hoạt động khai thác cát sỏi trên sông hiếu tại xã nghĩa khánh, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an hiện nay

111 1.1K 8
hoạt động khai thác cát sỏi trên sông hiếu tại xã nghĩa khánh, huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận này trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Trần Thị Thúy Hằng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa hội học, trường Đại học Khoa Học Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền và người dân Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đó là nguồn động lực to lớn để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Trong quá trình làm báo cáo, tôi không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế trong kiến thức chuyên môn cũng như trong kinh nghiệm thực tế. Rất mong các thầy cô, các bạn sinh viên đóng góp ý kiến để báo cáo được hoàn thiện hơn. Huế, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Hồ Thị Thái GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ST T Các từ viết tắt Nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 PVS Phỏng vấn sâu 3 NQ/TW Nghị quyết trung ương 4 KHMT Khoa học môi trường 5 K.S Kĩ sư 6 T.S Tiến sĩ 7 TH.S Thạc sĩ 8 UBND Uỷ ban nhân dân 9 BVMTVN Bảo vệ môi trường Việt Nam 10 BHXH Bảo hiểm hội 11 BHYT Bảo hiểm y tế GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HỘP GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn đề tài Trong tiến trình công nghiệp - hóa hiện đại hóa đất nước, công tác và nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và nhà nước ta coi trọng. Thực hiện luật Bảo vệ môi trường năm 1994, Luật Bảo vệ môi trường 2005 (sửa đổi), chỉ thị số 36-CT/TW của bộ chính trị (khóa VIII) và Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian qua đã được các cấp thực hiện một cách hiệu quả, tạo nên những chuyển biến tích cực. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được thực hiện và ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác cũng như nhiêm vụ bảo vệ môi trường. Nghĩa Đàn là một huyện trung du miền núi, nằm về phía Bắc - Tây Bắc của tỉnh Nghệ An. 1 trong 20 đơn vị hành chính của tỉnh Nghệ An, nằm trong vùng sinh thái phía Bắc tỉnh, cách thành phố Vinh 95 km về phía Tây Bắc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 61.775,35 ha. Nghĩa Đàn có vị trí kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng quan trọng, được coi là trung tâm kinh tế - văn hóa - hội của cụm 4 huyện vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Vị trí địa lý của huyện nằm trên tọa độ từ 19013' - 19033' vĩ độ Bắc và 105018' - 105035' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp. Nơi đây là cái nôi của người Việt cổ, là vùng có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng. Nghĩa Đàn nổi tiếng bởi vùng đất đỏ Phủ Quỳ và truyền thống yêu nước, sư gắn bó thủy chung với quê hương, xứ sở của nhân dân các dân tộc Nghĩa Đàn. Nghĩa Đàn là vùng vùng quê giàu truyền thống cách mạng và có bề dày lịch sử. Tính từ năm Minh Mệnh thứ 21 (năm 1840) huyện Nghĩa Đàn được chia ra từ phủ Quỳ Châu, gồm huyện Trung Sơn (Quế Phong) và Thuý Vân (gồm phần lớn đất Quỳ Châu và Quỳ Hợp ngày nay) đã trải qua 170 năm. Nhưng nếu tính từ năm danh tính Nghĩa Đàn xuất hiện trong hệ thống bộ máy nhà nước đến nay là 125 năm lịch sử - kể từ năm 1885, vua Đồng Khánh - vì sự GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp huý kỵ nên đổi tên Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn. Và tên gọi huyện Nghĩa Đàn có từ đó. Như vậy, huyện Nghĩa Đàn có tên gọi từ năm 1885. Và đến ngày 15/11/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị Thái Hoà. Vùng đất Nghĩa Đàn dù đã trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính nhưng ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào vẫn luôn là trung tâm của vùng núi phía Tây Bắc, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tươi, giao thương thuận lợi. Từ cái nôi của người Việt cổ đến các thế hệ người Thanh, người Thái, người Thổ và người Kinh chung sống trong cộng đồng hoà thuận. Và trong lịch sử đấu tranh để sinh tồn và phát triển dài lâu ấy người dân Nghĩa Đàn đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp: yêu nước và không chịu khuất phụ trước cường quyền và xâm lăng, truyền thống đoàn kết chung lưng đấu cật, nhân ái thủy chung, cần cù chịu thương chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất, trong phát triển kinh tế và làm nên một đời sống văn hoá đa dạng và đậm bản sắc Nghĩa Đàn. Làm nên một Nghĩa Đàn "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Nghĩa Đàn nằm trong lưu vực sông Hiếu, là nhánh sông lớn nhất của hệ thống sông Cả, bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào, qua Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp về Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, gặp sông Cả tại Cây Chanh (huyện Anh Sơn). Sông Hiếu có chiều dài 217 km, đoạn chảy qua Nghĩa Đàn dài 44 km (từ ngã ba Dinh đến Khe Đá). Tổng diện tích lưu vực 5.032 km2 [12]. Sông Hiếu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục vụ những nhu cầu phát triển của nhân dân, ngoài chức năng cung cấp nước phục vụ nhân dân phát triển nông nghiệp ra thì sông Hiếu còn là con sông chính của Huyện Nghĩa Đàn nói chung và Nghĩa Khánh nói riêng. Hằng năm trữ lượng cát sỏisông Hiếu bồi đắp được rất lớn, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển của hội mà hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu diễn ra ngày càng mạnh mẽ, điều này đã để lại nhiều hệ lụy cho dòng sông nói chung và cuộc sống của người dân xung quanh nói riêng. Nếu như trước đây hoạt động khai thác cát sỏi chỉ dừng lại ở những bãi cát lộ thiên nằm dọc hai bên bờ sông thì nay, hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn và không chỉ dừng lại ở những bãi cát lộ thiên mà số lượng cát sỏi nằm GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp dưới lòng sông cũng bị khai thác một cách triệt để. Hằng ngày, có không biết bao nhiêu tấn cát sỏi trên sông Hiếu bị khai thác và mọi hoạt động trên sông Hiếu trở nên tấp nập hơn bởi sự vận hành của các loại công cụ, phương tiện, máy móc khai thác cát sỏi đã và đang diễn ra mỗi ngày. Mặc dù công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi đã được chính quyền địa phương chú trọng hơn trước, nhưng trên thực tế thì hoạt động khai thác cát sỏi vẫn diễn ra rất mạnh mẽ. Dòng chảy của sông Hiếu đang bị thay đổi từng ngày, hiện tượng sạt lở đất ở khu vực hai bên bờ sông diễn ra ngày càng mạnh mẽ, diện tích đất canh tác của nhân dân đang dần bị thu hẹp lại, thiên tai, bão lũ… diễn ra ngày càng nhiều. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân và đã có nhiều người tỏ ra rất bất bình trước thực trạng này, nhất là những hộ dân nằm gần sông Hiếu nơi mà hoạt động khai thác cát sỏi đang diễn ra hằng ngày. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể đưa hoạt động khai thác cát sỏi tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An theo đúng với những quy định đã ban hành? Chính quyền địa phương cần thực hiện những biện pháp gì để hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra hợp lý hơn? Làm thế nào để hoạt động khai thác cát sỏi diễn ra vừa đáp ứng được các nhu cầu phát triển hiện tại của người dân địa phương vừa không ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai? Do đó mà việc nắm bắt rõ thực trạng khai thác cát sỏi và đưa ra các giải pháp để hoạt động khai thác cát sỏi Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay diễn ra hợp lý hơn đang là một vấn đề cấp bách. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay”. 2. 2. Tổng quan tài liệu Cát sỏi là một trong những nguồn tài nguyên có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc phát triển đất nước. Hiện nay, nhu cầu khai thác và sử dụng cát sỏi để phục vụ cuộc sống ngày càng nhiều và vấn đề khai thác, quản lý hoạt động khai thác cát sỏi đang là một vấn đề cấp bách, cho đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên mỗi đề tài lại nghiên cứu mỗi khía cạnh khác nhau và phục vụ cho nhưng mục đích khác nhau. GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái Báo cáo thực tập tốt nghiệp Luận văn thạc sĩ kĩ thuật “Các giải pháp công nghệ chống thấm cho nền cát cuội sỏi. Ứng dụng cộng nghệ hợp lý cho hồ chứa nước Mỹ Lâm - Phú Yên” của tác giả Phạm Ngọc Văn, trường Đại học Thủy Lợi, đề tài đã đề cập đến vai trò của cát cuội sỏi trong quá trình xây đê, đắp đập nằm trong các công trình thủy lợi ở nước ta. Cũng như đưa ra các giải pháp chống thấm cho các công trình xây dựng dựa trên nền cát cuội sỏi ở hồ chứa nước Mỹ Lâm - Phú Yên. Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu lựa chọn công thức vận chuyển bùn cát phù hợp với sông Hồng và xác định quá trình lan truyền của sóng qua rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng - Thanh Hóa” do ThS. Hồ Việt Cường làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài đã đưa ra được bộ số liệu, cơ sở dữ liệu liên quan đến vận chuyển bùn cát sông Hồng như lưu lượng cát, mực nước, khai thác cát, trọng điểm sạt lở… Ngoài ra đề tài còn đưa ra được phương pháp tính toán vận chuyển bùn cát trong sông và việc tích hợp các công thức tính toán trong các mô hình toán, công thức tính toán vận chuyển bùn cát, bùn cát đáy. Đề tài đã chỉ ra công thức tính bùn cát lơ lửng phù hợp với sông Hồng là công thức Engelund - Hansen. Kết quả nghiên cứu trên mô hình máng thí nghiệm sóng, mà đề tài thực hiện đã làm rõ cơ chế tương tác giữa rừng ngập mặn và sóng tới thông qua hệ số cản sóng C d . Rút ra qui luật biến đổi của hai hệ số C d và hệ số giảm sóng k t phụ thuộc vào các điều kiện biên động lực (sóng, mực nước) cũng như sự thay đổi của các thông số rừng ngập mặn. Dựa trên các kết quả thực nghiệm thu được đã xác định được trị số và tổng hợp phân tích được một số qui luật biến động hai hệ số trên trong quá trình tương tác giữa sóng và rừng ngập mặn. Đề tài đã được TS. Lê Mạnh Hùng - chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đánh giá là có hàm lượng khoa học, có tính thực tiễn cao. Đã thực hiện nhiều phương pháp tính, phương pháp thí nghiệm vượt yêu cầu đặt hàng. Kết quả nghiên cứu đã kế thừa và hoàn thiện hơn những cái đã có ở trong nước và quốc tế, có thể áp dụng vào tính toán thực tế thiết kế đê biển, tính toán vận chuyển bùn cát trên sông Hồng và đăng ký giải pháp hữu ích đối với việc xác định quá trình lan truyền của sóng qua rừng ngập mặn ven biển. Đã góp phần đào tạo cán bộ cho đơn vị và được đăng tải trên tạp chí có uy tín. Đề tài “Tìm hiểu thực trạng công tác Dồn điền, đổi thửa giai đoạn I của Nghĩa Khánh” của sinh viên Nguyễn Thị Toàn, trường Đại học Vinh, đề tài đã nghiên GVHD: ThS. Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị Thái [...]... lý hoạt động khai thác cát sỏi được tốt hơn Mục tiêu cụ thể: +Tìm hiểu thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay + Tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương trước thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay + Đề xuất các giải pháp để công tác quản lý hoạt động khai thác cát sỏi. .. cứu Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay 4.2 Khách thể nghiên cứu Những người dân (những người tham gia vào hoạt động khai thác cát sỏi và chính quyền địa phương) thuộc Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 4.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Đề tài này được tiến hành khảo sát tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ. .. Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay Tuy nhiên, mỗi đề tài đều đề cập đến từng đối tượng riêng của mình và tập trung đi sâu phân tích theo từng mục tiêu khác nhau và chưa có đề tài nào phản ánh rõ thực trạng khai thác cát sỏi hiện nay, nhất là thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. .. tốt hoạt động của các doanh nghiệp khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay là một trong những khó khăn mà chính quyền địa phương đang gặp phải 6 6 Câu hỏi nghiên cứu Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại địa bàn Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay diễn ra như thế nào? Người dân địa phương có thái độ như thế nào trước thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu như hiện nay? ... hiểu thực trạng và quan điểm của người dân địa phương trước hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu Từ đó nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị giúp chính quyền địa phương quản lí hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn được tốt hơn 3 3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: +Tìm hiểu thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay Đồng thời đề xuất... tầng tại địa phương + Đề xuất các giải pháp nhằm giúp chính quyền địa phương quản lý hoạt động khai thác cát sỏi tốt hơn 5 5 Giả thuyết nghiên cứu + Số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại địa bàn Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An ngày càng nhiều + Đa số người dân địa phương không hài lòng trước thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu hiện nay. .. chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình Giúp chúng tôi có được cái nhìn bao quát hơn về thực trạng khai thác cát sỏi trong phạm vi cả nước hiện nay, từ đó chúng tôi có thể hiểu được sự cần thiết của việc thực hiện đề tài hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An của mình Báo Nghệ An với bài viết “Loạn khai thác cát, sỏi trên sông Hiếu nội dung... luận và thực tiễn 9.1 Ý nghĩa lý luận Thông qua đề tài: Hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh nghệ An hiện nay, chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng của hoạt động khai thác cát sỏi ở địa phương, nhằm giúp chính quyền địa phương có các giải pháp quản lý để hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu diễn ra được tốt GVHD: ThS Trần Thị Thúy Hằng SVTH: Hồ Thị... gia vào hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, với số lượng mẫu là 4 bao gồm các trường hợp sau: Chủ doanh nghiệp khai thác cát (1 trường hợp), người lái xe chuyên chở cát sỏi (1 trường hợp), người dân sống ở khu vực xung quanh sông Hiếu (2 trường hợp 1 nam, 1 nữ trong độ tuổi lao động) Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề cơ bản như: Quan điểm... doanh nghiệp tham gia khai thác, số lượng cát sỏi khai thác trung bình hằng ngày, hằng tháng và hằng năm, cách thức khai thác bao gồm các công cụ, máy móc, phương tiện… chủ yếu được sử dụng để khai thác cát sỏi trên địa bàn + Tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương trước thực trạng khai thác cát sỏi hiện nay Bao gồm những ý kiến của người dân địa phương về hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu . việc thực hiện đề tài hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An của mình. Báo Nghệ An với bài viết “Loạn khai thác cát, sỏi trên sông Hiếu nội. trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay. + Tìm hiểu quan điểm của người dân địa phương trước thực trạng khai thác cát sỏi trên sông Hiếu tại. gần sông Hiếu nơi mà hoạt động khai thác cát sỏi đang diễn ra hằng ngày. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để có thể đưa hoạt động khai thác cát sỏi tại xã Nghĩa Khánh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Ngày đăng: 04/06/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC CÁC HỘP

  • MỞ ĐẦU

    • 1. 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. 2. Tổng quan tài liệu

    • 3. 3. Mục tiêu nghiên cứu

    • 4. 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 4.2. Khách thể nghiên cứu

      • 4.3. Phạm vi nghiên cứu

      • 5. 5. Giả thuyết nghiên cứu

      • 6. 6. Câu hỏi nghiên cứu

      • 7. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

        • 7.1. Phương pháp luận

          • 7.2. Phương pháp nghiên cứu

          • 8. 8. Khung lý thuyết

          • 9. 9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

            • 9.1. Ý nghĩa lý luận

            • 9.2. Ý nghĩa thực tiễn

            • 10. 10. Kết cấu khóa luận

            • PHẦN 2. NỘI DUNG

            • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

              • 11. 1.1. Khái niệm công cụ

                • 1.1.1. Môi trường

                • 1.1.2. Ô nhiễm môi trường

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan