Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa, đến chất lượng gỗ keo tai tượng (acacia manggium) 9 tuổi trồng tại huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang

107 539 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa, đến chất lượng gỗ keo tai tượng (acacia manggium) 9 tuổi trồng tại huyện chiêm hóa   tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất Rất Hay !

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị RTSX Rừng trồng sản xuất RSX Rừng sản xuất TN Thái nguyên ĐHKH TN Đại học khoa học thái nguyên KLTT Khối lượng thể tích gam/ cm³ LĐ Lập địa Cây/ ha TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam M Khối lượng h giờ σ ed Độ bền ép dọc thớ MPa σ kd Độ bền kéo dọc thớ MPa σ ut Độ bền uốn tĩnh MPa Χ Trị số trung bình cộng S Độ lệch tiêu chuẩn % S% Hệ số biến động % P% Hệ số chính xác Y o Khối lượng thể tích cơ bản gam/ cm³ Yt Tỷ lệ giãn nở mm ĐHLNVN Đại học lâm nghiệp Việt Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là nguyên liệu sản xuất đặc biệt, là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của nền kinh tế Nhà nước về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia. Hiện nay, rừng là một đối tượng sản xuất không gì thay thế được và trong những năm gần đây, tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường và đời sống của người dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11 triệu ha. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương trình, dự án trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta đã tăng lên (đến năm 2008 diện tích có rừng là 13,12 triệu ha rừng, độ che phủ 38,7% - Bộ NN & PTNT, 2009), đáp ứng nhu cầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào đối tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất (RTSX) được quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn rừng sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất (RSX) giai đoạn 1998 - 2010, tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa đạt được kế hoạch đặt ra. Chính vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh phát triển trồng RSX. Để tiến tới nền lâm nghiệp bền vững về kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng cây trồng lâm nghiệp và thực hiện các dự án của rừng trồng nhằm đạt được các giá trị kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, giúp cho tài nguyên rừng ngày càng phát triển bền vững và đời sống con người ngày càng được nâng lên. Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên đây, tôi đã chọn đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa, đến chất lượng gỗ keo tai tượng (Acacia manggium) 9 tuổi trồng tại huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về gỗ Keo tai tượng * Đặc điểm [6] Keo tai tượng (Acacia mangium Willd), tên đồng nghĩa (Racospermamangium (Willd) Pedley (1987). Tên địa phương Brown salwood, black wattle, hickory wattle (En). Tên phổ thông ở, Indonesia: Tongke hutan, mangge hutan. Malaysia: Mangium. Thái lan: Krathin thepha. Phân bố: Keo tai tượng được thấy ở đảo Sula, Seram, Aru, các tỉnh miền tây của Papua New Guinia và miền Đông Bắc Quennland, đã được trồng rải rác ở vùng Malesian, đặc biệt là ở Sabah và peninsula của Malaisia. Keo tao tượng được nhập vào Việt Nam từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX và hiện nay được trồng ở hầu hết các tỉnhtrong nước. Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ trung bình đến cây gỗ lớn, có cây cao đến 35m, chiều cao dưới tán cao tới 20m, đường kính có thể đạt đến 90cm. Bề mặt vỏ gần gốc bị nứt, vỏ mầu nâu xám đến nâu đậm, lớp vỏ phía trong nâu nhạt. Tán hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành thấp, cành nhỏ có cạnh nhẵn, màu xanh lục. Trên cây mầm có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường bẹt. Cây trưởng thành có dạng, lá đơn, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu lá có mũ lồi tù, chiều dài của lá dài từ 15-25cm, chiều rộng từ 5- 10cm, khá dầy, 2 mặt lá xanh đậm, có 4 gân dọc song song nổi rõ. Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung từ 2-4 hoa tự, ở nách lá, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu vàng, nhị nhiều vươn dài ra ngoài hoa. Quả đậu xoắn, hạt hình trái xoan, màu đen, hơi dẹt. Đặc tính sinh học và sinh thái học: Hầu hết các loài keo sinh trưởng nhanh. Nhiều số liệu điều tra sinh trưởng của cây keo tai tượng cho thấy, Keo tai tượng có thể đạt tăng trưởng đường kính hàng năm trung bình 5 cm và tăng trưởng chiều cao tới 5m trong 4-5 năm đầu. Số liệu nghiên cứu ghi chép cho 2 thấy, năm đầu tiên cây đạt đến chiều cao 3m và trong năm thứ 2 Keo tai tượng có thể đạt chiều cao trung bình hơn 8m và đường kính bình quân đạt 9cm. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng của cây giảm nhanh sau 7-8 năm tuổi, cây keo tai tượng không thể vượt quá chiều cao 35 m và đường kính 35 cm. Ở Sabah cây keo tai tượngtuổi 14 chiều cao chỉ đạt 30 m và đường kính đạt 40 cm. Ở vĩnh phú (cũ) cây 4 tuổi cao trung binh 6,8m đường kính đạt 8cm. Keo tai tượng có thể trồng và phát triển trên nhiều lập địa khác nhau, kể cả vùng đất khô cằn, đất bạc màu. Điều kiện thích hợp nhất đối với loài cây này là ở vùng đất có độ PH = 4-6 và lượng mưa trung bình năm từ 1400 - 2000mm. Cây mọc nhanh, mọc rất tốt rất tốt ở đất sâu ẩm và nhiều ánh sáng. Nơi đất cằn cỗi cây mọc chận và phát tán sớm. Tuy nhiên, đây là loài cây dễ trồng, nhanh khép tán, có tác dụng che phủ và cải tại đất tốt. Cấu tạo: [12] - Đặc điểm cấu tạo thô đại: Gỗ lõi có màu hồng đến đen nâu, đôi khi thấy màu nâu cánh gián hoặc nâu xám, phân biệt rõ với gỗ có màu vàng tía đến vàng rơm. Thớ gỗ thường thẳng, đôi khi thấy thớ xoắn. Bề mặt khá mịn và đồng nhất, thỉnh thoảng thấy có dải sọc do có các dải màu sẫm chạy dọc, gỗtính phản quang, mạch gỗ khá lớn đến lớn và có thể thấy rõ bằng mắt thường, gỗ không có hiện tượng cấu tạo lớp. - Đặc điểm cấu tạo hiển vi: Vòng năm không rõ. Mạch gỗ phân tán, số lượng 5,9 - 6,4 mạch/mm², mạch đơn (chiếm 40%) và mạch kép 2-4, đường kính trung bình lỗ mạch 154 µm, lỗ xuyên mạch đơn, lỗ thông ngang xếp so le, miệng lỗ thông ngang hình đa giác, đường kính 6 -9µm,, lỗ thông ngang giữa mạch và tia là đôi lỗ thông ngang nửa có vành, không có thể bít. Sợi gỗ dài 1063µm, đường kính trung bình 21,1µm, chiều dày vách 2,38 µm, không có vách ngăn ngang, màng lỗ thông ngang đơn hoặc có vành kích thước nhỏ. Tế bào mô mềm xếp dọc thân cây khá nhiều, ở dạng vây quanh mạch kín hình tròn, thường có từ 2-4 tế bào mô mềm vây kín quanh lỗ mạch, có xu 3 hướng vây quanh mạch hình cánh, đặc biệt với lỗ mạch nhỏ, mỗi dây tế bào mô mềm dọc có 2-4 tế bào. Tia gỗ rộng 1-2-3 hàng tế bào, cao 0,2-,0,4mm, số lượng 4-6-8 tia/mm, tia gỗ cấu tạo đồng nhất. Tinh thể hình lăng trụ có trong ruột của các tế bào mô mềm xếp dọc thân cây. Gỗ không có silic, phát quang khi có tia cực tím. Tính chất: Gỗ keo tai tượng là loại gỗ lá rộng có khối lượng thể tích trung bình, gỗ có hàm lượng Cululose chiếm tổng 78%, alpha Cululose chiếm 46,5%, lignin 27%, pentozan 14% và tro 0,2%, hàm lượng các chất tan trong cồn Benzen 3,8%, trong nước nóng 3,3% và trong xút 13,4%. Công dụng: Gỗ keo tai tượng được dùng trong xây dựng, đóng tàu, làm nội thất và khung hộc, ván mỏng, ngoài ra còn là nguyên liệu rất tốt trong sản xuất vàn dăm. Gỗ keo tai tượng cho bột giấy tốt, có thể so sánh được với gỗ bạch đàn. Ở Australia thí nghiệm nấu sunphát với dăm keo tai tượng rừng trồng 9 năm tuổi cho thấy chỉ cần lượng kiềm trung bình cho hiệu suất bột trên 50%. Hiệu suất bột giấy thậm chí còn đạt cao hơn tới 75%, với quá trình nấu sun phít trung tính nửa hóa học và bột giấy dễ tẩy trắng đạt đến độ trắng dùng cho sản suất giấy chất lượng cao. Triển vọng: Sử dụng gỗ Keo tai tượng trong sản xuất ván dăm và ván sợi có thể tích trung bình (MDF) trong tương lai sẽ tăng và chất lượng ván dăm đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất bột giấy và giấy. Hiện nay, vấn đề mục lõi có thể được hạn chế bằng cách trồng xen loài, lựa chọn, nhân giống hay lai giống. Mức độ mục lõi cao có thể là do mùa mưa ngắn. 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Trên thế giới 1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu Keo tai tượng Trong những năm 1980, các loài Keo Acacia đã được đưa vào thử nghiệm ở nhiều nước vì khả năng tốt của chúng, nhất là khả năng cải tạo đất, 4 chống xói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài cho thấy Keo tai tượng có chiều cao đứng thứ 3 ở cả 2 điểm thí nghiệm (Havmoller,1989) Năm 1986, trên đảo Hải Nam - Trung Quốc với 20 xuất xứ của 8 loài keo đã được thực hiện ở tuổi thứ 2. Trong đó Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu. Sau 2 năm tai tuổi keo tuợng sinh trưởng D < 7,4 cm, H<4,7m (Minquan, Ziayu and Yutian, 1989). Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm tại Thái Lan (P.chittanchumnonK and SirilaK, 1991). Kết quả cho thấy của 3 năm tuổi tại 2 điểm thí nghiệm: Tại Ratchaouri, keo tai tượng xuất xứ 13846 xếp thứ 9 có chiều cao 7,2m. Tại Saitheng, keo tai tượng không nằm trong 10 xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu vẫn là Acrassicapa 13683 với chiều cao 18,4m. Darus (1991). Khi nghiên cứu vai trò củatrong việc dâm hom keo tai tượng cho rằng, lá giữ được vai trò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh của rễ ở các hom chưa hóa gỗ, đặt dưới phun mù, cần cắt đi một phần lá cho hom nhỏ lại, vừa đỡ thoát hơi nước lại tiết kiệm được diện tích dâm cây. R.passad (1992). Nghiên cứu sinh trưởng của các loài keo Acacia và một số loài cây khác trên các loại đất hoang hóa tại nhiều khu vực khác nhau ở Ấn Độ. Kết quả khẳng định được tính chất trội và khả năng chịu hạn của một số loài keo sinh trưởng trên đất bạc màu. Thời gian gần đây, loài keo tai tượng ở Inđônêsia đã được dâm hom thành công, phục vụ rừng trồng rừng kinh tế. Theo tác giả Shuen - Chao Wu, (1994). Đã khẳng định: Gỗ keo tai tượng hoàn toàn có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ván sợi, bởi vì gỗ keo tai tượng là loại gỗ có ứng suất tách nhỏ, dễ phân ly, có khả năng kết dính tốt bởi các loại keo dán tổng hợp. 5 Theo Hikaru Sasaki, Shuichi Kawai and Ling - Fei Ma, (1994). Gỗ keo tai tượng có thể hoàn toàn có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván dăm định hướng. Theo tác giả R.M.H.J Lemmen, I.soerianegara and W.C. Wong (1995). Đã xác định, mặc dù trong thành phần của gỗ keo tai tượng có chứa nhiều chất màu, tanin, gỗ có màu sẫm v.v, song sợi gỗ của gỗ keo tai tượng lại rất dễ tẩy trắng. Do đó gỗ keo tai tượng là nguồn nguyên liệu tốt cho công nghiệp sản xuât giấy thông dụng. Vì gỗ keo tai tượng là loại gỗ có chiều dài sợi không lớn (Chiều dài sợi từ 0,7-0,9mm) nên không thể sản xuất các loại giấy có chất lượng cao. Hiện nay trên thế giới có nhiều nơi sử dụng gỗ keo tai tượng để sản xuất giấy. 1.2.1.2. Nghiên cứu về lập địa, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Lập địa rừng trồng cũng là một trong những biện pháp, kỹ thuật lâm sinh quan trọngảnh hưởng đến năng suất rừng trồng. Đối với mỗi lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách sắp xếp, bố trí cây trồng khác nhau. Về vấn đề này đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992) khi nghiên cứu mật độ và lập địa trồng rừng cho Bạch đàn E. deglupta ở papua New Guinea đã bố trí theo các lập địa. Số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm cũng có kết quả tăng khác nhau. 1.2.2. Ở Việt nam 1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng keo tai tượng Nghiên cứu loài keo tai tượng được bắt đầu năm 1980. Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991), một số xuất xứ của 4 loài keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở 2 điạ điểm Ba Vì (Hà Nội), Hóa Thượng (Thái Nguyên), keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính. 6 Cuối năm 1980. Keo tai tượng đã trở thành loài được ưa chuộng nhất ở nước ta. Vì bên cạnh, nó có khả năng sinh trưởng cao, còn có khả năng duy trì độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn. Nhìn chung ở Miền Nam lớn nhanh hơn ở miền Bắc, cụ thể là ở Bình Sơn (Đồng Nai) loài cây này đạt chiều cao bình quân 2,8m/ năm, đường kính 4,5cm/ năm. Trong khi đó ở Ba Vì - Hà Nội và Vĩnh Phú, hai chỉ tiêu này chỉ đạt 1,9 m/ năm và đường kính 2,4 - 2,6cm/ năm. Một số xuất xứ A.mangium đã được đưa vào thử nghiệm một số nơi, mặc dù các rừng khảo nghiệm còn non tuổi, song đã có kết quả bắt đầu. Sinh trưởng của loài keo tai tượng ở Bầu Bảng chỉ đạt gần 2m/ năm, trong khi đó ở La Ngà xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao 3,3m /năm. Đầu năm 1990. Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã triển khai một khảo nghiệm gồm 39 xuất xứ của 5 loài keo tại Ba Vì (Hà Nội), sau 6 tháng sinh trưởng của 5 loài keo được xếp theo chiều cao (m) và đường kính (cm) như sau: Loài H (m) D (cm) A. auriculiformis 1,12 1,29 A.crassocarpa 0,96 1,26 A.mangium 0,85 1,19 A.aulacocarpa 0,76 0,80 A.cincinnata 0,67 0,86 Năm 1990, một số xuất xứ keo tai tượng được trung tâm nghiên cứu Đông Nam Bộ thực hiện tại Sông Mây (Đồng Nai) và Bầu Bảng (Sông Bé), cho thấy sinh trưởng của keo tai tượng ở Bầu Bảng vượt hơn hẳn ở Sông Mây, song các xuất xứ có nhiều thay đổi, thậm trí ngược nhau ở hai địa điểm. Vi Văn Viện (2000). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại hình rừng trồng thuần loài Keo tai tượng đến một số tính chất vật lý - hóa học của đất đai tại lâm trường Bát Sát - Lào Cai. Kết quả đã đưa ra được sự ảnh hưởng của đến tính chất vật lý và hóa học của đất. Ngoài những nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của Keo tai tượng, nghiên cứu ảnh hưởng của Keo tượng đến độ phì của đất, vv. Cũng đã có 7 [...]... vi nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu - Lập địa rừng trồng tại khu vực huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang - Chất lượng gỗ Keo tai tượng (tính chất vật lý, cơ học của gỗ) sau khikhai thác tại khu vực nghiên cứu 3.2.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu sự ảnh hưởng của 3 cấp lập địa rừng trồng: Chân - Sườn - Đỉnh rừng đến chất lượng rừng Mỗi địa điểm lấy 15 cây theo 3 cấp lập địa rừng trồng. .. TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích được về lý thuyết một số nhân tố của gỗ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ (tính chất vật lý, cơ học của gỗ) - Phân tích được sự ảnh hưởng của lập địa rừng trồng ảnh hưởng đến chất lượng gỗ (tính chất vật lý, cơ học của gỗ) - Đánh giá được chát lượng gỗ Keo tai tượng tương ứng với từng lập địa rừng trồng 3.2 Đối tượng và... sự ảnh hưởng của lập địa đến chất lượng gỗ ở 3 điều kiện lập địa khác nhau: Đỉnh-Sườn- chân 1.3.1.3 Ảnh hưởng của cấu tạo gỗ Trong đề tài này chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa rừng trồng đến chất lượng gỗ, do đó chúng tôi sẽ khống chế cây keo tai tượng được trồng trên các lập địa khác nhau, nhưng được trồng cùng một độ tuổi Cấu tạo gỗ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất. .. phì của đất - Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện sinh trưởng đến chất lượng gỗ (tính chất cơ lý của gỗ) việc tách riêng sự ảnh hưởng của một nhân tố nào đó để nghiên cứu thì khó có thể thực hiện được - Sự ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến tính chất cơ - lý của gỗ cho phép giả định rằng: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu có liên quan đến vùng phân bố đến các loài gỗ Mức độ ảnh hưởng. .. của lập địa rừng trồng đến các tính chất vật lý của gỗ + Mức độ ảnh hưởng giữa lập địa rừng trồng và sức hút nước tối đa + Mức độ ảnh hưởng giữa lập địa rừng trồng và khối lượng thể tích khô kiệt + Mức độ ảnh hưởng giữa lập địa rừng trồng và khả năng gian nở - Phân tích được mức độ ảnh hưởng của lập địa rừng trồng đến các tính chất cơ học của gỗ + Mức độ ảnh hưởng giữa lập địa rừng trồng và sức chịu... trồng nguyên liệu gỗ nhỏ ở Tuyên Quang hiện nay, trồng ở nhiều lập địa khác nhau Sự ảnh hưởng của các lập địa này đến chất lượng gỗ Keo như thế nào và sử dụng gỗ ở những lập địa như thế nào, cho đến nay chưa có công trình nào khẳng định chắc chắn Chính vì vậy, để có cơ sở khoa học khẳng định lập địa có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng gỗ keo tượng và tôi thấy việc nghiên cứu của tôi là rất cần... lõi và keo tai tượng, ván phủ mặt là ván mỏng từ gỗ trám trắng là R=24-35% - Theo tác giả Lê Xuân Tình ( 199 3) Đã đưa ra nghiên cứu và đưa ra cấu tạo và tính chất cơ lý của gỗ Keo tai tượng, từ đó ứng dụng loại keo này vào sản xuất ván dăm - Tác giả Trần Ngọc Thiệp ( 199 3) Đã tiến hành nghiên cứu sản xuất ván mộc từ gỗ Keo tai tượng để thay thế chi tiết mộc Kết quả tác giả đã kết luận gỗ keo tai tượng. .. đã tiến hành nghiên cứu sử dụng gỗ keo tai tượng trong công nghệ sản xuất các loại ván nhân tạo và mộc thông dụng Tuy nhiên, với những kết quả trên ta thấy, lập địa có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng gỗ Keo tai tượng chưa được làm rõ Vì vậy, việc tôi tiến hành làm đề tài này là cần thiết 1.2.2.2 Ảnh hưởng của lập địa đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng Điều kiện lập địa là sự... của gỗ + Mức độ ảnh hưởng giữa lập địa rừng trồng và sức chịu ép dọc thớ + Mức độ ảnh hưởng giữa lập địa rừng trồng và sức chịu kéo dọc thớ + Mức độ ảnh hưởng giữa lập địa rừng trồng và sức chịu uốn tĩnh * Đánh giá chất lượng gỗ Keo tai tượng 9 tuổi trồng tại huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu - Đề tài kế thưa và điều tra một số tư liệu:... một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gỗ Loại gỗ khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau, dẫn đến chất lượng gỗ cũng khác nhau * Cấu tạo ảnh hưởng đến khối lượng thể tích gỗ [21] Cấu tạo gỗ là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng thể tích, gỗ có cấu tạo khác nhau dẫn đến khối lượng thể tích khác nhau Cấu tạo gỗ ảnh 12 hưởng đến khối lượng thể tích được thể hiện qua nhiều cấu tạo - Yếu . đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa, đến chất lượng gỗ keo tai tượng (Acacia manggium) 9 tuổi trồng tại huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 ( 199 5). Đã xác định, mặc dù trong thành phần của gỗ keo tai tượng có chứa nhiều chất màu, tanin, gỗ có màu sẫm v.v, song sợi gỗ của gỗ keo tai tượng lại rất dễ tẩy trắng. Do đó gỗ keo tai tượng. địa đến chất lượng gỗ ở 3 điều kiện lập địa khác nhau: Đỉnh-Sườn- chân. 1.3.1.3. Ảnh hưởng của cấu tạo gỗ Trong đề tài này chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa rừng trồng đến chất lượng

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan