đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975)

133 713 2
đóng góp của phụ nữ bến tre trong kháng chiến chống mĩ cứu nước (1954 – 1975)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Thanh Minh ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG CỨU NƯỚC (1954 1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Trong hơn 20 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin xem “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và “nhân dân là người làm ra lịch sử”, Đảng và Nhà nước ta đã huy động tất cả mọi tiềm lực, sức người, sức của cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thế trận chiến tranh nhân dân được phát huy ở mức cao nhất, và tất nhiên trong đó không thể không kể đến sự tham gia đông đảo của những người phụ nữ - một lực lượng chiếm trên phần nửa số dân. Trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ đã sát cánh cùng nam giới đứng hàng đầu trên mọi lĩnh vực chiến đấu nhằm đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mĩ- Diệm, giải phóng dân tộc. Thực tế này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ trong trong Nghị quyết về công tác vận động phụ nữ năm 1930: “Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được”[93, 498]. Đến khi cuộc kháng chiến chống bước vào giai đoạn gay go ác liệt thì tầm quan trọng của những đóng góp của phụ nữ tiếp tục được khẳng định, Nghị quyết số 153 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 10-1-1967 nêu rõ: “Trong sự nghiệp chống cứu nước ngày nay, phụ nữ giữ vai trò ngày càng trọng yếu trên mọi lĩnh vực công tác; đặc biệt trên mặt trận sản xuất, phục vụ chiến đấu, chiến đấu và phục vụ đời sống quần chúng, nhất là ở nông thôn, lực lượng phụ nữ ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình” [48, 15]. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của tiến hành ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, hơn bất cứ nơi nào khác, phụ nữ miền Nam là những người đã gánh chịu những mất mát, đau thương và hậu quả nặng nề nhất của cuộc chiến. Thực tế ấy là một cuộc thử thách vô song cho ý chí can trường của con người, cho sự chung thủy với non sông đất nước, cho sự trung hậu, đảm đang của người phụ nữ. 2 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ, kế thừa truyền thống của Bà Trưng, Bà Triệu, phụ nữ miền Nam đã cùng với các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống đế quốc xâm lược kéo dài hơn 20 năm. Danh hiệu “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” chính là sự ghi nhận công lao của Đảng và Nhà nước ta đối với các mẹ, các cô, các chị em gái miền Nam. Trong phong trào phụ nữ Nam Bộ, đóng góp của phụ nữ Bến Tre là một trong những đóng góp tiêu biểu. Tại đây, lần đầu tiên trong Đồng Khởi năm 1960, đã xuất hiện một lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn phụ nữ được tổ chức thành đội ngũ hẳn hoi, tấn công trực diện vào kẻ thù, đã mở đường cho sự hình thành đội quân chính trị khổng lồ, tức “đội quân tóc dài” ở khắp miền Nam trong những năm sau đó, và hình ảnh trở thành biểu tượng của phong trào phụ nữ miền Nam được xem như một “binh chủng” đặc biệt trong kháng chiến chống Mĩ. Cũng từ đây đã ra đời chiến thuật “ba mũi giáp công” (đánh địch đồng thời bằng chính trị, quân sự và binh vận) và được nhanh chóng phổ biến thành kinh nghiệm chiến đấu trên một phạm vi rộng lớn. Từ thực tế lịch sử chói ngời, sinh động và đặc biệt như thế, có nhiều vấn đề được đặt ra, mà ý kiến của Giáo sư Phơrăng Đinh-man người Canađa là một điển hình: “Tôi không hiểu tại sao ở Việt Nam lại có nhiều phụ nữ đánh giặc giỏi, bắn máy bay rất cừ, và ở miền Nam Việt Nam lại có vị Phó tổng tư lệnh là phụ nữ…” [48, 16]. Thật thú vị khi vị Phó tổng tư lệnh quân đội ấy chính là Nguyễn Thị Định, một người phụ nữ của Bến Tre. Nhưng đó chỉ là cá nhân một con người cụ thể, đó có phải là một trong số rất nhiều người phụ nữ Bến Tre hay không ? Trên thực tế phụ nữ Bến Tre đã làm được những gì để chung tay cùng các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp chung, họ có đóng góp gì cho kháng chiến tại địa phương và làm rạng danh phụ nữ miền Nam ? Và những người phụ nữ quê dừa ấy có thật sự xứng đáng với 8 chữ vàng mà nhà nước đã phong tặng cho phụ nữ miền Nam ? Tìm hiểu về hoạt động của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống sẽ làm sáng tỏ những vấn đề trên. 3 Như vậy, nghiên cứu về đóng góp của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ, chúng tôi nhằm: - Tìm hiểu một cách có hệ thống hoạt động tiêu biểu của phụ nữ Bến Tre ở từng thời kỳ cụ thể trong suốt 21 năm chiến tranh chống Mĩ. - Làm rõ sự đóng góp của phụ nữ ở mọi lĩnh vực đối với tỉnh Bến Tre nói riêng và miền Nam nói chung trong khoảng thời gian đó. Ở một khía cạnh khác, phụ nữ Bến Tre là một bộ phận đông đảo của nhân dân Bến Tre, là một bộ phận gắn bó mật thiết với phụ nữ Nam Bộ. Những hoạt động của họ gắn liền với những biến động lịch sử của tỉnh và các thành phần dân cư khác trong xã hội. Cho nên nghiên cứu về đóng góp của họ cũng là để hiểu rõ hơn về lịch sử tỉnh Bến Tre và lịch sử phong trào phụ nữ Nam Bộ nói chung. Về mặt lý luận, việc tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ Bến Tre là tiếp cận một khía cạnh quan trọng trong việc nghiên cứu về phụ nữ, qua đó thấy được tiềm năng, những đóng góp của họ trong quá khứ, là cơ sở để hoạch định những chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ, phát huy sở trường của họ trong hiện tại và tương lai, và cũng là tạo điều kiện cho chị em thực hiện “nam nữ bình quyền”. Đề tài nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương và các vùng phía Nam trên thực tế chưa được chú ý một cách đúng mức. Qua nghiên cứu, ở một mức độ nhất định kết quả thu được sẽ lấp được khoảng trống về mảng thiếu hụt nói trên. Về phía bản thân, nghiên cứu vấn đề này giúp tôi nâng cao nhận thức về lịch sử Việt Nam, bổ sung những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương, đặc biệt là bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, niềm tự hào cho thế hệ trẻ trên cơ sở những giá trị truyền thống của phụ nữ tỉnh nhà và ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị đó. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vấn đề mà luận văn đề cập chỉ là một khía cạnh nhỏ trong mảng nghiên cứu về lịch sử Bến Tre đóng góp của phụ nữ trong giai đoạn 1954-1975. Cho nên đối 4 tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là đông đảo quần chúng phụ nữ lao động bình thường, những phụ nữ nhiều khi không để lại tên tuổi, nhưng là những người chiếm số đông và có vai trò quyết định. Tuy nhiên, một bộ phận phụ nữ anh hùng sẽ được nhắc tới như là một biểu hiện làm nổi bật những cái chung, họ là những người có một vai trò và ảnh hưởng nhất định trong lịch sử. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 1954-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, lịch sử chứng kiến sự vươn mình mạnh mẽ của họ trong bão táp cách mạng liên tục trong vòng hơn 20 năm. Nhưng giới hạn của các giá trị lý luận và thực tiễn của vấn đề không chỉ ngừng lại quanh phạm trù phụ nữ. “Nói phụ nữ là nói nửa phần của xã hội” [48, 16, trích lời Hồ Chủ Tịch, tháng 10-1959]. Cho nên giải đáp vấn đề phụ nữ Bến Tre cũng tức là góp phần quan trọng giải đáp vấn đề xã hội, vấn đề dân tộc ở Bến Tre. Sự hiểu biết về phụ nữ Bến Tre còn là một cơ sở, một mục đích đối với nhiều người đang có những yêu cầu hiểu biết cấp bách về xã hội, về con người tại một tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đề tài chỉ đề cập đến những người phụ nữ trong xã hội. Việc nghiên cứu tách biệt một thành giới trong nhiều thành giới khác nhau của xã hội là việc cần thiết, trong điều kiện nội dung đã được xác định của đề tài. Tuy nhiên, từ chỗ này cũng làm nảy sinh một số khó khăn. Bởi vì, thường không có sự tồn tại và vận động riêng biệt, độc lập của giới phụ nữ, cũng như của các giới khác trong xã hội. Khi Hồ Chủ tịch nói “Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng, thanh niên Việt Nam là thanh niên anh hùng, phụ nữ Việt Nam là phụ nữ anh hùng” (Lời Hồ chủ tịch tháng 12.1965) [48, 22] thì Người cũng đã khẳng định vai trò và sự liên quan chặt chẽ của nhiều thành giới khác nhau trong sự nghiệp chung của dân tộc. Cho nên, trong khi khảo sát riêng giới phụ nữ, chúng tôi cố gắng đề cập đến trong chừng mực nhất định những hoàn cảnh lịch sử chung có liên quan và làm cơ sở cho những hoạt động của phụ nữ, cố gắng tránh những điều chủ quan về mặt phương pháp, thiên lệch về mặt thái độ nghiên cứu và phiến diện về kết luận khoa học. Về nội dung, đề tài nói đến những vấn đề chính như sau: 5 - Các hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chiến đấu và phục vụ chiến đấu, có thể là trực tiếp tham gia đánh giặc, đấu tranh chính trị hoặc làm công tác binh vận, hậu phương kháng chiến, chăm lo sản xuất kinh tế, bảo vệ và che chở cản bộ cách mạng. - Trong từng giai đoạn cụ thể, hoạt động này có thay đổi tùy theo sự điều chỉnh chiến lược chiến tranh của và chủ trương của Đảng cấp trên và địa phương, mặt khác, nò còn chịu sự chi phối của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (1960) và Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam (1961). Tuy nhiên, sự lãnh đạo này là thống nhất và đều hướng tới một mục tiêu chung. 3. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp cơ bản mà tôi sử dụng là phương pháp lịch sử. Trên cơ sở phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử, đề tài này cố gắng trình bày các luận điểm trên cơ sở bám sát sự kiện lịch sử, chân thực, trình bày lịch sử như nó từng có. Đồng thời, để đảm bảo tính hệ thống, khoa học, chúng tôi kết hợp với phương pháp logíc trong tiến trình thực hiện. Do đề tài mang tính lịch sử địa phương nên phương pháp điền dã được sử dụng nhằm tăng tính thực tế của vấn đề nghiên cứu. Qua những chuyến về nguồn, tìm hiểu về vùng đất - đặc biệt là những nơi có phong trào phụ nữ mạnh như các xã điểm Đồng khởi và gặp gỡ những con người cụ thể: các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các nhân chứng sống từng tham gia vào đội quân tóc dài ngày ấy, chúng tôi đã thu thập được nhiều thông tin, nghe nhiều câu chuyện cảm động của các mẹ. Đó chính là nguồn tư liệu quý giúp tôi thực hiện đề tài. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận hệ thống cũng được sử dụng - đặt phong trào phụ nữ Bến Tre trong bối cảnh lịch sử miền Nam và Việt Nam những năm 1954- 1975 để từ đó thấy được hoạt động của phụ nữ Bến Tre vừa tham gia và làm phong phú thêm lịch sử đấu tranh của phụ nữ miền Nam, vừa chịu sự tác động của những biến chuyển trong tình hình miền Nam và cả nước. 6 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay, đã có một số tác phẩm và công trình nghiên cứu của nhiều tác giả viết về phụ nữ Bến Tre ở những mức độ khác nhau. Trước hết là một số tác phẩm viết về phụ nữ Việt Nam mang tính khái quát và có liên quan đến đề tài: Trong Phụ nữ miền Nam nước ta trong phong trào giải phóng dân tộc của Nguyễn Thị Thập, bên cạnh chương trình và điều lệ của Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng miền Nam, sau khi vạch rõ chính sách khủng bố và tội ác của Mĩ- ngụy đối với phụ nữ miền Nam, tác giả đã khái quát sự cống hiến lớn lao của phụ nữ miền Nam vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, và khẳng định phong trào đấu tranh yêu nước của phụ nữ miền Nam hiện nay (thời điểm năm 1963) chính là kế tục sự nghiệp đấu tranh của phụ nữ cả nước trong các thời kỳ cách mạng trước đây. Mặc dù tác phẩm không viết riêng về phụ nữ Bến Tre, nhưng chúng ta hiểu đó là một bộ phận khăng khít của phụ nữ Nam Bộ cho nên đây cũng là gợi ý có giá trị để người viết thực hiện đề tài. Ở một phạm vi rộng hơn, tác phẩm Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại (1973) của Lê Thị Nhâm Tuyết cho chúng ta có cái nhìn về người phụ nữ Việt Nam bằng những nét cơ bản nhất qua các thời kỳ, từ buổi đầu dựng nước đến năm 1973. Tác giả dành chương V để khai thác mảng về người phụ nữ trong phong trào cách mạng hiện đại. Không trình bày về phụ nữ tại một địa phương cụ thể nào, nhưng việc khẳng định vai trò người phụ nữ trong công tác hậu phương và chiến đấu đã khơi gợi cho tác giả luận văn suy nghĩ mở rộng vấn đề. Tham luận tại Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ IV năm 1974 có bài phát biểu Phụ nữ miền Nam kiên cường bất khuất đuổi lật thiệu, giải phóng miền Nam bảo vệ miền Bắc. Sau khi điểm qua những chính sách mà sử dụng đối với đồng bào miền Nam cùng hậu quả của nó, tác giả khẳng định việc phụ nữ miền Nam vùng lên chiến đấu quyết liệt là xuất phát từ truyền thống quật khởi của dân tộc, là do phải sống dưới ách kềm kẹp nặng nề của đế quốc và tay sai, và đưa ra những con số tổng kết thuyết phục về thành tích vẻ vang của phụ nữ miền Nam trong sự nghiệp 7 chống Mĩ; đồng thời bày tỏ tin tưởng vào phụ nữ miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch, cùng với đồng bào và phụ nữ miền Bắc ruột thịt sẽ vượt mọi chướng ngại, gian khổ, hoàn thành thống nhất nước nhà. Đây là bài viết có những tư liệu có giá trị. Năm 1981 Nguyễn Thị Thập ra mắt tác phẩm mới của mình với tên gọi Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam có tính khái quát hơn, bao gồm lịch sử phụ nữ Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước đến kết thúc cuộc chiến tranh giành độc lập 1975. Trong đó tác giả có để cập đến phụ nữ Bến Tre với hình thức đấu tranh chống càn độc đáo năm 1960, và sự ra đời và đóng góp của “đội quân tóc dài”. Cũng đề cập tới vấn đề này là quyển Truyền thống cách mạng của phụ nữ thành đồng, do Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ xuất bản, sau đó in lại năm 2006 lấy tên là Lịch sử phụ nữ Nam Bộ kháng chiến. Theo các tác giả, chiến thuật “ba mũi giáp công” và tản cư ngược đã ra đời từ cuộc đồng khởi ở Bến Tretrong đó vai trò của phụ nữ nổi lên cao nhất. Ngoài ra, trong chương IV với tiêu đề “Phụ nữ Nam Bộ đấu tranh chống Mĩ-ngụy”, trong khi dựng lại bức tranh về những người phụ nữ Nam Bộ kháng chiến, ở nhiều lĩnh vực, nhiều giai đoạn khác nhau, hoạt động của phụ nữ Bến Tre cũng được chú ý, như: chống Mĩ- Diệm rải chất độc hóa học ở Bến Tre, đấu tranh vũ trang, lập các đội du kích nữ, công tác binh vận…Tuy nhiên còn ở mức độ khá khiêm tốn, và như tên gọi của nó, quyển sách tập trung khai thác về hình ảnh chung của phụ nữ miền Nam. Cũng nhắc đến phong trào phụ nữ thông qua trình bày tình hình chung là tác phẩm Lịch sử kháng chiến chống cứu nước 1954-1975 gồm 2 tập. Qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về mối liên hệ mật thiết giữa cuộc kháng chiến của phụ nữ Bến Tre nói riêng, nhân dân Bến Tre nói chung với các địa phương trong cả nước. Một số tác giả cũng nêu lên vai trò người phụ nữ trong kháng chiến nhưng chủ yếu là về phụ nữ miền Nam trong các tác phẩm như Binh chủng đặc biệt của đội quân tóc dài của Tổ sử phụ nữ Nam Bộ, Phụ nữ miền Nam Việt Nam bất khuất, Phụ nữ Việt Nam những sự kiện đầu tiên và nhất của Trần Nam Tiến, Đội quân “tóc dài” của Nhà xuất bản phổ thông (1967)…… Một số bài viết mang tính 8 chuyên đề được đăng trên các báo, tạp chí cũng đề cập đến vấn đề ở những góc độ, mức độ khác nhau, tiêu biểu là Gặp tư lệnh đội quân tóc dài ở binh trạm Trường Sơn (báo Sự kiện và nhân chứng), Đội quân tóc dài sự tỏa sáng của những huyền thoại (Sài Gòn giải phóng)…. Cùng với những công trình nghiên cứu chung, chúng tôi tìm thấy một số tác phẩm viết riêng về Bến Tre có đề cập đến phong trào phụ nữ ở đây và một tác phẩm nói về phụ nữ Bến Tre. Trong tác phẩm viết chung về lịch sử Bến Tre từ năm 1960 đến tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với tên gọi Đồng Khởi ở Bến Tre (viết năm 1985), tác giả Quỳnh Cư có đề cập tới hoạt động của phụ nữ Bến Tre nhưng chủ yếu đi sâu về đấu tranh cách mạng của nhân dân toàn tỉnh. Luận án phó tiến sĩ Lịch sử của Trần Quỳnh Cư (1994) chính là sự bổ sung và phát triển nghiên cứu này nhưng phạm vi được thu hẹp, chỉ tập trung vào đồng khởi năm 1960. Cả hai tác phẩm này đều là những tư liệu cần thiết và cung cấp cho người viết một số luận điểm có tính chất gợi ý cần đi sâu. Cuộc kháng chiến chống cứu nước của nhân dân Bến Tre (1985) là công trình tổng kết của Ban chỉ huy quân sự tỉnh. Trong đó, xen kẽ giữa nguồn tư liệu phong phú về lịch sử đấu tranh của nhân dân tỉnh nhà là những trang viết ghi nhận lại hoạt động của phụ nữ Bến Tre đóng góp cho phong trào đấu tranh tại địa phương. Dưới góc độ văn học, tập hồi ký Không còn con đường nào khác sau đó sữa chữa lấy tên là Nữ chiến sĩ rừng dừa (1986) của đồng chí Nguyễn Thị Định là tiếng nói của “người trong cuộc” phản ánh đôi nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Bến Tre giai đoạn 1954-1960, và cũng cho chúng ta hiểu phần nào tâm tư tình cảm của người phụ nữ Bến Tre trong chiến tranh. Huyền thoại quê hương đồng khởi do Tỉnh ủy Bến Tre biên soạn cũng thuộc dạng hồi ký, đáng kể là bài viết của tác giả Thanh Giang về đội quân tóc dài. 9 Ngoài ra, một số tác phẩm của các tác giả khác cũng đề cập ở mức độ nhất định đến vấn đề đang nghiên cứu như Lịch sử hậu cần nhân dân Bến Tre 30 năm kháng chiến (1945-1975) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Nhìn chung, việc nghiên cứu về phụ nữ ở khía cạnh những đóng góp cho lịch sử dân tộc là khá nhiều, nhưng phần lớn là ở phạm vi vùng miền hoặc cả nước. Phong trào phụ nữ ở từng địa phương riêng lẻ chưa được các nhà nghiên cứu lưu tâm tới, cho nên còn nhiều khoảng trống ở lĩnh vực này, phong trào phụ nữ Bến Tre cũng không phải là một ngoại lệ. Mười năm trở lại đây, tác giả Thạch Phương cùng các cộng sự của ông đã biên soạn Phụ nữ Bến Tre (2000). Cho đến nay, đây là tác phẩm duy nhất viết riêng về phụ nữ Bến Tre từ những ngày đầu mới khai hoang lập nghiệp đến hòa bình xây dựng đất nước. Nếu như phần một là những khái quát về phụ nữ qua các chặng đường lịch sử thì phần thứ hai của tác phẩm dành trọn cho những gương mặt, những cuộc đời người phụ nữ tiêu biểu ở Bến Tre. Có thể nói đây là tác phẩm có giá trị cao, nhiều tư liệu hữu ích giúp người viết thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, giai đoạn kháng chiến chống chỉ được đề cập ở chương IV với một số lượng trang viết khá ít ỏi và còn sơ lược. Gần đây nhất, nhân kỉ niệm 50 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi (17-01-1960), tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam có một số bài viết bàn về vấn đề này. Đáng chú ý là bài viết “Bàn thêm về hình thái khởi nghĩa từng phần ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1959-1960” của tác giả Hà Minh Hồng và “Đồng Khởi Bến Tre nét đặc trưng sáng tạo của chiến tranh nhân dân Việt Nam của Nguyễn Văn Kết. Trong các bài viết này, các tác giả đều có nhắc đến đóng góp của phụ nữ Bến Tre ở một mức độ nhất định. Như vậy, trong các tác phẩm và bài viết được nhắc đến, phụ nữ Bến Tre chỉ được nghiên cứu lồng vào nội dung về phụ nữ miền Nam hoặc phụ nữ Việt Nam. Những bài viết chuyên đề tuy có đi sâu vào một vài khía cạnh nào đó nhưng xét trên bình diện chung của vấn đề đang nghiên cứu thì nó còn mang tính chất tản mạn, rời rạc, chưa thành hệ thống, chưa phản ánh một cách toàn diện khái quát vấn đề. [...]... ở chương 2 Đóng góp của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống cứu nước (19541 960) chúng tôi cố gắng dựng lại bức tranh về những hoạt động của phụ nữ Bến Tre trước và trong Đồng Khởi - Chương 3: Đóng góp của phụ nữ Bến Tre từ sau Đồng Khởi năm 1960 đến năm 1975 là những ghi nhận về đóng góp của phụ nữ trong 15 năm cuối của cuộc đấu tranh chống 12 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BẾN TRE TRƯỚC NĂM... kết toàn dân tộc chiến đấu vì một lý tưởng chung Thành tích ấy rất đáng ghi nhận và tự hào Trên cơ sở của cuộc đấu tranh chống Pháp, phụ nữ tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm, và đó chính là tiền đề để phụ nữ phát huy hơn nữa vai trò của mình trong giai đoạn kháng chiến chống 31 CHƯƠNG 2 ĐÓNG GÓP CỦA PHỤ NỮ BẾN TRE TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG CỨU NƯỚC (1954- 1960) 2.1 Tình hình Bến Tre sau Hiệp định... phong trào phụ nữ Bến Tre là Đại hội phụ nữ cứu quốc tại rạp hát Cảnh Xuân ở thị xã (tháng 9-1945) Tại đại hội, đoàn thể phụ nữBến Tre lấy tên là Đoàn phụ nữ cứu quốc Một ban chấp hành gồm 11 thành viên được bầu ra, sau đó ở các huyện cũng lần lượt bầu ban chấp hành phụ nữ cứu quốc Đoàn phụ nữ cứu quốc là một tổ chức đoàn thể làm nòng cốt trong phong trào phụ nữ nói chung, là thành viên của Mặt trận... hoàn thành với những đóng góp sau: - Trình bày một cách có hệ thống về đóng góp của người phụ nữ trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: cuộc chiến tranh chống ác liệt và kéo dài của cả dân tộc 11 - Luận văn góp phần làm phong phú thêm tư liệu về lịch sử tỉnh Bến Tre nhìn từ góc độ cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thời hiện đại - Thông qua những thành tích của phụ nữ Bến tre, luận văn còn góp phần làm rõ đặc... văn kiện của Đảng về chống cứu nước Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các tư liệu từ: - Các luận văn và các công trình nghiên cứu đã được công bố về phong trào cách mạng của phụ nữ ở miền Nam nói chung và Bến Tre nói riêng - Các báo cáo tổng kết của các ban, ngành của tỉnh Bến Tre như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Ban chỉ huy quân sự, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng, Ban Tổng kết chiến tranh... giới thiệu trong Bách khoa toàn thư của châu Âu Kế thừa truyền thống văn thơ yêu nước và cách mạng, những thành tựu trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của cha ông, nhân dân Bến Tre đã đẩy mạnh các hoạt động thơ ca, văn nghệ, hội họa, thuật phục vụ cho kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, chống lại có hiệu quả nền văn hóa nô dịch của bọn xâm lược 1.1.2 Phụ nữ Bến Tre trong công cuộc khai phá, định cư... trí của người phụ nữ trong xã hội được nâng cao Đó cũng là bước chuẩn bị lực lượng, đội ngũ, kinh nghiệm để bước vào một cuộc chiến đấu mới đầy hi sinh, phức tạp và ác liệt hơn nhiều trong hơn hai thập kỉ tiếp theo giai đoạn kháng chiến chống cứu nước 29 Tiểu kết chương 1 Ngay từ buổi đầu khai hoang mở đất, người phụ nữ đã tham gia tích cực trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, chung tay góp. .. chính đáng của người phụ nữ Đó cũng là cơ sở, là niềm tin động viên chị em tiếp tục cố gắng, phát huy khả năng, sức lực, trí tuệ của mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ngay sau đó Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, người phụ nữ tỏ ra chủ động và can đảm hơn Không chỉ làm công tác hậu phương, mà chị em còn tích cực trong lĩnh vực chiến đấu giết giặc Điểm mới của phong trào phụ nữ giai... anh hùng của phụ nữ miền Nam 7 Cấu trúc của luận văn Luận văn được chia thành 3 chương: - Chương 1 Khái quát tình hình Bến Tre trước năm 1954 Trong chương này chúng tôi trình bày vài nét khái quát về đất và người Bến Tre cùng với truyền thống đấu tranh cách mạng của phụ nữ Bến Tre từ thời thuộc Pháp đến kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp - Chương 2 và chương 3 là phần trọng tâm của luận văn Trong đó... thức thấm sâu trong lòng các mẹ, bà chị và được kế thừa, phát huy mạnh hơn, linh hoạt hơn trong thời chống Trong những cống hiến của phụ nữ Bến Tre thời kháng chiến chống Pháp, có hai sự kiện để lại dấu ấn sâu đậm trong ký ức nhân dân Đó là việc chị Ba Định cùng một số đồng chí khác như Ca Văn Thỉnh, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, Đào Công Trường được Tỉnh ủy Bến Tre giao nhiệm vụ vượt biển (trong hoàn cảnh . phụ nữ miền Nam ? Tìm hiểu về hoạt động của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ sẽ làm sáng tỏ những vấn đề trên. 3 Như vậy, nghiên cứu về đóng góp của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến. động của phụ nữ Bến Tre trước và trong Đồng Khởi. - Chương 3: Đóng góp của phụ nữ Bến Tre từ sau Đồng Khởi năm 1960 đến năm 1975 là những ghi nhận về đóng góp của phụ nữ trong 15 năm cuối của. kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp. - Chương 2 và chương 3 là phần trọng tâm của luận văn. Trong đó ở chương 2. Đóng góp của phụ nữ Bến Tre trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954- 1960)

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan