................... 4 4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp .............................................................. 4 4.4 Phương pháp sử dụng bản đồ , biểu đồ ..................................................... 4 5. Đóng góp của đề tài. ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIÓ VÀ TÀI NGUYÊN GIÓ ................................................................................................. 5 1.1 Cơ sở lí luận. ............................................................................................... 5 1.1.1 Gió ............................................................................................................ 5 1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên gió ................................................ 8 1.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 9 1.2.1 Khả năng khai thác điện từ tài nguyên gió .............................................. 9 1.2.2 Tình hình khai thác tài nguyên gió trên Thế giới .................................. 11 1.2.3 Hiện trạng tình hình khai thác tài nguyên gió ở Việt Nam. .................. 52 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN GIÓ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM................................................................................................................ 15 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên gió .............................................. 15 2.1.1 Hoàn lưu ................................................................................................ 15 2.1.2 Địa hình. ................................................................................................. 19 2.2 Tài nguyên gió Việt Nam.......................................................................... 20 2.2.1 Tài nguyên gió Việt Nam theo mùa. ....................................................... 20 2.2.2 Tài nguyên gió theo độ cao. .................................................................... 26 2.2.3 Tài nguyên gió phân theo vùng lãnh thổ. ............................................. 42 2.2.4 Tài nguyên gió trên biển Đông. ............................................................. 47 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – ĐỊNH HƯỚNG CHO TÀI NGUYÊN GIÓ VIỆT NAM ....................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1 Vị trí lắp đặt tuabin .................................................................................. 57 3.2 Lựa chọn công suất tuabin phong điện ..... Error! Bookmark not defined. 3.3 Đề xuất định hướng cho tài nguyên gió Việt Nam ..................................... 61 PHẦN KẾT LUẬN ........................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC MẠC THỊ CHINH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN GIÓ PHỤC VỤ SẢN XUẤT ĐIỆN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC MẠC THỊ CHINH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN GIÓ PHỤC VỤ SẢN XUẤT ĐIỆN VIỆT NAM Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Hằng Sơn La, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tài nguyên gió phục vụ sản xuất điện Việt Nam’’, nhờ có sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo, Thạc sĩ Trần Thị Hằng mà đề tài của em đã được hoàn thiện. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường đại học Tây Bắc, các phòng ban chức năng cùng ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh sự giúp đỡ của thầy cô, em cũng luôn luôn nhận được sự động viên khích lệ từ phía gia đình, bạn bè và người thân, chính điều này đã giúp em vượt qua mọi khó khăn trong quá trình thực hiện. Đề tài của em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu xót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài thêm đầy đủ và hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn ! Sơn La, ngày…tháng…năm 2013 Sinh viên thực hiện Mạc Thị Chinh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 2 1.1 Mục tiêu. 2 1.2 Nhiệm vụ. 2 1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thông tin. 3 4.2 Phương pháp nghiên cứu thuyết. 4 4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp 4 4.4 Phương pháp sử dụng bản đồ , biểu đồ 4 5. Đóng góp của đề tài. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIÓTÀI NGUYÊN GIÓ 5 1.1 Cơ sở lí luận. 5 1.1.1 Gió 5 1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên gió 8 1.2 Cơ sở thực tiễn 9 1.2.1 Khả năng khai thác điện từ tài nguyên gió 9 1.2.2 Tình hình khai thác tài nguyên gió trên Thế giới 11 1.2.3 Hiện trạng tình hình khai thác tài nguyên gió Việt Nam. 52 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN GIÓ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM 15 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên gió 15 2.1.1 Hoàn lưu 15 2.1.2 Địa hình. 19 2.2 Tài nguyên gió Việt Nam 20 2.2.1 Tài nguyên gió Việt Nam theo mùa. 20 2.2.2 Tài nguyên gió theo độ cao. 26 2.2.3 Tài nguyên gió phân theo vùng lãnh thổ. 42 2.2.4 Tài nguyên gió trên biển Đông. 47 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – ĐỊNH HƯỚNG CHO TÀI NGUYÊN GIÓ VIỆT NAM Error! Bookmark not defined. 3.1 Vị trí lắp đặt tuabin 57 3.2 Lựa chọn công suất tuabin phong điện Error! Bookmark not defined. 3.3 Đề xuất định hướng cho tài nguyên gió Việt Nam 61 PHẦN KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau khi cải cách mở cửa, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực. Nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, khoảng 7% trong những năm gần đây; điều đó dẫn đến nhu cầu về năng lượng của nền kinh tế tăng nhanh với trung bình 12%-13%, gần gấp đôi so với tăng trưởng GDP.Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì mức 7,1% /năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của Việt Nam cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và 208.000 GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một cách nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm. Nhu cầu về điện năng đã và vẫn đang là vấn đề thời sự nóng bỏng. Bởi hơn trên hết muốn phát triển kinh tế một cách bền vững, thì điện năng phải đi trước một bước. Lời giải cho bài toán năng lượng là gì? nước ta, Đảng và chính phủ một mặt nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên truyền thống nhằm phục vụ việc sản xuất điện, mặt khác cũng từng bước khai thác các nguồn năng lượng mới như: mặt trời, thủy triều, địa nhiệt, và tài nguyên gió. Đó thực sự là lời giải thông minh và phù hợp cho bài toán năng lượng hóc búa, lời giải mà cả nhân loại đang áp dụng và đã gặt hái được nhiều thành công. Trong số những hướng đi khởi nguyên từ nguồn năng lượng mới, tài nguyên gió hay năng lượng gió được đặc biệt quan tâm. Bởi, theo một số nghiên cứu đánh giá Việt Nam có tiềm năng về năng lượng gió thuộc vào hàng lớn nhất là Đông Nam Á. Tổng công suất phong điện ước đạt 513.360 MW, bằng hơn 200 lần công suất của Thủy điện Sơn La hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Việc khai thác tài nguyên gió hứa hẹn nhiều kết quả khả quan trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Song, rõ ràng, việc khai thác tài nguyên gió trên lãnh thổ Việt Nam, cần phải có những nghiên cứu kĩ lưỡng và đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng, đặc điểm mới có thể khai thác tốt và hiệu quả phục vụ sản xuất điện. Mong muốn có cái nhìn khách, tổng hợp và đầy đủ một trên phương diện địa lí; sự đam mê của một sinh viên địa lí em chọn “Đánh giá tài nguyên gió phục vụ sản xuất điện Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Đề tài đưa ra cái nhìn chung về tài nguyên gió Việt Nam, thực tiễn cần thiết việc sử dụng nguồn năng lượng gió. - Đánh giá tổng quan cho nguồn tài nguyên gió trên lãnh thổ. 2.2. Nhiệm vụ - Phân tích hiện trạng việc sử dụng tài nguyên gió trên Thế giới. - Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên gió. - Trình bày, phân tích, và có những đánh giá bước đầu về tài nguyên gió Việt Nam theo mùa, theo độ cao và theo từng vùng lãnh thổ. - Trình bày hiện trạng khai thác tài nguyên gió Việt Nam. - Đề xuất việc nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên gió. 2.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Do giới hạn về điều kiện và thời gian nghiên cứu, nên tôi chỉ tập trung đi sâu vào việc nghiên cứu một loại tài nguyên đó là tài nguyên gió với việc ứng dụng bằng việc khai thác có hiệu quả tua bin phong điện (hay tua bin điện gió). - Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu: Đề tà chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá tài nguyên gió trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việt Nam, những nghiên cứu về gió không phải là đề tài quá mới mẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về gió mới chỉ dừng lại trong hệ xem xét nó như là một phần không thể tách rời của khí hậu Việt Nam. Khi nghiên cứu, ngoài việc đưa ra nguồn gốc phát nguyên, bản chất, tính chất khu vực chịu ảnh hưởng hay sự tác động của gió tới khí hậu, thời tiết hệ cảnh quan hay sức khỏe con người thì việc nghiên cứu về gió cũng như tài nguyên gió chưa có cái nhìn tổng hợp. Mối thiết lập logic và hệ thống giữa những kiến thức về địa lí tự nhiên và những cơ sở tính toán đo đạc về tốc độ gió, năng lượng gió còn rời rạc. Các công trình nghiên cứu về gió trên lãnh thổ Việt Nam quan trọng phải kể tới Khí hậu nước ta của Phạm Ngọc Toàn (1976), NXB Khoa học và kĩ thuật; Khí hậu Việt Nam của Phạm Ngọc Toàn – Phan Tất Đắc (1978), NXB Khoa học và kĩ thuật; Địa lí tự nhiên Việt Nam, Tự Lâp, NXB Đại học Sư phạm,… hay nghiên cứu về gió trên biển Đông với cuốn Địa lí tự nhiên biển Đông Nguyễn Văn Âu (2008), NXB Giáo dục Đặt trong vấn đề khai thác tài nguyên, sử dụng nguồn năng lượng mới ta có thể thấy rằng: Gió, không còn chỉ là một nhân tố nhỏ bé trong hợp phần đa dạng của khí hậu Việt Nam, mà giờ đây được xem xét nhìn nhận như một dạng tài nguyên độc đáo. Và việc đánh giá tài nguyên gió được xem là vấn đề quan trọng, có tính cấp thiết. Những năm 80 của thế kỉ XX, đã có những công trình 3 nghiên cứu liên quan và có giá trị về vấn đề. Đầu tiên phải nhắc tới là tác giả Phan Mĩ Tiên (1994), Phân bố tiềm năng năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học địa lí - địa chất, Hà Nội, tác giả đã phần nào đề cập tới sự phân hóa tài nguyên gió Việt Nam theo các vùng địa lí khác nhau nét khái quát nhất. Kế tiếp đó, Tạ Văn Đa (2006), với công trình Đánh giá tài nguyên và khả năng khai thác năng lượng gió trên lãnh thổ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp bộ, Hà Nội, một lần nữa, có tham khảo tài liệu của Phan Mĩ Tiên làm cơ sở phát triển và phân tích cho mình, trong đề tài này, tác giả đã làm được nhiệm vụ quan trọng phân tích sâu thêm sự phân hóa tài nguyên gió theo mùa nóng và mùa lạnh. Và đề xuất công suất động cơ được xem là phù hợp cho các vùng có tiềm năng về tài nguyên gió khác nhau. Bên cạnh đó, tác giả Trần Trí Năng (2008), Triển vọng phát triển nguồn điện gió Việt Nam, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng - Viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, Hà Nội, còn đưa ra các công thức tính toán trong việc thiết lập mật độ năng lượng gió, tốc độ gió cùng việc nhấn mạnh khả năng khai thác tài nguyên gió trên biển Đông. Đặc biệt, TS.Trần Văn Bình - TS Nguyễn Thế Việt (2010), Phong điện năng lượng tái tạo cho Việt Nam,NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, là tác giả có cách phân tích khá sâu sắc về tính tất yếu khách quan của tài nguyên gió có khả năng khãi thác và sử dụng. Tuy mới chỉ được khai thác một khía cạnh nào đó của tài nguyên gió, nhưng các công trình thực sự là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị và có cái nhìn tổng quát vấn đề. Cho đến nay, ngoài các tài liệu trên, đã có một số dự án nhìn chung đánh giá bước đầu về tiềm năng năng lượng gió Việt Nam, do ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và do công ty tư vấn TrueWind Solution, LCC (Mỹ) thực hiện “Bản đồ tài nguyên năng lượng gió Đông Nam Á”phát hành tháng 9/2001, sau này gọi tắt là BĐG-01. Nhưng nhìn chung, chưa nêu bật và phân tích rõ được những nét chung nhất về tài nguyên gió Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu khoa học Địa lí. Nghiên cứu về năng lượng gió không phải là đề tài thực sự mới mẻ, kiến thức về vấn đề đã có từ rất lâu, lại không ngừng được bổ sung và cập nhật, có nhiều phương diện khác nhau khi xem xét, đánh giá. Chính vì vậy, phương pháp thu thập tài liệu thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đề tài sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu phương pháp này. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu thuyết Sau khi thu thập tài liệu tham khảo, tiến hành đọc và phân tích để tìm hiểu một cách đầy đủ về các nội dung có liên quan, sau đó chọn lọc và tập hợp theo từng nội dung cụ thể cần nghiên cứu. Hệ thống hóa là sắp xếp các tài liệu, thông tin thu được có liên quan tới nội dung đang nghiên cứu theo một cấu trúc khoa học với kết cấu chặt chẽ. Các nguồn tài liệu được lựa chọn theo từng nội dung cụ thể để hệ thống, khái quát và trình bày vấn đề một cách logic và hợp lí 4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Là phương pháp nghiên cứu quan trọng để tiếp cận vấn đề từ những tài liệu rời rạc, từ những nguồn thông tin khác nhau (sách nghiên cứu, sách giáo trình, mạng internet, ta có thể sắp xếp chúng lại theo hệ thống phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Sau đó, phân tích, tổng hợp tìm ra những đặc điểm chung để đánh giá nguồn tài nguyên gió Việt Nam. 4.4. Phương pháp sử dụng bản đồ , biểu đồ Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất đặc trưng cho các công trình nghiên cứu địa lí nói chung và đề tài “Đánh giá tài nguyên gió phục vụ sản xuất điện Việt Nam” nói riêng. Sử dụng bản đồ không chỉ khái quát hóa nội dung, mà chỉ ra sự phân hóa của đối tượng địa lí theo không gian, theo thời gian. Trong đề tài của mình tôi đã sử dụng hàng loạt các bản đồ, biểu đồ nhằm khái quát và cụ thể hóa nội dung cần trình bày. 5. Đóng góp của đề tài - Hệ thống kiến thức cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn và giótài nguyên gió. - Đánh giá tiềm năng tài nguyên gió Việt Nam, nhân tố ảnh hưởng và sự phân hóa tài nguyên gió. - Đề xuất định hướng, giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên gió. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về giótài nguyên gió. Chương 2: Đánh giá tài nguyên gió trên lãnh thổ Việt Nam. Chương 3: Hiện trạng khai thác tài nguyên gió và định hướng nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên gió Việt Nam [...]... chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nhiều hơn gió mùa Đông Bắc nhất là tại những nơi nằm lùi về phía Tây Vùng đất thấp phía Tây Tây Nguyên giáp Campuchia gió rất yếu, tốc độ gió trung bình năm dưới 2m/s Ngoài ra, một số nơi vùng núi Tây Nguyêngió địa hình với tốc độ gió đáng kể 26 Bản đồ 2: Tài nguyên gió Việt Nam độ cao 10m (Nguồn: [16]) 27 Bảng 7: Tốc độ gió trung bình một số địa phương... đón gió từ biển thổi vào Tuy nhiên cường độ gió mỗi nơi còn tùy thuộc vào hướng của bờ biển đối với hướng gió thịnh hành và địa hình của vùng đất liền kế tiếp phía trong 2.2 Tài nguyên gió Việt Nam 2.2.1 Tài nguyên gió Việt Nam theo mùa Tài nguyên gió chịu ảnh hưởng của gió mùa trong các tháng giữa mùa và của gió Tín phong trong các tháng trung gian chuyển tiếp Nếu ta coi, sự phân hóa tài nguyên gió. .. New Zeland 90% đến 2025; Philipine 4.7GW đến 2013… 14 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN GIÓ TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới tài nguyên gió 2.1.1 Hoàn lưu Có thể nói nhân tố hoàn lưu là nhóm nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới tốc độ gió, cũng như tài nguyên gió Với vị trí địa đặc biêt, Việt Nam nằm khu vực Đông Nam Á, nơi diễn ra sự giao tranh mạnh mẽ của hai hệ thống hoàn... (Nguồn: [16]) 25 2.2.2 Tài nguyên gió theo độ cao Địa hình vào độ cao chi phối sâu sắc tài nguyên gió, vì vậy mà tài nguyên gió từ mặt đất, có sự không đồng nhất khi thay đổi độ cao Sự đánh giá tài nguyên gió theo các thang độ cao: tại mặt đất, 20m, 30m, 65m, và 80m là các chỉ tiêu mà tại đó, tài nguyên gió đã có sự phân hóa sâu sắc Các độ cao cũng là điều kiện tương ứng độ cao của tuabin phong điện. .. mùa gió không thay đổi theo độ cao Sự phân hóa tài nguyên gió theo độ cao trên lãnh thổ, có thể xem vừa là trở ngại trong quá trình khai thác tài nguyên gió Chính sự phân hóa này, là sự chi phối tốc độ gió cũng như khả năng khai thác Có một số nơi, chỉ có ưu thế trong những mùa gió nhất định, song tổng năng lượng gió hay tài nguyên gió trong năm mức trung bình 24 Bản đồ 1: Tài nguyên gió Việt Nam. .. 2,7m/s Đây là cơ sở đầu tiên để đánh giá tài nguyên gió trên cơ sở so sánh các khu vực địaViệt Nam trong quá trình khai thác tài nguyên gió Theo đó, tại độ cao mặt đất, mật độ năng lương gió phân bố năng lượng gió trung bình năm là thông tin quan trọng ban đầu với mục đích sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên gió với điều kiện cụ thể của từng địa phương Biến trình năm của năng lượng gió có dạng như... II đại diện cho gió mùa Tây Nam, thì hướng Tây Nam xuất hiện rõ rệt nhất phía Nam, như quần đảo Hoàng Sa, đồng bằng Nam Bộ, ra phía Bắc thì Vinh và Đồng Hới nơi có gió từ bên Lào vượt núi thổi sang Gió có thành phần Tây mạnh Tây Nguyên và Tây Bắc Gió chuyển hướng thành Đông Nam Nam Trung Bộ (Bình Định – Khánh Hòa), Thanh Hóa, đòng bằng và trung du Bắc Bộ, gió chính nam thổi Bạch Long Vĩ và... vận tốc gió Hướng của lực li tâm luôn luôn vuông góc với tiếp tuyến của quỹ đạo chuyển động 1.1.1.4 Các loại gió trên Thế giới Trên Thế giới với quy mô cấp hành tinh có các loại gi : gió mùa, gió Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông cực Các loại gió địa phương có các loại gi : gió brise, gió núi – thung lũng, gió fơn Gió mùa: là dòng không khí ổn định theo mùa với sự chuyển đổi căn bản của hướng gió từ... có lúc bão xuất hiện biển Đông và vẫn có khả năng đổ bộ vào Nam Bộ với gió giật manh, tuy nhiên cũng rất hi hữu Nhìn chung, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa, tài nguyên gió của Việt Nam có sự phân hóa về mặt thời gian trong năm Theo đó, mỗi khu vực chịu ảnh hưởng khác nhau của hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam Độ lớn của tốc độ gió, và độ lớn của năng lượng gió mỗi nơi trong từng mùa gió phụ thuộc... mô toàn lãnh thổ 1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên gió Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm tài nguyên, tác giả Nguyễn Dược (2008), Sổ tay thuật ngữ địa lí, NXB Giáo dục đã đưa ra ý kiến: Tài nguyên thiên nhiên: là toàn bộ giá trị vật chất của thiên nhiên, cần thiết cho sự tồn tại của hoạt động kinh tế của xã hội loài người Danh mục tài nguyên thường xuyên được mở rộng, tùy thuộc vào

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan