Điện phân - điều chế kim loại

2 772 11
Điện phân - điều chế kim loại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên đề điện phân - điều chế kim loại.

ĐIỆN PHÂN – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI -I Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiệu - 0934511477 http://diendanhoahochp.dmon.com Họ và tên::………………………………………… Lớp:…………………………………………………. Câu 1: Hoà tan 13,68 gam muối MSO 4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là: A. 4,480. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,788. Câu 2: Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì A. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Na + và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl − B. ở cực âm xảy ra quá trình khử H 2 O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl − C. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hoá H 2 O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl − D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na + và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hoá ion Cl Câu 3: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO 4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng. B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng. C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm. D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm Câu 4: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO 4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là : A. 2,25. B. 1,50. C. 1,25. D. 3,25. Câu 5: Điện phân 400ml dung dịch CuSO 4 0,2M với cường độ dòng điện I=10A trong thời gian t, ta thấy cú 224ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Giả thiết rằng điện cực trơ và hiệu suất là 100%. Thời gian điện phân là: A. 6 phút 26 giây B. 3 phút 10 giây C. 7 phút 20 giây D. 5 phút 12 giây Câu 6: Điện phân 200ml một dd có hoà tan Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 với cường độ dòng điện là 0,804A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng cực âm tăng 3,44g. Nồng độ mol của mỗi muối Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 trong dd ban đầu là : A. 0,1M & 0,2M B. 0,1M & 0,1M C. 0,2M & 0,3M D. 0,1M & 0,4M Câu 7: Điện phân 100ml dd CuCl 2 0,08M. Cho dd sau điện phân tác dụng với AgNO 3 dư thu được 0,861g kết tủa. Khối lượng Cu bám trên catot và thể tích khí Cl 2 thu được trên anot là : A. 0,16g ; 0,5 6lit Cl 2 B. 0,64g; 0,112 lít Cl 2 C. 0,64g; 0,224 lít Cl 2 D. 0,32g; 0,112 lít Cl 2 Câu 8: Điện phâ 100ml dd NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, cường độ dòng điện I=1,93A. Dung dịch sau điện phân có pH=12 (coi thể tích dd không đổi và hiệu suất điện phân là 100%). Thời gian điện phân là : A. 100s B. 150s C. 50s D. 200s Câu 9: Điện phân 500ml dd AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 ) 2 0,2M với cường độ dòng điện I = 10A và điện cực trơ. Sau thời gian t ta ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân được lấy ra ngay để đo nồng độ các chất. Nếu hiệu suất điện phân là 100% và thể tích dd coi như không thay đổi, nồng độ mol ion H + là 0,16M. Nồng độ mol/l của muối nitrat trong dd sau điện phân là : A.0,2M B. 0,17M C. 0,15M D. 0,3M Câu 10: Thực hiện phản ứng điện phân dd chứa mg hỗn hợp CuSO 4 và NaCl với cường độ dòng điện là 5A. Đến thời điểm t, tại 2 điện cực nước bắt đầu điện phân thì ngắt dòng điện. Dung dịch sau điện phân hoà tan vừa đủ 1,6g CuO và ở anot của bình điện phân có 448ml khí bay ra (đktc). Khối lượng dd giảm do phản ứng điện phân là : A. 3,59g B. 3,15g C. 1,295g D. 2,95g Câu 11: Khi điện phân có vách ngăn dd hỗn hợp gồm NaCl và HCl có nhỏ thêm vài giọt quì tím. Màu của quì tím sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân : A. đỏ tím xanh B. tím đỏ xanh C. xanh tím đỏ D. Không đổi màu Câu 12: Tiến hành điện phân (với điện cực Pt) 200 gam dung dịch NaOH 10 % đến khi dung dịch NaOH trong bình có nồng độ 25 % thì ngừng điện phân. Thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở anot và catot lần lượt là: A. 149,3 lít và 74,7 lít B. 156,8 lít và 78,4 lít C. 78,4 lít và 156,8 lít D. 74,7 lít và 149,3 lít Câu 13: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO 4 ( d = 1,25 g/ml) với điện cực graphit (than chì) thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Để làm kết tủa hết ion Cu 2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H 2 S 0,5 M. Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO 4 ban đầu là: A. 12,8 % B. 9,6 % C. 10,6 % D. 11,8 % Câu 14: Điện phân (có màng ngăn, điện cực trơ) một dd chứa hh CuSO 4 và NaCl. Dung dịch sau điện phân có thể hoà tan bột Al 2 O 3 . Dung dịch sau điện phân có thể chứa : A. H 2 SO 4 hoặc NaOH B. NaOH C. H 2 SO 4 D. H 2 O Câu 15: Hòa tan 4,5 gam tinh thể MSO 4 .5H 2 O vào nước được dung dịch X. Điện phân dung dịch X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A. Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí . Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là: A. Ni và 1400 s B. Cu và 2800 s C. Ni và 2800 s D. Cu và 1400 s Câu 16(A-07): Điện phân dung dịch CuCl 2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 100 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ của NaOH còn lại là 0,05M. Giá thiết thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là A. 0,15M. B. 0,05M. C. 0,2M. D. 0,1M. Câu 17: (B-07): điện phân dung dịch chứa a mol CuSO 4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là A. 2b = a. B. b < 2a. C. b = 2a. D. b > 2a. Câu 18: Khử hoàn toàn m gam oxit M x O y cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit M x O y là A. Cr 2 O 3 . B. FeO. C. Fe 3 O 4 . D. CrO Câu 19: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO 3 ) 2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là A. KNO 3 , HNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . B. KNO 3 , KCl và KOH. C. KNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . D. KNO 3 và KOH. Câu 20: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr 2 O 3 (trong điều kiện không có O 2 ), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H 2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi các phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,14 mol. B. 0,08 mol. C. 0,16 mol. D. 0,06 mol. Câu 21: Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H 2 và CO có tỉ khối so với H 2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe 2 O 3 và 0,2 mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 20,907. B. 3,730 C. 34,720. D. 7,467. Câu 22: .Điện phân 100 ml dung dịch CuSO 4 0,2 M và AgNO 3 0,1 M.với cường dòng điện I=3,86 A.Tính thời gian điện phân để được một khối lượng kim loại bám bên catot là 1,72g. A.250s B.1000s C.500s D.750s Câu 23: Có một hỗn hợp gồm Cu và Ag.Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để thu được Ag tinh khiết? A. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch AgNO 3 dư. B. Đốt hỗn hợp đó bằng oxi dư sau đó hòa hỗn hợp vào dung dịch HCl. C. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch muối của Fe 3+ dư. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 24: Nung hồn hợp Al, CuO, Fe 3 O 4 , K 2 O. Sauk hi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X. Hòa tan X vào dung dịch nước thấy thoát ra 1 chất khí. X gồm: A. Al 2 O 3 , Al, K 2 O, Fe, Cu B. K, Fe, Cu, Al 2 O 3 C. Fe 2 O 3 , Cu, Al, K D. FeO, CuO, K 2 O, Al Câu 25: Cho các phản ứng sau xảy ra theo thứ tự tại catot của một bình điện phân: (I) Fe 3+ + 1 e → Fe 2+ (II) Cu 2+ +2e → Cu (III) 2H + + 2e → H 2 (IV) Fe 2+ + 2e → Fe. Bình điện phân lúc đầu có hỗn hợp các chất nào sau đây? A. FeCl 3 , HCl, CuCl 2 (1) B. (1) và (2) đúng C. Fe(NO 3 ) 3 , HNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 (2) D. H 2 SO 4 , FeSO 4 , CuSO 4 (3) Câu 26: Để khử hoàn toàn 5,76 gam oxit của một kim loại cần dùng 0,08 mol H 2 ở nhiệt độ cao. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,08 mol khí H 2 . Xác định công thức của oxit. A. ZnO B. FeO C. Fe 3 O 4 D. CuO Câu 27: Để khử hoàn toàn 2,784 gam một oxit của kim loại R bằng CO thu được 2,016 gam kim loại R. Hãy cho biết oxit đó là oxit nào trong các oxit sau : A. FeO B. Fe 3 O 4 C. CuO D. PbO Câu 28: Cho khí H 2 dư đi qua hỗn hợp X gồm 0,05 mol CuO; 0,05 mol Fe 3 O 4 và 0,1 mol Al 2 O 3 . Sau phản ứng hoàn toàn , cho toàn bộ lượng chất rắn còn lại tan hoàn toàn trong dd HNO 3 đặc nóng dư. Hãy cho biết thể tích khí NO 2 thoát ra (quy về điều kiện tiêu chuẩn). A. 10,08 lít ; B. 12,32 lít C. 16,8 lít D. 25,76 lít. Câu 29: Một oxit kim loại trong đó oxi chiếm 21,333% về khối lượng. Hãy cho biết khi khử hoàn toàn 75 gam oxit trên thu được bao nhiêu gam kim loại? A. 67gam B. 59 gam C. 51 gam D. đáp án khác. Câu 30: Cho 4 dd muối: CuSO 4 , K 2 SO 4 , NaCl, KNO 3 . Dung dịch nào sau điện phân cho ra một dd axit A. CuSO 4 B. K 2 SO 4 C.NaCl D. KNO 3 . ĐIỆN PHÂN – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI -I Giáo viên: Nguyễn Hữu Hiệu - 0934511477 http://diendanhoahochp.dmon.com Họ và tên::………………………………………… Lớp:…………………………………………………. Câu. phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí . Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t. FeSO 4 , CuSO 4 (3) Câu 26: Để khử hoàn toàn 5,76 gam oxit của một kim loại cần dùng 0,08 mol H 2 ở nhiệt độ cao. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,08 mol khí

Ngày đăng: 09/06/2014, 06:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan