Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

12 664 2
Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

hệ thống quản lý ISO 9000 trong ngành công nghiệp thực phẩm

Quản trị chất lượng bài 1: Hãy tìm hiểu việc áp dụng hệ thống quảnchất lượng ISO 9000 và Việt Nam trong nghành công nghiệp thực phẩm. Ý chính:  Tình hình nghành công nghiệp thực phẩm nước ta trong những năm gần đây.  Quảnchất lượng trong các doanh nghiệp thực phẩm VN  ISO 9000 là gì? Nội dung, lợi ích đem lại khi các doanh nghiệp áp dụng  Áp dụng ISO 9000 trong ngành công ngiệp thực phẩm. Bài làm: 1. Tình hình ngành công nghiệp thực phẩm nước ta trong những năm gần đây: Ngày nay, hơn bao giờ hết, chất lượng và an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng và các cơ quan chức năng. Điều này ngày càng tăng lên do những đe dọa ngày càng cao đối với sức khỏe trong thời gian gần đây. Vấn đề quản lý rủi ro về chất lượng, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội và môi trường ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Qua hơn 20 năm xây dựng và đổi mới, ngành công nghiệp thực phẩm đã từng bước đáp ứng nhiều sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế, phục vụ nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu và tham gia xuất khẩu. Nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đạt 20% PIB (tổng sản lượng nội địa). Bao gồm một số ngành kinh tế kỹ thuật chính: Rượu- bia- nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm; chế biến bột và tinh bột; công nghiệp sản xuất thuốc lá. Trong đó, lĩnh vực bia-rượu-nước giải khát có bước phát triển và hiệu quả kinh tế cao riêng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này chiếm 4,69% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Không dừng lại ở đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng, quy mô của ngành bia - rượu - nước giải khát luôn tăng mạnh: Năm 2012 toàn ngành có 1.242 DN sản xuất, tăng 475 DN so với năm 2000. Trong đó có 151 DN sản xuất bia với tổng năng lực sản xuất 3.913 triệu 1 lít/năm, sản lượng năm 2012 là 2.832 triệu lít, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, hầu hết các đơn vị sản xuất mặt hàng này đều áp dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, đồng thời sản xuất theo quy mô công nghiệp đã và đang xây dựng hệ thống quảnchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000 Đối với ngành sữa, tốc độ phát triển nhanh, đến nay giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 10.000 lao động với mức thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng/người/tháng. Mức tăng trưởng bình quân của ngành trên 20%/năm, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư từ năm 2000 trở lại đây luôn cao hơn 15%; tốc độ tăng lợi nhuận trong giai đoạn từ 2001 - 2010 đạt 19,94%/năm. Tương tự, tính đến nay ngành công nghiệp chế biến dầu thực vật của Việt Nam có 37 DN sản xuất dầu thô và dầu tinh luyện. Năng lực sản xuất dầu thô 1.200 ngàn tấn nguyên liệu hạt có dầu/năm, năng lực sản xuất dầu tinh luyện 1.129 ngàn tấn dầu tinh luyện/năm. Năng lực tách phân đoạn toàn ngành 610.000 tấn nguyên liệu/năm, năm 2012, sản lượng sản xuất dầu tinh luyện đạt 709.000 tấn, xuất khẩu 40.000 tấn. Từ năm 2000 đến nay, sản phẩm dầu của ngành tăng cả về số lượngchất lượng. Sản lượng dầu tinh luyện tăng 2,1 lần, dầu thô tăng 1,6 lần so với năm 2000. Ở lĩnh vực sản xuất bánh kẹo có khoảng 30 DN trong nước và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài. Sản lượng bánh kẹo năm 2012 đạt trên 100.000 tấn, tổng giá trị thị trường năm 2012 khoảng trên 8.000 tỷ đồng. Theo dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành bánh kẹo trong giai đoạn 2011 - 2014 khoảng 8 - 10%/năm Đáng chú ý, hầu hết bánh kẹo nhập khẩu, đều có giá rất cao so với hàng trong nước, trong khi chất lượng chỉ tương đương. Những doanh nghiệp sản xuất trong ngành không những chỉ cạnh tranh với các nhãn hiệu trong nước mà còn phải đối đầu với rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng từ nước ngoài. Từ khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, hàng hóa nói chung, thực phẩm chế biến nói riêng của nhiều nước sẽ tràn vào nước ta, gây không ít khó khăn cho ngành công nghiệp thực phẩm, khiến doanh nghiệp dễ “thua ngay trên sân nhà” chưa nói đến “chiến thắng trên sân người” nếu như chúng ta không có chiến lược phát triển và đầu tư thích hợp. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. 2 2. Áp dụng quảnchất lượng trong ngàn h thực phẩm. Theo ISO 9000 quản trị chất lượng là những hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm đề ra mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định. Quảnchất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi vì quảnchất lượng một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách h àng và mặt khác nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý. Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường. Quảnchất lượng cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả. Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Về mặt chất, đó là các đặc tính hữu ích của sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Về mặt lương, là sự gia tăng của giá trị tiền tệ thu được so với những chi phí ban đầu bỏ ra. Giảm chi phí trên cơ sở quản lý sử dụng tốt hơn các yếu tố sản xuất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, có thể tập trung vào cải tiến công nghệ hoặc sử dụng công nghệ mới hiện đại hơn. Hướng này rất quan trọng nhưng gắn với chi phí ban đầu lớn và quản lý không tốt sẽ gây ra lãng phí lớn. Mặt khác, có thể nâng cao chất lượng trên cơ sở giảm chi phí thông qua hoàn thiện và tăng cường công tác quảnchất lượng. Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất. Các yếu tố lao động, công nghệ và con người kết hợp chặt chẽ với nhau theo những hình thức khác nhau. Tăng cường quảnchất lượng sẽ giúp cho xác định đầu tư đúng hướng, khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con gnười có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì sao quảnchất lượng được đề cao trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, là quốc gia mà nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp đi lên, do đó ngành công nghiệp thực phẩm là một trong những ngành mũi nhọn cần được đầu tư, phát triển. quá trình phát triển phải gán liền vớ chất lượng đòi hỏi nhiều yêu cầu 3 trong sản xuất kinh doanh. Những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động quản trị chất lượng của các doanh nghiệp thực phẩm bao gồm: Những thuận lợi khi áp dụng hệ thống quản trị chất lượng trong sản xuất thực phẩm . - Năm 2010 luật an toàn thực phẩm được ban hành đã tạo khung pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm. Qua đó, các tổ chức, doanh nghiệp được quy định phải áp dụng phương thức quảnchất lượng sản phẩm ở mức cơ sở là GMP và GAP. Ở mức cao hơn là hệ thông quản trị chất lượng HACCP, ISO 9000, ISO 22000. Luật an toàn thực phẩm ở Việt Nam đã thúc đẩy đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ từng bước nâng cao trình độ quản lý, hội nhập khu vực chung châu Á và quốc tế. - Đội ngũ đông đảo các nhà khoa học kỹ thuật thuộc ngành nông nghiệp và công nghệ thực phẩm am hiểu về hệ thống quản trị chất lượng thực phẩm đã được dào tạo từ nền giáo dục Đại học và sau Đại học Việt Nam hơn 10 năm qua, có thể đáp ứng yêu cầu quản trị chất lượng thực phẩm. - Mô hình quản lý hiệu quả cho các TC/DN chế biến thực phẩm trong thời điểm hiện tại và tương lai đang được xây dựng là mô hình hệ thống quản trị tích hợp (HTQT TH) theo tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP, SA 8000, OHSAS 18000, ISO14000.các tiêu chuẩn trên đều được xây dựng theo một khung mô hình chung PDCA (Plan- Do-Check-Action), để nâng cao hiệu quả quản lý của từng tiêu chuẩn riêng lẻ trong một TC/D.N, tạo nên sự phát triển bền vững gắn liền với chất lượng – cộng đồng - con người - bảo vệ môi trường. Những khó khăn trong áp dụng hệ thống quản trị chất lượng thực phẩm Yếu tố sản xuất nông nghiệp vô cùng quan trọng đối với các Hệ thống quản trị chất lượng, do đó mà các TC/DN sản xuất nguyên liệu phải đạt GAP. Một số nông trại Việt Nam đã đạt GlobalGAP hoặc VietGap hoặc được sự trợ giúp của TC/DN lớn, sản xuất nguyên liệu theo GAP; có thể đáp ứng kịp thời cho các TC/DN thực phẩm áp dụng Hệ thống quản trị chất lượng. Những khó khăn của nông nghiệp Việt nam khi phải tiến tới đạt GAP là: • Thiếu hụt vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất đồng thời thiên tai, hiện tượng biến đổi khí hậu hàng năm càng làm cho các hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ càng càng hao hụt vốn. 4 • Thiếu nước sạch, năng lượng điện: nhiều vùng nông thôn chưa có nguồn nước sạch, chưa có nguồn điện, đời sống người dân còn khó khăn, thiếu kiến thức, sản xuất nông nghiệp cá thể, quy mô nhỏ, đầu ra của sản phẩm rất khó khăn càng khiếncho họ không duy trì SX nông nghiệp, và kết quả là nguồn nhân lực nông thôn càng giảm thấp. • Những điều bất cập đối với nguồn nhân lực nông thôn: Đa số có khó khăn về đời sống kinh tế, giáo dục và y tế, họ thiếu sức khỏe, thiếu kiến thức về nông nghiệp, an toàn lao động nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm, do đó họ không trở thành nguồn nhân lực vững mạnh cho sản xuất nông nghiệp. • Việc truy nguyên nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm cũng là vấn đề khó khăn vìgiống nguyên liệu, trang trại sản xuất chưa được mã hóa rõ ràng • Xử lý chất thải và Bảo vệ môi trường chưa được thực hiện tốt ở một số vùng nông thôn. Các doanh nghiệp thực phẩm việt nam đa số là các công ty vừa và nhỏ, vốn đầu tư không nhiều, các hoạt động cait tiến chất lượng sản phẩm bao gồm: các cải tiến về lao động, trình độ quản lý, các yêu cầu chất lượng cao từ nguyên liệu đầu vào hay cải tiến công nghệ sản xuất máy móc thiết bị, đang còn chưa được chú trọng đầu tư và đồng bộ. hoạt động quản trị chất lượng không chỉ gặp khó khăn với khâu nguyên liệu thực phẩm đầu vào phải đạt các quy chuẩn chất lượng cơ ban mà khó khăn còn diễn ra trong việc thay đổi cách quản lý, tư tưởng qunar trị của các nhà quản trị trong doanh nghiệp quyết định có hay không theo đuổi chất lượng và đầu tư như thế nào cho việc làm chất lượng. lực lượng lao động chuyên nghành thực phẩm có trình độ cao nhưng thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng thực hành trong một dây chuyền sản xuất. việc cập nhật những công nghệ tiên tiến và máy móc hiện đại tốn không ít chi phí và thời gian vận hành, vì vậy các doanh nghiệp thực phẩm cần sử lý hiệu quả các vấn đề trên, áp dụng các hệ thống quảnchất lượng phù hợp với đk của doanh nghiệp để kinh doanh đạt hiệu quả. 3. ISO :Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization -ISO) được thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Geneve - Thuỵ Sĩ. ISO có khoảng hơn 200 ban kỹ thuật đã ban hành hơn 20000 tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn về kĩ thuật và các tiêu chuẩn về quản lý. ISO 9000: là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống Quảnchất lượng ( International Standard Organization) áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong mọi tổ chức với mọi 5 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ; từ hành chính công đến tất cả các loại hình doanh nghệp trong nền kinh tế. Hệ thống Quảnchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tạo điều kiện cho việc triểu khai sản xuất và cung cấp các sản phẩm dịch vụ được hiệu quả hơn, an toàn hơn, mặt khácgiúp cho người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ được thuận lợi, yên tâm và tin tưởng cao hơn vào doanh nghiệp và đối tác trong việc cung cấp sản phẩm.Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 được thông qua lần đầu tiên vào năm 1987 (ISO 9000:1987), đến năm 2000 bộ tiêu chuẩn này đã được sửa đổi bổ xung lần thứ ba với ký hiệu ISO 9000:2000. Đây là sự thay đổi về chất đối với bộ tiêu chuẩn này, đó chính là sự thay đổi khái niệm “đảm bảo chất lượng” bằng “quản lý ch ất lượng”. Khái niệm “quản lý chất lượng” không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, mà còn cho tất cả các tổ chức khác như tổ chức sự nghiệp: Nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứu…và cả các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị. Nghĩa là có thể áp dụng cho tất cả những tổ chức nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình. Khái niệm sản phẩm ở đây theo đó cũng hết sức rộng: Kết quả của một quá trình hoạt động của con người. Đây cũng là hệ quả tất yếu quá trình quảnchất lượng của thế giới trước tác động của quá trình toàn cầu hóa nói chung và tự do hóa thương mại đang ngày càng sâu rộng. 4. Áp dụng ISO 9000 vào ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO đã công bố kết quả khảo sát năm 2009 về số liệu chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO trên toàn thế giới (The ISO Survey of Certifications – 2009). Đây là báo cáo khảo sát năm thứ 19 của tổ chức này, theo đó đã có ít nhất 1.064.785 chứng chỉ ISO 9001 được cấp tại 178 quốc gia và nền kinh tế. Tại việt nam, Trong vòng 10 năm số doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 9000 đã tăng 328 lần, từ 13 (năm 1997) lên đến 4282 (năm 2007).Hiện tại, đại đa số các DN tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng, áp dụng và nhận chứng chỉ ISO 9000. Các doanh nghiệp thực phẩm được cấp các chứng nhận về các tiêu chuẩn quốc tế cũng ngày càng tăng chứng tỏ sự phát triển nhanh của ngành trong thời gian gần đây. Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm đã và đang hoạt động theo các tiêu chuẩn chất lượng như : ISO 9000, HACCP, ISO 22000 trong thời kì hội nhập 6 quốc tế, những tiêu chuẩn đó là” giấy thông hành”. Thể hiện uy tín của doanh nghiệp, nếu không nhanh chóng nâng cao vị thế của doanh nghiệp thì rất khó có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp phải làm gì khi áp dụng ISO 9000 - Doanh nghiệp phải cải tiến cách quản lý hiện tại theo phương thức được mô tả trong tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Các hoạt động tiêu chuẩn yêu cầu mà doanh nghiệp chưa có sẽ phải bổ sung. - Tuỳ theo trình độ quản lý hiện tại của mình mà một doanh nghiệp sẽ phải cải tiến nhiều hay ít. - Không nhất thiết phải cải tiến nhà xưởng, thiết bị và sắp xếp lại tổ chức. Việc này tuỳ vào mức độ đáp ứng hiện tại của nhà xưởng, thiết bị, nhân lực của Doanh nghiệp đối với yêu cầu về chất lượng sản phẩm của Khách hàng. - Các hoạt động dưới đây là các hoạt động cốt lõi của Hệ thống quảnchất lượng sẽ phải được tiến hành tại Doanh nghiệp: • Xác định nhu cầu và mong muốn của Khách hàng. • Xác định ra những quá trình tạo giá trị cần thiết để cung cấp đầy đủ giá trị sản phẩm cho Khách hàng. • Đưa ra Chính sách chất lượng và Mục tiêu chất lượng để định hướng cho từng cá nhân trong Doanh nghiệp hướng tới thoả mãn Khách hàng. • Xác định các trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong Doanh nghiệp liên quan đến thoả mãn Khách hàng. • Lập ra các quy trình làm việc để đảm bảo các quá trình tạo giá trị được thực hiện theo một phương pháp thống nhất trong Doanh nghiệp. • Đào tạo và hướng dẫn các quy trình làm việc đến toàn bộ cán bộ công nhân viên • Thực hiện đánh giá nội bộ để kiểm tra mức độ tuân thủ các quy trình làm việc • Thực hiện các biện pháp khắc phục phòng ngừa mỗi khi có sự không phù hợp được phát hiện. Tình trạng đầu tư cho làm chất lượng: Có thể nói cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ ở Việt Nam rất chậm, việc đổi mới trong hệ thống quảnchất lượng ở các doanh nghiệp thực phẩm cũng không ngoại lệ. Nếu như ở Trung Quốc dám chi từ 10-20% doanh thu hằng năm để 7 cải tiến chất lượng và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, thì các doanh nghiệp ở Việt Nam mới chỉ chi khoảng 0.3% doanh thu hàng năm để cải tiến chất lượng và nghiên cứu để cải tiến chất lượng và sản phâm mới. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với suy nghĩ “quy mô sản xuất của đơn vị mình còn nhỏ, chưa đủ lực để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu ra các nước trên thế giới hoặc vì doanh nghiệp còn nhỏ nên việc xây dựng và áp dụng sẽ làm tăng thêm phần lớn công việc cho lực lượng nhân sự vốn còn hơi mỏng của mình. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất e dè trong việc áp dụng hệ thống quảnchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Trong ngành công nghiệp thực phẩm một số doanh nghiệp lớn ( công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị, công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật cái lân, công ty cổ phần bibica ) đã đạt chuẩn về chất lượng quảnISO 9000 và đang thực hiện quy trình sản xuất theo yêu cầu chứng chỉ HCCP, ISO 22000, để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi hỏi đến vấn đề áp dụng ISO9000 thì họ cho rằng mình còn nhỏ thị trường tiêu thụ hạn hẹp nên không nhất định phải áp dụng hệ thống quản trị chất lượng này. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng về ISO 9000 cũng có doanh nghiệp đã biết nhưng không muốn bỏ ra vài chục triệu đồng mà không lập tức thu lại lợi nhuận và họ bằng lòng với quy mô hoạt động của mình. Điều đó gây trở ngại trong việc cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quy trình chung cho việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo hệ thống quản trị chất lượng iso 9000 tai các công ty thực phẩm: 1. Quản trị chất lượng trong khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm: Thiết kế sản phẩm phải dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường . tìm hiểu thị trường để nhận biết được nhu cầu hiện tại hoặc tiềm ẩn của khách hàng để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu kh và giảm chi phí cho sản phẩm sai hỏng không đạt hiệu quả kinh tế. 2. Quản trị chất lượng trong khâu cung ứng: bao gồm các công tác lựa chọn nhà cung ứng, kiểm tra vật tư nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu. công tác lựa chọn nhà cung ứng cần lựa chọn những nhà cung ứng có uy tín về chất lượng, doanh nghiệp nên làm việc với thị trường các nhà cung ứng hiệu quả để có được nguyên liệu chất lượng tố mà giá thành hợp lí. Việc kiểm tra nguyên vật liệu trước khi cho 8 vào kho dự trữ bảo quản cũng đóng vai trò quan trọng, quá trình này giúp phát hiện những sai sót về nguyên nhiên liệu chế biến. đẩm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục. đặc thù của nghành công nghiệp thực phẩm đó là các nguồn nghiên liệu đầu vào đều là sản phẩm của ngành nông nghiệp vì vậy việc bảo quản phải đảm bảo nhiều yêu cầu khắt khe về kho tang bảo quản như máy chống ẩm, chống vi sinh, khô ráo, sạch sẽ…. 3. Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầy đủ cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường đúng kế hoạch. Trước khi được đưa vào sản xuất nguyên nhiên liệu phải qua quá trình kiểm tra trở lại về chất lượng, nếu có hư hỏng, giảm chất lượng thì phải thay, đổi ngay … chỉ khi nào nguyên vật liệu đủ điều kiện chất lượng thì mới được đưa và sản xuất. 4. Quản trị chất lượng trong khâu tiêu thụ: tất cả cá sản phẩm sản xuất ra mục đích cuối cùng cũng là để bán cho khách hàng và làm thoa mãn nhu cầu của họ. mục tiêu của quản trị chất lượng trong giai đoạn nàu đó là đảm bảo thỏa mãn khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất nhờ đó tăng uy tín , danh tiếng của doanh nghiệp Qua việc áp dụng iso 9000của các doanh nghiệp thực phẩm ta thấy những lợi ích đem lại như: - Sản lượng tiêu thụ tăng, thị trường được mở rộng hơn . - Hàng hóa của các doanh nghiệp dần được người tiêu dung đánh giá cao về chất lượng. - Các doanh nghiệp đã chủ động tìm cho mình những nguồn nguyên nhiên liệu phù hợp và thiết lập được mối quan hệ bạn hàng thường xuyên với các nhà cung cấp . - Thường xuyên xây dựng kế hoạch mua sắm dự trữ nguyên nhiên vật liệu cần thiết - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nguyên vật liệu sai hỏng ngay từ khi bắt đầu sản xuất cho tới khi hoàn thiện. - Giảm tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất, kiểm tra, kiểm soát và khắc phục sản phẩm không phù hợp được thực hiện trong phạm vi toàn công ty, xí nghiệp.thực hiện quảnchất lượng trong toàn tổ chức - Mạng lưới phân bố được xây dựng rộng khắp, đẩy mạnh giá trị thương hiệu của sản phẩm trên thị trường. - Để kiểm soát hoạt động quảnchất lượng, các doanh nghiệp thực phẩm thường sử dụng 2 công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng đó là sơ đồ lưu trình và phiếu kiểm tra chất lượng. nhằm thể hiện cụ thể các quy trình thực hiện công việc tại các phòng ban trong công ty. 9 Tuy nhiên những khó khăn mang lại từ việc áp dụng iso 9000 cũng không phải không có: - Từ yêu cầu của việc thực hiện iso được các doanh nghiệp đánh giá là khá cao so với sức hoạt động của các công ty - Thường thì tại các công ty, các doanh nghiệp chưa có phòng nghiên cứu, và thiết kế sản phẩm riêng mà công việc này thường giao cho phòng kĩ thuật thực hiện, vì vậy việc cải tiến sản phẩm luôn gặp khó khăn chứ chưa nói đến phát triển sản phẩm mới dẫn tới chưa đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng và hiệu quả kinh tế thu lại không cao. - Quá trình tìm kiếm đối tác trong việc cung ứng cũng gặp không ít khó khăn. Doanh nghiệp thì không thể chỉ bắt ta với 1 nhà cung ứng mà phải tìm kiếm nhưng nguồn nguyên liệu mới chất lượng tốt hơn, với giá cả phải chăng. - Công tác tiếp nhận nguyên, nhiên liệu cũng gặp khó khăn như yêu cầu về chất lượng cho sản phẩm, độ ẩm, hàm lượng chất có ích…. - Sản phẩm của các doanh nghiệp thực phẩm thường phải kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Nên việc dự trữ cung ứng nguyên nhiên vật liệu kịp thời và tối ưu là rất khó khăn. Mỗi loại lại có nhưng yêu cầu bảo quản riêng, trong khi hệ thống kho tàng, máy móc thiết bị bảo quản… của các doanh nghiệp đa số lại cũ kĩ, lạc hậu làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. - Là doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh thì việc chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm thôi chưa đủ, chất lượng phải bao gồm cả việc đảm bảo chất lượng ở khâu dịch vụ, nhưng việc thực hiện chất lượng dịch vụ của các công nhân viên, các doanh nghiệp còn khá mơ hồ, đăc biệt đối với công nghiệp thực phẩm dịch vụ sau bán hàng chưa có, vì thế chất lượng trong khâu phân phối bán hàng chưa cao chưa hiệu quả. - Các công cụ thống kê thường được sử dụng thì lại là hai công cụ đơ giản nhất, do đó các giải pháp thường mang tính chung chung và việc giải quyết thì chưa triệt để. Các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn iso 9000 cho các doanh nghiệp thực phẩm: - Nâng cao sự hiểu biết và tăng cường sự quản lý của các cấp tổ chức lãnh đạo trong việc triển khai hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn iso 9000 - Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 10 [...]... hiện đại Khi ISO 9000 được áp dụng và thực hiện hiệu quả ban đầu bộ phận quản lý chất lượng sẽ có lợi vì nó làm cho quá trình thực hiện nhuần nhuyễn để đảm bảo tính ổn định Tuy nhiên, vì chất lượng là nhiệm vụ của toàn tổ chức nên ảnh hưởng của nó có thể được thấy tại mọi nơi trong tổ chức Việc thực hiện hệ thống quảnchất lượng phù hợp với ISO 9001 và làm theo những chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn khác... của bộ tiêu chuẩn này, sẽ tạo ra ích lợi cho toàn tổ chức Một cách không trực tiếp, khách hàng có thể có lợi từ niềm tin rằng công ty bạn có một hệ thống quảnchất lượng lành mạnh và đáng tin cậy đáp ứng hoặc vượt quá các tiêu chuẩn quốc tế Trong ngành công nghiệp thực phẩm ISO 9000 bảo chứng về chất lượng toàn diện từ đầu vào, sản xuất cho đến khi hình thành sản phẩm và tiêu thụ mang tính chất hệ... đến khi hình thành sản phẩm và tiêu thụ mang tính chất hệ thống, Các tiêu chuẩn ISO 9000 hướng tới một sự rõ ràng hơn nữa trong việc quy định một cách chính xác “đảm bảo chất lượng sẽ được thực hiện như thế nào” (các thủ tục, hưóng dẫn làm việc, hình thành tài liệu, các biểu mẫu, ghi chép) Yêu cầu tác nghiệp trong tiêu chuẩn ISO 9000 là “sẽ phải”, chỉ dẫn các thủ tục được quy định là yêu cầu phải thực... khác ISO 22000, bổ sung yếu tố ngăn ngừa, bảo đảm chất lượng theo truyền thống cộng thêm các biện pháp ngăn ngừa an toàn thực phẩm, cung cấp một cách tiếp cận thực tế để đảm bảo làm giảm hoặc loại trừ các mối nguy an toàn thực phẩm và cung cấp các biện pháp bảo vệ khách hàng Tóm lại, trong thời kì phát triển không ngừng của thị trường, để đáp ứng các nhu cầu về cạnh tranh, và vị thế việc đảm bảo chất lượng. .. vị thế việc đảm bảo chất lượng là không thể thiếu nhất là đối với ngành công nghiệp thực phẩm, một nghành được người tiêu dùng rất quan tâm và theo dõi hằng ngày Đối với doang nghiệp ISO 9000 vừa là chìa khóa cơ hội, cơ sở tạo niềm tin, vừa là thách thức, vì vậy áp dụng hệ thống chất lượng nào cũng cần phải đạt được sự phù hợp trong từng điều kiện và nhất thiết phải có hiệu quả nếu không thiệt hại đem . biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống quản trị chất lượng nhất định. Quản lý chất lượng có vai trò rất. Nam. 2 2. Áp dụng quản lý chất lượng trong ngàn h thực phẩm. Theo ISO 9000 quản trị chất lượng là những hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm đề ra mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng và thực. Quy trình chung cho việc xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo hệ thống quản trị chất lượng iso 9000 tai các công ty thực phẩm: 1. Quản trị chất lượng trong khâu nghiên cứu thiết kế sản phẩm: Thiết

Ngày đăng: 05/06/2014, 10:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Doanh nghiệp phải làm gì khi áp dụng ISO 9000

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan