tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử

79 1.7K 8
tính liên văn bản trong thơ hàn mạc tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC  CHƯƠNG 1 10 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 10 NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÙNG LẶP VÀ TÁI SINH HÌNH TƯỢNG 10  !"#$%&'()*+,-. ./$%&01.2 32 CHƯƠNG 2 33 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 33 NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT, 33 SỰ PHA TRỘN THỂ LOẠI, KÍ ỨC NGÔN NGỮ 33 VÀ SỰ TÁI SINH CỦA CÁC TỪ/CỤM TỪ CỐ ĐỊNH 33 .,34567()*+,-!89: .;4567'()*+,-!86<"#" ..;4567'()*+,-!86<4= ..:>'+'()*+,-?. ..;@@A>(BC ?. ...:D(+'()*+,-? ...ED(+? ....:D(+'()*+,-? .,34567'()*+,-!83F$D 8G1@8 9HI .,8G1@86B ..,8G1@80@ 54 CHƯƠNG 3 55 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ 55 TỪ GÓC ĐỘ BIỂU TƯỢNG VÀ DẪN DỤ VĂN BẢN 55 QUAN NIỆM TÔN GIÁO 55 ;4567'()*+,-8!6>"# J>"#"@+"AKC567 .J>"#L J>"#M ?J>"#@. .NOP1567Q@$''()*+,-? .NOP1/'()*+,-? ..NOP1$DRQ@S''()*+,-M C. PHẦN KẾT LUẬN 72 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tính liên văn bản/liên văn bản (Intertxtuality/Intertext) là một khái niệm lí luận hiện đại xuất hiện ở phương Tây cuối những năm 1960 và trở thành lý thuyết quan trọng của nghiên cứu văn học những thập kỉ cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Nó được khởi nguồn từ M.Bakhtin và chính thức được J.Kristeva đặt ra và phát triển. Liên văn bản nhanh chóng được nhà giải cấu trúc xiển dương, hình thành phương pháp tiếp cận liên văn bản trong phê bình nghiên cứu văn học. Sự xuất hiện của lý thuyết liên văn bản đã mở ra những khả năng khai thác tác phẩm văn học mới, thực sự thú vị. Với lí thuyết này, tác phẩm được đặt trong những mối liên hệ có tính tương tác với những văn bản khác để làm bật nổi những ẩn số nằm sâu trong đó. Có thể nói việc phát hiện ra liên văn bản đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nghiên cứu tác phẩm văn học, làm thay đổi một cách đầy thuyết phục các quan niệm truyền thống về văn chương. 1.2. Hàn Mạc Tử (1912- 1940) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Mặc dù ra đi ở độ tuổi 28 nhưng tên tuổi của anh đã in đậm trên thi đàn dân tộc. Chế Lan Viên - một người bạn, một nhà thơ cùng thời khi đánh giá về Hàn Mạc Tử đã cho rằng: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia tan biến đi và còn lại của cái thời kì này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mạc Tử”. Còn như nhận xét của Kiều Văn: “Hơn nửa thế kỷ qua, không thể đếm xuể những con người thuộc mọi tầng lớp, mọi trình độ, đã nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Hàn Mạc Tử, không thể đong được những dòng lệ mà người đời đã nhỏ xuống khóc người thi sĩ tài hoa bạc mệnh ấy”. Khi đánh giá về thơ Hàn Mạc Tử, Vương Trí Nhàn đã viết: “Trước mắt chúng ta có một giọng thơ độc đáo không chia sẻ âm hưởng với ai hết. Thơ Hàn Mạc Tử đại diện cho một khuynh hướng thơ độc đáo, với nhiều tìm tòi táo bạo”. Những nhận định trên đây cho thấy lòng 1 yêu mến, sự đồng cảm của công chúng đối với con người và thơ ca Hàn Mạc Tử. Mặt khác, nó cũng cho ta thấy được sự độc đáo trong các sáng tác thơ Hàn Mạc Tử mà những tác phẩm đó được đánh giá là “có một không hai” trong làng thơ Việt Nam. Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình, những cuộc hội thảo nghiên cứu, phê bình thơ Hàn Mạc Tử. Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát liệu sách, báo, tạp chí cho đến Bài tập lớn, Tiểu luận, Khóa luận ở trường Đại học Sư phạm tôi chưa thấy công trình nào nghiên cứu sâu tác phẩm này dưới góc nhìn liên văn bản. Việc nghiên cứu thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn liên văn bản là một hướng giải mã mới, phù hợp với xu thế nghiên cứu văn học hậu hiên đại, là một phương thức tiếp cận tác phẩm đầy tiềm năng và thích ứng với mọi văn bản nghệ thuật. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết liên văn bản Liên văn bản là một lý thuyết được giới nghiên cứu phê bình phương Tây rất quan tâm và không còn xa lạ gì với họ. Đây là thuật ngữ do nhà lý luận hậu cấu trúc người Pháp gốc Bungari, Julia Kristeva đề xuất và xuất hiện chính thức vào năm 1967. Đã có hàng loạt công trình chính thức xác lập cho nó vị trí quan trọng trong hệ thống các lý thuyết nghiên cứu văn học như: Palimpsestes: la litérature au second desgré (1982) của Gérand Genette, Intertextuality - The New critical Idiom (2000) của Graham Allen, Intertextuality in Faulkner của Gresset, Intertextuality: Theories and Praticies ( 1900) do Michael Wrton và Judith Still biên tập; Intertextuality: Debates and Context của Mary Orr (2004); Michael Riffaterre với tác phẩm La Production du texte, Seuil, 1979; Tiphaine Samoyault với tác phẩm L’Intertextualite: Memoire de la literature,… đã khẳng định chổ đứng của lý thuyết này trong hệ thống các lý thuyết nghiên cứu văn học. 2 Ở Việt Nam, người đầu tiên giới thiệu và thể nghiệm đọc thơ theo quan niệm liên văn bản của Riffaterre là Hoàng Trinh (Từ kí hiệu học đến thi pháp học). Tiếp theo đó các công trình dịch thuật, giới thiệu và phân tích các quan niệm lí thuyết liên văn bản của các nhà nghiên cứu nước ngoài ở Việt Nam như: Liên văn bản - sự xuất hiên khái niệm về lịch sử và lí thuyết của vấn đề của tiến sĩ.L.P.Rjanskaya do Ngân Xuyên dịch; Intertextuality của Graham Allen do Nguyễn Văn Thuấn dịch; Các công trình của Nguyễn Văn Thuấn: Liên văn bản: từ MiKhail Bakhtin đến Julia kristeva; Dẫn luận lí thuyết liên văn bản, Chương I của đề tài: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới góc nhìn liên văn bản…, đặc biệt là luận án tiến sĩ có tên Liên văn bản trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp. Về sách báo, tạp chí có đề cập đến lý thuyết liên văn bản: tác giả Dương Thị Ánh Tuyết trong cuốn Tự sự học (phần2) do Trần Đình Sử chủ biên có bài viết Tính liên văn bản trong tiểu thuyết Mark Twain; Cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết do Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh tập hợp và biên soạn cũng có bài viết về lý thuyết này. Đối với chúng tôi, những công trình trên rất có ý nghĩa trong việc cung cấp một bộ khung lí thuyết cần thiết và đúng đắn để chúng tôi triển khai đề tài này một cách hợp lí. Về liệu mạng chúng tôi khảo sát có những bài viết đáng chú ý. Tiến sĩ Phan Huy Dũng có bài Đàn ghi ta của Lor-car của Thanh Thảo dưới góc nhìn liên văn bản (Tạp chí nghiên cứu văn hoc số 12, 2008); Mục Văn bảnliên văn bản (trong Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học của Nguyễn Hưng Quốc); Bài Khoảng trống văn chương và tiếp cận liên văn bản của Nguyễn Nam đăng trên Tạp chí văn học tháng 4 năm 2004, … Ngoài ra còn có các công trình khóa luận của trường ĐHSP Huế, ví dụ: Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ lí thuyết liên văn bản (Phạm Thị Thanh Hoa), Liên văn bản trong tiểu thuyết Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương (Hà Thị Lan Hương), Tên của đóa hồng của Umberto từ góc nhìn liên văn bản (Lê Thị 3 Bích Thủy),…Có thể khẳng định, việc giới thiệu, nghiên cứu lí thuyết và vận dụng tiếp cận liên văn bản cho đến nay đã đạt những thành tựu nhất định, góp phần vào đổi mới nghiên cứu phê bình văn học ở nước ta. 2.2. Về thơ Hàn Mạc Tử Về thơ Hàn Mạc Tử, từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu: Hàn Mạc Tử về tác giả và tác phẩm NXB GD, 2003, Phan Cư Đệ tuyển chọn; Đôi nét về thi pháp Hàn Mạc Tử của Phan Cư Đệ [6, tr.27]; Hàn Mạc Tử - Một hồn thơ lạ mà rất quen Hà Minh Đức [6, tr.217]; Hàn Mạc Tử một duy thơ độc đáo - Đỗ Lai Thúy [26, tr.217]; Hàn Mạc Tử: trăng và thơ- Đào Trường Phúc [6, tr.507]; Đặc trưng của hồn thơ Hàn Mạc Tử - Phùng Quý Nhâm [6, tr.524], Hàn Mạc Tử- một hiện tượng độc đáo của thi ca Việt Nam thế kỉ XX - Bích Thu [6, tr.528]; Đôi điều suy nghĩ về đề tài trăng trong thơ Hàn Mạc Tử - Nguyễn Toàn Thắng [4, tr.580]; Hàn Mạc Tử- sự tích hợp kì lạ - Mã Giang Lân [6, tr.307]; Nỗi khắc khoải siêu hình trong thơ Hàn Mạc Tử - Nguyễn Xuân Hoàng [6, tr.348]; Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mạc Tử - Võ Long Tệ [6, tr.377]; Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mạc Tử - Lại Nguyên Ân [6, tr.543]; Thơ Điên - Hàn Mạc Tử - thi học của cái tột cùng - Chu Văn Sơn [6, tr.553]; Một số dấu hiệu ảnh hưởng thơ Pháp trong thơ Hàn Mạc Tử - Đào Trọng Thức [6, tr.573]; Cõi mộng - cõi ảo trong quan niệm của Hàn Mạc Tử về thi ca - Cao Xuân Thử [6, tr.596]; Con mắt tâm linh văn hóa phương Đông trong thơ Hàn Mạc Tử - Đoàn Thị Đặng Hương[6, tr.670]; Ảnh hưởng của đạo Phật trong thơ Hàn Mạc Tử - Quách Tấn; Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mạc Tử và Huy Cận - Nguyễn Thị Yến; Nhịp điệu trong thơ Mới (khảo sát qua thơ Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên) - Hồ Hạnh Ngọc; Hàn Mạc Tử và nhóm thơ Bình Định 1932-1945- Nguyễn Toàn Thắng, Đặc điểm thơ Hàn Mạc Tử từ góc nhìn tín hiệu thẩm mỹ - Lưu Văn Din,…Trong phạm vi Trường ĐHSP Huế có đề tài Một vài bình diện thi pháp thơ Hàn Mạc Tử, khóa luận tốt nghiệp năm 2009 của Nguyễn Thị Minh, Tiểu luận Nghệ thuật hình tượng hóa âm thanh trong thơ Hàn Mạc Tử của Nguyễn Thị Hằng,… 4 Ngoài ra, từ các trang wed mạng Internet, chúng tôi đã đọc được khá nhiều bài viết giới thiệu, nghiên cứu về tác giả Hàn Mạc Tử cũng như tác phẩm thơ của anh. Tuy nhiên hầu như các công trình đều tập trung nghiên cứu thơ Hàn Mạc Tử ở phương diện thi pháp và nội dung chứ không có công trình nào chính thức tìm hiểu tác phẩm này dưới góc nhìn liên văn bản. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là: tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Các tác phẩm thơ của Hàn Mạc Tử, cụ thể là: Tập thơ Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, một số bài thơ trong tập Cẩm châu duyên, tập thơ văn xuôi Chơi giữa mùa trăng. Mặc dù vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn mở rộng phạm vi so sánh, đối chiếu với các tác phẩm văn học khác như: thơ ca dân gian, thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại (Thơ Mới), thơ ca tượng trưng, siêu thực Pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét toàn bộ thi ca của Hàn Mặc Tử trong bối cảnh văn học – văn hóa Việt Nam như một hệ thống, ở đó các yếu tố, bộ phận có mối liên hệ tác động qua lại mật thiết. Phương pháp so sánh đồng đại, lịch đại: So sánh để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa Hàn Mặc Tử với các thi gia đồng thời và khác thời nhằm làm rõ những độc đáo về tài năng và nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử. Phương pháp tiếp cận liên văn bản: Xem xét hệ thống hình tượng, thủ pháp, ngôn ngữ, biểu tượng, ý nghĩa…trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc độ quan hệ trùng lặp, tái sinh, dẫn dụ, trầm tích các văn bản văn hóa và các vết tích liên văn bản khác. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các thao tác phân tích và tổng hợp, thống kê…trong quá trình thực hiện đề tài. 5 5. Đóng góp của khóa luận Qua cách tiếp cận liên văn bản giúp người đọc nắm bắt được duy nghệ thuật, phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử từ các góc độ hình tượng, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ, thể loại, phương cách dẫn dụ các văn bản tôn giáo, văn hóa. Nói cách khác, thông qua việc tiếp cận liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử giúp ta thấy được nội dung tưởng xuyên suốt hành trình thơ của anh trong dòng chảy thi ca dân tộc và nhân loại…Đề tài góp phần khẳng định tài năng của Hàn Mạc Tử - một duy thơ và phong cách nghệ thuật độc đáo - một Người thơ tiêu biểu trong làng thơ Việt Nam. 6. Cấu trúc của khóa luận Đề tài được cấu trúc thành 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận. Phần nội dung gồm 3chương: Chương 1: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ trùng lặp và tái sinh hình tượng Chương 2: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ thuật, sự pha trộn thể loại, kí ức ngôn ngữ và sự tái sinh của các cụm từ cố định Chương 3: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc độ biểu tượng và dẫn dụ văn bản, dẫn dụ thuật ngữ, quan niệm tôn giáo 6 B. NỘI DUNG GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM LIÊN VĂN BẢN Liên văn bản (Intertext/ Intertextuality) là một trong những thuật ngữ mới, được sử dụng khá nhiều, khá phức tạp và ít nhiều có tính chất thời thượng trong nghiên cứu văn học những năm vừa qua. Thuật ngữ tính liên văn bản (intertextuality) xuất hiện đầu tiên trong bài viết Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết (Word, Dialogue and Novel) của Julia Kristeva. Trong bài báo này, Kristeva đã đặt ra thuật ngữ tính liên văn bản để thay thế cho quan niệm về tính đối thoại/ tính liên chủ thể (subjectivity/ intersubjectivity) của Bakhtin. Quan điểm về liên văn bản của Julia Kristeva nhanh chóng được sự đồng tình của nhiều lí thuyết gia lớn như: A.J Greimas, R. Barthes, M.Foucault, G.Genette, … Họ đã tiếp nhận và phát triển quan điểm của Kristeva, khai triển khái niệm liên văn bản theo nhiều chiều hướng khác nhau. Khái niệm liên văn bản được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản, nghĩa là có sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả khác nhau, giữa các văn bản thuộc các thể loại và loại hình khác nhau. Các văn bản luôn qua lại tác động với nhau tạo thành một mạng lưới các mối liên hệ. Chúng không bao giờ tồn tại một cách cô lập, tự trị mà là sản phẩm của vô số những mã, những diễn ngôn và văn bản trước đó được chồng xếp, kết nối, chuyển hoán, tương tác. Bất cứ văn bản nào cũng có tiềm năng trở thành chất liệu của một văn bản khác ra đời sau đó. Nói như Julia Kristeva: “Bất kì văn bản nào cũng được cấu trúc như bức khảm trích dẫn; bất kì văn bản nào cũng là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác”. Còn như Barthes, mỗi văn bản đều là một liên văn bản, mỗi văn bản là “một tấm lụa được dệt từ vô số trung tâm văn hóa khác nhau”, “một không gian đa chiều kích” mà ý nghĩa là không thể tính đếm”. Bakhtin trong công trình nghiên cứu Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức cũng đã chỉ ra rằng: “Những từ mà chúng ta dùng ngày hôm nay 7 đều chứa đựng tiếng nói của những người khác”, “Bất kì lời nói nào cũng nhằm để được đáp lại và không thể tránh khỏi ảnh hưởng sâu xa của lời đáp dự kiến sẽ có”. “Theo Bakhtin, không phát ngôn nào tồn tại một mình, cô lập như một ốc đảo, mọi lời văn “dường như sống ở biên giới giữa văn cảnh của mình với văn cảnh người”. Với cách là một kiểu lời nói, tác phẩm văn học tất yếu có quan hệ đối thoại với những tác phẩm khác ra đời trước đó và mời gọi sự đối thoại ở những tác phẩm ra đời sau nó. Ông cũng cho rằng: “không có vật thể nào vô danh, cũng không có từ nào không được sử dụng rồi”, không từ nào còn “trinh nguyên” khi lần đầu tiên được vang lên, được gán nghĩa. Mỗi từ ngữ, mỗi lời nói đều có quá khứ, kí ức, sức ỳ, vết tích riêng được tạo nên bởi những từ ngữ và lời nói khác, bởi những cách dùng trước đó” [dẫn theo Nguyễn Văn Thuấn, Dẫn luận lí thuyết liên văn bản]. Như vậy, liên văn bản là sự tương tác giữa các văn bản với nhau, một văn bản được dẫn dụ từ nhiều ý tưởng của văn bản trước đó. Trong một khung cảnh văn bản có nhiều thông tin được vay mượn “từ những tiền văn bản”, ở đó chúng tự “đối thoại’ và “đáp ứng” lẫn nhau. Mối quan hệ liên văn bản của các văn bản nằm trong mạng lưới từ cấp độ vi mô đến vĩ mô: kí ức ngôn ngữ, sự biến tấu và tái sinh các thủ pháp, mô-tip, hình tượng, sự mô phỏng, giễu nhại, nhại, vay mượn, trích dẫn, chuyển thể, chuyển dịch, biến đổi, ảnh hưởng, đọc sai, ám chỉ, đạo văn, pha trộn thể loại, … Đồng thời, khi đặt ra tính liên văn bản, các nhà lí luận cũng đã lần lượt tuyên cáo “cái chết của chủ thể/ tác giả”. Barthes chỉ ra rằng, khi tác giả được đẩy lên địa vị “Thượng đế”, nó trở nên có tầm quan trọng đặc biệt, được hưởng vinh quang của người sáng tạo và ngược lại dễ thành nạn nhân, bị quy chụp, kết án bởi độc giả và nhà phê bình. Theo Barthes, việc gán cho văn bản tên tác giả là “áp đặt cho văn bản ấy một giới hạn, là trang bị cho văn bản một ý nghĩa sau cùng, là khép lại sự viết”. Ông chống lại vai trò Thượng đế của tác giả và cho rằng trong các văn bản hiện đại tác giả vắng mặt. “Tác giả chẳng qua chỉ là chủ thể của hành động viết”, hệt như “tôi” chẳng qua là kẻ thốt lên “tôi”. 8 [...]... văn bản Liên văn bản là một bảo đảm cho sự tồn tại của văn bản, phải đặt văn bản trong mối tương tác liên văn bản nếu muốn hiểu sâu sắc văn bản đó Như vậy, liên văn bản là một trong những lí thuyết quan trọng của nghiên cứu văn học Ở trên, tôi chỉ nói sơ lược đến khái niệm với mục đích vận dụng để nghiên cứu đề tài: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử 9 CHƯƠNG 1 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC... Mạc Tử Bằng những hình tượng ấy thi nhân đã trải ra trước mắt người đọc cả một thế giới tâm hồn đa cung bậc và trạng thái 32 CHƯƠNG 2 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT, SỰ PHA TRỘN THỂ LOẠI, KÍ ỨC NGÔN NGỮ VÀ SỰ TÁI SINH CỦA CÁC TỪ/CỤM TỪ CỐ ĐỊNH 2.1 Tính liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ thuật 2.1.1 Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn... giới thơ Hàn Mạc Tử Như vậy ở chương 1 đề tài đã đi vào nghiên cứu, làm rõ tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử thông qua sự trùng lặp và tái sinh hình tượng cái tôi, 31 người phụ nữ và không- thời gian Qua đó, ta thấy được sự gặp gỡ trong hình tượng thơ Hàn Mạc Tử và các nhà thơ khác, đặc biệt là “trường thơ Loạn” Mặt khác, đề tài đã chỉ rõ nhiều nét nghĩa mới được nảy sinh, đầy sáng tạo trong thơ Mạc. .. và thơ ca cổ điển Trung Hoa Hệ thống không gian, thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử là một nét đặc trưng làm nên phong cách thơ anh, nó được nhìn nhận như một đặc trưng thi pháp Trong thơ Hàn Mặc Tử yếu tố không- thời gian có sự trùng lặp với thơ Đường, thơ Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Đinh Hùng, Huy Cận,… nhưng đồng thời nó cũng phát sinh, mang những tầng nghĩa mới Điều đặc biệt, trong thơ Hàn. .. tạo trong thơ Hàn Mạc Tử, qua đó thể hiện thế giới nghệ thuật độc đáo của thi nhân 1.3.2 Không - thời gian vũ trụ Như ta thấy, trước khi sáng tác Thơ mới, Hàn Mạc Tử đã nổi tiếng là một người làm thơ Đường luật điêu luyện Ba bài thơ: Thức khuya, Chùa 27 hoang, Gái ở chùa của Hàn được cụ Phan Bội Châu họa lại và khen ngợi: “Từ về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm, song chưa gặp được bài thơ. .. sự thì những nhà văn, nhà thơ chân chính luôn cố gắng thực hiện điều đó, lẽ đương nhiên Hàn Mạc Tử cũng không là một ngoại lệ Tuy nhiên, với cách tiếp cận liên văn bản, các nhà nghiên cứu cho rằng không thể nói về tính độc sáng tuyệt đối, bởi vì mọi sáng tạo của nhà thơ đều trong quan hệ, liên hệ với những sáng tạo thi ca, với những quan niệm đã tồn tại trong triết học, tôn giáo và văn hóa Bởi lẽ đó,... chất Hàn Đó là khao khát tình yêu, khao khát nhục thể của riêng Hàn Mạc Tử 1.2.2 Người phụ nữ lả lơi Hàn Mạc Tử từng nói: “Tôi yêu Baudelaire đắm đuối, say sưa Hồ Xuân Hương sôi nổi…” Không đâu xa xôi, hình tượng người phụ nữ lả lơi trong thơ Hàn rất gần với Bà chúa thơ Nôm, ông hoàng thơ tượng trưng Pháp và kể cả nhà thơ Bích Khê 21 Trong thơ Hồ Xuân Hương, vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ hiện lên đầy... lớn ngây thơ, trong sáng, đầy thuần khiết, phải chăng qua đó thể hiện sự khao khát tình yêu đầy thanh cao, trong trẻo của thi sĩ, đặc biệt hình tượng người phụ nữ lả lơi còn được miêu tả qua các khách thể như trăng, gió 1.3.Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không- thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử Trong thơ Hàn, có một sự kết hợp rất độc đáo quan niệm không - thời gian của thơ lãng mạn, thơ tượng... sự viết” và trở thành “một người không có lịch sử, không có tiểu sử, không có tâm lý” Khi đặt văn bản trong mạng lưới liên văn bản thì tùy vào năng lực của bản thân mà mỗi độc giả sẽ có những cách hiểu khác nhau về các tác phẩm mà anh ta tiếp xúc Văn bản phụ thuộc vào chính vai trò tiếp nhận của độc giả hơn là phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả Sự ra đời của khái niệm liên văn bản đã làm thay... tố không gian ra khỏi yếu tố thời gian Bởi trong thế giới thơ của anh, không gian nằm trong dòng thời gian và thời gian dịch chuyển trong chiều kích của không gian Nghĩa là hai yếu tố ấy cùng đồng hiện” [Dẫn theo Nguyễn Thị Minh, Khóa luận tốt nghiệp trường ĐHSP Huế] Trên bình diện của đề tài, người viết xin nghiên cứu tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ hệ thống: không- thời gian hiện thực- . cứu văn học. Ở trên, tôi chỉ nói sơ lược đến khái niệm với mục đích vận dụng để nghiên cứu đề tài: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử. 9 CHƯƠNG 1 TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ NHÌN. nội dung gồm 3chương: Chương 1: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ trùng lặp và tái sinh hình tượng Chương 2: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ. định Chương 3: Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử từ góc độ biểu tượng và dẫn dụ văn bản, dẫn dụ thuật ngữ, quan niệm tôn giáo 6 B. NỘI DUNG GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM LIÊN VĂN BẢN Liên văn bản (Intertext/

Ngày đăng: 05/06/2014, 11:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 5. Đóng góp của khóa luận

  • CHƯƠNG 1

  • TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ

  • NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRÙNG LẶP VÀ TÁI SINH HÌNH TƯỢNG

    • 1.3. Sự trùng lặp và tái sinh hệ thống hình tượng không- thời gian trong thơ Hàn Mạc Tử

      • 1.3.2. Không - thời gian vũ trụ

      • CHƯƠNG 2

      • TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ

      • NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT,

      • SỰ PHA TRỘN THỂ LOẠI, KÍ ỨC NGÔN NGỮ

      • VÀ SỰ TÁI SINH CỦA CÁC TỪ/CỤM TỪ CỐ ĐỊNH

        • 2.1. Tính liên văn bản thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ góc độ thủ pháp nghệ thuật

          • 2.1.1. Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp tượng trưng

          • 2.1.2. Liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ bút pháp siêu thực

          • 2.2. Sự pha trộn các thể loại trong thơ Hàn Mạc Tử

            • 2.2.1. Làm mới các thể thơ truyền thống

            • 2.2.2. Sự pha trộn giữa thơ và nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử

              • 2.2.2.1. Sự gặp gỡ giữa thơ và nhạc

              • 2.2.2.2. Sự pha trộn giữa thơ và nhạc trong thơ Hàn Mạc Tử

              • 2.3. Tính liên văn bản trong thơ Hàn Mạc Tử nhìn từ kí ức ngôn ngữ và sự tái sinh của các từ/cụm từ cố định

                • 2.3.1. Từ/cụm từ bóng nguyệt

                • 2.3.2. Từ/cụm từ vũng máu

                • CHƯƠNG 3

                • TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG THƠ HÀN MẠC TỬ

                • TỪ GÓC ĐỘ BIỂU TƯỢNG VÀ DẪN DỤ VĂN BẢN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan