Bài toán chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán

35 1.5K 3
Bài toán chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, hệ phân tán phát triển rất nhanh và được ứng dụng rộng khắp, đó có thể là các dịch vụ thông tin phân tán như các dịch vụ trên Internet hoặc cũng có thể là các cơ sở dữ liệu phân hay các hệ thống tính toán phân tán...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ────────*──────── TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGUYÊN LÝ VÀ MÔ THỨC PHÁT TRIỂN HỆ PHÂN TÁN ĐỀ TÀI: CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRONG HỆ PHÂN TÁN Nhóm thực hiện : Tạ Xuân Thọ Nguyễn Trần Minh Vũ Thành Trung Lớp : 13BCNNT1 Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Hương Giang Hà Nội 11/2013 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán MỤC LỤC Nhóm 11 2 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ phần cứng, phần mềm, các máy tính, mạng máy tính ngày một mạnh mẽ, phức tạp và đa dạng hơn, phong phú cả về số lượng lẫn kiến trúc. Việc tính toán và quản lý dữ liệu không còn như trước đây, chỉ nằm trên một máy tính hoặc một nhóm máy tính mà ngày càng mở rộng nằm trên nhiều máy, mạng, thậm chí các vùng lãnh thổ khác nhau, tạo nên các hệ phân tán. Ngày nay, hệ phân tán phát triển rất nhanh và được ứng dụng rộng khắp, đó có thể là các dịch vụ thông tin phân tán như các dịch vụ trên Internet hoặc cũng có thể là các cơ sở dữ liệu phân hay các hệ thống tính toán phân tán Tuy nhiên, khi hệ phân tán ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với việc những tài nguyên được chia sẻ và sử dụng cũng ngày càng lớn, do đó vấn đề đặt ra là phải quản lý việc chia sẻ tài nguyên trên hệ phân tán sao cho hiệu quả nhất. Tiểu luận này trình bày tổng quan về hệ phân tán, nguyên nhân phải giải quyết bài toán chia sẻ tài nguyên và các nguyên lý để giải quyết vấn đề chia sẻ tài nguyên trên hệ phân tán. Nhóm 11 3 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ PHÂN TÁN Trước khi đi vào giải quyết vấn đề “Chia sẻ tài nguyên trên hệ phân tán”, trong phần tổng quan của tiểu luận sẽ trình bày lại các khái niệm, đặc trưng, các kiểu cũng như kiến trúc của hệ phân tán, để từ đó có được cái nhìn khái quát, tổng thể về hệ phận tán. 1.1. Hệ phân tán Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hệ phân tán được đưa ra trong các tài liệu khoa học khác nhau: Trong tài liệu” Distributed System: Concept and Desig” các tác giả đã đưa ra hai định nghĩa: - Hệ phân tán là một hệ thống bao gồm một tập các máy tính tự trị được kết nối thông qua một mạng máy tính và được cài đặt phần mềm hệ phân tán. - Hệ phân tánhệ thống có chức năng và dữ liệu phân tích trên các trạm (máy tính) được kết nối với nhau bởi một mạng máy tính. Còn trong tài liệu “Distributed System: Principele & Paradigms thì các tác giả lại định nghĩa hệ phân tán là một tập các máy tính độc lập giao tiếp với người dùng của nó như một hệ thống nhất toàn vẹn. Định nghĩa này được phát biểu dựa trên phương diện yêu cầu của người dùng. Như vậy, một hệ phân tán gồm hai thành phần: đầu tiên là mạng máy tính kết nối các máy tính tự trị, thứ hai là phần mềm hệ phân tán. 1.2. Đặc trưng của hệ phân tánChia sẻ tài nguyên: là đặc trưng cơ bản của hệ phân tán, là nền tảng của các đặc trưng khác và ảnh hưởng đến những kiến trúc phần mềm có sẵn trong những hệ phân tán, nhằm mục đích làm cho các tài nguyên có thể truy cập được, kết nối người dùng với tài nguyên, cho phép họ có thể truy cập tài nguyên từ xa, hoặc chia sẻ tài nguyên một cách hiệu quả và có kiểm soát. • Tính trong suốt: là giấu các tiến trình và tài nguyên phân tán vật lý trên nhiều máy tính. Như vậy, một hệ phân tán được gọi là trong suốt nếu nó có khả năng che giấu các khuyết điểm (nếu có) của hệ thống đối với người sử dụng để người sử dụng khi giao tiếp với hệ phân tán có cảm giác như đang làm việc với một hệ thống nhất, toàn vẹn và mọi yêu cầu của người dùng đều được đáp ứng. - Trong suốt truy cập: che giấu sự khác nhau về biểu diễn của dữ liệu và các thao tác truy cập đến tài nguyên. Nhóm 11 4 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán - Trong suốt vị trí: che giấu vị trí các tài nguyên, người sử dụng không biết được nguồn mà mình đang sử dụng ở vị trí vật lý nào trong hệ thống mà chỉ biết thông qua tên logic. - Trong suốt di trú: che giấu sự di trú của các tài nguyên. - Trong suốt lỗi: che giấu lỗi xảy ra với hệ thống, việc phục hồi các tài nguyên bị lỗi. • Tính mở: Hệ thống phải đảm bảo có tính mở, cho phép ta bổ sung thêm các phần cứng hay dịch vụ mà không gây xung đột. • Tính co giãn: Đảm bảo cho hệ thống có khả năng thay đổi quy mô. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất đối với những người phát triển các hệ thống phân tán. - Hệ thống có khả năng co giãn về kích thước của nó, tức là có thể dễ dàng thêm người dùng và các tài nguyên vào hệ thống. - Hệ thống có thể co giãn về mặt hình học nghĩa là trong hệ thống đó những người dùng và tài nguyên có thể nằm cách xa nhau. - Hệ thống có thể co giãn về mặt hành chính, tức là nó vẫn dễ dàng quản lý ngay cả khi nó mở rộng trên các tổ chức hành chính độc lập. 1.3. Các kiểu hệ phân tán Có 3 kiểu hệ phân tán: các hệ thống tính toán phân, các hệ thống thông tin phân tán, các hệ thống phân tán rộng . • Các hệ thống tính toán phân tán: Đây là các hệ phân tán sử dụng trong các nhiệm vụ tính toán hiệu năng cao, các hệ thống này được chia thành hai nhóm con: hệ thống tính toánhệ thống tính toán lưới. - Hệ thống tính toán cụm: ghép cụm nhiều máy tính giống nhau dựa trên một mạng tốc độ cao để có thể xử lý song song. Nó được sử dụng phổ biến khi tỉ lệ giá cả/hiệu năng của các máy tính cá nhân và các trạm làm việc được cải thiện. Đặc trưng của hệ thống tính toán cụm là các máy tính được ghép cụm phải thuần nhất về platform. Một đặc trưng của hệ thống tính toán cụm là nó phải thuần nhất, trong hầu hết các tình huống, các máy tính trong một cụm phải lớn như nhau, có cùng hệ điều hành và được kết nối thông qua cùng một mạng. Các hệ thống tính toán cụm có tính hỗn tạp Nhóm 11 5 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán cao: không cần yêu cầu gì về phần cứng, hệ điều hành, mạng, chính sách bảo mật. - Hệ thống tính toán lưới: các hệ thống tính toán lưới là các tài nguyên từ các tổ chức khác nhau được nhóm lại cùng nhau để cho phép sự cộng tác của một nhóm người hoặc nhóm các cơ quan. Một sự cộng tác đáng tin cậy dưới dạng một tổ chức ảo. Những người thuộc về cùng một tổ chức ảo có thể truy cập hợp pháp các tài nguyên được cung cấp cho tổ chức đó. Các tài nguyên bao gồm các máy chủ (các siêu máy tính có thể cài đặt như các máy tính cụm), khả năng lưu trữ, và cơ sở dữ liệu. Như vậy các hệ thống tính toán lưới cho phép khai thác tài nguyên nhàn rỗi của nhiều đối tượng, tổ chức, đơn vị khác nhau. Kết nối và xây dựng tổ chức ảo để điều phối toàn bộ và khai thác sử dụng các tài nguyên nhàn rỗi. • Các hệ thống thông tin phân tán 1.4. Kiến trúc hệ phân tán Phản ánh các nguyên lý cơ bản tổ chức và tương tác giữa các thành phần của phần mềm. - Kiến trúc phân tầng: là kiểu kiến trúc này khá đơn giản: các thành phần được tổ chức trong một tầng tại đó một thành phần ở tầng L i được phép gọi các thành phần ở tầng thấp hơn L i-1 , nhưng không cho phép gọi ngược lại từ tầng dưới lên tầng trên. Mô hình này chấp nhận rộng rãi bởi các hoạt động truyền thông trên mạng. - Kiến trúc hướng đối tượng: Mỗi đối tượng tương ứng với một thành phần, và các thành phần này được kết nói với nhau thông qua một thủ tục gọi cơ chế. Cả kiến trúc phân tầng và kiến trúc hướng đối tượng đều còn rất phổ biến trong các hệ thống phần mềm lớn. - Kiến trúc dựa trên dữ liệu: phát triển xung quanh ý tưởng là các tiến trình giao tiếp thông qua một kho. Ví dụ, các ứng dụng web được phát triển dựa trên một hệ thống file phân tán chia sẻ trong đó tất cả các truyền thông ảo đều diễn ra trên các file. - Kiến trúc dựa trên sự kiện: Xử lý các giao tiếp chủ yếu thông qua sự lan truyền các sự kiện, nó cũng có thể mang theo dữ liệu. Ý tưởng là các tiến trình sinh ra các sự kiện sau khi middleware đảm Nhóm 11 6 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán bảo là chỉ các tiến trình sinh ra các sự kiện đó mới nhận chúng. Ưu điểm của các hệ thống này là các tiến trình kết hợp lỏng lẻo. Về cơ bản tắc, chúng không cần phải dựa vào các tiến trình khác. 2. CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRONG HỆ PHÂN TÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ Mục tiêu chia sẻ tài nguyên của một hệ phân tán đó là làm cho người sử dụng có thể truy cập các tài nguyên từ xa, chia sẻ chúng một cách hiệu quả, có kiểm soát cũng như quản lý được các truy cập đó. Các tài nguyên có thể là bất kỳ thứ gì như các máy in, máy tính, các phương tiện lưu trữ, dữ liệu, file, trang Web, mạng … Có rất nhiều lý do dẫn đến sự cần thiết phải chia sẻ tài nguyên, một tỏng các lý do rất trực quan đó là yếu tố kinh tế. Ví dụ, chi phí sẽ giảm đi rất nhiều khi có thể chia sẻ một máy in cho nhiều người dùng trong một văn phòng nhỏ thay vì mỗi người được trang bị một chiếc hoặc ở mức cao hơn sẽ rất kinh tế nếu chia sẻ các tài nguyên giá trị lớn như các siêu máy tính, các hệ thống lưu trữ hiệu năng cao, các thiết bị tạo ảnh và các thiết bị ngoại vi đắt tiền khác. Việc kết nối nhiều người dùng với các tài nguyên cũng khiến việc cộng tác và trao đổi thông tin dễ dàng hơn, điều này được chứng minh rõ ràng trong sự thành công của Internet với các giao thức đơn giản cho việc trao đổi các file dữ liệu, thư, tài liệu, các file âm thanh, hình ảnh Ngày nay sự kết nối của Internet đã dẫn tới hàng loạt các tổ chức ảo trong đó các nhóm người ở cách xa nhau về địa lý làm việc cùng nhau tạo thành các groupware - các phần mềm nhóm, đó là các phần mềm được cộng tác chỉnh sửa, thảo luận từ xa… Tương tự, việc kết nối Internet cũng cho phép các hoạt động thương mại điện tử diễn ra, chúng ta có thể mua và bán tất cả các loại mặt hàng mà không cần tới cửa hàng, thậm chí không cần rời khỏi nhà. Tuy nhiên, khi các kết nối và chia sẻ tăng lên, việc bảo mật cũng trở nên quan trọng. Thực tế hiện nay, các hệ thống chuẩn bị rất ít các phương pháp bảo vệ chống lại các hành vi nghe lén, xâm phạm hoặc bị tấn công. Mật khẩu và các thông tin nhạy cảm khác thường được gửi dưới dạng văn bản thông thường (chủ Nhóm 11 7 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán quan không được mã hóa) trên mạng, hoặc được lưu tại các máy chủ mà chúng ta hi vọng là đáng tin cậy. Một vấn đề bảo mật khác đó là theo dõi các giao tiếp truyền thông để xây dựng một hồ sơ tham khảo về một người dùng nào đó, việc theo dõi này rõ ràng là vi phạm tính riêng tư, đặc biệt nếu nó được thực hiện mà không thông báo cho người sử dụng. Một vấn đề liên quan nữa đó là sự gia tăng của các kết nối có thể dẫn tới các giao tiếp truyền thông không mong muốn, ví dụ như các thư điện tử rác, thường được gọi là spam, Trong hệ phân tán tập các tài nguyên dùng chung là hữu hạn và bị hạn chế, nó được chia sẻ bởi một tập người dùng hữu hạn thông qua các chương trình ứng dụng do đó rất dễ xảy ra tình trạng deadlock, nghĩa là một tài nguyên được yêu cầu khi đang được sử dụng. Việc xử lý trình tự và cách thức sử dụng tài nguyên là một vấn đề quan trọng trong chia sẻ tài nguyên, do đó giải pháp là phải quản lý được các tiến trình truy cập. Bên cạnh đó hệ phân tán có rất nhiều thực thể, nên để cho phép một tiến trình truy cập một thực thể nào đó thì hệ thống cần phải có cơ chế xác định tên của thực thể, giải pháp là naming hiện đang được dùng để định danh các tài nguyên trong hệ thống. Như vậy bài toán chia sẻ tài nguyên là một bài toán quan trọng trong hệ phân tán. Với những yêu cầu tổng quan được nêu ra thì các vấn đề của bài toán chia sẻ tài nguyên sẽ bao gồm: các vấn đề về xử lý tiến trình; truyền thông; định danh; đồng bộ hóa; sự nhất quán về dữ liệu và tính bảo mật. 2.1. Định danh Các tên đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hệ thống máy tính, chúng được dùng để chia sẻ các tài nguyên, để định danh duy nhất các thực thể, để tham chiếu đến các nơi…Việc đặt tên tạo cơ sở cho phép các tiến trình có thể truy cập đến thực thể thông qua tên của chúng. Trong một hệ thống phân tán, việc đinh danh thường được thực thi phân tán trên nhiều máy. Có ba vấn đề chính trong việc định danh trong hệ phân tán: đặt tên theo cách gần gũi với con người, các tên được sử dụng để định vị các thực thể di động, giải quyết cách tổ chức tên. Các kiểu định danh cơ bản: Nhóm 11 8 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán - Định danh phẳng: là cách định danh bằng tên ngẫu nhiên, do đó tên dạng này sẽ không chứa bất kỳ thông tin nào về vị trí điểm truy cập của thực thể kết hợp với nó. - Định danh có cấu trúc: các tên có cấu trúc và được tổ chức thành không gian tên (name space), phân giải ten để xác định ánh xạ từ định danh logic sang định danh vật lý. - Các dịch vụ thư mục: Các hệ thống định danh dựa trên thuộc tính còn được gọi là các dịch vụ thư mục, mỗi thực thể có một tập các thuộc tính có thể được sử dụng để tìm kiếm, các thuộc tính được tổ chức dưới dạng thư mục. Việc lựa chọn thuộc tính khá là đơn giản, ví dụ trong một hệ thống thư điện tử, các thông điệp được gán cho các thuộc tính như người gửi, người nhận, chủ đề. 2.2. Xử lý tiến trình 2.2.1. Khái niệm tiến trình và luồng • Tiến trình: đó là một chương trình đang thực thi, quan tâm đến tính trong suốt của hệ thống. • Luồng: là một chương trình hay một phần chương trình đang thực thi. Luồng không quan tâm đến tính trong suốt của hệ thống mà quan tâm đến hiệu năng, tăng cường khả năng xử lý đồng thời của hệ thống. • Đa luồng: hệ thống cơ chế đa luồng, cho phép nhiều luồng cùng tồn tại tại một thời điểm nhằm tăng hiệu năng của hệ thống. • Lời gọi hệ thống: là tập lệnh mở rộng do hệ điều hành cung cấp xác định giao điện giữa hệ điều hành và các chương trình người sử dụng. 2.2.2. Ảo hóa Bản chất của ảo hóa là mở rộng hoặc thay thế một giao diện hiện có để đi trước hành vi của một hệ thống khác, ảo hóa tạo khả năng chuyển mang và tăng cường tính mềm dẻo của hệ thống. Ảo hóa hiện nay được quan tâm vì hai lý do chính: • Ảo hóa giúp tăng cường khả năng chuyển mang, cho phép chuyển mang giao diện tới các platform mới. Nhóm 11 9 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán • Do sự phát triển nhanh chóng của mạng máy tính, hầu hết các máy tính đều có khả năng kết nối, do đó tính không thuần nhất của hệ thống nâng lên. Bản chất của ảo hóa là bắt chước các giao diện. Có hai kiến trúc để thực thi máy ảo: (1) Máy ảo tiến trình - Process Virtual Machine (PVM), (2) bộ điều khiển máy ảo –Virtual Machine Monitor (VMM). 2.2.3. Di trú mã Di trú mã thực chất là di trú tiến tình từ vị trí này đến vị trí khác để thực thi, nhằm mục đích tăng hiệu năng và tăng tính mềm dẻo. Có 2 mô hình di trú cơ bản: - Di trú yếu hay còn gọi là di động yếu: là mô hình di trú mã mà khi di trú chỉ có đoạn mã và một số tham số khởi động được truyền đi. Một đặc điểm của mô hình mã di trú yếu là một chương trình được chuyển luôn bắt đầu ở trạng thái khởi tạo của nó. Lợi thế của di trú yếu đó là tính đơn giản, nó chỉ cần máy đích có thể thực thi mã là được - Mô hình di động mạnh chuyển luôn cả 3 thành phần : code segment (chứa tập lệnh của tiến trình), resource segment (chứa các tham chiếu đến tài nguyên mà tiến trình sử dụng trong quá trình di trú), exexute segment (chứa cá thông tin về trạng thái thực thi hiện hành của tiến trình). Đặc điểm này của mô hình này là tiến trình đang chạy có thể được dừng, sau đó di chuyển đến máy khác và rồi được thiết lập lại trạng thái đã bị dừng trước đó. Rõ ràng mô hình mã di trú di động mạnh tốt hơn nhiều so với mô hình mã di trú yếu, tuy nhiên sẽ phức tạp và khó thực hiện hơn. 2.3. Truyền thông Truyền thông giữa các tiến trình là trọng tâm của tất cả các hệ phân tán. Truyền thông bên trong các hệ phân tán luôn luôn dựa trên các thông điệp ở mức thấp mà tầng mạng gởi đi hoặc yêu cầu, các hệ phân tán hiện đại thường gồm có hàng ngàn thậm chí hàng triệu tiến trình được phân bố rải rác ở các mạng không tin cậy như mạng Internet. Nhóm 11 10 [...]... về hệ phân tán Bài toán chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán và các nguyên lý để xây dựng các giải thuật giải quyết bài toán chia sẻ tài nguyên Vấn đề chia sẻ tài nguyên là vấn đề cốt lõi của hệ phân tán, việc nắm vững các nguyên lý giải quyết bài toán chia sẻ tài nguyên là hết sức quan trọng Tiểu luận đã trình bày được các kiến thức tổng quan về hệ phân tán, nêu được lý do tại sao phải chia sẻ tài nguyên. .. Trong phần này, tiểu luận sẽ trình bày giải pháp cho việc chia sẻ tài nguyên vật lý Một cách tổng quát, ta có thể xem hệ thống phân tán là một tập Nhóm 11 28 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán hợp các nút mạng có thể liên lạc với nhau thông qua kênh truyền thông, giả sử mỗi nút đều có một bộ xử lý và bộ nhớ địa phương, để tối ưu hóa hiệu năng của hệ thống phân tán, thì điều cần thiết là chia sẻ tài. .. hợp thì ít thích hợp cho các hệ thống client-server, tuy nhiên server có thể cung cấp bộ nhớ dùng chung phân tán cho sự chia sẻ giữa các client Nhóm 11 30 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán Hệ thống bộ nhớ dùng chung phân tán quản lý các bản sao dữ liệu: Mỗi máy tính có một bản sao địa phương mà dữ liệu được cập nhật mới nhất được lưu vào trong bộ nhớ dùng chung phân tán tạo ra sự nhanh chóng cho... nêu được lý do tại sao phải chia sẻ tài nguyên và giải quyết bài toán chia sẻ tài nguyên Tuy nhiên, do chủ đề khá rộng và kiến thức còn hạn chế nên tiểu luận của em mới chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu các nguyên lý để xây dựng các giải pháp chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán, và mới chỉ dừng lại ở việc trình bày giải pháp cho việc chia sẻ tài nguyên vật lý Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới cô Vũ Thị... dầu của việc tính toán, tất cả các tải công việc của hệ thống đều đã có sẵn, không có tải mới được nạp vào hệ thống trong quá trình hoạt động, Nhóm 11 29 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán tức số thẻ bài là cố định, không có thẻ bài được thêm vào hoặc loại ra khỏi hệ thống trong thời gian cân băng tải Ở mỗi bước, chỉ có tối đa một thẻ bài được chuyển từ một trạm nào đó sang một trong các trạm gần... tới người sử dụng trên toàn thế giới 2.4 Đồng bộ hóa Đồng bộ hóa là một trong các giải pháp hỗ trợ để giải quyết bài toán chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán Đồng bộ hóa trong môi trường phân tán phức tạp hơn nhiều so với môi trường tập trung Đồng bộ hoá là vấn đề xử lý cùng một công việc tại cùng một thời điểm Trong hệ phân tán nói chung và mạng máy tính nói riêng không có đồng bộ hóa chung cho toàn... 11 25 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán Hình 2.26: Xác thực dựa trên khóa công khai - Xác thực dựa trên trung tâm phân phối khóa: nếu hệ thống gồm N Host, mỗi Host phải chia sẻ một khóa mật với N-1 host khác thì hệ thống cần quản lý N.(N-1)/2 khóa, và mỗi host phải quản lý N-1 khóa Như vậy nếu N lớn sẽ rất khó khăn trong việc quản lý Do đó, để khắc phục hiện tượng trên ta sử dụng trung tâm phân phối... 11 31 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán Có hay không câu trả lời cuối cùng, liệu có hay không một bộ nhớ dùng chung phân tán được ưa chuộng với những thông điệp ngẫu nhiên cho các ứng dụng riêng biệt Bộ nhớ dùng chung phân tán là một công cụ có nhiều triển vọng, nó có trạng thái nền tảng phụ thuộc lên trên năng suất với những gì nó thi hành 3.2.2 Hướng tiếp cận của bộ nhớ dùng chung phân tán: Có... thuật toán tối ưu hóa phức tạp, như thuật toán multi-port cho cân bằng tải tĩnh và thuật toán stable cho cân bằng tải tĩnh 3.2 Chia sẻ bộ nhớ dùng chung Bộ nhớ dùng chung phân tán (DSM) là một khái niệm trừu tượng sử dụng cho việc chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính nhưng không chia sẻ bộ nhớ vật lý Các xử lý truy nhập bộ nhớ dùng chung phân tán cho quá trình đọc và cập nhật mọi thứ có mặt bên trong. .. năng Nhóm 11 19 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán 2.6.1 Khái niệm Sau đây là các đòi hỏi cho 1 hệ phân tán: - - - - Tính sẵn sàng (availability): hệ thống sẵn sàng sử dụng ngay bất kỳ lúc nào Nói chung, thuộc tính này đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động một cách chính xác ở mọi thời điểm được yêu cầu và sẵn sàng hoạt động theo yêu cầu của người sử dụng Tính tin cậy (reliability): hệ thống chạy liên . đề chia sẻ tài nguyên trên hệ phân tán. Nhóm 11 3 Chia sẻ tài nguyên trong hệ phân tán 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ PHÂN TÁN Trước khi đi vào giải quyết vấn đề Chia sẻ tài nguyên trên hệ phân tán , trong. kiểu hệ phân tán Có 3 kiểu hệ phân tán: các hệ thống tính toán phân, các hệ thống thông tin phân tán, các hệ thống phân tán rộng . • Các hệ thống tính toán phân tán: Đây là các hệ phân tán sử. các tài nguyên trong hệ thống. Như vậy bài toán chia sẻ tài nguyên là một bài toán quan trọng trong hệ phân tán. Với những yêu cầu tổng quan được nêu ra thì các vấn đề của bài toán chia sẻ tài nguyên

Ngày đăng: 03/06/2014, 14:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ PHÂN TÁN

    • 1.1. Hệ phân tán

    • 1.2. Đặc trưng của hệ phân tán

    • 1.3. Các kiểu hệ phân tán

    • 1.4. Kiến trúc hệ phân tán

    • 2. CHIA SẺ TÀI NGUYÊN TRONG HỆ PHÂN TÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ

      • 2.1. Định danh

      • 2.2. Xử lý tiến trình

        • 2.2.1. Khái niệm tiến trình và luồng

        • 2.2.2. Ảo hóa

        • 2.2.3. Di trú mã

        • 2.3. Truyền thông

          • 2.3.1. Các giao thức phân tầng

          • 2.3.2. Các kiểu truyền thông

          • 2.3.3. Gọi thủ tục từ xa

          • 2.3.4. Truyền thông hướng thông điệp

          • 2.3.5. Truyền thông hướng dòng

          • 2.3.6. Truyền thông đa điểm

          • 2.4. Đồng bộ hóa

          • 2.5. Nhất quán dữ liệu

            • 2.5.1. Mô hình nhất quán lấy dữ liệu làm trung tâm

            • 2.5.2. Mô hình nhất quán lấy người dùng làm trung tâm

            • 2.5.3. Quán lý các bản sao

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan