TÌM HIỂU TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

68 2.2K 9
TÌM HIỂU TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 7. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 6 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6 1.1.1. Phương pháp luận Mácxit ........................................................................ 6 1.1.2. Quan niệm chung về tang ma.................................................................... 7 1.1.3. Quan niệm về tang ma của người Mường ở Hòa Bình .............................. 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 9 1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................. 9 1.2.2. Vài nét về dân tộc Mường ....................................................................... 10 CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỐNG TRONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG ................................................................ 18 2.1. Quan niệm về sống và chết của người Mường ........................................... 18 2.1.1. Quan niệm về sống và chết của của người Mường .................................. 18 2.1.2. Quan niệm về sống và chết của của người Mường ở Tân Lạc ................. 20 2.2. Tang phục và các điều kiêng kị.................................................................. 22 2.2.1. Tang phục ............................................................................................... 22 2.2.2. Các điều kiêng kị của gia đình chịu tang ................................................ 24 2.3. Các bước tiến hành lễ tang ........................................................................ 24 2.3.1. Báo tin .................................................................................................... 24 2.3.2. Nghi thức cho xác vào quan tài .............................................................. 25 2.3.3. Thăm hỏi chia buồn và đồ cúng tang ...................................................... 27 2.3.4. Phát tang ................................................................................................ 28 2.3.5. Đưa tang ................................................................................................ 30 2.3.6. Hạ huyệt ................................................................................................. 32 2.4. Đặc điểm mâm cơm dành cho các đối tượng khác nhau có liên quan đến người chết ........................................................................................................ 33 2.4.1. Mâm cơm dành cho người chết ............................................................... 33 2.4.2. Mâm cơm dành cho con cái, dâu rể, khách và họ thông gia ................... 34 2.4.3. Mâm cơm dành cho thầy Mo và phường bát âm ..................................... 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NÉT THAY ĐỔI TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH ...... 35 3.1. Một số nét thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .................................................................................... 35 3.1.1. Báo tin có người chết .............................................................................. 35 3.1.2. Thăm hỏi chia buồn và đồ cúng tang ...................................................... 35 3.1.3. Cỗ quan tài ............................................................................................. 35 3.1.4. Nghi lễ trong lễ tang ............................................................................... 36 3.1.5. Đặc điểm mâm cơm dành cho các đối tượng khác nhau ......................... 43 3.2. Một số yếu tố tác động dẫn đến những thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .......................................... 43 3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ..................................... 43 3.2.2. Quy định riêng của địa phương ............................................................. 45 3.2.3. Trình độ dân trí ...................................................................................... 47 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ TRANG TÌM HIỂU TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ TRANG TÌM HIỂU TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: XH2b KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Th.S. Phạm Thu Hà SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.S Phạm Thu Hà - người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn tới các phòng ban của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoaluận Chính trị, thư viện trường Đại học Tây Bắc. Cảm ơn Ban tuyên giáo huyện Tân Lạc, thư viện huyện ủy Tân Lạc cùng các ông bà, cô chú người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã cung cấp cho em những tài liệu quan trọng liên quan đến khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên lớp K50 – Đại học Giáo dục Chính trị và gia đình đã tạo điều kiện, động viên em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2013 Tác giả Đinh Thị Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Cấu trúc của đề tài 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6 1.1. Cơ sở lí luận 6 1.1.1. Phương pháp luận Mácxit 6 1.1.2. Quan niệm chung về tang ma 7 1.1.3. Quan niệm về tang ma của người Mường Hòa Bình 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 9 1.2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 9 1.2.2. Vài nét về dân tộc Mường 10 CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỐNG TRONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG 18 2.1. Quan niệm về sống và chết của người Mường 18 2.1.1. Quan niệm về sống và chết của của người Mường 18 2.1.2. Quan niệm về sống và chết của của người Mường Tân Lạc 20 2.2. Tang phục và các điều kiêng kị 22 2.2.1. Tang phục 22 2.2.2. Các điều kiêng kị của gia đình chịu tang 24 2.3. Các bước tiến hành lễ tang 24 2.3.1. Báo tin 24 2.3.2. Nghi thức cho xác vào quan tài 25 2.3.3. Thăm hỏi chia buồn và đồ cúng tang 27 2.3.4. Phát tang 28 2.3.5. Đưa tang 30 2.3.6. Hạ huyệt 32 2.4. Đặc điểm mâm cơm dành cho các đối tượng khác nhau có liên quan đến người chết 33 2.4.1. Mâm cơm dành cho người chết 33 2.4.2. Mâm cơm dành cho con cái, dâu rể, khách và họ thông gia 34 2.4.3. Mâm cơm dành cho thầy Mo và phường bát âm 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NÉT THAY ĐỔI TRONG TỤC TANG MA HIỆN NAY CỦA NGƯỜI MƯỜNG HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 35 3.1. Một số nét thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 35 3.1.1. Báo tin có người chết 35 3.1.2. Thăm hỏi chia buồn và đồ cúng tang 35 3.1.3. Cỗ quan tài 35 3.1.4. Nghi lễ trong lễ tang 36 3.1.5. Đặc điểm mâm cơm dành cho các đối tượng khác nhau 43 3.2. Một số yếu tố tác động dẫn đến những thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 43 3.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 43 3.2.2. Quy định riêng của địa phương 45 3.2.3. Trình độ dân trí 47 KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có hơn năm mươi dân tộc anh em cùng chung sống. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt độc đáo tạo thành một bức tranh văn hóa sinh động. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta gắn với xu thế hội nhập văn hóa các dân tộc và đã góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam “đa dạng trong thống nhất”. Trong số những dân tộc góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam “đa dạng trong thống nhất”, dân tộc Mường là một trong những dân tộc có đóng góp to lớn tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Hiện nay, người Mường sống trên lãnh thổ Việt Nam chiếm một số lượng khá đông, nhưng chủ yếu tập trung các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ. Hòa Bình, người Mường cư trú với số lượng đông đảo, họ sống tập trung các huyện miền núi như: Lạc Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi… Tân Lạc là một vùng đất cổ, trải qua những thăng trầm của lịch sử đến hôm nay vẫn còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã tác động và làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Sự giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng giữa quốc gia này với quốc gia khác, tộc người này với tộc người khác. Tuy nhiên, những hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Mường nói riêng vẫn còn hạn chế. Trong thời đại công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, văn hóa của người Mường Tân Lạc đang có những thay đổi nhanh chóng. Do vậy, việc tìm hiểu văn hóa truyền thống và những biến đổi là việc làm rất cần thiết có tác dụng giáo dục cho thế hệ trẻ thấy được bản sắc văn hóa quê hương. Mặt khác, là một người yêu thích nghiên cứu khoa học đồng thời là người con của dân tộc Mường, được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất quê hương Tân Lạc giàu truyền thống, bản thân tác giả cảm nhận được sự hiểu biết của thế hệ trẻ về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc còn rất mơ hồ. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Tìm hiểu tục tang ma của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình” làm khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn làm sáng tỏ thêm những đặc trưng truyền thống và một số nét thay đổi hiện nay trong phong tục tang ma của người Mường và góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mường huyện Tân Lạc. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các phong tục, tập quán của các tộc người, đặc biệt là các dân tộc thiểu số của dân tộc Việt Nam được đẩy mạnh và thu được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Cuốn “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Huy đã đề cập một cách khái quát về năm mươi tư dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Mường. phần viết về người Mường, tác giả đã giới thiệu đôi nét về người Mường, tuy nhiên chưa đi sâu cụ thể [9]. Cuốn sách “Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, trong đó tác giả đã đề cập đến truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam khía cạnh địa danh, con người huyền thoại dưới dạng các câu chuyện. Trong tác phẩm, tác giả đã đề cập đến người Mường lĩnh vực nguồn gốc tộc người, công cuộc đấu tranh bảo vệ bản mường của nhân dân thông qua bài mo “Đẻ đất đẻ nước”, qua câu chuyện “Dịt dàng” và đề cập đến một số loại nhạc cụ của dân tộc Mường như: cồng, chiêng… Tuy nhiên, những nghiên cứu còn rất sơ lược, khái quát chưa phải là tác phẩm nghiên cứu có hệ thống về văn hóa Mường [11]. Cuốn “Người Mường ( địa lý nhân văn và xã hội học)” của nhà dân tộc học người Pháp Jeanne Cuisinier là công trình nghiên cứu địa lý - nhân chủng học về người Mường, đồng thời đề cập đến một số tục lệ: làm nhà, ăn uống, cưới xin, tang ma…song mới chỉ dừng mức độ khái quát, sơ lược [10]. Tiếp đó, cuốn “Mo Mường” của Đặng Văn Lung, Bùi Thiện, Bùi Văn Nợi đã trình bày một số bài mo của dân tộc Mường [12]. Tác giả Bùi Huy Vọng đã khái lược về những công việc, sự kiện diễn ra trong tang lễ cổ truyền của người Mường thông qua tác phẩm “Tang lễ cổ truyền người Mường”. Tuy nhiên tác phẩm chỉ là sự khái quát chung tang lễ cổ truyền của người Mường, chưa tìm hiểu tang lễ cụ thể một địa phương [22]. Trong thời gian gần đây, những công trình của giới sử học và dân tộc học Việt Nam khá đồ sộ, đã cho ra đời một khối lượng lớn về việc tìm hiểu phong tục tập quán, các lĩnh vực đời sống văn hóa dân tộc Mường nói chung, trong đó có công trình “ Người Mường Tân Lạc tỉnh Hòa Bình” do tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Thị Thanh Nga chủ biên đã phác họa khá phong phú, đa dạng về người 3 Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Nhưng việc nghiên cứu tục tang ma của người Mường Tân Lạc một cách toàn diện vẫn chưa thỏa đáng [13]. Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà báo, các cán bộ ban ngành quan tâm như: cơ quan Ban Tuyên giáo của huyện, tỉnh, Bộ văn hóa…Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại việc mô tả chung chung về tục tang ma của người Mường, chưa đi sâu phân tích những đặc trưng truyền thống và một số nét thay đổi trong tục tang ma người Mường nói chung và của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nói riêng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ♦ Ý nghĩa khoa học Khóa luận giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tộc người Mường, bên cạnh đó còn thấy được quá trình vận động, biến đổi của một số giá trị văn hóa dân tộc Mường huyện Tân Lạc nói riêng và dân tộc Mường trên lãnh thổ Việt Nam nói chung cụ thể đây là tục tang ma. ♦ Ý nghĩa thực tiễn Khóa luận có thể cung cấp những thông tin có giá trị khoa học làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thiện các chính sách văn hóa nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Mường nói riêng và các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung. Các cá nhân, tập thể quan tâm đến vấn đề văn hóa tộc người Mường nói chung và tục tang ma nói riêng có thể dùng khóa luận làm tư liệu tham khảo. Khóa luận sẽ là tư liệu bổ ích đối với sinh viên chuyên ngành chính trị, văn hóa khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ♦ Mục đích nghiên cứu Từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn đề tài tiếp cận, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những đặc trưng truyền thống và làm rõ một số nét thay đổi trong phong tục tang ma hiện nay của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 4 ♦ Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để nghiên cứu phong tục tang ma của người Mường huyện Tân Lạc nói riêng và của người Mường nói chung. - Phân tích những đặc trưng truyền thống trong tục tang ma của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Làm rõ một số nét thay đổi và một số yếu tố tác động dẫn đến những thay đổi trong phong tục tang ma hiện nay của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ♦ Đối tượng nghiên cứu Tục tang ma của người Mường huyện Tân lạc, tỉnh Hòa bình. ♦ Phạm vi nghiên cứu - Không gian: xóm Trăng, xã Do Nhân và một số xã khác thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Thời gian: từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ khóa luận đã đề ra thì khóa luận đã dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm hiểu sự vận động, phát triển của văn hóa Mường, cụ thể là tục tang ma. Từ đó tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:  Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin thông qua các tài liệu có sẵn như: sách, báo cáo của huyện theo từng giai đoạn. Thông qua việc tổng hợp và phân tích những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã giúp cho tác giả có được những số liệu cần thiết để viết đề tài này.  Phương pháp phỏng vấn (phỏng vấn thầy Mo về một số đoạn mo được sử dụng trong lễ tang ngày nay của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), và phương pháp thống kê (thống kê các số liệu thứ cấp thu thập được qua các báo cáo địa phương)… [...]... trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài Chương 2: Những đặc trưng truyền thống trong tục tang ma của người Mường Chương 3: Một số nét thay đổi trong tục tang ma hiện nay của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Phương pháp luận Mácxit Khóa luận sử dụng phương pháp luận. .. lại, đám tang hay đám ma, lễ tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của Việt Nam Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết 7 1.1.3 Quan niệm về tang ma của người Mường Hòa Bình Đối với người Mường Hòa Bình, tang ma là một trong những nghi lễ tôn giáo “đậm đặc” là hình thái khá tập trung của nhiều tập tục cổ truyền Như mọi nghi lễ lớn của bất... luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lí luận cho việc phân tích những đặc trưng truyền thống trong tục tang ma của người Mường, từ đó thấy được những nét thay đổi và một số yếu tố tác động dẫn đến những thay đổi trong phong tục tang ma hiện nay của người Mường huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình Các nguyên tắc phương pháp luận biện chứng Mác – Lênin được khái quát... lực của bố Mo” (Từ Tri - “Vũ trụ luận Mường ) Theo người Mường Hòa Bình nghi lễ tang ma liên quan trực tiếp tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nghi lễ tang ma không chỉ cầu xin sự che chở, bảo vệ của người chết cho người sống còn thể hiện mối quan tâm, trách nhiệm sâu sắc của người sống đối với người chết Không phải ngẫu nhiên người Mường gọi đám ma là đám hiếu và việc hoàn thành những nghi thức tang. .. kinh tế của đất nước cũng như sự đa dạng văn hóa dân tộc Những khái quát chung về dân tộc Mường cho thấy, nền văn hóa dân tộc Mường đã có từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà 17 CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRUYỀN THỐNG TRONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI MƯỜNG 2.1 Quan niệm về sống và chết của người Mường 2.1.1 Quan niệm về sống và chết của của người Mường Đối với người Mường thì họ cho rằng con người đang... ảnh hưởng ít nhiều của người Thái là giống lân bang, đó là người Mường hiện miền thượng du Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình [1; 22 - 23] “Các tác giả Bùi Văn Kín, Mai Văn Trí, Nguyễn Phụng trong cuốn Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình đã trình bày: … Trên cơ sở các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học, về dân tộc học, về lịch sử, về khảo cổ học, chúng ta có thể nhận định rằng: dân tộc Việt và dân tộc Mường. .. người Mường có 32.873 người chiếm 85,03%, người Kinh có 5.009 người chiếm 12,96%, còn lại là các dân tôc khác Năm 1989 huyện có 61.355 người, trong đó người Mường có 51.724 người chiếm 83,3%, người Kinh có 9.424 người chiếm 15,36%, các dân tộc khác có 207 người chiếm 0,34% Năm 1999, huyện Tân Lạc có 73.652 người, trong đó người Mường có 61.522 người chiếm 83,53%, người Kinh có 11.779 người chiếm 16,0%,... để tang của những người thân thích, thì chúng đi vào thế giới của người chết bởi lòng thành của người thân, bằng những nghi lễ tập tục đã quy định Còn một vài linh hồn rơi vào trạng thái lang thang vĩnh viễn: họ bị đuổi ra khỏi cuộc sống nhưng cũng không được đưa vào cuộc sống người chết Họ trở thành những cô hồn giữa cuộc sống của người sống và cuộc sống của người chết Người Mường còn tin tưởng... con người với con người thông qua nghi lễ tang ma Tuy nhiên các nghi thức trong đám tang cũng thấy có sự khác biệt giữa các địa phương Người Mường Hòa Bình, nghi lễ tang ma của họ có đặc điểm chung là những đêm mo Một lễ tang có thể kéo dài từ một đêm, hai đêm, hoặc mười đêm, mười hai đêm hoặc lâu hơn nữa Điều này phụ thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội làng, bản của người chết Các nghi thức tang ma. .. chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối… tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ… Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít 13 Một góc bản làng người dân tộc Mường ♦ Nhà truyền thống: người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, việc dựng nhà sàn của người Mường

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan