quy chế pháp lý của tòa án nhân dân

5 600 0
quy chế pháp lý của tòa án nhân dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÒA ÁN NHÂN DÂN I) Vị trí pháp ý và Chức năng của Tòa án: - TAND là 1 trong 4 hệ thống cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước, do Quốc hội lập ra và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. - TAND có vị trí tương đối độc lập trong bộ máy nhà nước, nhất là trong hoạt động xét xử. Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. - Tòa án nhân dân là trung tâm trong hệ thống tư pháp ở nước ta. Với tư cách là cơ quan tài phán, TAND thực hiện 1 trong 3 loại quyền lực nhà nước : quyền tư pháp. Điều 127 HP 1992 : “ Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân đại phương, Tòa án quân sự và các Tòa án khác theo luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN”. Như vậy chức năng của Tòa án là xét xử. Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2001 : “ Tòa án nhân dân năm 2001 : “ Tòa án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác (mang tính mở) theo quy định của PL”. • Chức năng duy nhất của TAND là xét xử (nhân danh NN ra phán quyết về những hành vi tiêu cực quy định trong BL Hình sự; giải quyết tranh chấp về dân sự, lao động, đất đai, hành chính…-> Phi hình sự; Vụ việc khác như tuyên bố phá sản 1 doanh ngiệp, KN danh sách cử tri).  Phải hiểu theo 1 phạm vi rất rộng.  Có 4 thủ tục xét xử :  Sơ thẩm  Phúc thẩm  Giám đốc thẩm  Tái thẩm - Giám đốc thẩm và tái phẩm là 1 thủ tục đặc biệt nhằm xem xét lại bản án của Tòa án, đã có hiệu lực Pháp luật. Án đang có hiệu lực mà có 1 tình tiết làm đảo lộn sự thật thì vụ án đó được xem xét lại qua 1 thủ tục đặc biệt là tái thẩm. Nếu bản án đó có những sai phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng thì bản án sẽ được xem lại bởi giám đốc thẩm. - Luật Tổ chức TAND năm 2002 đã có những điểm mới sau đây so với luật tổ chức TAND năm 1992 :  Luật tổ chức TAND 2002 đã bỏ đi thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của TAND tối cao.  Luật tổ chức TAND 2002 đã có sự phân cấp trong việc bổ nhiệm thẩm phán. + Chủ tịch nước trước 2002 ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với tòa án các cấp ( Tối cao, tỉnh + huyện = địa phương). 1 cấp xét xử + Năm 2002 Chủ tịch nước chỉ ký quyết định Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Chánh án tối cao. Chánh án tối cao sẽ ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thẩm phán địa phương. + Quy trình : Pháp lệnh thẩm phán đến 3 cấp : Tối cao, Cấp tỉnh, cấp huyện sẽ được đưa cho Hội đồng thẩm phán tuyển chọn các thẩm phán (5 năm/1 lần), xét chọn và đưa cho Chủ tịch nước ký. • Ý nghĩa của việc phân cấp : - Giảm công việc áp lực chữ ký cho Chủ tịch nước. -Tăng cường mối liên hệ giữa Tòa án tối cao và Tòa địa phương. -Luật năm 2002 đã có khuynh hướng tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn cho TAND cấp huyện (để giảm áp lực cho TA tối cao). II) HỆ THỐNG TAND VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TAND: 1) Hệ thống TAND: - Ở TW : Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) - Ở địa phương : + Tòa án nhân dân cấp tỉnh. + Tòa án nhân dân cấp huyện. - Trong quân đội ( Tòa án quân sự : quân nhân phạm tội hay dân thường phạm tội liên quan đến quân đội) : + Tòa án quân sự TW. + Tòa án quân sự quân khu và tương đương. + Tòa án quân sự khu vực. 2) Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND : a) TAND tối cao: Là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN VN.  Cơ cấu thành viên: - Chánh án TANDTC ( do QH bầu theo đề nghị, giới thiệu của Chủ tịch nước.) - Phó chánh án do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Thẩm phán - Thư ký tòa án (do Chánh án TANDTC bổ nhiệm). • Cần phân biệt 2 khái niệm : + Chánh án khác với thẩm phán như thế nào ? Thẩm phán là 1 nghề nghiệp (xét xử) 1 TA sẽ có nhiều thẩm phán. Trong đó sẽ có 1 người có năng lực chuyên môn, có khả năng quản lý, có uy tín -> được đôn lên thành Chánh án -> có mối liên hệ chặt chẽ giữa Thẩm phán và Chánh án -> Muốn trở thành Chánh án phải là thẩm phán (Chánh án vẫn được ngồi vào HĐXX bình thương). + Thư ký tòa án và thư ký phiên tòa :  Thư ký tòa án : Là 1 người giúp việc cho cả tòa án, là trợ đắc lực cho ông Chánh án.  Thư ký phiên tòa : Ghi chép diễn biến của 1 phiên tòa.  Cơ cấu tổ chức : - Hội đồng thẩm phán : Do Tòa tối cao lập ra và là cơ quan xét xử cao nhất, là tinh túy của ngành Tòa án : không quá 17 người gồm 1 CATC, 4 PCATC và 12 thành viên ( 12 thành viên sẽ do CATC chọn trong 130 thẩm phán Tối cao -> Do UBTVQH ký quyết định (130 người thì do Chủ tịch nước ký quyết định). HĐTP là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, là cơ quan hướng dẫn công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐTP: - Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực PL bị kháng nghị. - Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất PL, tổng kết kinh nghiệm xét xử. - Kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. - Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh trình QH, UBTVQH. - Thông qua báo cáo công tác của Chánh án TANDTC về hoạt động của Tòa án để trình QH, UBTVQH, Chủ tịch nước. HĐTP làm việc theo chế độ tập thể, quyết định của HĐTP phải được quá ½ tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ tư pháp có quyền tham dự phiên họp của HĐTP TANDTC để bàn việc áp dụng thống nhất PL. - Tòa chuyên trách : gồm có Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động , các Tòa phúc thẩm ( có 3 tòa). + Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động : xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực PL bị kháng nghị. + Tòa phúc thẩm : xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với các vụ án mà bản án sơ thẩm của Tòa án cấp dưới chưa có hiệu lực PL bị kháng nghị, kháng cáo. Chánh án TANDTC: Là người lãnh đạo hoạt động của TANDTC, lãnh đạo hoạt động của toàn ngành. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC : - Tổ chức công tác xét xử của TANDTC. - Chủ tọa các phiên họp của Hội đồng thẩm phán TANDTC. - Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực PL của Tòa án các cấp. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó chánh án của các Tòa án chuyên trách. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán TAND địa phương,; TAQS quân khu và khu vực. - Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước QH, UBTVQH, Chủ tịch nước. - Chỉ đạo việc soạn thảo, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh trinh QH, UBTVQH. b) TAND cấp tỉnh :  Cơ cấu thành viên : - Chánh án - Phó Chánh án do Chán án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Thẩm phán - Hội thẩm nhân dận (do HĐND cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của UB MTTQVN cùng cấp). - Thư ký tòa án (do Chánh án bổ nhiệm).  Cơ cấu tổ chức: TAND cấp tỉnh có : + Ủy ban thẩm phán : gồm Chánh án, Phó chánh án, một số thẩm phán do Chánh án TANDTC quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND tỉnh (tổng số thành viên không quá 9 người). Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thẩm phán : - Giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án mà bản án của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực PL bị kháng nghị. -Bảo đảm việc áp dụng thống nhất PL tại Tòa án cấp mình và các Tòa án cấp dưới. -Tổng kết kinh nghiệm xét xử. -Thông qua báo cáo công tác của Chánh án TAND tỉnh để báo cáo trước HĐND cùng cấp và TANDTC. + Tòa chuyên trách : Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động. Nhiệm vụ của các Tòa chuyên trách : - Sơ thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của TAND tỉnh hoặc các vụ án thuộc thẩm quyền của TAND huyện nhưng TAND tỉnh lấy lên để xét xử. - Phúc thẩm các vụ án mà bản án chưa có hiệu lực PL của Tòa án cấp dưới bị kháng nghị, kháng cáo. c) TAND cấp huyện : TAND cấp huyện gồm có : - Chánh án. - Phó Chánh án. - Thẩm phán  Ba cơ quan này do Chánh án TANDTC bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. - Hội thẩm nhân dân ( do HĐND cùng cấp bầu) - Thư ký tòa án (do Chánh án bổ nhiệm). TAND cấp huyện có thẩm quyền : xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân-gia đình… theo quy định của PL tố tụng. III) THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN: 1)Thẩm phán: - Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức do Chánh án tối cao đã lựa chon thông qua Hội đồng tuyển chọn thẩm phán. Thẩm phán Tòa án nhân dân địa phương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm. - Tiêu chuẩn, trình tư, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm tòa án năm 2002. 2)Hội thẩm nhân dân : - Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. - Tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án năm 2002.  Lưu ý: Việc xét xử của Tòa án phải do Thẩm phán (có chuyên môn) và Hội thẩm nhân dân (không có chuyên môn) thực hiện. - Hội thẩm nhân dân là người có kinh nghiệm sống, vốn sống, có uy tín, am hiểu dân tình vì họ là nhưng người trực tiếp tham gia sinh hoạt về sản xuất, chiến đấu cùng nhân dân.  Một bản án phải thấu tình đạt ( có tình người, uyển chuyển, linh hoạt). Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử sơ thẩm. Nếu bản án có kháng cáo thì khi Phúc thẩm chỉ có Thẩm phán. IV) CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐẾN NĂM 2020: - Cần nghiên cứu để tổ chức lại hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử chứ không theo đơn vị hành chính – lãnh thổ như hiện nay. Không nhất thiết huyện nào, tỉnh nào cũng phải tổ chức 1 TAND. Ở những tỉnh, những huyện ít dân, số lượng vụ án ít có thể tổ chức Tòa án khu vực (căn cứ vào số lượng xét xử ở địa phương) : 4-5 huyện thành lập 1 tòa án. Cần nghiên cứu để kế thừa các quy định của HP 1946 về tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử như : sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. + Mô hình tòa án hiện nay bị coi là lỗi thời, lạc hậu không phù hợp với thông lệ quốc tế. Cách thành lập tòa như bây giờ phản ánh tư duy bình quân cào bằng chủ nghĩa (văn minh nông nghiệp) là nguyên nhân gây ra tình trạng tồn đọng án ở 1 số nơi trong khi 1 số nơi không có án để mà xử, là nguyên nhân làm cho Tòa án không độc lập mà bị lệ thuộc vào chính quyền địa phương… Nhận thấy điều bất hợp này vào năm 2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49 : Về chiến lược cải cách tư pháp ở VN đến 2020. Theo Nghị quyết này thì từ nay đến năm 2020 Tòa án ở Việt Nam phải được thiết kế lại theo mô hình cấp xét xử (Tòa khu vực) : Ở đâu dân đông án nhiều thì lập nhiều tòa án còn ở đâu dân ít, án ít thì gom dân lại để lập 1 tòa. Để triển khai, thi hành Nghị quyết này của Bộ Chính trị thì 4 cơ quan sau đây : Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, VKS nhân dân tối cao đã xây dựng hoàn tất đề án thành lập tòa án theo cấp xét xử và hiện nay đang trình cho UBTVQH xem xét và cuối cùng trình cho Quốc hội quyết.Trên cơ sở đó chúng ta sẽ thiết lập nên 3 tòa thượng thẩm (chuyên xử giám đốc thẩm, tái thẩm) ở 3 miền Bắc, Trung, Nam.  Tòa án tối cao không xét xử mà chỉ quản đóng vai trò bộ não chỉ huy của ngành Tòa án. - Cần thành lập 1 số Tòa án chuyên biệt như : Tòa án vị thành niên. - Tòa án hành chính cần tổ chức độc lập, tách khỏi hệ thống TAND để bảo đảm tính đặc thù xét xử các vụ tranh chấp giữa cơ quan công quyền với người dân. Cần nghiên cứu cơ chế giám sát Hiến pháp, có thể thành lập Tòa án Hiến pháp hoặc trao cho TATC thẩm quyền này như 1 số nước đã thực hiện… . Luật Tổ chức TAND năm 2002 đã có những điểm mới sau đây so với luật tổ chức TAND năm 199 2 :  Luật tổ chức TAND 2002 đã bỏ đi thủ tục xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của TAND tối cao. . nhiệm vụ, quyền hạn cho TAND cấp huyện (để giảm áp lực cho TA tối cao). II) HỆ THỐNG TAND VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TAND: 1) Hệ thống TAND: - Ở TW : Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) - Ở địa phương :. kháng cáo. Chánh án TANDTC: Là người lãnh đạo hoạt động của TANDTC, lãnh đạo hoạt động của toàn ngành. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án TANDTC : - Tổ chức công tác xét xử của TANDTC. - Chủ tọa

Ngày đăng: 09/06/2014, 01:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan