KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH số mặt đất KHU vực NAM bộ của HTV (CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HTV TMS)

4 449 2
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH số mặt đất KHU vực   NAM bộ của HTV (CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HTV TMS)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT KHU VỰC NAM BỘ CỦA HTV (CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HTV-TMS) Nhằm thực hiện quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020, Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) cũng đã có những bước chuẩn bị từ rất sớm nhằm đầu tư mạnh mẽ và toàn diện cho hạ tầng truyền dẫn, phát sóng công nghệ số. Tháng 08 năm 2012, HTV đã thành lập công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV. Là doanh nghiệp trực thuộc Đài truyền hình TP.HCM với nhiệm vụ trọng tâm hoạt động trong lãnh vực truyền dẫn – phát sóng bao gồm nhiều hạ tầng như truyền hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình internet. Sự ra đời của HTV-TMS là bước phát triển mới của HTV, đáp ứng quy hoạch về quản lý phát thanh truyền hình của Chính Phủ, phục vụ nhu cầu phát triển và hội nhập, đồng hành với chiến lược phát triển bền vững của Đài truyền hình TP.HCM trong giai đoạn mới. Với vai trò là doanh nghiệp truyền dẫn của Đài truyền hình TP.HCM, HTV-TMS sẽ là đơn vị trực tiếp triển khai và vận hành mạng truyền hình số mặt đất khu vực Nam Bộ. Thừa kế năng lực kỹ thuật, tài chính và nhân lực từ HTV có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực truyền dẫn và phát sóng; HTV-TMS đảm bảo việc triển khai dịch vụ truyền hình số mặt đất sẽ theo đúng lộ trình mà Chính phủ đã đề ra. Theo tính toán thiết kế, vùng phủ sóng của hệ thống truyền hình số mặt đất (mạng đơn tần SFN) sẽ bao gồm toàn bộ khu vực Nam Bộ gồm 17 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương là TP.Hồ Chí Minh và Cần Thơ, theo chuẩn DVB-T2, nhằm tận dụng tốt tài nguyên tần số, truyền dẫn được nhiều kênh chương trình trên một tần số. Tiêu chuẩn thiết kế mạng SFN về phía đầu thu đảm bảo tín hiệu được thu tốt bởi anten trong nhà đối với môi trường đô thị, anten ngoài trời đối với khu vực nông thôn. Theo kết quả tính toán mô phỏng vùng phủ sóng, mạng truyền hình số mặt đất của HTV khi được triển khai hoàn thiện vào năm 2015 sẽ phủ sóng được 58 ngàn km2 tương đương 90.4% diện tích khu vực, cấp tín hiệu truyền hình đến hơn 30 triệu người dân, chiếm hơn 93% cư dân khu vực Nam bộ. Một trong những tiêu chí quan trọng mà HTV đặt ra khi thiết kế mạng là tận dụng tối đa các hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực có sẵn ở các địa phương. Các đài thuộc khu vực Nam bộ có thể tham gia vào mạng truyền dẫn bằng phương thức hợp tác sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật như nhà trạm, cột, anten phát sóng, hệ thống máy phát cho đến con người vận hành, khai thác hệ thống. Các hình thức liên kết, hợp tác căn cứ theo tình huống cụ thể sẽ có chính sách phù hợp: có thể là hợp đồng thuê hạ tầng kỹ thuật và nhân sự khai thác vận hành; hoặc hợp tác đầu tư cùng vận hành khai thác; hoặc đơn thuần TMS cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng cho các Đài. Điều này sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư xây dựng mạng, tận dụng được nguồn lực sẵn có ở các đài. Giải quyết được phần nào bài toán về cơ sở vật chất và nhân sự dôi dư của các đài khi ngưng phát sóng truyền hình analog. Về phần nội dung truyền dẫn, HTV-TMS sẽ ưu tiên phát sóng các kênh chương trình của những địa phương nằm trong vùng phủ sóng theo nguyên tắc chia sẻ tài nguyên và chi phí vận hành, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các đài tham gia vào mạng SFN. HTV có Hệ thống tổng khống chế được dùng chung cho cả 4 hạ tầng truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình mặt đấttruyền hình Internet, đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng tín hiệu trên nhiều hạ tầng truyền dẫn cùng lúc. Việc kiểm tra chất lượng kỹ thuật tín hiệu được thực hiện liên tục ở tất cả các khâu truyền dẫn phát sóng, đối với các chương trình truyền dẫn nhằm cam kết chất lượng tín hiệu tốt nhất. Những đài đã tham gia vào mạng truyền hình cáp của HTVC và truyền hình hệ tinh HTV, khi tham gia vào mạng SFN sẽ không phải chi phí truyền dẫn tín hiệu từ đài về HTV nữa, điều này cũng tiết kiệm khá nhiều cho các đài. Tất cả các chương trình trên dịch vụ truyền hình số mặt đất ở giai đoạn đầu sẽ được phát theo chuẩn SD-MPEG4. Các đài có nhu cầu phát sóng HD đều có thể tham gia gói dịch vụ HD với chi phí tương ứng với băng thông sử dụng. Tuy chỉ mới ở giai đoạn xây dựng, đề án truyền hình số mặt đất khu vực Nam Bộ của HTV đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đài trong khu vực. Tính đến nay đã có hơn 12 đài PT-TH khu vực Nam Bộ cùng ký kết biên bản hợp tác phát triển mạng truyền hình số mặt đất với HTV. Khi tham gia mạng SFN, các đài sẽ mở rộng vùng phủ sóng, đưa chương trình của mình vươn ra toàn bộ khu vực Nam Bộ, sẽ tăng được lượng khán giả xem đài. Đây là điều kiện tốt cho tất cả các Đài tham gia mạng truyền dẫn vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, đồng thời có thể tiếp cận các cơ hội của thị trường quảng cáo và truyền thông. Các đài tham gia mạng truyền hình số mặt đất của HTV hầu như không phải bỏ ra chi phí đầu tư mà chỉ đóng góp hạ tầng hoặc chi phí truyền dẫn và phát sóng, HTV-TMS đảm bảo rằng nếu những đài phải đóng góp chi phí truyền dẫn và phát sóng thì chi phí sẽ bằng hoặc nhỏ hơn chi phí vận hành phát sóng hiện nay của các đài. Trong quá trình xây dựng đề án, HTV cũng có một số ý kiến đề xuất đối với Bộ TTTT và Cục Tần Số như sau : 1. Căn cứ theo dự thảo Quy hoạch kênh tần số truyền hình mặt đất đến năm 2020 thì tại khu vực Nam Bộ có từ 1 đến 2 doanh nghiệp truyền dẫn khu vực. Tuy nhiên số lượng kênh tần số quy hoạch cho khu vực này cũng chỉ có 2 kênh tần số. Số lượng kênh tần số như vậy không đủ truyền dẫn tất cả các kênh chương trình của đài khu vực. Do vậy, nên chăng chỉ quy hoạch 1 doanh nghiệp kinh doanh truyền dẫn tại khu vực và tăng số lượng kênh tần số cho doanh nghiệp này. Điều này sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp, tận dụng được các hạ tầng kỹ thuật sẵn có của các đài, tăng khả năng hoàn vốn cho doanh nghiệp. 2. Theo Thôngsố 09/2012/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông, về việc ban hành danh mục 10 kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và yêu cầu các doanh nghiệp truyền hình trả tiền truyền tải đầy đủ các kênh này. Đối với truyền hình số mặt đất, theo dự thảo quy hoạch hiện nay đã có ba đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình số mặt đất toàn quốc là VTV, VTC và AVG. Các đơn vị truyền dẫn quốc gia này đã phát sóng miễn phí và đầy đủ 10 kênh chương trình thiết yếu của quốc gia thì việc bắt buộc các doanh nghiệp truyền dẫn khu vực phát sóng lại các kênh chương trình quốc gia là không cần thiết, gây tốn kém chi phí đầu tư và lãng phí về mặt tần số. Trên đây là thảo kế hoạch phát triển mạng truyền hình số mặt đất tại khu vực Nam Bộ, cùng một số ý kiến đề xuất của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) về lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng. HTV cũng hy vọng thông qua hội nghị này Bộ TT-TT, Cục Tần số sớm có định hướng về việc quy hoạch vùng và doanh nghiệp truyền dẫn khu vực; để các đài địa phương có thể nhanh chóng thực hiện đúng tiến độ theo lộ trình số hoá truyền hình của chính phủ. Có thể nói trong lịch sử phát triển của truyền hình từ khi chuyển từ truyền hình đen trắng sang truyền hình màu thì việc ngưng phát sóng analog sang phát sóng số sẽ là một bước chuyển rất quan trọng với nhiều tác động sâu rộng. Nhận thức rõ được các thuận lợi cùng những khó khăn, HTV cùng với các đài trong khu vực sẽ có sự hợp tác tốt nhất về thiết bị, công nghệ để thực hiện tốt và đúng quy hoạch của chính phủ, bắt kịp được xu hướng phát triển của công nghệ thế giới. Đây cũng là thời cơ và thách thức để HTV cũng như các đài có sự thay đổi, tăng cường sự liên kết, tạo tiền đề cho việc phát triển hơn nữa trong tương lai. Công ty TNHH MTV DV-KT Truyền thông HTV Tài liệu tham khảo : - Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg, ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020. - Quyết định số 2451/QĐ-TTg, ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình mặt đất đến năm 2020. - Thôngsố 09/2012/TT-BTT-TT, ngày 06/07/2012 của Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông ban hành danh mục kênh chương trình truyền hình trong nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, gồm 10 kênh chương trình: VTV1, VTV2, VTV4, VTV5, VTC1, VTC10- NETVIET, VTC14, VTC16, Vnews, AnninhTV. - Dự thảo Thông tư quy hoạch sử dụng kênh tần số truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Cục Tần Số - Bộ TT-TT, tháng 11/2012. - Đề án thiết lập mạng viễn thông công cộng của công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật truyền thông HTV, tháng 1- 2013. . KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT KHU VỰC NAM BỘ CỦA HTV (CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HTV- TMS) Nhằm thực hiện quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020, Đài truyền. thảo kế hoạch phát triển mạng truyền hình số mặt đất tại khu vực Nam Bộ, cùng một số ý kiến đề xuất của Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) về lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng. HTV cũng. truyền hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình internet. Sự ra đời của HTV- TMS là bước phát triển mới của HTV, đáp ứng quy hoạch về quản lý phát thanh truyền hình của

Ngày đăng: 05/06/2014, 16:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan