thực trạng thu ngân sách nhà nước việt nam.giải pháp để tránh thất thu ngân sách nhà nước

18 9K 72
thực trạng thu ngân sách nhà nước việt nam.giải pháp để tránh thất thu ngân sách nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B- NỘI DUNG THẢO LUẬN. I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT. 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước. 1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của Nhà nước. Sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà nước luôn gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá. Khi nhà nước ra đời, để đảm bảo cho sự tồn tại của mình, Nhà nước đã đặt ra chế độ thuế khoá bắt toàn dân phải cống nạp, các khoản thu này hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nước và nó được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuật ngữ “ngân sách nhà nước” có từ lâu và được dùng phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội. Song hiểu thế nào là ngân sách nhà nước thì có nhiều quan niệm khác nhau, hiện nay có hai quan niệm phổ biến về ngân sách nhà nước. Quan niệm thứ nhất cho rằng: Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Quan niệm thứ hai cho rằng: Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ của Nhà nước. Các quan niệm trên về ngân sách nhà nước đã lột tả được mặt cụ thể, mặt vật chất của ngân sách nhà nước, nhưng chưa thể hiện được nội dung kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước. Trong thực tế, nhìn bề ngoài hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước. Hoạt động đó được biểu hiện một cách đa dạng và phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Tuy vậy, nhưng chúng có những đặc điểm chung như sau: - Các hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. - Đằng sau những hoạt động thu chi tài chính đó chứa đựng nội dung kinh tế xã hội nhất định, chứa đựng những quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định. Trong các quan hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác trong hoạt động của ngân sách nhà nước. Khái niệm ngân sách nhà nước không chỉ biểu hiện các quan hệ sản xuất nhất định, mà còn có sự thể hiện vật chất hoá. Sự vật chất hoá các quan hệ ngân sách được biểu hiện ở quỹ tiền tệ của Nhà nước. Đằng sau các con số phản ánh khối lượng của ngân sách là quá trình phân phối hiện thực. Đó chính là tính hai mặt của phạm trù kinh tế - mặt chất lượng và mặt số lượng. Quỹ tiền tệ của Nhà nước - ngân sách nhà nước - cũng có những đặc trưng chung như các quỹ tiền tệ khác được tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính, được chia thành nhiều quỹ có tác dụng riêng và chỉ sau đó ngân sách mới được chi dùng cho những mục đích đã định trước. Từ những đặc điểm trên ta có thể đi đến khái niệm ngân sách nhà nước như sau: Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước - quỹ ngân sách - nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về mọi mặt. 1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá - tiền tệ phát triển ở giai đoạn cao. Sự vận hành của nền kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ đã bộc lộ những ưu thế cũng như những khuyết tật của kinh tế thị trường. Để hạn chế và khắc phục những khuyết tật đó, Nhà nước can thiệp vào quá trình vận hành của nền kinh tế là một đòi hỏi khách quan để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định. Sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường là sự can thiệp gián tiếp thông qua các công cụ chủ yếu như: pháp luật, kế hoạch, tổ chức, tài chính,tiền tệ trong đó ngân sách nhà nước được coi là công cụ quan trọng nhất của Nhà nước. Vai trò quan trọng đó của ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt như sau: - Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đây là vai trò truyền thống của ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh tế, nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ hữu cơ giữa Nhà nước với ngân sách được C.Mác tổng kết như sau: “Sức mạnh chuyên chính của Nhà nước được quyết định bởi ngân sách và ngược lại”. -Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường. Vai trò này được thể hiện trên các mặt như sau: Thứ nhất, ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Nhà nước đã hoạch định, để hình thành nên cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Thông qua công cụ là ngân sách nhà nước đảm bảo cung cấp kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Mặt khác, trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mối hợp lý hơn. Ngoài ra, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Thứ hai, ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường,bình ổn giá cả, chống lạm phát. Trong nền kinh tế thị trường, sự biến động giá cả có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung cầu. Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí, vay và chính sách chi tiêu của ngân sách nhà nước, Nhà nước có thể tác động vào khía cạnh cung hoặc cầu để bình ổn giá cả. Đặc biệt sự hình thành quỹ dự phòng trong ngân sách nhà nước để đối phó với sự biến động của thị trường đóng vai trò quan trọng để bình ổn giá cả. Mặt khác, hoạt động thu – chi của ngân sách nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát. Lạm phát là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế và chống lạm phát là một nội dung quan trọng trong quá trình điều chỉnh thị trường. Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu chi tài chính của Nhà nước. Do đó, bằng các biện pháp đúng đắn trong quá trình thu-chi của ngân sách nhà nước như: thắt chặt và nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước, tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế đối với đầu tư , Nhà nước có thể hạn chế và kiểm soát lạm phát. - Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội. Từ năm 1986 nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước với mục tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng, công bằng và văn minh. Nhưng nền kinh tế thị trường với khuyết tật vốn có của nó là phân hoá giai cấp, phân hoá giàu nghèo. Do vậy, để đạt được mục tiêu mà Đảng đã đề ra, Nhà nước phải sử dụng công cụ ngân sách để điều tiết thu nhập, giảm bớt khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Việc điều tiết này được thực hiện thông qua hoạt động thu chi ngân sách. Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu và thuế trực thu Nhà nước điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động. Mặt khác, thông qua hoạt động chi ngân sách dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ cấp trong các chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình, về bảo trợ xã hội, về việc làm Nhà nước hỗ trợ để nâng cao đời sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội. Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, việc giải quyết các vấn đề xã hội chưa thể thực hiện một cách triệt để, vấn đề này phải thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. 2. Các chính sách thu ngân sách nhà nước. 2.1. Khái niệm, đặc điểm và cơ cấu thu ngân sách nhà nước. - Khái niệm : Thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tập trung quan trọng nhất của Nhà nước - Đặc điểm : + Thu ngân sách nhà nước thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ về lợi ích kinh tế . Sự phân chia đó là 1 tất yếu quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nướcthực hiện các chức năng của Nhà nước + Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù như giá cả, thu nhập, lãi suất Chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP là yếu tố khách quan quyết định mức động viên của thu ngân sách nhà nước -Cơ cấu thu ngân sách nhà nước bao gồm : + Thu trong cân đối ngân sách là các khoản thu nằm trong hoạch định của Nhà nước nhằm cân đối ngân sách. Các khoản này gồm : thuế, lệ phí, lợi tức của Nhà nước, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, và các khoản thu khác. +Thu ngoài cân đối ngân sách hay còn gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách. Thu bù đắp thiếu hụt ngân sách thực chất là vay để bù đắp, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Vay trong nước được thực hiện thông qua việc phát hành công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ…để huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư. Vay nước ngoài được thực hiện thông qua vay nợ hoặc viện trợ Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế. 2.2. Nội dung kinh tế của thu ngân sách nhà nước. 2.2.1. Thu thuế. - Thuế là sự đóng góp theo nghĩa vụ đối với Nhà nước được quy định bởi pháp luật do các pháp nhân và thể nhân thực hiện. - Thuế mang tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp. Thuế được nhà nước áp đặt bằng quyền lực chính trị, được thể chế hoá bằng luật pháp, cho nên mọi tổ chức phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước tức là phạm luật và sẽ bị xử lý theo pháp luật. Tính bắt buộc của thuế được giải thích bởi mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân, mọi tổ chức đối với Nhà nước. Thuế không hoàn trả trực tiếp ngang cho cho người nộp thuế, một phần số thuế đã được nộp cho ngân sách nhà nước được hoàn trả một cách gián tiếp cho người nộp thuế dưới những hưởng thụ về giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng và an ninh quốc phòng… Tất cả mọi công dân đều được hưởng các dịch vụ công cộng đó như nhau cho dù nghĩa vụ đóng góp có thể khác nhau. - Thuế được thiết lập dựa trên nguyên tắc luật định nên mọi sự thay đổi hay bổ sung phải được đưa ra để bàn bạc tại cơ quan lập pháp và phải được chính cơ quan này phê chuẩn thì mới được áp dụng - Thuế làm chuyển đổi quyền sở hữu từ sở hữu tập thể và cá thể thánh sở hữu toàn dân. Việc chuyển quyền sở hữu này được quyết định bởi chức năng quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân của Nhà nước và biểu hiện sự thống nhất về lợi ích giữa Nhà nước với các thành phần kinh tế, các cá nhân trong xã hội. - Trong nền kinh tế thị trường, thuế được coi là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu quan trọng và chủ yếu của ngân sách nhà nước, góp phần điều chỉnh nền kinh tế, kích thích tích luỹ tư bản, định hướng sản xuất và tiêu dùng. Thuế là công cụ phân phối lại lợi tức, làm gia tăng trong tiết kiệm tư nhân và đảm bảo công bằng trong xã hội 2.2.2. Lệ phí. - Lệ phí là một khoản thu mang tính chất bắt buộc, nhưng có tính chẩt đối giá, nghĩa là lệ phí là một khoản tiền mà dân chúng trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ những dịch vụ do Nhà nước cung cấp. - So với thuế, tính pháp lý của lệ phí thấp hơn. Lệ phí do cơ quan hành pháp ban hành, mang tính quyền lực của Nhà nước, mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Lệ phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp, mức thu lệ phí được đặt ra trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bù đắp chi phí của các dịch vụ công cộng của Nhà nước. Quản lý tốt các khoản thu lệ phí có tác dụng tăng thu cho ngân sách nhà nước và giảm bớt gánh nặng chi ngân sách trong việc tạo ra các dịch vụ công cộng. 2.2.3. Thu từ lợi tức cổ phần nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, hình thức cấp vốn trực tiếp từ ngân sách cho các doanh nghiệp, cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước, đã bị thu hẹp. Nhà nước thực hiện đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh bằng hình thức mua hoặc góp cổ phần được hình thành nên các doanh nghiệp cổ phần mà ở đó Nhà nước với tư cách là một cổ đông. Khi các doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, số lợi nhuận đó sẽ được chia cho các cổ đông theo lượng vốn góp và Nhà nước sẽ có một khoản thu. Trong các doanh nghiệp nhà nước khi hoạt động có lợi nhuận thì một phần lợi nhuận đó được huy động vào ngân sách nhà nước thông qua khoản thu về tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, và mặt bản chất đây chính là khoản lợi tức thu được từ khoản vốn mà Nhà nước đã đầu tư. Thu lợi tức từ cổ phần Nhà nước là một nguồn thu chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu thu ngân sách các khoản vốn đã đầu tư vào nền kinh tế 2.2.4. Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và một phần mang tính chất phân phối lại. Khoản thu này vừa có tác dụng tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên quốc gia. Khoản thu này bao gồm: - Thu về bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên - Thu về bán tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng không thuộc nguồn tài nguyên như bán hoặc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân, cho nước ngoài. 2.2.5. Thu về từ hợp tác lao động với nước ngoài và thu khác. Trong xu hướng mở cửa hội nhập, hợp tác lao động giữa các nước ngày càng diễn ra sôi động, việc xuất khẩu lao động của các nước đông dân tạo nên một khoản thu cho ngân sách nhà nước. Thực chất khoản tiền này là khoản tiền thu hồi của quốc gia đã bỏ ra những chi phí ban đầu để bảo vệ, nuôi dưỡng, rèn luyện, đào tạo người lao động, đồng thời là khoản tiền mà người lao động trích ra từ tiền công của mình đóng góp cho tổ quốc. Ngoài các khoản thu trên, còn có các khoản thu khác như : thu từ bán tài sản không có người nhận, các khoản tiền phạt, tịch thu, các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội. Trong thực tế, mức thu ngân sách ở mỗi nước khác nhau cho dù có những tương đồng về mặt kinh tế, xã hội. Sự khác nhau đó bắt nguồn từ các nhân tố ảnh hưởng sau đây: - GDP bình quân đầu người: là một chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, khả năng tiết kiệm, tiêu dung và đầu tư của một nước. GDP bình quân đầu người là nhân tố khách quan quyết định mức thu ngân sách nhà nước, vì vậy khi ấn định mức thu ngân sách, Nhà nước cần căn cứ vào chỉ tiêu này. +Khi GDP/người cao - dẫn đến thu ngân sách cao +Khi GDP/Người thấp - dẫn đến thu ngân sách nhà nước thấp - Khả năng xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên: Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến số thu của ngân sách - Tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế. Tỉ suất doanh lợi là tỉ số giữa kết quả thu đươc trên tổng chi phi bỏ ra. Tỉ suất doanh lợi trong nền kinh tế càng lớn thì thu NSNN càng lớn. Do vậy, khi xác định tỷ suất thu ngân sách cần căn cứ vào tỉ suất doanh lợi của nền kin tế để đảm bảo việc huy động của ngân sách nhà nước không gây khó khăn về mặt tài chính cho các chủ thể trong xã hội. - Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước: phụ thuộc vào các yếu tố: quy mô tổ chức bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà nhà nước phải đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí của nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến đòi hỏi thu NSNN tăng lên. Tóm lại, để có một mức thu đúng đắn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể những nhân tố tác động đến nó trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và phải được xem xét một cách toàn diện. 2.4. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước. Thiết lập một hệ thống thu ngân sách không chỉ nhằm mục đích đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn chứa đựng các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Do đó, việc thiết lập một hệ thống thu ngân sách nhà nước phải dựa trên những nguyên tắc định hướng nhất định tùy theo những điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước. 2.4.1. Nguyên tắc ổn định và lâu dài: - Trong điều kiện hoạt động kinh tế bình thường thì phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế , không được gây xáo trộn lớn trong hệ thống thuế ; đồng thời tỷ lệ động viên của ngân sách nhà nước phải thích hợp ,đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu . - Đối tượng tính thuế: đối tượng ít có sự biến động. - Ý nghĩa thực hiện nguyên tắc:tạo thuận lợi cho việc kế hoạch hóa ngân sách nhà nước, tạo điều kiện kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.4.2. Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng. - Thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với người chịu thuế , không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. - Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo đươc nguyên tắc công bằng trong thiết kế hệ thống thuế phải kết hợp sắc thuế trực thu với sắc thuế gián thu. 2.4.3. Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: - Nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải rõ ràng cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế, phương pháp tính thuế … Các từ ngữ được sử dụng của văn bản thông thường, dễ hiểu, không chứa đựng nhiều hàm ý để tất cả mọi người đều hiểu được và chấp hành giống nhau. - Giúp cho việc tổ chức chấp hành luật thống nhất ,tránh được tinh trang lách luật, trốn lậu thuế. 2.4.4. Nguyên tắc đơn giản: - Nguyên tắc này đòi hỏi trong các sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế suất , xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. - Tạo điều kiện thuận lợi cho viêc triển khai luật thuế vào thực tiễn, tránh được những hiện tượng tiêu cực trong thu thuế. II. Thực trạng thu ngân sách nhà nướcViệt Nam hiện nay. Ngày 3/3/2009, Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng 2 ước đạt hơn 32,6 nghìn tỷ đồng, bằng 80% số thu tháng trước. Lũy kế thu 2 tháng đầu năm đạt 76.635 tỷ đồng, bằng 16,6% dự toán, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2009. So với tiến độ thực hiện dự toán cùng kỳ một số năm gần đây, số thu 2 tháng đầu năm nay cũng đạt khá. Trong vòng 7 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước đã đạt được 57% dự toán năm. Theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đầu năm 2009 ước đạt 222.120 tỷ đồng, đạt 57,0% dự toán năm, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, thu nội địa ước đạt 59,1% dự toán, giảm 2,8% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô ước đạt 48% dự toán, giảm 37,2% so với cùng kỳ; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 57,5% dự toán, giảm 5,7% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước tháng 7 ước đạt 33.840 tỷ đồng, đạt khá so với mức thực hiện tháng 6 (tăng gần 5.000 tỷ đồng), nhờ có sự gia tăng số thu nội địa (tăng trên 3.000 tỷ đồng) và thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu (tăng khoảng 1.800 tỷ đồng). Tháng 7 là tháng kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của quý 2/2009, đồng thời cũng là thời điểm truy nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4/2008 đã được giãn hoãn theo chủ trương của Chính phủ. Ước tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong tháng 7 tăng khoảng 4.000 tỷ đồng so với tháng trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 7 tiếp tục tăng so với tháng 6 (tăng khoảng 2%). Riêng về thu dầu thô, giá dầu thô tháng 7 trên thị trường thế giới giảm nhẹ so với tháng 6, bình quân chỉ đạt 64 USD/thùng. Do có độ trễ trong thanh toán nên giá dầu tính thu ngân sách Nhà nước tháng 7 ước đạt 67 USD/thùng, nâng mức giá bình quân 7 tháng đạt 50 USD/thùng. Sản lượng dầu thanh toán 7 tháng đạt 9,4 triệu tấn, bằng 59,2% kế hoạch năm. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 8 đã có hơn 125.000 doanh nghiệp và 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế. Ước tính cả năm, tổng số thuế miễn, giảm lên đến 20.000 tỷ đồng. Bộ Tài chính cũng tiếp tục rà soát để bãi bỏ các khoản phí và lệ phí khác với số tiền khoảng 140 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước thu ngân sách nhà nước cả năm 2009 đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỷ đồng), đạt tỷ lệ động viên 23,3% GDP, trong đó, từ thuế và phí đạt 21,5%GDP. Thu nội địa đạt 102,9% dự toán (vượt 6.650 tỷ đồng); Thu từ dầu thô ước đạt 91,1% dự toán (giảm 5.700 tỷ đồng); Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 98,6% dự toán (giảm 1.200 tỷ đồng); Thu viện trợ ước đạt 6.000 tỷ đồng (tăng 1.000 tỷ đồng so với dự toán). Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp: "Tổng thu NSNN cả năm 2009 đạt 390.650 tỷ đồng". Ảnh: Chí Thanh. Một điểm đáng lưu ý là thu ngân sách địa phương phân bố không đều, nhiều địa phương đạt và vượt dự toán, nhưng vẫn có không ít địa phương không hoàn thành dự toán được giao. Do không điều hoà được số tăng thu ngân sách địa phương từ địa phương có số thu cao sang địa phương có số thu thấp nên những địa phương hụt thu so với dự toán sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo dự toán chi. “Để khuyến khích các địa phương đã phấn đấu tăng thu, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ và Quốc hội cho xử lý theo hướng: ngân sách Trung ương hỗ trợ chung cho các địa phương một phần (khoảng 25%) số giảm thu do thực hiện miễn, giảm thuế. Với những địa phương sau khi đã được hỗ trợ chung như vậy mà vẫn hụt thu thì yêu cầu địa phương sử dụng một phần các nguồn tài chính hợp pháp (quỹ dự trữ tài chính, nguồn tiền lương còn dư), trường hợp còn tiếp tục hụt thu thì sẽ được bù đủ để đảm bảo dự toán chi. Theo đó, số dự kiến bù giảm thu cho các địa [...]... III.Giải pháp để tránh thất thu ngân sách nhà nướcViệt Nam trong giai đoạn hiện nay 1.Nguyên nhân gây thất thu ngân sách nhà nướcViệt Nam Thất thu ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau đến sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế Về cơ bản, tình trạng thất thu ngân sách nhà nước gồm các nguyên nhân chính sau: -Thất thu thuế nhà nước: Thu là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân. .. không 2 Giải pháp để tránh thất thu ngân sách nhà nướcViệt Nam trong giai đoạn hiện nay - Giải pháp giảm thất thu ngân sách nhà nước nhờ tổ chức bộ máy thu nộp: + Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống thất thu do trốn, lậu thì sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỉ xuất thu ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN + Chúng ta cần tập trung cho giải pháp nâng cao chất... ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thu , gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước Điển hình, trong năm 2008, lượng thu c lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách. .. và Việt Nam có dấu hiệu gian lận về giá Kiểm tra, xác minh đến cùng để xác định được giá giao dịch đích thực nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận giá sang các lô hàng khác của doanh nghiệp, chống thất thu thuế hiệu quả cho ngân sách nhà nước - Nguồn thu ngân sách chưa bền vững và giải pháp + Theo những nguồn thu năm 2008 chủ yếu tăng thu là từ giá dầu và tăng thu từ xuất nhập khẩu, nếu xét nguồn tăng thu. .. hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước Cần đấu thầu dự án sử dụng đất Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ của chúng ta quá kém hiệu quả Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng - Nhà nước huy động vốn để kích cầu: Chính phủ kích cầu... thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công... ta thấy vấn đề thu trong ngân sách vừa qua chưa mang tính bền vững + Năm 2008, Báo cáo kiểm toán nói điều đáng chú ý là nước ta đã thất thu khá nhiều trong vấn đề thu phí môi trường Luật bảo vệ môi trường đã quy định nước ta phải thu phí về chất thải rắn, khí thải, kể cả nước thải, những cơ sở khai thác tài nguyên khoáng sản cũng phải thu phí môi trường Mục tiêu có thêm nguồn ngân sách để bảo vệ môi... thành những dự án, công trình dở dang, hạn chế khởi công dự án mới, nhất là những dự án có tổng mức đầu tư lớn - Vấn đề nợ công của nước ta hiện nay và giải pháp cho vấn đề nợ công để tránh thất thu ngân sách nhà nước + Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, nợ Chính phủ đang tăng cao, từ 33,8% GDP năm 2007 lên 36,2% năm 2008, năm 2009 chiếm 41,9% GDP và sẽ tăng lên 44,6% GDP vào năm... Đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ tài chính -ngân sách năm 2009, Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp cho biết, dù điều kiện hoạt động sản xuất-kinh doanh, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu song thu ngân sách nhà nước năm 2009 cơ bản đạt dự toán Trong đó thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (chưa tính hoàn thu giá trị giá tăng) và thu viện trợ đạt... phủ, miễn giảm thu và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP -Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên: Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương) . chống lãng phí… III .Giải pháp để tránh thất thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1.Nguyên nhân gây thất thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Thất thu ngân sách do rất nhiều. không 2. Giải pháp để tránh thất thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Giải pháp giảm thất thu ngân sách nhà nước nhờ tổ chức bộ máy thu nộp: + Tổ chức bộ máy thu nộp gọn. bản, tình trạng thất thu ngân sách nhà nước gồm các nguyên nhân chính sau: -Thất thu thuế nhà nước: Thu là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác

Ngày đăng: 07/06/2014, 09:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan