làng nghề truyền thống huyện điện bàn, tỉnh quảng nam

36 1.6K 5
làng nghề truyền thống huyện điện bàn, tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN & PTNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn VN: Việt Nam NXB: Nhà xuât bản CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CN - TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp KT - XH: Kinh tế - Xã hội BCHTW: Ban chấp hành trung ương TW5: Trung ương 5 UBND: Uỷ ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu đề tài III. Lịch sử nghiên cứu đề tài IV. Giới hạn của đề tài V. Đóng góp của đề tài VI. Phương pháp nghiên cứu VII. Bố cục của đề tài B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG I. Các khái niệm về làng nghề truyền thống. II.Vai trò của các làng nghề truyền thống. III. Đặc điểm các làng nghề truyền thống IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống 1. Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường 2. Trình độ công nghệ 3. Trình độ nghệ nhân và đội ngũ lao động nghề 4. Chính sách nhà nước 5. Các nhân tố khác V. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo qui định của chính phủ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIÊN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM I. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ở xã Điện Phương 1. Vị trí địa lý 2. Điều kiện tự nhiên 3. Điều kiện kinh tế xã hội II. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương 1. Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương 2. Kỹ thuật sản xuất 3. Đặc trưng của sản phẩm 4. Đội ngũ lao động trong nghề 5. Thị trường nguyên liệu 6.Thị trường tiêu thụ sản phẩm 7. Tình hình nhà xưởng và trang thiết bị sản xuất ở các làng nghề truyền thống. 8. Tình trạng môi trường tại các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM I. Cơ sở xây dựng giải pháp II. Các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 1. Đào tạo lao động 2. Giải pháp về công nghệ kĩ thuật 3. Giải pháp về vốn 4. Công tác tuyên truyền quảng cáo 5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 6. Thị trường nguyên liệu 7. Giải pháp về môi trường 8. Giải pháp phát triển làng nghề gắn với du lịch C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN II. KIẾN NGHỊ Tài liệu tham khảo Nhân chứng điền dã A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Từ xa xưa làng nghề đã trở thành một bộ phận của đời sống văn hoá - vật chất - tinh thần. Có thể nói, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra các nghề truyền thống thủ công, các sản phẩm của nó mang đậm dấu ấn tinh hoa của một nền văn hoá, văn minh của dân tộc ta. Trong điều kiện hiện nay, làng nghề thủ công truyền thống ngày càng được bảo tồn và phát triển, sự đúc kết tinh hoa nghệ thuật vào các tay nghề và kinh nghiệm cổ truyền để làm ra các sản phẩm mang nét độc đáo riêng của từng vùng, miền. Chính điều này đã làm cho các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành sản phẩm hàng hoá được coi là biểu tượng của nét đẹp mang truyền thống dân tộc góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Mặt khác, trải qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử dất nước, nhiều làng nghề truyền thống đã đứng vững và phát triển. Song vẫn có những làng nghề bị mai một đi hay còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng phát triển cầm chừng chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy việc nghiên cứu thực trạng phát triển tại các làng nghề trruyền thống hiện nay, nhằm tìm ra giải pháp cho việc khôi phục và phát triển là một yêu cầu rất cần thiết. Điện Bàn nằm ở vị trí quan trọng, là cửa ngõ phía Bắc Quảng Nam tíêp giáp với thành phố Đà Nẵng, phía Đông đô thị cổ Hội An, phía Nam giáp với huyện Duy Xuyên (có địa điểm du lịch Tháp Chàm Mỹ Sơn) tạo nên một vành đai phát triển kinh tế trọng điểm của Tỉnh Quảng Nam. Nằm ở vị trí quan trọng và cũng là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Tiềm năng phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch là rất lớn. Lợi thế của Điện Bàn là có nhiều làng nghề truyền thống, toàn huyện có 15 làng/ 16 xã, có nhiều làng nghề đang tồn tại và phát triển tốt đặc biệt là xã Điện Phương với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Chiếu chẻ, đúc đồng, bánh tráng, gốm đỏ, mộc điêu khắc. Hiện nay có 3 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề thủ công truyền thống, đó là: Làng đúc đồng Phước Kiều, làng chiếu chẻ Triêm Tây, làng bánh tráng Phú Chiêm cùng với 4 nghệ nhân. Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để giữ gìn các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương nói riêng và ở huyện Điện Bàn nói chung tiếp tục tồn tại và phát triển, đó là một yêu cầu cấp thiết và lâu dài của xã Điện Phương. Xuất phát từ thực tế trên trong đợt thu thập tốt nghiệp này tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài thực tập tốt nghiệp cuối khoá. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của làng nghề truyền thống trên địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từ đó tạo điều kiện cho việc hoạch định các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn ở khu vực xã, góp phần phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát triển làng nghề truyền thống tại địa bàn xã. I. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Liên quan đến đề tài này, từ trước đến nay có nhiều người quan tâm nghiên cứu tìm hiểu, đã có những công trình xuất bản như: - Vũ Từ Trang <2000>, Nghề Cổ Việt Nam. NXB Văn Hoá Thông Tin.Vấn đề được ông đề cập chủ yếu ở đây là lịch sử hình thành của một số nghề cổ truyền VN, mang tính khái quát và chủ yếu là những làng nghề nổi tiếng. - Bùi Văn Vượng <2002>, Làng Nghề Thủ Công Việt Nam. NXB Văn Hoá Thông Tin. So với tác giả Vũ Từ Trang thì Bùi Văn Vượng chỉ đi sâu nghiên cứu làng nghề thủ công ở phía Bắc, chưa thấy đề cập gì đến những làng nghề ở đất Quảng. - Phạm Hữu Đăng Đạt <2002>, Chuyện Làng Nghề Xứ Quảng. NXB Đà Nẵng. Nội dung cuốn sách tập trung vào hầu hết các làng nghề ở đất Quảng, thông qua những câu chuyện kể của các bậc tiền bối, những người đã từng gắn bó nhiều năm với nghề. Ở đây, Ông tìm hiểu tương đối đầy đủ về nguồn gốc, nguyên nhân ra đời và sự phát triển của các làng nghề cho đến ngày nay. Tuy ông có đề cập đến thực trạng phát triển, nhưng chỉ mới sơ lược và hầu như không có một giải pháp nào cho việc bảo tồn và phát triển các làng nghề trong tương lai. Cùng với các bài báo đăng trên tạp chí địa phương Quảng Nam-Đà Nẵng, cũng như các tạp chí trung ương. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đây chỉ đề cập một cách sơ lược về quá trình hình thành các làng nghề,chưa đi sâu vào thực trạng và chưa có một giải pháp cụ thể nào để phát triển. Nhưng đây cũng là những tài liệu cần thiết, tạo cơ sở để nghiên cứu đề tài này. II. Giới hạn của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu ở phạm vi xã Điện Phương, cụ thể là 3 làng nghề truyền thống ở xã: Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, làng bánh tráng Phú Chiêm, làng chiếu chẻ Triêm Tây. III. Đóng góp của đề tài Đánh giá được thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh việc góp phần giải quyết yêu cầp bách hiện nay tại các làng nghề, góp phần cải thiện nền kinh tế xã nhà, đồng thời nó còn là cơ sở để xây dựng giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn hay giải quyết vấn đề môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà đề tài đề cập đến. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp điền dã. - Phương pháp thực địa. V. Bố cục của đề tài Đề tài gồm 3 phần: A. PHẦN MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển làng nghề truyền thống Chương II: Thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Chương III: Một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ B. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG I. Các khái niệm về làng nghề truyền thống Các làng nghề truyền thống có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tồn tại cho đến ngày nay. Tuy vậy, vẫn chưa có một khái niệm chính thống. Có quan niệm cho rằng, làng nghềlàng ở nông thôn, có một hay một số nghề thủ công hầu như tách khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc lập. Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, là nơi quy tụ các nghệ nhân và hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hổ trợ trong quá trình hoạt động sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng một ông tổ nghề và các thành viên luôn ý thức trong sự tuân thủ những ước chế gia tộc và xã hội. Tính truyền thống trong làng nghề thủ công được thể hiện rất rõ nét. Thời gian tồn tại của nghề gắn liền với tên làng và sự tồn tại của làng. Đó là một làng nghề sản xuất tập trung, sản phẩm tinh xảo đậm nét văn hoá dân tộc. Thu nhập nghề chiếm từ 60% trở lên trong tổng thu nhập hộ. Như vậy có thể nói: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư, được cư trú giới hạn trong một địa bàn tại các vùng nông thôn, tách rời khỏi sản xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ công có tính truyền thống lâu đời, để sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm bán ra thị trường để thu lợi. Những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng trước đây, nhưng nay phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những làng nghề đã và đang bị mai mọt cũng được coi là làng nghề truyền thống. II.Vai trò của các làng nghề truyền thống Làng nghề truyền thống là bộ phận quan trọng của công nghiệp nông thôn và là một giải pháp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, nó được thể hiện ở các mặt sau đây: Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giải quyết việc làm, hạn chế sự di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân ở vùng nông thôn. Tạo ra một khối lượng hàng hoá phong phú, đa dạng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH. Nghị quyết Đảng lần thứ VIII, một trong những nội dung của CNH - HĐH nông thôn có nêu: “ Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới bao gồm tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu ”. Góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Lịch sử nông thôn Việt Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống tạo nên những nét đặc sắc của văn hoá làng xã. Tạo mối quan hệ tương hổ giữa làng nghề và du lịch, là cầu nối trong quan hệ giữa ngành du lịch và làng nghề truyền thống, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. III. Đặc điểm các làng nghề truyền thống Nhìn chung, xuất phát từ thực tiễn hiện nay thì các làng nghề truyền thống có những đặc điểm sau: Xưởng sản xuất: Nhà xưởng thường là bán kiên cố, xây tạm và xây dựng ngay trên phần đất vườn.Thực tế hiện nay cho thấy các cơ sở sản xuất nhỏ xen lẫn khu dân cư hoặc tập trung thành cụm, không có ranh giới rõ rệt giữa khu sản xuất và khu sinh hoạt tại cơ sở. Điều này đã làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là sinh hoạt của người dân. Lao động: Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn hoá từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Ở những làng nghề sản xuất phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng lao động tại địa phương còn thu nhận thêm lao động tại các làng xã bên cạnh và các tỉnh ngoài. Đa số lao động đều chưa qua đào tạo nên dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp, chưa đạt yêu cầu. Sản phẩm làng nghề: Đã có một nhận xét rằng: “Hiện nay,chế độ gia công bao mua độc quyền đã đánh đồng tất cả thợ thủ công; từ nghệ nhân đến thợ đều thành người làm thuê, lệ thuộc vào những loại hàng giá rẻ, số lượng nhiều, các sản phẩm độc đáo, tinh xảo không có điều kiện được thực hiện và không có nơi tiêu thụ. Mọi quy cách của mẫu hàng với những định mức kỹ thuật được định trước, trong đó có nhiều mẫu kém thẩm mĩ hoặc bắt chước nước ngoài đã làm cho truyền thống bị lu mờ”. Sản phẩm thiếu đi nét tinh xảo, đặc trưng vốn có, bị đánh mất yếu tố truyền thống sẽ làm tăng nguy cơ thất truyền ở các làng nghề. Thị trường nguyên liệu: Trước đây, nguồn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường được cung ứng tại chỗ. Nhưng hiện nay, đa số các cơ sở sản xuất đều thu mua nguyên liệu từ bên ngoài thông qua các con buôn, thị trường nguyên liệu ngày một khan hiếm, lại không ổn định đã kiềm hãm sự phát triển sản xuất tại các làng nghề. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề thường nhỏ lẻ, phạm vi hẹp, thị trường xuất khẩu không có, sản phẩm của làng nghề đến với người tiêu dùng thực tế còn kém. Tình trạng ứ đọng hàng hoá thường xảy ra làm cho sản xuất bị đình đốn với mức độ khác nhau ở các làng nghề. Kỹ thuật sản xuất: Hầu hết các làng nghề đã sử dụng thành tựu kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất như: ánh sáng điện, mô tơ điện (cho các khâu sản xuất có trục quay), khoan, mài, cưa bào(làm mộc), hay các loại hoá chất cho nghề nhuộm. Công nghệ truyền thống có nguy cơ bị thất truyền, tính chất bí truyền bị phả vỡ thì nghề thủ công truyền thống sẽ nhanh chóng trở thành nghề hiện đại. Môi trường: Hiện trạng môi trường và tác động của hoạt động sản xuất nghề tới môi trường có một số đặc điểm sau: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã, nông thôn). Khu vực này là tập hợp của nhiều hình thái ô nhiễm dạng điểm (do cơ sở sản xuất nhỏ) ảnh hưởng trực tiếp không gian liền kề và chính là khu sinh hoạt dân cư, cho nên tác động trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng. Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp môi trường nước, khí, đất trong khu vực dân sinh. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống 1. Nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống cũng là một ngành sản xuất và bất kỳ một ngành sản xuất nào cũng đều tuân theo qui luật cung - cầu. Sự phát triển của làng nghề truyền thống xuất phát từ yếu tố thị trường, và điều tất yếu là nếu không có nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm của làng nghề thì làng nghề đó cũng không thể đứng vững tồn tại và phát triển được. 2. Trình độ công nghệ Đây là nhân tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường: Xuất phát từ đặc điểm làng nghề mang tính gia truyền, lao động thủ công là chủ yếu, tuy thời gian gần đây có một số cơ sở làng nghề đã tự cải tiến dây chuyền thiết bị ở một số khâu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên thiết bị đa phần là tự chế, tự lắp ráp theo phương pháp gia truyền nên sản lượng còn thấp, chi phí lao động sống cao dẫn đến giá thành sản phẩm không phù hợp với người tiêu dùng từ đó đã hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường. Những năm gần đây, với sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, nên chất lượng, sản lượng của ngành truyền thống đã tăng lên, giá thành sản phẩm cũng mềm hơn, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tính độc hại cho người lao động. Nhưng chúng ta chỉ áp dụng công nghệ hiện đại ở một số công đoạn phải mất nhiều công sức như: cưa, xẻ trong nghề mộc dân dụng; nghiền trộn đất trong nghề gốm sứ, gọt, dũa trong nghề chạm trổ Từng bước thay thế trong sản xuất qui trình công nghệ mới, tuy nhiên có những công đoạn mà máy móc không thể thay thế được bởi lẽ không tạo được những nét riêng, độc đáo trong từng sản phẩm truyền thống. Như vậy, áp dụng công nghệ hiện đại nhưng vẫn duy trì, phát huy những bàn tay tài hoa điêu luyện thì mới bảo đảm yếu tố truyền thống tại các làng nghề truyền thống. 3. Trình độ nghệ nhân và đội ngũ lao động nghề Đây là yếu tố làm nên nét riêng, độc đáo, nét truyền thống tại các làng nghề: Tuy nhiên hiện nay số lượng thợ giỏi ngày một ít đi, kinh nghiệm nghề nghiệp là một bí mật nghề nghiệp chỉ được truyền lại cho con cháu trong dòng họ.Tính bảo thủ đã làm ảnh hưởng đến chất lượng lao động, chất lượng sản phẩm và làm tăng nguy cơ nghề bị mai một đi.Vì vậy, xây dựng đội ngũ lao động nghề và tôn vinh các nghệ nhân kết hợp với động viên truyền nghề cho những lao động trẻ, nhằm để phát triển làng nghề truyền thống hiện nay là một yêu cầu cần thiết. 4. Chính sách nhà nước Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các làng nghề: Hiện nay với chính sách thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ trong công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân được phép thành lập, thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phục hồi và phát triển. Ngoài ra, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích để phát triển làng nghề truyền thống, cụ thể như:” Quyết định của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn” bao gồm: đất đai, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đầu tư tín dụng, thuế, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm, khoa học công nghệ và môi trường chất lượng sản phẩm, lao động và đào tạo. Nhờ vậy, đến nay làng nghề truyền thống gần như được trả lại mảnh đất sống của mình. Tóm lại, hoà mình trong nền kinh tế thị trường, làng nghề truyền có phát triển được không là tuỳ thuộc rất lớn vào định hướng, các chính sách vĩ mô của nhà nước. 5. Các nhân tố khác Về kết cấu hạ tầng bao gồm giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, văn hoá xã hội ) là yếu tố quan trọng giúp làng nghề đổi mới công nghệ, mở [...]... chí công nhận làng nghề truyền thống: làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo qui định tại thông Tư này Đối với những làng chưa đạt tiêu chí thứ nhất và thứ hai của tiêu chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo qui định trên thì cũng dược công nhận là làng nghề truyền thống Tóm lại, các làng nghề đạt tiêu... công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống Bộ NN&PTNT đã ban hành thông Tư số: 116/2006/TT- BNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển nghành nghề nông thôn, theo đó: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: - Nghề đã... nghề đã bị mai một cũng được coi là làng nghề truyền thống CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM I Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ở xã Điện Phương 1 Vị trí địa lý Điện Phương là một trong 16 xã, thị trấn của huyện Điện Bàn - Quảng Nam Nằm cách huyện lị Điện Bàn 5km về phía Nam, cacnhs thành phố Tam Kỳ 48km... Trang , “ Nghề cổ nước Việt, NXB văn hoá dân tộc 2 Bùi Văn Vượng , Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam , NXB văn hoá thông tin 3 Phạm Hữu Đăng Đạt , “Chuyện làng nghề đất Quảng , NXB Đà Nẵng 4 UBND huyện Điện Bàn , “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề 5 UBND xã Điện Phương , “Đề án xây dựng hiệp hội làng nghề bánh tráng Phu Chiêm” 6 Đảng uỷ xã Điện Phương ,... nông thôn 4 Công tác tuyên truyền quảng cáo Cùng với việc tìm kiếm thị trường, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống của xã cần phải tổ chức tuyên truyền, quảng cáo, trao đổi thông tin, phối hợp với ngành du lịch để quảng bá giới thiệu về lịch sử và tiềm năng phát triển các làng nghề Thông qua các lễ hội truyền thống như ở làng nghề đúc đồng có lễ hội giỗ tổ làng nghề vào ngày 12 tháng giêng(âl),... một yêu cầu cấp thiết CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM I Cơ sở xây dựng giải pháp Phát triển ngành nghề truyền thống gần đây đã được nhà nước quan tâm thông qua các chính sách khuyến khích Ngoài những Nghị quyết, Quyết định của trung ương và tỉnh thì huyện Điện Bàn đã cụ thể hoá trong cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư bằng... Tây giáp sông Thu Bồn và xã Điện Minh (Điện Bàn -Quảng Nam) , phía Nam giáp xã Duy Phước, Duy An (Duy Xuyên -Quảng Nam) , phía Bắc giáp xã Điện Minh và tỉnh lộ 608 (Vĩnh Điện- Hội An) Với tổng diện tích gần 10,24km 2 và dân số toàn xã là 15168 người (3043 hộ) Ở vị trí này Điện Phương là khu vực kết nối giao lưu về văn hoá du lịch của tuyến du lịch phố cổ Hội An - Làng nghề truyền thống cả xã - Khu di tích... ba xã Điện Phương, Điện QuangĐiện Phước Về vấn đề quy hoạch tập trung làng nghề truyền thống tại Điện Phương Theo ông Trần Minh An- Phó Chủ Tịch UBND huyện Điện Bàn cho biết: đây là khu du lịch được xây dựng như một làng quê thu nhỏ, trực tiếp biểu diễn các công đoạn làm ra sản phẩm, giới thiệu cho du khách vẻ đẹp thực chất của làng nghề Tổng kinh phí đầu tư khoảng 500 triệu đồng Ngoài ra huyện. .. ngành CN-TTCN thì ngành truyền thống chiếm tỷ lệ 75% Đối với ngành nghề CN-TTCN nhiều lĩnh vực sản xuất khác như: Dệt, cơ khí, cưa xẻ gỗ, chế biến thực phẩm cũng có nhiều chuyển biến tích tích cực góp phần váo sự tăng trưởng chung của ngành II Thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương 1 Lịch sử hình thành các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương a Làng đúc đồng Phướng... sau: Điện Phương là một xã có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời Các làng nghề là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá có từ trong lịch sử Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư cùng với các chủ trương chính sách phát triển làng nghề gắn với du lịch của tỉnh, các công trình cơ bản đáp ứng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Ngành nghề truyền thống là một bộ phận quan trọng trong kinh tế nông thôn Ở xã Điện . nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo qui định của chính phủ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIÊN BÀN, TỈNH. triển làng nghề truyền thống Chương II: Thực trạng và tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Chương III: Một số giải pháp phát triển làng nghề. các làng nghề truyền thống. 8. Tình trạng môi trường tại các làng nghề truyền thống ở xã Điện Phương CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở XÃ ĐIỆN PHƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN

Ngày đăng: 08/06/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan