bộ câu hỏi và trả lời dầy đủ cho kỳ thi môn luật môi trường

46 766 0
bộ câu hỏi và trả lời dầy đủ cho kỳ thi môn luật môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề Cương môi trường vấn đáp + viết dành cho sinh viên luật

Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG MỤC I Luật môi trường Điều 1. Khái niệm chung về luật môi trường 1. Khái niệm môi trường: là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy 2. Các ảnh hưởng mang tính phổ biến của môi trường. Tính phổ biến toàn cầu của vấn đề môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau: a. Ảnh hưởng của những tác hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng, quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước, các khu vực lân cận. b. Việc tàn phá môi trường ảnh hưởng đến mọi xã hội bất chấp cơ cấu chính trị kinh tế ở đó như thế nào. Không có bất cứ quốc gia nào được loại trừ khỏi sự trả thù của thiên nhiên, dẫu đó là quốc gia giàu hay nghèo. c. Sự xuất hiện của các định chế pháp lý quốc tế liên quan đến môi trường thể hiện rõ tính chất toàn cầu của vấn đề môi trường nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 được đánh dấu bởi bằng sự ra đời hàng loạt của các tổ chức quốc tế và các điều uớc quốc tế về môi trường. d. Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành một trong các yếu tố của chính sách phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Điều kiên về bảo vệ môi trường là một trong những điều khoản của các hợp đồng liên doanh, đầu tư nước ngoài ký kết thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Điều 2. Môi trường và phát triển bền vững: 1. Khái niệm phát triển bền vững: a. Theo tuyên bố Rio 1992: là cách thức thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng ko làm a.hưởngđến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thể hệ tương lai. Là một tiến trình đòi hỏi sự tiến triển của cả 3 lĩnh vực: KT, XH, MT: KT( đem lại lợi ích k.tế), XH( Ko xâm hại lợi ích công cộng, bình ổn xã hội), MT( phát triển trên cơ sở duy trì và cải thiện MT) b. Theo Đ3 luật BVMT: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. 2. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. a. Phát triển bền vững là phạm trù được hình thành do nhu cầu của việc bảo vệ môi trường. Thực chất của việc phát triển bền vững là sự kết hợp giữa phát triền với việc duy trì môi trường hay nói cách khác là yếu tố cơ bản của việc phát triển bền vững là quyền phát triển và sự cần thiết phải chăm sóc môi trường. Có thể khẳng định đó là mối liên kết không thể tách rời giữa phát triển và bảo vệ môi trường. b. Phát triển bền vững có thể hiểu dưới góc độ môi trường. Trên thế giới, phát triển bền vững có thế được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, hoạch định chính sách và cũng có cách hiểu chỉ thuần túy dưới góc độ môi trường. 3. Ở Việt Nam, có quan điểm thống nhất về phát triển bền vững là: “phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” (khoản 4 luật bảo vệ môi trường năm 2005) . 4. Tóm lại: Tuy có sự khác nhau về cách tiếp cận song về cơ bản các tiêu chí của phát triển bền vững được đưa ra tương đối thống nhất. Đó là: sự phát trường kinh tế, sự bảo vệ môi trường và sự thỏa mãn các yêu cầu cuộc sống của con người 1 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL Điều 3. Những đòi hỏi của phát triển bền vững trên các mặt tài chính, định chế, phát luật. 1.Quyết định chính sách và các cơ quan quyết định chính sách. a. Quyết định chính sách là bước quan trọng trong phát triển bền vững. Khả năng kết hợp giữa phát triển và bảo vệ môi trường phụ thuộc rất lớn vào việc ban hành các chính sách đúng đắn. b. Gắn liền với việc ra chính sách là vị trí và thẩm quyền của cơ quan ban hành chính sách và quyết định. Việc xác định đúng vị trí, tạo ra được sự kiểm soát và kiềm chế lẫn nhau giữa các hệ cơ quan quyền lực nhà nước cũng là yếu tố định chế quan trọng của việc phát triển bền vững. 2. Ban hành pháp luật và thực thi pháp luật.Pháp luật là công cụ quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 3. Giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển ổn định và các lợi ích hợp pháp được bảo vệ thỏa đáng. Phát triển bền vững sẽ gặp khó khăn nếu như các quan hệ kinh tế xã hội không được điều tiết thích hợp thông qua nhiều biện pháp trong đó có việc giải quyết tranh chấp với tư cách là yếu tố định chế của phát triển bền vững. 4. Hợp tác quốc tế. Tính toàn cầu và ảnh hưởng toàn cầu của môi trường đòi hỏi phải có nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển bền vững. Thực tế cho thấy các công ước quốc tế đa phương, các định ước tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững toàn cầu. MỤC II Bảo vệ môi trường và vai trò của pháp luật. Điều 4. Khái niệm bảo vệ môi trường. Theo quy định tại điều 3 khoản 3 Luật bảo vệ môi trường thì bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế, tác động sống đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Điều 5. Các biện pháp bảo vệ môi trường 1. Biện pháp tổ chức chính trị: Là việc bảo vệ môi trường thông qua hoạt động của các Đảng phái, các tổ chức chính trị. Các đảng phải, các tổ chức này đưa ra cương lĩnh chủ trương bảo vệ môi trường và lãnh đạo cộng đồng thực hiện qua đó vừa nhằm mục đích bảo vệ môi trường vừa nhằm mục đích củng cố uy tín địa vị chính trị của tổ chức. 2. Vấn đề bảo vệ môi trường bằng biện pháp tổ chức chính trị ở Việt Nam: a. Đảng cộng sản đưa ra chủ trương đường lối về bảo vệ môi trường và lãnh đạo nhà nước thực hiện. b. Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường c. Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về môi trường. Cách thức thực hiện này khác với các nước khác là nhà nước không thành lập đảng phái về môi trường mà chủ trương đường lối của Đảng đưa ra được thể chế hóa về pháp luật 3. Ý nghĩa của biện pháp này trong việc bảo vệ môi trường bao gồm: a. Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào cương lĩnh hoạt động của mình. b. Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách pháp luật. 2 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL 4. Tuy nhiên, biện pháp chính trị mang tính định hướng vĩ mô nên hiệu quả thực tiễn là không cao. Bp BVMT được đưa ra còn phụ thuộc vào tôn chỉ mục đích của Đảng. Điều 6. Biện pháp kinh tế. 1. Là việc sử dụng nguồn lực kinh tế để bảo vệ môi trường với 2 hình thức cơ bản là sử dụng nguồn tài chính tập trung và sử dụng phương pháp kích thích lợi ích kinh tế. 2. Sử dụng nguồn tài chính tập trung là sử dụng ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường quốc gia…cho việc bảo vệ môi trường 3. Kích thích lợi ích kinh tế để bảo vệ môi trường gồm các biện pháp: a. Hộ trợ tài chính cho những dự án bảo vệ môi trường tích cực. b. Ưu đãi về đất đai c. Miễn phải giảm thuế đối với các dự án bảo vệ môi trường tích cực. Áp dụng thuế suất cao đối với các dự án gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. d. Áp dụng thuế môi trường đối với các sản phẩm ảnh hướng xấu lâu dài đến môi trường đ. Ưu đãi về thị trường tiêu thụ sản phẩm e. Áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc đối với một số hoạt động ảnh hưởng xấu đối với môi trường. 3.Ý nghĩa: Sử dụng biện pháp kinh tế tức là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường cho cộng động. Biện pháp kinh tế rất phong phú và đa dạng và thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp từ đó góp phần khuyến khích và nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Về cơ bản các biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn trong bảo vệ môi trường so với các biện pháp khác. Điều 7. Nhóm biện pháp kinh tế - tài chính ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng, bao gồm các công cụ cơ bản sau: 1/ Quy định đặt cọc – hoàn trả, ký quỹ bảo vệ môi trường; 2/ Quỹ môi trường; 3/ Phí bảo vệ môi trường; 4/ Thuế. Trong đó, việc sử dụng công cụ thuế để bảo vệ môi trường là cách thức có nhiều ưu điểm để bảo vệ môi trường và tăng thu cho ngân sách nhà nước, cụ thể: 1. Thuế bảo vệ môi trường cấu thành vào giá hàng hoá, dịch vụ, nên có tác dụng kích thích và điều chỉnh sản xuất, tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng “sạch” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người hoặc có thể dẫn tới việc ra đời của các công nghệ, chu trình sản xuất và sản phẩm mới giảm thiểu tác hại đến môi trường. 2. Xét trên khía cạnh kinh tế, thuế đánh vào các nguồn thu nhập từ lao động, vốn và tiết kiệm thường gây các ảnh hưởng tiêu cực hơn cho xã hội so với thuế bảo vệ môi trường. Tăng thuế đánh vào thu nhập (thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp) thường là một trong những nguyên nhân làm giảm động lực làm việc, giảm tiết kiệm, đầu tư. Nhưng thuế bảo vệ môi trường không gây gây tác động của thuế đối với tăng trưởng kinh tế, hơn nữa về lâu dài còn góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Điều này có nghĩa là nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường có thể được sử dụng để thay thế nguồn thu từ các loại thuế khác đối với thu nhập từ lao động và vốn. Việc chuyển đổi đối tượng của các loại thuế: từ việc đánh vào “những cái tốt” của nền kinh tế (như lao động và vốn) sang “những cái xấu” (như ô nhiễm môi trường) sẽ phát huy được khía cạnh sinh thái học của thuế. 3. Vì vậy, trong quá trình cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế của nhiều nước trên thế giới, nội dung về bảo vệ môi trường ngày càng được chú trọng để đưa vào quy định trong các sắc thuế. Đặc biệt, hiện nay tại các nước phát triển đang thực hiện cuộc cải cách “thuế xanh”. 4. Ở nước ta, việc quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu vẫn dựa vào các công cụ pháp lý và mệnh lệnh hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông về môi trường. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí để bảo vệ môi trường mới đang trong quá trình hình thành và phát triển. Các 3 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL khoản phí bảo vệ môi trường đang trong quá trình ban hành và triển khai thực hiện. Hiện nay, trong hệ thống thuế của nước ta chưa có riêng một loại thuế bảo vệ môi trường mà mới chỉ có các quy định ưu đãi, miễn giảm trong một số sắc thuế hiện hành nhằm bảo vệ môi trường, như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, Điều 8. Biện pháp khoa học công nghệ 1.Là việc sử dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kỹ thuật trong việc bảo vệ môi trường. 2.Là biện pháp quan trọng không thế thiếu trong việc bảo vệ môi trường do môi trường được tạo bởi nhiều yếu tố phức tạp cùng với đó là trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nên các vấn đề như xử lý rác thải, bảo vệ tầng Ozon cần sử dụng biện pháp khoa học công nghệ. Điều 9. Biện pháp giáo dục. 1. Là biện pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường. 2.Các hình thức: a. Đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào chương trình học tập chính thức của các trường phổ thông, dạy nghề, cao đẳng và đại học. b. Sử dụng rộng rãi các phương tiện giáo dục truyền thông để giáo dục cộng đồng. c. Tổ chức các hoạt động cụ thể như: ngày môi trường thế giới, tuần lễ xanh, phong trào thành phố xanh, sạch, đẹp. d. Tổ chức các diễn đàn và các cuộc điều tra xã hội 3. Đánh giá: a. Ưu: biện pháp gốc rễ của mọi ván đề, xuất phát từ con người và vì con người. Phù hợp với đk VN, rẻ, dễ thực hiện. b. Nhược: thời gian dài, kết quả ko thể thấy ngay đc. Điều 10. Biện pháp pháp lý. 1.Đó là việc, thể chế hóa vấn đề môi trường bằng pháp luật. 2. Bao gồm: a. Quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường. b. Quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. c. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. d. Ban hành các tieu chuẩn môi trường. đ. Giải quyết các tranh chấp liên quan đén việc bảo vệ môi trường. MỤC III Luật bảo vệ môi trường. Điều 11. Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các qui phạm pháp luật, các nguyên tăc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người 2. Luật môi trường khác các luật khác ở mục đích điều chỉnh là bảo vệ môi trường. 3. Luật môi trường đan xen với luật hành chính, dân sự…chứ không độc lập tuyệt đối. Điều 12. Di sản văn hoá phi vật thể ko là đối tượng bảo vệ của luật môi trường vi theo luật bvmt 2005 môi trường có nghĩa hẹp hơn bao gồm yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo. Yếu 4 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL tố vật chất nhân tạo khác điều kiện xã hội. Xã hội bao gồm cả các yếu tố tinh thần như nhã nhạc cung đình còn yếu tố vật chất nhận tạo chỉ bao gồm các công trình vật chất. Điều 13. Phân định luật môi trường là luật bảo vệ môi trường: 1. Hình thức: a. LMT là một lĩnh vực pháp luật chứa đựng những quy phạm để giải quyết những vấn đề cụ thể. b. LBVMT là một đạo luật do quốc hội ban hành theo trình tự luật định. 2. Nội dung: a. Lmt điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc quản lí, khai thác môi trường và trong việc bảo vệ môi trường. b. Lbvmt điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ môi trường. 3. Phạm vi: a. Lmt có phạm vi rộng hơn. b. Lbvmt có thể xem là một văn bản nguồn chính yêu của Lmt. 3. Nguồn của Lmt bao gồm nhiều văn bản, Lbvmt là một trong những nguồn của Lmt. Điều 4. Các nguyên tắc chủ yếu của luật môi trường: Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành. 1. Cơ sở, xuất phát từ tầm quan trọng của quyền con người được sống trong một môi trường trong lãnh và xuất phát từ thực trạng môi trường hiện nay, Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, quyền sống của con người mặc dù được đảm bảo hơn về mặt pháp lý hơn bằng các thể chế dân chủ song lại bị đe dọa bởi tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Trong điều kiên đó cuộc sống của con người phải gắn chặt với môi trường. 2. Nguyên tắc này đươc ghi nhận trong tuyên bố Stockholm và tuyên bố Rio- De Janeiro. Và chi phối việc xây dựng chính sách pháp luật của các quốc gia. Việt Nam là quốc gia ký 2 tuyêt bố này có trách nhiệm biến quyền được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc pháp lý và thực tế nó đã là một nguyên tắc của luật môi trường Việt Nam. Đòi hỏi cơ bản của nguyên tắc này là mọi qui phạm pháp luật môi trường, mọi chính sách pháp luật về môi trường phải lấy việc đảm bảo điều kiện sống của con người trong đó có điều kiện môi trường làm ưu tiên số một. 3. Hệ quả pháp lí: nhà nước phải ghi nhận và tạo điều kiện cần thiết để người dân được đảm bảo điều kiện được sống trong môi trường trong lành. Điều 15 . Nguyên tắc tính thống nhất trong quản lý và bảo vệ môi trường. 1. Cơ sở của nguyên tắc xuất phát từ môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau vì vậy trong việc bảo vệ môi trường cần có sự thống nhất và điều này được coi là một nguyên tắc của luật môi trường 2. Thể hiện: a. Các chính sách và các qui định pháp luật về môi trường phải được ban hành với sự cân nhắc toàn diện đến các yếu tố khác nhau của môi trường để việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này không bị phân tán và thiếu đồng bộ. Các quy phạm cụ thể phải nhằm giải quyết 3 mục tiêu chính: Đảm bảo chất lg MT- Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm TNTN, hạn chế tới mức tối đa việc s.dụng tntn ko thể tái tạo đc - Nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ sạch, Cn ít chất thải để giải quyết tận gốc v.đề ô nhiễm MT. b. Việc quản lý môi trường được thực hiện dưới sự điều chỉnh thống nhất trong tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Trong đó thẩm quyền chung: CP, UBND các cấp. Thẩm quyền chuyên môn: Bộ TNMT và các bộ chuyên ngành, sở TNMT, phòng TNMT, cán bộ TNMT. 5 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL c. Các tiêu chuẩn môi trường, các qui trình đánh giá tác động môi trường cũng như thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với tư cách là những công cụ quan trọng của quản lý môi trường cần được xây dựng và áp dụng thống nhất trong phạp vi cả nước, d. Việc bảo vệ môi trường phải được coi là sự nghiệp của toàn dân. Điều 16. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững. 1. Phát triển bền vững được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế về môi trường. Pháp luật môi trường Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng nguyên tắc này. 2. Nguyên tắc này có những đòi hỏi sau đây: a. Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được coi là một yếu tố cấu thành trong các chiến lược hoặc các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, địa phương, vùng và từng vùng. b. Phải tạo ra bộ máy và cơ chế quản lý có hiệu quả để có thể tránh được lãng phí và tham nhũng các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên. c. Phải hoàn thiện quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình đó đảm bảo để cho các quyết định, chính sách ban hành nhằm vào sự phát triển bền vững. d. Phải coi đánh giá tác động môi trường như là một bộ phận cấu thành của dự án đầu tư. Điều 17. Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa. 1. Luật môi trường coi việc phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật vào sự ngăn chặn của chủ thể thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hạnh cho môi trường. Bản chất chính của biện pháp này là việc kích thích các lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích với là động lực của việc vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. 2. Cơ sở, lí do ra đời của nguyên tắc này xuất phát từ hiệu quả của phòng ngừa so với khắc phụ, chi phí của việc khắc phục lớn hơn rất nhiều so với hiệu quả của phòng người so với phòng ngừa, thậm chí nhiều t/h không thể khắc phục được. 3. Thể hiện: a. khoản 3 điều 35 LBVMT quy định tổ chức, cá nhân trong họat động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình. b. Điểm c khoản 1 điều 44 Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại ra môi trường xung quanh; khi khai thác khoáng sản Điều. Phân biệt nguyên tắc phòng ngừa với nguyên tắc thậ trọng: 1. Nguyên tắc thận trọng là nguyên tắc phái sinh của nguyên tắc phòng ngừa. 2. Giống nhau. Thận trọng và phòng ngừa đều có thể áp dụng đối với những rủi ro con người đã lường trước được, đưa ra được các biện pháp hạn chế. 3. Khác nhau: a. Rủi ro trong nguyên tắc phòng ngừa đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn. b. Rủi ro trong nguyên tắc thận trọng chưa được chứng minh về khoa học và thực tiễn, chỉ mới xảy ra vài lần, chỉ áp dụng trong những lĩnh vực quan trọng chính yếu. CHƯƠNG II PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, SUY THOÁI, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG MỤC I KHÁI NIỆM 6 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL Điều 18. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (K6 Đ3 LBVMT). 1. là sự thay đổi các thành phần môi trường: theo chiều hướng tăng lên hoặc giảm đi, sự thay đổi này mang tính chất định tính. 2. là sự thay đổi ko phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, vi phạm quy chuẩn môi trường (là các quy định xác định ranh giới tối đa cho phép), là yếu tố mang tính chất định lượng. 3. gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. 4. khái niệm này dùng để xác định, đánh giá một hành vi có phải là hành vi gây ô nhiễm môi trường ko. Song hành vi gây ô nhiễm và thực trạng môi trường ô nhiễm ko có mqh nhân quả và mqh hữu cơ với nhau do trong môi trường còn có hiện tượng tích tụ, cộng dồn, phát tán nên có thể có hành vi gây ô nhiễm môi trường mà ko có môi trường bị ô nhiễm, hay có môi trường bị ô nhiễm song ko có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Điều 19. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: chủ yếu là do chất gây ô nhiễm (là chất, hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong MT thì làm cho môi trường bị ô nhiễm) . Chất gây ô nhiễm là chất thải, nhưng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu phế phẩm… phân thành các loại: 1.chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất gây ô nhiễm ko tích lũy (tiếng ồn) 2. chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiễng ồn) , trong phạm vi vùng (mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu (chất cfc) , 3. chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm ko xác định được nguồn 4. chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiêm do phát thải ko liên tục 5. Các mức độ ô nhiễm: mức độ ô nhiễm môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thương được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất liệu môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi trường đó (Đ92) Điều 20. Suy thoái môi trường 1. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật (khoản 7 Điều 3). 2. Các dấu hiệu: a.có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trương đó, hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi vè chất lượng của các thành phần môi trường và ngược lại b. Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đới sống của con nguwoif và sinh vật c. Nguyên nhân: chủ yếu là do hành vi khai thác qua mức các yếu tố môi trường làm hủy hoại môi trường, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật… d. Các mức độ: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng Điều 21. Phân biệt trạng thái môi trường bị ô nhiễm với môi trường bị suy thoái. 1. Nguyên nhân: a. Môi trường bị ô nhiễm thường là hậu quả của hành vi thải vào môi trường các chất gây ô nhiễm, chất độc hại, làm nhiễm bẩn, làm ô uế các thành phần môi trường. Thường bắt nguồn từ hành vi đưa vào môi trường các chất thải loại, các chất độc hại, các chất gây nhiễm bẩn môi trường 7 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL b. Môi trường bị suy thoái trường là hậu quả của hành vi sử dụng, khai thác quá mức các thnàh phần môi trường, làm suy giảm, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Thường bắt nguồn từ hành vi lấy đi các giá trị sinh thái của các thành phần môi trường, làm suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên. 2. Cấp độ thể hiện a. Môi trường bị ô nhiễm: thể hiện mức độ "cấp tính" cao hơn so với suy thoái môi trường. Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra đột ngột, tức thì, trong một khoảng thời gian ngắn, gây nên những hậu quả nguy cấp đối với con người và thiên nhiên b. Môi trường bị suy thoái: thể hiện mức độ "mãn tính" cao hơn so với ô nhiễm môi trường. Suy thoái môi trường là kết quả của một quá trình thoái hoá, cạn kiệt dần các giá trị sinh thái của các thành tố môi trường, làm mất đi các chức năng cơ bản của chúng, do đó thường gây nên những ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và thiên nhiên. 3. Các biện pháp phòng ngừa a. Môi trường bị ô nhiễm: ngăn chặn hành vi xả thải vào môi trường các chất thải, chất gây ô nhiễm b. Môi trường bị suy thoái: ngăn chặn hành vi khai thác, sử dụng quá mức các thành phần môi trường. 4. Biện pháp khắc phục a. Môi trường bị ô nhiễm: biện pháp chính là làm sạch môi trường. b. Môi trường bị suy thoái: khôi phục chất lượng và số lượng các thành phần môi trường điều 22. Sự cố môi trường 1. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (K8 Đ3 LBVMT) 2. Nguyên nhân: a.do yếu tố thiên nhiên: cháy rừng do sét đánh, đất NN bị ngập mặn do sóng thần gây ra… b. Do con người gây ra 2. Các loại sự cố môi trường a. bão, lũ lụt hạn hán…. b. hỏa hoạn, cháy rừng. . c. sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản… d. sự cố trong lò phản ứng hạt nhân… 3. Các loại sự cố môi trường: Sự cố xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn di sóng thần gây ra thường mang tính chất nghiêm trọng và ko dẫn đến trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân nào. Sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp lý nhất định. Điều 23. Quy chuẩn môi trường gồm 2 loại: Quy chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trường phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trường, gồm gtrị tối thiểu của các thông số môi trường đảm bảo sự sống và phát triển bình thường của con người, sinh vật và gtrị tối đa cho phép của các thông số môi trường có hại để ko gây ảnh hưởng xấu đến sự sống Quy chuẩn về chất thải quy định cụ thể giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm ko gây hại cho con người và sinh vật.(cụ thể Đ10) MỤC II KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 8 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL Điều 24. KSONMT là tổng hợp các hoạt động của nhà nước, của các tổ chức cá nhân nhằm loại trừ, hạn chế những tác động xấu đối với môi trường phòng ngừa ô nhiễm môi trường, khắc phục, xử lý hậu quả do ONHMT gây nên Điều 25. Đặc điểm: 1. CHủ thể: a. Cq NN: t/h h.động quản lý. b. Tổ chức cá nhân: 2.Mục đích: a. Phòng ngừa ô nhiễm suy thoái MT, sự cố. b. Khắc phục ô nhiếm, suy thoái, sự cố MT điều 26. Các hình thức pháp lý kiểm soát ô nhiễm môi trường 1.Quy hoạch, kế hoạch hóa việc bảo vê MT a. Là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức KH để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vê môi trường nhằm định hướng các hoạt động pháo triển tỏng khu vức đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững b. Ndung: Đ29, 28, 50, NN luật hóa 4 ND cụ thể có liên quan đén quy hoạch môi trường . Phải coi các yêu cấu bảo vệ môi trường là một nôi dung không thể thiếu của chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân 2. Ban hành và áp dụng hệ thống quy chuẩn môi trường a. khái niệm: Khoản 5 Điều 3 lbvmt b. Căn cứ xác định tiêu chuẩn MT: - Căn cứ sự tác động lên sức khỏe con người: Bất cứ a/h nào của MT đều tác động lên sk con người  XD tiêu chuẩn Mt phải dựa trên sức khỏe con người. Có 5 cấp độ: trong sạch lý tưởng. Cơ thể thỏa mái. Gây bệnh mãn tính. Gây bệnh cấp tính. Nguy hiểm chết người. VN đang ở cấp độ 3 và mục tiêu hướng tới cấp độ 2. - Căn cứ tính khả thi của quy chuẩn MT: - Căn cứ sự tác động lên sinh thái và vật liệu. c. Ngoài 3 căn cứ trên còn phải xây dựng trên các nguyên tắc cụ thể, xây dựng trên nguyên tắc: - đáp ứng được mục tiêu BVMT, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường - Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cấu của hội nhập kinh tế quốc tế: DD38, 39 - Phù hợp với đắc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh dịch vụ d. phân loại: Đ 10 lbvmt e. Thẩm quyền và trình tự ban hành: - Thẩm quyền: Bộ TNMT. - Trình tự: + Tham khảo. + Điều tra tình hình KTXH. + XD quy chuẩn soạn thảo. + Lấy ý kiến. + Ban hành. Điều 27. Những nét tương đồng và khác biệt giữa tiêu chuẩn MT quốc gia và tiêu chuẩn MT quốc tế: 1. Đều là công cụ hướng dẫn để quản lý, BVMT 2. Có sự khác nhau: 9 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thông Tin Pháp Luật DHL a. Về phạm vi áp dụng, thì tiêu chuẩn Mt quốc gia áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quôc gia. Còn ISO thì áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, ko phụ thuộc có cam kết t/h hay ko. b. Về tính bắt buộc, tiêu chuẩn quốc gia bắt buộc thực hiện còn iso ko bb, áp dụng tự nguyện. c. về chủ thể ban hành tiêu chuẩn quốc gia là bộ TNMT ban hành và qđịnh lộ trình AD, chủ thể ban hành iso là tổ chức quốc tế ISO. d. Về hình thức thể hiện của tiêu chuẩn quốc gia là các thông số, còn của iso là các quy phạm hướng dẫn về BVMT e. Về nội dung, của tiêu chuẩn quốc gia là các quy định về đảm bảo chất lg Mt, và của iso là các hướng dẫn quản lý MT tại DN, nhãn sinh thái g. Về trách nhiệm pháp lý trong tiêu chuẩn quốc gia phải chịu TN: HC, DS. HS, còn tiêu chuẩn iso ko phải chịu trách nhiệm pháp lý, nếu vi phạm thu hồi chứng chỉ câu 28. Thông tin về Mt: 1. Xác lập thông tin: đc t/h dưới rất nhìu hình thức: a. Báo cáo hiện trạng MT cấp tỉnh: Do UBND tỉnh lập định kỳ 5n/lần ( D99) b. Báo cáo tình hình tác động MT ngành, lĩnh vực: do các bộ chuyên ngành lập, 5n/1 lần. (d100) c. Báo cáo môi trường quốc gia: (d101): Tổng hợp thông tin về môi trường trong phạm vi cả nước bằng cách tổng hợp 2 báo cáo trên. Do bộ TNMT lập 5n/lần. Luật 93 qđ lập hàng năm. QĐ 5 năm hợp lý hơn vì thay đôi do những yếu tố về MT là những yếu tố động nhưng sự thay đổi trg mỗi năm là ko đáng kể mà việc lập báo cáo mất rất nhiều thời gian, chi phí tốn kém, nên nếu lập hàng năm sẽ gây lãng phí. Tuy nhiên quy định 5 năm 1 lần có t/h xảy ra sự cố về Mt đối với 1 thành phần MT, do đó luật BVMT 05 còn qđịnh báo cáo MT hàng năm về 1 chuyên đề đánh giá về 1 yếu tố MT cần thiết.  qđ hợp lý. 2. Cung cấp thông tin và công khai thông tin: a. Luật chỉ XĐ việc cung cấp thông tin có nhiều hình thức, cơ quan nhà nước chỉ một hình thức phù hợp nhất để người cần thông tin dễ dàng lấy chứ ko quy định phải ad hình thức nào. b. Luật quy định các loại thông tin bắt buộc phải công khai hoặc không công khai tại đ 104 3. Trao đổi thông tin: a. Đối thoại về mt luật 93 ko quy định, luật 05 quy định tại điều 105. Đây là điểm tiến bộ của luật môi trường 05, bào đảm sự dân chủ trong BVMT ở Việt Nam. Câu 29. quản lý chất thải: 1. khái niệm chất thải: Khoản 10 Điều 3 2. Tiêu chí XĐ chất thải: a. Là vật chất ở dạng rắn, lỏng, khí. Chưa đủ vì còn dạng khc như bức xạ ion hóa (phóng xạ), dạng sóng âm (tiếng ồn). b. Bị loại bỏ, có 2 cách loại bỏ: chủ động và bị động. c. Nguồn gốc: Từ sx, sh, tiêu dùng, hoạt động khác. 3. Chú ý: a. là trên cây rụng ko là chất thải vì LMT ko điều chỉnh TN chỉ đ/c qhxh trg q.trình BVMT. b. Chất thải khác chất gây ô nhiễm: Nếu xét theo nội dung thì chất gây ô nhiễm có nội dung hẹp hơn chất thải, chất thải có thể là chất gây ôn nhiễm hoặc là chất ko gây ô nhiểm. Còn nếu xết theo nguồn gốc thì chất gây ô nhiễm rộng hơn, ví dụ chất gây ô nhiễm hình thành ko chỉ từ hoạt động của con người mà còn cả hoạt động tự nhiên. Câu 30. Chất thải nguy hại: 1. Khái niệm K11dd3; 2. Tiêu chí XĐ: 10 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN. ĐT: 04.62758277 09836589 [...]... thi t hại trực tiếp, thi t hại gián tiếp; thi t hại trước mắt, thi t hại - 34 Đ/c: Số 6, Ngõ 20, Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa – HN ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thơng Tin Pháp Luật DHL lâu dài; thi t hại về kinh tế, thi t hại về sinh thái; thi t hại về tài sản, thi t hại về tính mạng, sức khỏe; thi t hại đối với một quốc gia, thi t hại trên phạm... những khơng truyền đạt được những tri thức cần thi t mà còn làm cho lớp trẻ coi thường tri thức của dân tộc mình và từ đó mối quan hệ giữa con người với thi n nhiên bị mất dần Tài ngun thi n nhiên bị hủy hoại do áp dụng những cách canh tác mới khơng thân thi n với mơi trường Cho đến cuối thế kỉ thứ 20 người dân tộc mới nhận thấy cần phải giáo dục riêng cho con em mình về văn hóa và tri thức bản địa... – HN ĐT: 04.62758277 09836589 Trung Tâm Thơng Tin Pháp Luật DHL CHƯƠNG V PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CÁC NGUỒN TÀI NGUN THI N NHIÊN MỤC I Các loại giấy phép về tài ngun thi n nhiên Câu 51 giấy phép về tài ngun thi n nhiên là chứng nhận pháp lý mà các cơ quan nhà nước cấp cho các tổ chức, cá nhân Câu 52 Giấy phép tài ngun nước: 1 Điều 24 luật tài ngun nc quy định Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài ngun... này mặc dù thi t hại thực tế chưa xảy ra nhưng các bên xung đột cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thi t hại đối với mơi trường nếu khơng có biện pháp ngăn chặn kịp thời 5 - Đặc trưng 5: Giá trị của những thi t hại trong tranh chấp mơi trường thường rất lớn và khó xác định Hậu quả do hành vi gây hại đối với mơi trường thường rất nghiêm trọng, đa dạng và biến đổi nhiều cấp độ khác nhau, gồm: thi t hại... chất khơng thể sửa chữa được đối với những thi t hại mơi trường nên các tranh chấp mơi trường nảy sinh khi thi t hại thực tế chưa xảy ra cũng pahir được giải quyết triệt để nhằm ngăn chặn trước hậu quả 4- Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thi t hại về mơi trường Do thi t hại về mơi trường thường rất lớn và khó xác định nên việc đánh giá đầy đủ những thi t hại xảy gây nên đối với mơi trường... lâu dài d GP cấp cho các hoạt đơng trong p.vi các cơng trình thủy lợi câu 53 Một xã hội bền vững là một xã hội khơng sử dụng tài ngun có thể tái tạo vượt q khả năng tái tạo của nó và khơng sử dụng tài ngun khơng thể tái tạo hết trước khi tìm ra nguồn tài ngun mới - > Nếu tổ chức, hay cá nhân khai thác q mức cho phép thì sẽ bị thu hồi giấy phép, sử dụng sai mục đích cũng bị thu hơi GP, cho nên việc quy... nguồn nước dưới đất quy mơ nhỏ trong phạm vi gia đình cho sinh hoạt; b Khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất quy mơ nhỏ trong phạm vi gia đình cho sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, thủy điện và cho các mục đích khác; c Khai thác, sử dụng nguồn nước biển quy mơ nhỏ trong phạm vi gia đình cho sản xuất muối và ni trồng hải sản d Khai thác,... tiền hằng năm đối với rừng sản xuất cho tổ chức kinh tế hoặc người Việt nam định cư ở nước ngồi, các trường hợp khác khơng thu tiền sử dụng, đây cũng chính là điểm mới của LBVPTR năm 2004 Điều 58 Thẩm quyền ra quyết định giao rừng 1 UBND tỉnh: giao rừng cho tổ chức trg nc, ng VN định cư ở nước ngồi, và cho tổ chức cá nhân nước ngồi th rừng 2 UBND huyện: giao và cho các hộ gia đình, cá nhân th rừng... ra 6 Điều kiện cấp GCN cho oto là xe cơ giới đã được kiểm tra bảo đảm các tiêu chuẩn và quy định hiện hành, đủ điều kiện tham gia giao thơng đường bộ trong nước và đường bộ của các nước phù hợp với Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia Còn điều kiện cấp GCN cho cơ sở sxkd là Tổ chức cá nhân sx, kd dv thực hiện tốt việc quản lý chất thải Câu 50 1 Cơ quan có thẩm... các giống lồi b Tác động của thương mại nơng sản, lâm sản và hải sản Điều này đồng nghĩa với việc một số giống lồi có thẻ bị hy sinh để nhường chỗ cho một số giống lồi có thẻ phcuj vụ cho nhu cầu phát triển thương mại của cộng đồng.Ví dụ: giống lúa mới cho năng suất cao hơn giống lúa trước c Việc hoăch định các chính sách kinh tế khơng thấy hết giá trị của mơi trường và tài ngun mơi trường d Sự bất . được những tri thức cần thi t mà còn làm cho lớp trẻ coi thường tri thức của dân tộc mình và từ đó mối quan hệ giữa con người với thi n nhiên bị mất dần. Tài nguyên thi n nhiên bị hủy hoại. thể tránh được lãng phí và tham nhũng các nguồn lực, nhất là các nguồn tài nguyên thi n nhiên. c. Phải hoàn thi n quá trình quyết định chính sách và tăng cường tính công khai của các quá trình. được bẫy bắt trong trường hợp thật cần thi t như tạo giống gây nuôi, phục vụ nghiên cứu khoa học; trao đổi quốc tế về giống hoặc phục vụ những yêu cầu cần thi t khác nhưng phải được Bộ trưởng

Ngày đăng: 05/06/2014, 00:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC 1

  • Tổng quan về điều uớc quốc tế về môi trường:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan