đặc điểm truyện ngắn bùi hiển

111 1.5K 7
đặc điểm truyện ngắn bùi hiển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ MỸ NGỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN BÙI HIỂN LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC CHUN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số:60 22 34 NGƯỜNG HƯỚNG DẪN: PGS.TS. PHÙNG Q NHÂM TP. H Ồ CHÍ MINH - 2006 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đối với PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người thầy hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo, cùng với quý thầy cô đã hết lòng giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình tôi thực hiện luận văn này. Biên Hòa, tháng 3 năm 2006 Lê Thị Mỹ Ngọc MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Văn học Việt Nam bước vào thế kỉ XX đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa, đặc biệt là từ những năm 1930 -1945, nhờ có những điều kiện văn hóa lòch sử mới, nhòp độ phát triển của nó càng khẩn trương hơn. Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam không chỉ phát triển về đội ngũ nhà văn, nhà thơ mà còn đạt được nhiều thành tựu văn học xuất sắc. Có thể nói quá trình hiện đại hóa nền văn học đã đẩy văn học Việt Nam phát triển thêm một bước với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc ở các thể loại. Văn xuôi nghệ thuật giai đoạn này đã có bước phát triển vượt bậc so với văn học trung đại. Bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn giai đoạn này, đã có những thành tựu phong phú và vững chắc với hàng loạt phong cách độc đáo, nối tiếp nhau đưa thể văn này đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Một số truyện ngắn văn học thời kỳ này có thể so sánh với những thành tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới. “Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 thực sự đa dạng về phong cách và bút pháp. Có thể nói trong lòch sử truyện ngắn hiện đại thế kỉ XX, chưa bao giờ có sự nở rộ phong cách, giọng điệu như mười lăm năm đáng ghi nhớ của văn học – đó là sự ghi tạc của thế hệ sau tên tuổi của các nhà văn danh tiếng: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân …”[78, tr.182]. Thế nhưng không phải nhà văn nào mà sự nghiệp sáng tác của họ c ũng được độc giả biết đến một cách đầy đủ, có hệ thống. Đó là trường hợp của nhà văn Bùi Hiển. Mọi người biết đến tên tuổi của ông với tập truyện ngắn Nằm vạ (1941), còn những tập truyện ngắn sau này thì ít người biết đến hoặc có chăng là một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học bàn chung về các truyện ngắn mà họ cho là tâm đắc. Bùi Hiển là nhà văn vốn được đặt trong nhóm các nhà văn viết truyện phong tục sinh hoạt trước Cách mạng tháng Tám ( Tô Hoài, Kim Lân, Bùi Hiển ). Tuy nhiên sáng tác của Bùi Hiển không được giới nghiên cứu văn học đặc biệt quan tâm, nhưng phần lớn truyện của ông vẫn hiện diện trong lòng người đọc. Vốn có cách viết nhẹ nhàng, dí dỏm, pha chút trữ tình, Bùi Hiển đã đem đến cho người đọc những trang văn hiện thực về hiện trạng cuộc sống quê hương mình làm sống “lại những phong tục của người dân quê với con mắt quan sát sắc sảo, hóm hỉnh”[6, tr.78]. Bên cạnh mảng truyện ngắn về phong tục, Bùi Hiển còn viết nhiều truyện ngắn về cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Những ngày Cách mạng tháng Tám, Bùi Hiển tham gia tổng khởi nghóa ở Vinh rồi sau đó làm chủ tòch Hội Văn hóa cứu quốc đồng thời là Trưởng ty Thông tin tuyên truyền Nghệ An. Từ giữa năm 1949 đến 1950, nhà văn đi vào công tác ở vùng đòch hậu Bình Trò Thiên. Cuối năm 1950, Bùi Hiển được bổ sung vào thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu IV. Cũng vào dòp này, nhà văn Bùi Hiển được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngay tại chiến khu Thừa Thiên. Chính hình ảnh của những người phụ nữ kháng chiến thông qua sự tiếp xúc gặp gỡ nhiều chò cán bộ kháng chiến Thừa Thiên, mà Bùi Hiển đã có những truyện ngắn hay. Truyện ngắn Gặp gỡ (1954) là một trong những truyện như thế. Tập truyện Ánh mắt được viết trong 10 năm (1951-1961) bằng tất cả vốn sống phong phú, tình cảm đậm đà và những kỉ niệm sâu lắng của nhà văn về chiến trường Bình Trò Thiên ( chủ yếu là Thừa Thiên ). Tập truyện và kí Trong gió cát (1965) đánh dấu một đóng góp mới, khiêm tốn nhưng đầy nhiệt tình của Bùi Hiển vào công cuộc xây dựng chủ nghóa xã hội ở miền Bắc trong bước đi ban đầu những năm 60. Nhà văn có mặt ở vùng tuyến lửa ngay từ những ngày đầu giặc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc. Chính những năm tháng sống, gắn bó ở các vùng đất: Nghệ An, Hà Tónh, Quảng Bình, Vónh Linh …, Bùi Hiển đã có dòp quan sát, ghi chép, tái hiện biểu dương những những tấm gương chiến đấu anh hùng của quân và dân ta. Và tác giả đã cho ra đời các tập truyện Những tiếng hát hậu phương (1970), Hoa và thép (1972), Giản dò (1975) … Nói chung, việc nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển là một điều còn rất mới, cần được chú trọng đúng mực. Chọn đề tài tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển, chúng tôi nhận thấy đó là một việc làm cần thiết và có ích. Các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã đánh giá rất cao sở trường truyện ngắn của Bùi Hiển, cũng như sự đóng góp to lớn của ông vào sự nghiệp văn học nước nhà. Họ cho rằng: “Bùi Hiển chuyên viết truyện ngắn … Nhắc đến sự phát triển của thể truyện ngắn hiện đại Việt Nam, người ta nhớ ngay đến ông”[44, tr.13-14]. Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay Chúng ta nhận thấy ông là một cây bút truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm. Nói về số lượng tác phẩm, kể cả các tập truyện ngắn dành cho thiếu nhi nhà văn Bùi Hiển đã để lại khoảng 16 tập truyện ngắn. Có được thành tựu đó, chúng ta có thể khẳng đònh Bùi Hiển không chỉ “nhờ tư tưởng thái độ sống và có phần nhờ nghệ thuật viết của anh”. Riêng Hoàng Minh Châu khẳng đònh: “Anh là một trong những bậc thầy viết truyện”[5, tr.13]. Lòng say mê công việc và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã giúp Bùi Hiển ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp sáng tác văn học. Dù được đánh giá, phê bình như thế nào Bùi Hiển trước sau vẫn là một nhà văn khiêm tốn, luôn học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho nghề. Mỗi truyện cho xuất bản in thành sách đều đã được đăng báo và được đánh giá cao, nhưng đối với nhà văn thì chúng chỉ ở trên “mức trung bình”. Thật đúng như lời nhận đònh của Chu Nga: “…Bùi Hiển là một nhà văn viết truyện ngắn có nhiều kinh nghiệm. Anh thận trọng và có tinh thần trách nhiệm. Ít khi anh viết nhanh, viết vội, lấy tay nghề thay cho chất sống…”. Và Bùi Hiển từng nói: “Tôi không dám hạ bút viết một cái gì, nếu tôi chưa biết và hiểu kó lưỡng”[61, tr.390 -391]. Khi đánh giá sự đóng góp về mặt văn học của nhà văn Bùi Hiển cho nền văn xuôi Việt Nam, Quang Tuấn đã viết bằng những lời văn thán phục, trân trọng: “Hơn 60 năm cầm bút với khoảng 40 đầu sách và đều có thành công nhất đònh ở các thể loại bút ký, truyện thiếu nhi, sách dòch, tiểu luận văn học, song nói cho đến cùng truyện ngắn mới là cái “nghiệp” thật sự của ông”[61, tr.14] Kết thúc cuộc họp trao đổi về truyện ngắn chống Mỹ, nhà văn Vũ Tú Nam đã phát biểu: “Nhà văn Bùi Hiển là một trong những nhà văn viết truyện ngắn tốt nhất của chúng ta hiện nay. Nhưng đối với Bùi Hiển nói riêng và những người viết văn chúng ta nói chung, bạn đọc còn muốn đòi hỏi cao hơn nữa …”[83, tr.14]. 2.Phạm vi nghiên cứu Bùi Hiển viết rất sớm và những tác phẩm của ông đã được in trước Cách mạng tháng Tám trên các báo chí Hà Nội như: Ngày nay, Hà Nội tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc Chủ nhật, Thanh Nghò, Bạn đường. Ông viết được nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dòch, truyện thiếu nhi, ký, hồi ký, tiểu luận văn học, kòch, phê bình văn học… nhưng thành công nhất của ông vẫn là truyện ngắn. Ở thể loại truyện ngắn, ông đã có những tập truyện viết trước và sau Cách mạng tháng Tám. Năm 1941, tập truyện ngắn Nằm vạ của Bùi Hiển được Nhà xuất bản Đời nay, HN ấn hành gồm 8 truyện. Xuất bản lần thứ 2 (1957), Nxb Hội nhà văn, HN bỏ bớt ba truyện: Thế sự thăng trầm, Nắng mới, Phán và giáo thêm vào một số truyện : Làm cha, c cảm, Cái đồng hồ, Nhà xác. Xuất bản lần thứ 3 (1984), Nxb Văn học, HN gồm 17 truyện. Ngoài các truyện đã in trong lần tái bản (1957), lấy lại truyện Nắng mới ( bản in đầu ) và thêm các truyện: Chiều sương, Về làng, Nỗi oan của bác đồ gàn, Một trận bão cuối năm, Người chồng, Những nỗi lòng. Vào năm 1969, một nhà sách tư nhân đã in lại Nằm vạ đúng như bản in (1941) của Nxb Đời nay. Năm 1990, Nxb Đồng Nai in lại lấy tên sách là Kẻ hô hoán, tác giả có thêm bớt một số truyện ngắn, cộng lại là 20 truyện ngắn. Năm 1999, tập truyện ngắn Nằm vạ, do Nxb Văn Nghệ Tp. HCM tái bản gồm 8 truyện: Nằm vạ, Phán và Giáo, Hai anh học trò có vợ, Nắng mới, Thằng Xin, Một người thanh niên, Thế sự thăng trầm, Ma đậu. Như vậy, tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển đã được b ạn đọc hoan nghênh, nhưng qua đó chúng ta cũng nhận thấy: chưa có sự thống nhất về số lượng tác phẩm trong tập truyệnï. Điều này gây khó khăn rất lớn cho người viết luận văn. Hơn nữa, các tập truyện ngắn khác của Bùi Hiển được viết rải rác vào các thời kỳ, nhưng việc lưu trữ, bảo quản chưa tốt (bản thân nhà văn không còn lưu giữ đủ). Các nhà xuất bản chưa tái bản lại, hoặc có tái bản thì các truyện lại được lựa chọn sắp xếp theo chủ ý riêng. Vì thế, chúng tôi không thể tìm đầy đủ tất cả các truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Bùi Hiển. Vì những nguyên nhân trên, nên khi vi ết luận văn chúng tôi chủ yếu dựa vào số lượng truyện ngắn đã được tuyển chọn trong Tuyển tập Bùi Hiển I (1987) và Tuyển tập Bùi Hiển II (1997). Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển. 3. Lòch sử vấn đề Bùi Hiển sinh ngày 22/11/1919 ở làng Phú Nghóa Hạ, nay là xã Tiến Thủy (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Mảnh đất này từ bao đời nay đã có nhiều nhân tài, nhiều nhà thơ nổi tiếng. Và cũng tại đây lại xuất hiện những cây bút văn xuôi tiêu biểu cho ba thế hệ như Bùi Hiển, Nguyễn Minh Châu, Thái Bá Lợi. Bùi Hiển thuộc thế hệ những nhà văn hiện thực xuất hiện vào những năm 40, thời kỳ đen tối nhất của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Trước đây, trong chương trình học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên ít đề cập đến tác gia Bùi Hiển. Cụ thể là chương trình văn học 6 (cũ) có đưa vào giảng dạy truyện ngắn Ngày công đầu tiên của cu Tý và chương trình văn học 11 có bài đọc thêm là truyện ngắn Chiều sương. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu ít quan tâm đến tác phẩm của Bùi Hiển, chỉ có một số ít bàn về truyện ngắn Bùi Hiển. Trong số đó cũng có một số bài viết đã đánh giá, nhận xét tinh tế, sâu sắc về tác phẩm của Bùi Hiển. Bùi Hiển là một cây bút truyện ngắn miệt mài, bền bó và công phu. Đã gần sáu mươi năm Bùi Hiển sống với nghề viết văn. Từ chỗ một người đến với văn như là việc “viết để chơi”, không hẳn thành cái mộng “sự nghiệp văn chương”, thế mà dần dà Bùi Hiển đã bộc lộ rõ thiên hướng muốn đi vào con đường sáng tác chuyên nghiệp. Khi nhờ Hồ Mậu Đường là “bạn văn chương bước đầu và mãi mãi” - lời Bùi Hiển ghi trong sổ lưu niệm của Hồ Mậu Đường, đọc hộ một số truyện ngắn khi tác phẩm Nằm vạ còn ở dạng bản thảo viết tay và (13/4/1940) Bùi Hiển đã nhận được một thư tay với những lời nhận xét khá tinh tế “…Tôi chỉ biết là khá, khá lắm…, tôi không còn biết chê anh vào đâu được. Văn anh viết có một vẻ đặc biệt (original), đó là đặc tính tôi thích nhất trong văn chương … Câu chuyện tôi thích nhất - và có lẽ nhiều người khác - là truyện Ma đậu. Với truyện này, tôi không tìm thấy một nhà văn nào ở ta từa tựa để ghép anh vào. Có thể tạm so sánh anh với Guy de Maupassant vì cái lối tả chân tỉ mỉ và thật thà, vì có nhiều cái hơi hóm hỉnh và tinh nghòch và nhất là cách dùng toàn “thổ âm” (thổ ngữ – BT) trong lúc nói chuyện. Cả mấy chuyện kia cũng thế, chuyện nào cũng có vẻ riêng cả và lối tả chân vẫn giống nhau…”[80, tr.14]. Chính nhờ s ự động viên khuyến khích đó, sau bốn tháng, Bùi Hiển quyết đònh gửi một truyện ngắn tới báo Ngày nay – đó lại là truyện Nằm vạ. Khoảng ba, bốn tuần truyện Nằm vạ được đăng với lời giới thiệu của Thạch Lam. Và từ đó tác giả tập hợp lại các truyện đã viết gửi ra Hà Nội (12/1940 ). Đến tháng 2/1941 nhà xuất bản Đời nay đã ấn hành tập truyện Nằm vạ của Bùi Hiển. Nổi bật lên là sự cảm nhận chân thành, thắm thiết của của nhà văn Thạch Lam trên báo Ngày nay (9/1940). Điều này mang đến cho tác giả một niềm động viên, khuyến khích trong sáng tác văn học, đặc biệt là thể loại trên ngắn. Dần dà sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển càng phát triển. Và truyện của ông càng thu hút được nhiều độc giả. Năm 1961, khi nhận xét về tập truy ện nh mắt qua bài viết “Đọc nh mắt”, Vũ Tú Nam cho rằng: “Tập truyện là một bó hoa, một lời mừng chúc đầy tình yêu của tác giả gửi tới đồng bào Thừa Thiên đã gian khổ anh dũng kháng chiến và hiện nay đang gian khổ anh dũng chống bọn Mỹ – Diệm”. Cũng trong năm đóù, Phan Quang cũng có bài viết “Một vài cảm tưởng khi đọc Ánh mắt - tập truyện ngắn của Bùi Hiển”. Như lời đánh giá của Phan Quang, với tập truyện này, nhà văn Bùi Hiển đã cố gắng tái hiện lại một cách sinh động, chân thật nhất những mất mát to lớn mà người dân nơi đây đã từng phải gánh chòu. Và các truyện ngắn Bùi Hiển đã viết ra trong Ánh mắt đều lấy đề tài từ cuộc kháng chiến ở Thừa Thiên. Nhà văn đã thành công khi tái hiện lại chiến trường “Bình Trò Thiên đau thương và anh dũng”. Năm 1970, Hà Minh Đức đưa ra bài nhận xét chung về “Truyện ngắn chống Mỹ của Bùi Hiển”. Đặc biệt tập truyện “Những tiếng hát hậu phương” của Bùi Hiển luôn đem đến cho người đọc những hình ảnh, sự việc “còn nóng hổi tính thời sự”. Và cũng qua các truyện ngắn của Bùi Hiển, người đọc bỗng nhận ra rằng “Trên mảnh đất hậu phương lớn này, ở đâu cũng là tiền tuyến, cũng phải giáp mặt và vượt lên cái chết để đánh thắng kẻ thù”. Năm 1973, Hà Vinh lại có bài bình về tập Hoa và Thép qua bài “Đọc Hoa và Thép - nhân vật thanh niên trong những truyện ngắn của Bùi Hiển”. Trong bài viết này, Hà Vinh đánh giá rất cao những truyện ngắn c ủa Bùi Hiển, bởi vì các truyện đã thể hiện được tâm tư, tình cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại mới. Đó là sự “biểu hiện hai mặt “hoa” và “thép” hay sự “biểu hiện sắc thái chủ nghóa anh hùng cách mạng” trong lớp người trẻ tuổi. Vào năm 1999, Văn Chinh có bài viết “ Nhà văn Bùi Hiển: “Thời khắc con người trở nên người nhất”. Theo ông, truyện ngắn của Bùi Hiển đâu chỉ là “cười mỉm vui vẻ” mà sau mỗi trang viết là “cả một bề sâu nhân tính, một thâm trầm nghiêng sang phía bao dung”. Bài viết “Tâm tưởng và ngòi bút hướng nội của Bùi Hiển” của Trần Ngọc Vượng lại có một phát hiện mới về những điều mà nhà văn Bùi Hiển quan tâm, đó là: “… lẽ sống trong đời thường và quá trình hoàn thiện bản thân ở mỗi con người”. Có thể nói chỉ sau 1975 mới có bài viết về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển một cách chi tiết hơn. Đó là các bài viết của Hà Minh Đức (1970), Nguyễn Đăng Mạnh (1973), Phan Quang (1961), Chu Nga (1995), Hoàng Trung Thông (1999), Nguyễn Hoành Khung (2000), Đỗ Ngọc Thống (2003), Ngô Văn Phú (2003), Hoàng Minh Châu (2003) …Đáng kể nhất là bài viết của nhóm tác giả (1977) trong sách “Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ sau 1945)”, đã giới thiệu đầy đủ, trọn vẹn về tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ của nhà văn Bùi Hiển. Sau đó (1983), Nguyễn Văn Long đã viết lời tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp về nhà văn Bùi Hiển trong sách “Từ điển văn học”. Năm 1992, một lần nữa các nhà nghiên cứu lại khẳng đònh phong cách truyện ngắn của Bùi Hiển trong sách “Tác giả văn học Việt Nam ”. Và một nhóm nghiên cứu đã viết về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển trong “Nhà văn Việt nam TK XX” tập V. Năm 2000, sách “Tổng tập Văn học Việt Nam”, tập 32 cũng có những lời giới thiệu về nhà văn Bùi Hiển. Đến năm 2001, nhà văn Hà Minh Đức lại có bài viết về nhà văn Bùi Hiển trong sách “Văn học Việt Nam TK XX”. Năm 2003, Nguyễn Đăng Mạnh cùng nhóm đồng chủ biên cho ra đời “Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam” và nhà văn Bùi Hiển được xem như là một tác giả có sự nghiệp sáng tác truyện ngắn thành công ngay từ những truyện ngắn đầu tay. Đến với “Tuyển tập Bùi Hiển I” (1987), người đọc được tiếp cận cụ thể hơn với sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển qua lời giới thiệu của Phan Cự Đệ. Vũ Ngọc Phan (1989) với bài viết về Bùi Hiển trong sách “Nhà văn Việt Nam hiện đại . Phan Hồng Giang (1996), cho xuất bản sách “Ghi chép về tác giả và tác phẩm” . Lần nữa “Tuyển tập Bùi Hiển tập I “(1997) với lời bạt “Với Bùi Hiển” của Hoàng Trung Thông càng giúp cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về sự nghiệp của nhà văn Bùi Hiển. Năm 2003, NXB Hội nhà văn đã hoàn thành quyển sách “Bùi Hiển tác phẩm và dư luận”. Trong phạm vi giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi sẽ trình bày các ý kiến nổi bật trong các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 3.1. Những ý kiến, nhận xét về nội dung truyện ngắn Bùi Hiển. Theo nhà thơ Ngô văn Phú, những năm trước 1945, “ ông từng là công chức tuy không dư giả gì, nhưng cũng là một bậc trí thức, lại là một nhà văn sớm nổi tiếng ở một thành phố lớn nhất của đất Thanh, Nghệ, Tónh”[64, tr.19]. Với tập truyện ngắn đầu tay: Nằm vạ (1941), Bùi Hiển đã được nhi ều bạn đọc quan tâm. Khi truyện ngắn Nằm vạ – Bùi Hiển được gửi đăng trên báo Ngày nay (9/1940), Thạch Lam đã viết lời giới thiệu “Ông Bùi Hiển tác giả truyện ngắn đăng dưới đây (Nằm vạ) đã phác họa rất đúng một vài nhân vật ở thôn quê… Đó là một bức tranh có giá trò về cảnh sinh hoạt trong làng xóm…”. Hà Minh Đức đã nhận xét: “Nằm vạ là tập truyện đầu tay cũng là sáng tác gây ấn tượng và đònh hình phong cách của Bùi Hiển. Nằm vạ là một trong những tác phẩm có giá trò của dòng văn học hiện thực thời kỳ 1939 – 1945”[14, tr.140]. Đánh giá cao về khía cạnh nội dung của tập truyện Nằm vạ, Vũ Tuấn Anh và Bích Thu đã ghi nhận: “Tác giả Nằm vạ đã thể hiện khá thành công trong một loạt truyện viết về đời sống, sinh hoạt của người dân vùng quê Nghệ Tónh, với những tập tục, lề thói mang đậm sắc thái đòa phương”[1, tr. 677]. Đồng thời hai tác giả trên cũng đánh giá cao sự đóng góp của nhà văn Bùi Hiển trong sự nghiệp văn học nước nhà. “Với tập truyện ngắn đầu tay Nằm vạ, Bùi Hiển đã bộc lộ một phong cách riêng, tạo được vò trí xứng đáng trong dòng văn học hiện thực đầu thế kỷ. Tuy chưa đề xuất được những vấn đề xã hội, có ý nghóa rộng lớn, có tầm tư tưởng sâu sắc nhưng bằng niềm cảm thông chân thành đối với người nghèo khổ, những truyện ngắn của ông đã bày tỏ một thái độ, một khuynh hướng sáng tạo đúng đắn và nghiêm túc”[1, tr.679]. Có nhận xét khác về tập truyện ngắn Nằm vạ: “Truyện ngắn Bùi Hiển đã ghi lại một cách trung thực đời sống đầy vật lộn gian lao của những người dân vùng biển quê ông cũng như cuộc sống nhỏ nhoi, mòn mỏi, bế tắc và hết sức tẻ nhạt của giới viên chức nghèo thành thò”[61, tr. 5]. Đọc những truyện trong tập “Nằm vạ” của Bùi Hiển ta càng hiểu và thêm gắn bó với cái vùng Lạch Quèn, Lạch Thơi …“ngày đêm rì rào vỗ sóng và thoảng trong hơi gió cái vò nồng mặn của biển cả”. Trong các trang viết của ông chúng ta bắt gặp những con người chân chất, mộc mạc. Những anh Đỏ, chò Hoe, lão Năm Xười với tâm hồn chất phác, đôn hậu còn mê tín đò đoan nhưng vui vẻ, lạc quan; những ông “Ba Bò dân chài” trông có vẻ dữ tướng nhưng thật thà tốt bụng; những lão Nhiệm Bình vừa đan lưới vừa kể chuyện ma biển”[54, tr.11] Chính ở những trang viết ấy, Bùi Hiển đã chứng tỏ là một cây bút “vừa độc đáo lại vừa quen thuộc, phổ biến”. Nhà văn Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Những nhân vật trong Nằm vạ phần lớn có nguyên mẫu từ những ông cậu ruột, ông dượng và nhiều bà con họ hàng làm nghề đánh cá trên biển”[54, tr.12]. Đề cập đến mặt hạn chế về giá trò tư tưởng của tập truyện Nằm vạ, Phan Cự Đệ có viết: “Nằm vạ chưa có cái nhìn bao quát toàn xã hội, chưa có cái căm giận, cái tỉnh táo, sắc sảo như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng khi đập phá cái xã hội người bóc lột người, khi lột mặt nạ từng tên tai to mặt lớn trong tầng lớp thượng lưu lúc bấy gi ờ”[54, tr.15-16]. Nói về giá trò nội dung của tập truyện Nằm vạ, các nhà văn khác có nhận xét: “Riêng những truyện về phong tục dân quê vùng Nghệ Tónh là những truyện hay”[63, tr.807]. Cụ thể là “Trong tập Nằm vạ (Đời nay - Hà Nội, 1941) ngoài những truyện ngắn về thanh niên, hầu hết đều bình thường, ông có viết ba truyện ngắn về dân quê vùng Nghệ Tónh rất đặc sắc. Ba truyện ấy là Nằm vạ (trang 9), Thằng Xin (trang 87) và Ma đậu (trang 147)”[63, tr.806]. Còn nhà văn Phan Cự Đệ thì có nhận xét như sau: “Ngay từ tập truyện ngắn đầu tiên (Nằm vạ) in năm 1941, Bùi Hiển đã bắt sâu được cái mạch quần chúng ở vùng biển quê anh. Anh phát hiện ra ở người dân người dân chài những nét khỏa khoắn, đôn hậu, yêu đời, lạc quan và cái nguồn suối tinh thần trong mát đó sẽ còn tỏa lan trên các trang sách của anh mấy chục năm dài về sau”[54, tr.12]. Nhìn chung, “chủ nghóa hiện thực trong Nằm vạ dường như bắt nguồn từ một cảm hứng nhân đạo chủ nghóa, từ một sự gần gũi, cảm thương cuộc đời những con người bình thường, những [...]... sau : Chương I : Đặc điểm về nội dung của truyện ngắn Bùi Hiển Chương II : Đặc điểm về nghệ thuật của truyện ngắn Bùi Hiển Chương 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG 1.1 Vùng khám phá trong truyện ngắn của Bùi Hiển Mỗi nhà văn thường có một vùng quê riêng để gửi gắm, kí thác, thể hiện Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã viết về cái làng Nghóa Đô thật sống động; Nam Cao cũng có nhiều truyện ngắn hiện thực viết... kiến, nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn Bùi Hiển Khi trả lời nhà văn Hà Minh Đức về nghệ thuật truyện ngắn, Bùi Hiển đã nhấn mạnh:“Tôi nghó rằng truyện ngắn phải gọn, linh hoạt Tôi không thích kể lể nhiều Phong cách truyện của tôi là conte chứ không là nowvelle…”[14, tr.145] Từ việc tìm cho mình một lối viết truyện ngắn như thế, nên truyện ngắn của Bùi Hiển có những đặc điểm riêng Và rất nhiều nhà... … - Ngôn ngữ trong truyện ngắn Bùi Hiển là ngôn ngữ đời sống sinh họat đời thường mang đậm chất giọng Trung Bộ - Bùi Hiển thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn - Truyện Bùi Hiển có cốt truyện đơn giản; kết cấu độc đáo, hấp dẫn - Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của Bùi Hiển được tổ chức theo: phương thức trần thuật chủ quan và khách quan - Văn Bùi Hiển nhẹ nhàng, đằm... nay, việc khảo sát truyện ngắn Bùi Hiển chưa nhiều, chưa có hệ thống Tính đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu hòan chỉnh về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển Do đó, vấn đề này cần sự tìm tòi, khám phá kỹ hơn Chúng tôi nghó rằng, những nhận đònh, đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về truyện ngắn Bùi Hiển là cơ sở để chúng tôi vận dụng khảo sát có hệ thống về truyện ngắn Bùi Hiển Mục đích của... những đóng góp đáng kể trong việc khẳng đònh tên tuổi và sự nghiệp truyện ngắn củaBùi Hiển Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao truyện ngắn Bùi Hiển và thống nhất ở một số điểm như sau: - Truyện ngắn của Bùi Hiển đã khám phá vùng biển Quỳnh Lưu - Nghệ An Mảnh đất miền Trung này có sức hấp dẫn đặc biệt đối với ông - Truyện ngắn Bùi Hiển quan tâm đến các đề tài: cuộc vật lộn gay go, quyết liệt của... rất cao truyện ngắn của Bùi Hiển giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám Ông cho rằng “…sức viết, tầm suy nghó của Bùi Hiển đã chuyển đoạn, khác hẳn hồi trước năm 1945”[ 64, tr.19] Riêng nhà văn Hà Minh Đức đã nhận xét chung về cách viết truyện ngắn của Bùi Hiển Bùi Hiển cũng có một lối kể chuyện trang trọng”[61, tr.413] Còn Nguyễn Văn Long thì lại đưa ra ý kiến nhận xét về ngòi bút truyện ngắn Bùi Hiển như... ngắn Bùi Hiển như sau: Bùi Hiển viết truyện kỹ lưỡng và chặt chẽ, ngôn ngữ được chọn lọc và có bản sắc Năng lực quan sát tinh tường pha chút hóm hónh, sự am hiểu tâm lý con người cùng khả năng miêu tả tinh tế làm cho truyện của ông có sức hấp dẫn”[53, tr.87 ] Bùi Việt Thắng đã từng nhận xét về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển: Bùi Hiển có lối cấu tạo vấn đề và kiểu nhân vật của Bùi Hiển Và Vũ Tuấn Anh... cao sự đóng góp về nghệ thuật truyện ngắn của ông Thạch Lam đã viết những lời nhận xét thật tinh tế về lời văn của Bùi Hiển Lối viết của ông giản dò và mạnh mẽ, thoáng qua một chút duyên kín đáo và có khiếu nhận xét tinh vi ” Đánh giá sự khác biệt cơ bản của truyện ngắn Bùi Hiển từ trước 1945 đến nay, nhà văn Vũ Tú Nam cho rằng: Truyện ngắn của Bùi Hiển khác hẳn với truyện ngắn của Tự Lực văn đoàn Cách... của Bùi Hiển như sau: “Mỗi truyện ngắn của Bùi Hiển đều gắn liền với những vấn đề cơ bản của đời sống cách mạng… Nhưng quan trọng hơn là đi sâu vào miêu tả những tính cách, những mối quan hệ giữa con người với nhau để từ đó nói lên những vấn đề sâu sắc của hiện thực”(1970 ) và Bùi Hiển vẫn được xem là một tác giả viết truyện ngắn đều tay”[61, tr.413] Như vậy, điểm qua sự nghiệp sáng tác của Bùi Hiển, ... trưng của phong cách truyện ngắn Bùi Hiển Đặc biệt, luận văn sẽ đem đến cho người đọc thấy những yếu tố làm nên đặc điểm phong cách của Bùi Hiển, cũng như sự thống nhất cao độ giữa bút pháp nghệ thuật và nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm của nhà văn Thực hiện luận văn này, chúng tôi mong đóng góp một kết quả nhất đònh trong việc nghiên cứu cây bút truyện ngắn hiện thực Bùi Hiển trong nền văn . Bùi Việt Thắng đã từng nhận xét về đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển: Bùi Hiển có lối cấu tạo vấn đề và kiểu nhân vật của Bùi Hiển . Và Vũ Tuấn Anh và Bích Thu còn cho rằng, Bùi Hiển: “… Bùi Hiển. bình về truyện ngắn Bùi Hiển là cơ sở để chúng tôi vận dụng khảo sát có hệ thống về truyện ngắn Bùi Hiển. Mục đích của việc tìm hiểu, khảo sát này là làm nổi bật Đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển. . như sau : Chương I : Đặc điểm về nội dung của truyện ngắn Bùi Hiển. Chương II : Đặc điểm về nghệ thuật của truyện ngắn Bùi Hiển. Chương 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG 1.1.

Ngày đăng: 30/05/2014, 15:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan