Giáo án GDCD lớp 8 chuẩn

94 4K 8
Giáo án GDCD lớp 8 chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án GDCD lớp 8 chuẩn

Ngày soạn: 20/8/2012 Tiết 1 Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Học sinh nhận thức được vì sao mọi người cần tôn trọng lẽ phải 2. Kĩ năng : - Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân biết tự tôn trọng lẽ phải 3.Thái độ: - Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống. - Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8. - Sưu tầm chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ. III. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu vấn đề tổ chức thảo luận theo từng nhóm - Kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: Giáo viên nhắc lại một số kiến thức đã học ở lớp 7 bằng câu hỏi 3. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau nếu ai cũng có cách xử sự đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải , thực hiện tốt những qui định chung của cộng đồng Thì sẽ góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh . Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài " Tôn trọng lẽ phải." HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất nội dung của tôn trọng lẽ phải qua mục đặt vấn đề. Thảo luận nhóm theo câu hỏi: Nhóm 1 + 2: Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quan Bích trong câu chuyện trên ? Nhóm 3 + 4: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào? I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Tìm hiểu truyện đọc " Quan tuần phủ" 1 Nhóm 5 +6: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra thì em sẽ làm gì ? Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung . Giáo viên rút ra ý chính. HOẠT ĐỘNG 3 :Biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày: Giáo viên đưa ra một số tình huống: + Vi phạm luật giao thông đường bộ + Vi phạm nội qui cơ quan trường học + Làm trái các qui định pháp luật + " Gió chiều nào che chiều ấy, dĩ hoà vi quí " ? Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào được coi là đúng đắn phù hợp ? Vì sao ? Học sinh phân tích đưa ra ý kiến của nhóm mình các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV: phân tích cho học sinh biết phân biệt được tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải. HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu ý nghĩa và cách rèn luyện ? Theo em thế nào là tôn trọng lẽ phải? ? Vì sao cần phải tôn trọng lẽ phải ? ? Tôn trọng lẽ phải giúp ta điều gì ? Giáo viên chốt ý chính mục nội dung bài (SGK) 4. CỦNG CỐ : Luyện tập củng cố kiến thức: Bài tập 1: Cho học sinh đọc Sách giáo khoa làm tại lớp Bài tập 2: Giáo viên phân tích vì sao các hành vi khác lại không biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải. Bài tập 3: Hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải là: Bài tập 4: Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trong lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết ? Bài tập 5: Hãy đánh dấu x vào ô trống câu em cho là đúng Lẽ phải là điều mà xưa ông bà đã làm, nay con cháu không cần noi theo vì đã lạc hậu Lẽ phải là điều mà khoa học chứng minh là đúng , nhưng khi áp dụng vào cuộc sống thì thiếu công bằng . Lẽ phải là điều đúng đắn hợp với đạo lý Lẽ phải là điều hợp với lợi ích chung của cộng đồng , xã hội II-NỘI DUNG BÀI HỌC: 1) Khái niệm:Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội 2) Ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. 3) Cách rèn luyện: Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội . III-BÀI TẬP: 1) Đáp án đúng c 2)Chọn cách ứng xử c 3) a, c, e. 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Về nhà học nội dung bài - Làm tiếp bài tập 6 sách giáo khoa trang 6 - Đọc trước bài liêm khiết - Tìm đọc trên báo vài câu chuyện nói về tính liêm khiết, chuẩn bị tốt cho tiết sau - Nhóm 1 chuẩn bị trước trò chơi đóng vai . 2 V. RÚT KINH NGHIỆM: 3 Ngày soạn: 25/8/2012 Tiết: 2 Bài 2: LIÊM KHIẾT I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày . - Vì sao cần phải sống liêm khiết, muốn sống liêm khiết cần làm gì. 2. Kĩ năng : - Học sinh có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết 3.Thái độ: - Học tập tấm gương những người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết. KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8 - Dẫn chứng về biểu hiện của lối sống liêm khiết - Sưu tầm vài câu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ. III.PHƯƠNG PHÁP: - Giảng giải, đàm thoại, nêu gương, thảo luận nhóm rút ra nội dung chính . IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Lẽ phải là gì? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải ? Sơ l ược đáp án: - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội (5 điểm) - ý nghĩa: Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. (5 điểm) 3. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Đặt vấn đề Như chúng ta đã biết một con người sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào, đó là người sống liêm khiết để hiểu sâu hơn ta tìm hiểu bài hôm nay. HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện của liêm khiết qua mục đặt vấn đề. Cho học sinh thảo luận nhóm: Nhóm 1 + 2: Em có suy nghĩ gì về cách xử I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Tìm hiểu sách giáo khoa - Trong những trường hợp trên cách xử sự của Ma - Ri - Quy - Ri, Dương Chấn và Bác Hồ là những 4 sự của Ma-Ri- Quy- Ri, Dương Chấn và Bác Hồ trong câu chuyện trên? Nhóm 3 + 4: Theo em những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ? Giống: Sống thanh cao, không vụ lợi, nhận được sự tin cậy của người khác. Nhóm 5 + 6: ? Trong điều kiện hiện nay theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? Vì sao ? Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung . Giáo viên chốt lại các ý chính cần thiết . HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết - Giáo viên gợi ý đưa ra ví dụ cho học sinh hiểu. ? Em hãy cho một ví dụ về lối sống không liêm khiết mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày ( gia đình, nhà trường, xã hội ) Ví dụ: Sẵn sàng dùng tiền bạc quà cáp biếu xén nhằm đạt được mục đích của mình. Chỉ làm việc gì khi thấy có lợi cho bản thân. Hành vi trên là không liêm khiết GV: Cho học sinh thấy nếu 1 người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng, sức lao động của mình, không móc ngoặc, hối lộ thì đó là người liêm khiết. HOẠT ĐỘNG 4 Học sinh phát biểu khắc sâu khái niệm "Liêm Khiết" ý nghĩa trong cuộc sống GV: Cho học sinh phát biểu Liêm Khiết là gì? ? Sống liêm khiết giúp ta điều gì ? GV: Chốt lại nội dung sách giáo khoa. GV: Cho học sinh nghe truyện đọc : Lưỡng quốc Trạng Nguyên", " Chọn đằng nào" sách GV trang 26, 27 4.CỦNG CỐ: Luyện tập củng cố kiến thức: GV: Cho học sinh làm bài tập, chơi trò chơi sắm vai Bài tập 1: Gọi học sinh đọc bài tập SGK Bài tập 2: Học sinh làm tại lớp Bài tập 3: Hãy điền từ vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu sau: 1) Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon sống yên đều tấm gương để ta học tập noi gương và kính phục - Việc học tập những tấm gương đó càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa thiết thực II-NỘI DUNG BÀI HỌC: 1) Khái niệm:Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ 2) Ý nghĩa: Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người . III-BÀI TẬP: 1) Hành vi b, d, e thể hiện tính không liêm khiết 2) Không tán thành với tất cả các cách xử sự ở những tình huống đóvì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết 5 là 2) Ở lớp học, tự mình trung thực trong làm bài, không quay cóp ôn tập tốt để làm bài tốt dựa vào sức mình là 3) Người cán bộ cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, truộm của công làm của tư là Ca dao - Tục ngữ: " Đói cho sạch, rách cho thơm" Cụ Khổng Tử nói: " Người mà không liêm, không bằng súc vật" Cụ Mạnh Tử nói: " Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy " 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài thật kỷ - Đọc trước bài 3 "Tôn trọng người khác " - Làm bài tập sách giáo khoa phần còn lại - Nhóm 2 chuẩn bị trước trò chơi đóng vai bài 3. V. RÚT KINH NGHIỆM: 6 Ngày soạn: 01/9/2012 Tiết: 3 Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống . - Vì sao cần phải tôn trọng lẫn nhau 2. Kĩ năng: - Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống. 3.Thái độ: - Đồng tình và ủng hộ những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác, phê phán những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng . KĨ NĂNG SỐNG Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, Sách giáo viên giáo dục công dân 8 - Dẫn chứng biểu hiện hành vi tôn trọng người khác. - Thơ, ca dao, tục ngữ. III. PHƯƠNG PHÁP: - Kết hợp phương pháp giảng giải, đàm thoại, nêu gương. - Thảo luận nhóm rút ra nội dung chính IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Thế nào là Liêm Khiết ? Ý nghĩa của đức tính Liêm Khiết ? Sơ lược đáp án: - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ (5 điểm) - Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .(5điểm) 3. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1: Cô giáo mới tốt nghiệp về dạy, buôỉ đầu vào lớp làm quen với học sinh. các em hãy cho cô biết cha mẹ các em làm nghề gì? - Thưa cô bố mẹ em đều là công nhân nhà máy điện ạ! - Thưa cô bố em là kĩ sư, mẹ em là giáo viên ạ! Đến lượt Hà thưa cô bố mẹ em là công nhân vệ sinh. Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười, mặt Hà đỏ bừng, cô giáo đến bên Hà và nói không có nghề gì là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công mới đáng xấu hổ.Một em đứng dậy : thưa cô chúng em thật có lỗi. chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà. Em hãy phân tích thái độ thiếu tôn trọng người khác của một số học sinh trong câu chuyện trên. Khi nhận ra lỗi lầm của mình, họ đã làm gì ? 7 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG2: Biểu hiện của tôn trọng người khác GV: Hướng dẫn gợi mở các em thảo luận nhóm: Nhóm 1+ 2: Em có nhận xét gì về cách sử xự thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ? Nhóm 3 + 4: Theo em những hành vi đó hành vi nào đáng để cho chúng ta học tập ? Hành vi nào cần phải phê phán? Nhóm trưởng tập hợp ý kiến của các bạn trong nhóm ghi ra giấy, các nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung nhận xét. Giáo viên chốt lại ý chính. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác GV: Đưa ra một số ví dụ về việc thiếu tôn trọng người khác - Ở trường thấy bạn học kém thường khinh bỉ - Thấy người già bị ngã cười chế nhạo - Bạn học lớp em bị dị tật, em hay treo chọc, khinh bỉ - Có thái độ lao động chưa tốt không chấp hành nôi qui - Hay quay cóp xem bài bạn trong lớp GV: Cho học sinh nhận xét các biểu hiện trên Qua việc xử lý tình huống trên giáo viên cần giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường cho học sinh HOẠT ĐỘNG 4 GV: Hướng dẫn học sinh phát niểu khắc sâu khái niệm tôn trọng người khác và ý nghĩa trong cuộc sống ? Thế nào là tôn trọng người khác ? ? Vì sao cần tôn trọng người khác ? ? Em suy nghĩ xem bản thân có thiếu xót gì thường vấp phải trong tôn trọng người khác? Sữa chữa như thế nào? Ca dao: - Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Khó mà biết lẽ biết lời Biết ăn biết ở hơn người giàu sang 4. CỦNG CỐ : Luyện tập củng cố kiến thức: I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Học sinh đọc sách giáo khoa GV: Chốt lại: Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi mọi lúc. Tôn trọng người khác phải thể hiện hành vi có văn hoá, đấu tranh, phê bình cái sai không coi khinh miệt thị, xúc phạm danh dự hay lời nói thô bạo thiếu tế nhị II-NỘI DUNG BÀI HỌC: 1) Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người 2) Ý nghĩa:Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh . III-BÀI TẬP: 1) Hành vi b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác 2) Khẳng định thái độ đồng tình ý kiến b và c. 8 Bài tập 1: Giáo viên cho học sinh đọc bài 1 sách giáo khoa . Giáo viên đưa thêm vài tình huống để lựa chọn Bài tập 2: + Ở trường: Lễ phép nghe lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè + Ở nhà: Kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ nhường nhịn thương yêu em nhỏ. + Nơi công cộng: Tôn trọng nội qui. * Nhóm 2: lên trình bày trò chơi đóng vai 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Về nhà làm bài tập 4 Sách giáo khoa - Chuẩn bị tốt bài 4 " Giữ chữ tín" - Nhóm 3 viết kịch bản trò chơi đóng vai của nhóm mình cho tiết sau. V. RÚT KINH NGHIỆM: 9 Ngày soạn:07/9/2012 Tiết: 4 Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN I MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín. - Vì sao cần phải giữ chữ tín 2. Kĩ năng : - Phân biệt hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín - Rèn luyện thói quen luôn biết giữ chữ tín 3.Thái độ: - Học tập và rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8 - Biểu hiện hành vi giữ chữ tín, sưu tầm đoạn thơ, danh ngôn, ca dao. III.PHƯƠNG PHÁP: - Giảng giải đàm thoại, nêu gương . - Thảo luận nhóm rút ra cốt lõi trong bài học IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: - Thế nào là tôn trọng người khác ? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác ? Sơ lược đáp án: - Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người (5điểm) - Ý nghĩa: Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng người khác đối với mình, mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh .(5 điểm) 3. BÀI MỚI: HOẠT ĐỘNG 1 : Trong đời sống để tạo dựng và cũng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin, nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc làm và cách xử sự của mỗi chúng ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài 4 " Giữ chữ tín" HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG2: Giáo viên hướng dẫn gợi mở vấn đề để học sinh tập trung thảo luận nhóm Nhóm 1 + 2: ? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta phải làm gì? I-ĐẶT VẤN ĐỀ: - Muốn giữ được lòng tin phải giữ đúng lời hứa, đúng hẹn " Nói và làm phải đi đôi " - Thể hiện ý chí trách nhiệm và 10 [...]... KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Bài hát, bài thơ, câu chuyện, ca dao, tục ngữ về tình bạn III.PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận giải quyết các tình huống giáo dục - Vấn đáp - Giảng giải - Nêu vấn đề IV HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1 ỔN ĐỊNH LỚP: 2 KIỂM TRA BÀI CŨ: - Nêu khái niệm pháp luật và kỉ luật ? Sơ lược đáp án: nêu đúng khái... SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin B CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Phiếu học tập - Mẫu chuyện về đời sống văn hoá ở khu dân cư C.PHƯƠNG PHÁP: - Hoạt động nhóm, thảo luận lớp D HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1 ỔN ĐỊNH LỚP: 2 KIỂM TRA BÀI CŨ: Giáo viên phát bài tập kiểm tra một tiết, nhận xét ưu khuyết điểm rút... tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin B CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu của một số nước C.PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm, làm bài tập cá nhân - Học sinh liên hệ thực tế và tự liên hệ lấy ví dụ D HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1 ỔN ĐỊNH LỚP: 2 KIỂM TRA BÀI CŨ: - Hoạt động chính trị xã hội là gì ? Ý nghĩa ? Sơ lược đáp án: - Nêu đúng... duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin B CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Một số câu chuyện tấm gương về một số học sinh nghèo vượt khó C.PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp - Giảng giải - Thảo luận nhóm D HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1 ỔN ĐỊNH LỚP: 2 KIỂM TRA BÀI CŨ: - Nêu khái niệm về cộng đồng dân cư ? vì sao phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Sơ lược đáp án: Cộng... sáng tạo 3.Thái độ: - Hình thành cho học sinh ý thức tự giác KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin B CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Sưu tầm những tấm gương học sinh tự giác sáng tạo trong học tập C PHƯƠNG PHÁP: - Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề - tìm biện pháp để rèn luyện tính tự giác sáng... sống 3 Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin B Chuẩn bị 1 Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 8 2 Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học C Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề D Tiến trình lên lớp: I Ổn định: ( 2 phút) II Kiểm tra bài cũ: (5... học sinh niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn được tham gia các hoạt động của lớp, của trường và xã hội KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin B CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 8 - Sưu tầm các sự kiện ở địa phương, những tấm gương của cựu học sinh trường đã thành đạt , có cống... TRÊN LỚP: 1 ỔN ĐỊNH LỚP: 2 KIỂM TRA BÀI CŨ: 3 BÀI MỚI: Giáo viên nhắc nhở hs trước khi làm bài Giáo viên phát đề kiểm tra ĐỀ B ÀI I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Em hãy khoanh tròn chữ cái( A,B,C,D) đứng trước đầu câu (1đến 4) em chọn là đúng: 1 Hành vi nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải ? A Vi phạm luật giao thông đường bộ B Nam luôn chấp hành tốt nội qui trường lớp C Chỉ làm những việc mà em thích D Phê phán... nhà hàng sang trọng Những hành động, hiện tượng trên có gì đúng ? có gì sai ? Giáo viên chốt ý vào bài mới HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HOẠT ĐỘNG2: GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa tổ chức đàm thoại ? Việt Nam có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới ? NỘI DUNG I-ĐẶT VẤN ĐỀ: Học sinh đọc sách giáo khoa 22 ? Em hãy cho một vài ví dụ ? ? Lí do quan trọng khiến nền kinh tế... năng đánh giá và tự đánh giá hành vi kỉ luật 3.Thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật và tự nguyện rèn luyện tính kỉ luật, tôn trọng những người có tính kỉ luật, trân trọng những người có tính kỉ luật và tuân theo pháp luật KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II CHUẨN BỊ: - Sơ đồ, tranh ảnh - Tư liệu về một số vụ án đã . ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên giáo dục công dân 8 - Biểu hiện hành vi giữ chữ tín, sưu tầm đoạn. trong sáng lành mạnh . KĨ NĂNG SỐNG: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục. phán những hành vi thiếu liêm khiết. KĨ NĂNG SỐNG : Kĩ năng giao tiếp, ứng xử, KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, Sách giáo

Ngày đăng: 05/06/2014, 17:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • QuyÒn sö dông

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan