Bài thuyết minh: Phố Cổ Hà Nội

71 3.8K 2
Bài thuyết minh: Phố Cổ Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khu 36 phố phường hay còn gọi là khu buôn bán nằm giữa kinh thành và bờ sông Hồng. Vị trí lý tưởng cho việc thiết lập các hoạt động thương mại, các làng mạc vùng châu thổ đã được xây dựng từ thế kỉ 15, những khu vực bán hàng trong mạng lưới các làng cổ. Những người làm chung một nghề tập trung lại một chỗ và lập ra một phường riêng. Vào thế kỉ 15 thành phố có 36 phường. Phần lớn các phố trong khu phố cổ đều là nới kinh doanh nhộn nhịp. Rất nhiều đền chùa cũng được xây dựng vào thời kỳ đó. Cơ cấu tổ chức chính trị và xã hội của phường phỏng theo hình thức làng truyền thống của quê hương những người dân đến lập nghiệp. Mỗi phường có hoạt động riêng và ở dọc theo bờ đê tạo thành các xóm. Mỗi xóm đều có cửa đóng lại. Hiện nay người ta vẫn thấy dấu vết thông qua tên phố mà mỗi phố sản xuất và bán một loại hàng.

CUNG ĐƯỜNG TOUR Từ khách sạn  Bãi đỗ xe Hồ Hoàn Kiếm ( Gần Hàm cá mập )  Đền Ngọc Sơn Hàng Đào ( Đình Đồng Lạc )  Hàng Bạc  Mã Mây ( nhà cổ 87)  Hàng Buồm ( Đền Bạch Mã ) Hàng Đường  Đồng Xuân( Chợ Đồng Xuân )Hàng Khoai  Hàng Lược  Chả Cá ( ăn tại nhà hàng Chả cá Lã Vọng)  Hàng Cân  Lương Văn Can  Kết thúc Tour, trở về khách sạn. GIÁ CHO 01 KHÁCH DU LỊCH : 25USD/ 1 khách GIÁ VÉ BAO GỒM 1. Vận chuyển: Xe đời mới máy lạnh (đưa đón tham quan theo chương trình) 2. Ăn trưa tại nhà hàng trong phố cổ nội( chả cá Lã Vọng) 3. Hướng dẫn viên thuyết minh trong suốt hành trình 4. Vé Tham quan: Khách được trả tiền vé vào cửa các thắng cảnh GIÁ KHÔNG BAO GỒM Đồ uống, bảo hiểm du lịch, các chi phí ngoài chương trình. GHI CHÚ: . Trẻ em 1 - 4 tuổi: miễn phí; 5 - 10 tuổi: tính ½ suất . Quý khách ăn mặc lịch sự khi tham gia tour Xin chào mừng quý khách đến với chương trình du lịch mang tên: “Hà Thành phố cũ” của công ty Du lịch 13c. Tôi xin tự giới thiệu tôi là Hoàng Anh Thơ, hướng dẫn viên của công ty- người trực tiếp đi cùng quý khách trong chương trình tham quan ngày hôm nay. Tôi xin nói sơ qua về chương trình của chúng ta để mọi người nắm được. Đầu tiên cả đoàn sẽ đi thăm quần thể di tích Hồ Gươm, vào đền Ngọc Sơn, sau đó sẽ đến 2 ngôi nhà cổ tiêu biểu trong khu phố cổ là Đình Đồng Lạc và số nhà 87 Mã Mây. Tiếp theo chúng ta sẽ qua Hàng Buồm để vào thăm đền Bạch Mã- 1 trong 4 ngôi đền Thăng Long tứ trấn. Sau nữa chúng ta ghé qua chợ Đồng Xuân và cuối cùng cả đoàn sẽ đến nhà 14 phố Chả Cá để thưởng thức món Chả cá Lã Vọng. Thay mặt công ty tôi xin chúc quý khách một chuyến đi thú vị và đáng nhớ! HỒ HOÀN KIẾM Điểm dừng chân đầu tiên của chúng ta trong cuộc hành trình là quần thể di tích Hồ Gươm- một không gian thiêng của người dân thủ đô Nội. Sở dĩ nơi đây vốn mang trong mình nhiều truyền thuyết cũng như những dấu ấn của lịch sử và văn hóa. Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ nhiều cảnh đẹp.Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Thưa quý khách, chúng ta đang ở hồ Gươm, nơi chúng ta đang đứng đây thể nhìn bao quát hồ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và những điểm nổi bật quanh bờ hồ. Toàn bộ diện tích của hồ Gươm là 12 ha, dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m theo hướng Đông Tây. Theo con mắt của những nhà địa chất, Hồ Gươm là nón quà của sông Hồng từ xa xưa, thủơ sông Cái còn lượn sâu vào đất này từ vài ngàn năm trước. Hiện tượng sông bỏ dòng như vậy rất thường xảy ra. Thực ra tên gọi Hồ Gươm mới khoảng một thế kỷ nay. Trước đó tên phổ biến là hồ Hoàn Kiếm. Còn trước đó nữa Hồ còn nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây do hồ màu nước quanh năm xanh nên còn tên là hồ Lục Thủy (nghĩa là Nước Xanh). Chuyện kể rằng khi vua Lê Thái Tổ khởi binh chống quân Minh xâm lược, Vua bắt được một thanh gươm, vũ khí đó theo vua suốt cuộc trường trinh mười năm và cuối cùng Vua đánh đuổi được giặc, giành lại nền độc lập. Đóng đô ở Nội khi đó gọi là Thăng Long, một hôm vua rong thuyền đi chơi trên hồ Lục Thủy thì rùa vàng nổi lên, vua tuốt gươm chỉ vào rùa thì rùa liền ngậm cây gươm mà lặn xuống nước. Nghĩ rằng đó là khi trước Trời cho mượn gươm để dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa thần đến đòi lại gươm trả lại cho Trời. Từ đó vua đổi tên hồ thành hồ Hoàn Kiếm tức hồ Trả Gươm mà ngày nay chúng ta gọi tắt là hồ Gươm. Phải chăng truyền thuyết trả gươm đó muốn nói lên khát vọng hòa bình của cả dân tộc Việt Nam và khi dẹp xong giặc thì gác vũ khí lại để lo sản xuất làm ăn, vì một nền hòa bình lâu dài. Như đứng trên trụ cao, tượng đài vua Lê đội mũ bình thiên chỉ gươm xuống tuyên bố: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”. Truyền thuyết còn một ý nghĩa sâu xa nữa, theo dân gian, thanh gươm là biểu tượng của Lửa. Nhúng gươm xuống nước là biểu thị của nghi lễ hòa hợp nước lửa. Vâng thưa quý khách, lẽ chưa ở nơi đâu như mảnh đất này lại được xây dựng trên huyền thoại và truyền thuyết hòa quện suốt chiều dài lịch sử. Từ lúc vua Lý Thái Tổ thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La, và đến khi Lê Thái Tổ giữ nước thành công, chuyện trả gươm như gạch nối xứng đáng nhất để tạo nên nét đối xứng tuyệt diệu – Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! theo giáo sư Trần Quốc Vượng, bản sắc của Thăng Long – Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực mà hư. Huyền mà thực, thực mà huyền! Minh chứng rõ hơn về truyền thuyết trả gươm, Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi chép: Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: - Sắt nào đây? Thận nói: - Đêm trước quăng chài bắt được. Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: - Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau! Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to: - Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương! Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm. Thưa quý khách, hồ Gươm được gọi phổ biến với cái tên Hoàn Kiếm từ đó, nhưng cũng lúc hồ tên là Vọng, chia hai phần tả-hữu. Theo sử sách, hồ Gươm xa xưa rộng mênh mông, truyền thuyết hồ Gươm kể tiếp rằng dù sao Vua cũng muốn tìm ra rùa Vàng nên sai quân lính đắp đập ngăn hồ Lục Thủy thành hai nửa, ban đầu cho tát nước từ bên này sang bên kia không tìm thấy rùa, lại tát ngược lại, vẫn không thấy rùa bèn cho là rùa Thần. Sau đó cái đập được giữ lại, nửa hồ phía bắc được gọi là hồ Tả Vọng, phần còn lại phía nam gọi là Hữu Vọng, sau này phần hồ Hữu Vọng bị Tây lấp, hồ Gươm giờ là một phần Tả Vọng. Hồ sau này thời chúa Trịnh còn được dùng làm chỗ tập luyện thủy quân nên còn gọi là hồ Thủy Quân. Thưa quý khách, tháp rùa đã từ lâu trở thành biểu tượng thân thiết của thủ đô Nội, mặc dù tháp chỉ được xây vào nửa cuối thế kỷ 19. Gọi là tháp Rùa vì tháp được xây trên đảo rùa, là gò đất nhỏ nổi lên giữa hồ làm nơi rùa hồ Gươm thường lên phơi nắng hay đẻ trứng, gò đất này các cụ vẫn gọi nó là Quy Sơn tuy chỉ cao hơn mặt nước hồ 60cm (vì theo thuật phong thủy “ cao một tấc thì cũng là một ngọn núi”). Về sự tích xuất hiện tháp Rùa cũng rất lý thú, truyền thuyết kể lại rằng, trên đảo rùa huyệt quý, nếu đem hài cốt song thân tang vào đó thì con cái đời đời vinh hiển. Năm 1884, Pháp đã làm chủ Nội. Một tên tay sai của thực dân là Bá Kim xin được xây tháp trên gò rùa và lén đặt hài cốt cha mẹ mình vào đó, nhưng sự việc không thành nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp nên hắn đành ngậm bò hòn làm ngọt xây nốt tháp rùa. Để thưởng công cho Bá Kim, thực dân Pháp đặt tên tháp là tháp Bá Kim, nhưng nhân dân Thủ đô vẫn gọi là tháp Rùa. Tuy truyền thuyết Bá Kim xây tháp rùa để tang hài cốt cha mẹ chỉ là truyền thuyết dân gian, được lưu truyền và phần nào đó tạo nên tính thiêng liêng, ly kì của tháp Rùa! Hơi xa một chút nhưng chắc quý khách cũng thể thấy, tháp rùa được xây theo hình chữ nhật, ba tầng và một đỉnh. Tầng một xây trên móng cao 80cm, tầng này hình chữ nhật, mỗi mặt tháp đều những ô cửa hình vòm, mặt chiều dài 3 cửa, mặt chiểu rộng 2 cửa, tổng cộng bên ngoài 10 cửa. Bên trong tháp tầng 1 còn được phân ra làm ba gian và 4 cửa thông với nhau. Vậy tổng cộng tầng một 14 cửa. Tầng hai cũng tương tự nhưng diện tích nhỏ hơn. Tầng ba nhỏ hơn nữa, chỉ 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức. trên tường mặt phía Đông ba chữ Quy Sơn Tháp tức Tháp Núi Rùa. Như vậy, Tháp Rùa tuổi đã dư một thế kỷ, dù lịch sử không gì đáng kể, cũng đã là một bộ phận hữu cảu hồ Gươm, là một phần của tâm hồn Nội. Du khách hỏi: Một số bài thơ, câu hát nói về thắng cảnh Hồ Gươm và Tháp Rùa HDV trả lời: Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ, Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay. Bây giờ đây lại là đây, Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ. ( Bài thơ Lại về- Tố Hữu) Nội Nội Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao Trần Đăng Khoa - 1969 Nội niềm tin và hy vọng Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời Càng toả ngát hương thơm hoa thủ đô Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau Nhạc và lời: Phan Nhân ĐỀN NGỌC SƠN Thưa quý khách ngay bây giờ thì chúng ta sẽ mua vé để vào thăm quan Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc Sơn. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới do lần tu sửa gần đây nhưng đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Tại đây đã một ngôi đền được dựng lên để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Về sau lâu ngày ngôi đền bị sụp đổ. Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thuỵ Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn trên nền cung Thuỵ Khánh cũ. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), một hội từ thiện đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử). Theo sách "Hà Thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc Sơn đã đền thờ Quan Công, người nổi tiếng trung nghĩa đời Tam Quốc (Trung Quốc). Khi vua Lê và chúa Trịnh dùng hồ là nơi duyệt thuỷ quân thì đền được coi như một võ miếu. Dân thành đã đem tượng Đức thánh Trần thờ phối hưởng bên cạnh Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, công thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa. Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc. Đền Ngọc Sơn nằm trong không gian đầy huyền thoại, đó là Hồ Gươm. Hồ nhiều tên, song tên quen thuộc hiện nay mới chỉ được ấn định sau tích chuyện Lê Thái Tổ trả gươm cho thần Kim Qui. Kính thưa quý khách Hiện tượng Lê Lợi trả gươm cho thần Rùa - ở chừng mực nào đó thể tạm nghĩ như tính chất linh thiêng hóa của dân chúng đối với Lê Lợi. Ngoài ra, núi Ngọc mang biểu tượng trong sáng vô biên của đạo Pháp. Bây giờ chúng ta sẽ cùng đi tham quan tổng thể kiến trúc của đền. Ngay từ ngoài là Nghi môn ngoại dưới dạng tứ trụ, ước vọng nổi bật là hai đại tự "Phúc - Lộc" ghi lại trên đó. Trên đầu hai cột đắp hình phượng "lá lật" phảng phất ý thức cầu sinh lực của bầu trời xuống cho đất nước. Giữa hai nghi môn, phía bên phải cây tháp đá 5 tầng với dòng chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh) của danh nho Nguyễn Siêu - đây là tuyên ngôn của giới nho sỹ đương thời - tư tưởng mênh mông hòa cùng trời đất! Tháp đá này vốn là núi Ngọc Bội hay núi Độc Tôn trước đây, thần Siêu đã cho đắp đá và xây tháp mang hình cây bút lông. Con số 5 tầng tháp cũng chính là con số của sự luân hồi, con số của âm dương ngũ hành. Trên núi đá một căn miếu nhỏ để thờ sơn thần, còn tấm bia nhỏ gần đó tên Thái sơn thạch cảm đương. Nghi môn giữa đắp rồng (bên trái), đắp hổ (bên phải) nhìn về hường Đông mang biểu tượng Tiến sỹ, Cử nhân. Dụng ý mảnh đất này mang tình Long Hổ hội (nơi quần tụ của giới trí thức).Long môn gắn liền với truyền thuyết cá chép hóa rồng. Quý khách thể nhìn thấy trên long môn hình ảnh của cá chép. Hai bên hai câu đối: Bát đảo, mặc ngân hồ Thủy mãn Kình thiên, bút thế thạch phong cao. Nghĩa là: Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ Chạm bầu trời, thế bút ngất núi Trên đường vào còn rất nhiều biểu tượng khác mang chứa tính tư tưởng như Đài Nghiên. Nóc đài mang nghiên mực hình trái đào bổ dọc để vừa nói lên ý nghĩa đè cao việc học, vừa nói về sự cầu phúc. Trái đào nằm chính giữa cửa mà khách hành hương thường phải đi qua ở phía dưới - đó là biểu hiện về ý thức muốn thông qua trí tuệ, bởi sự học hành để diệt trừ ngu tối! Trên đài nghiên còn hình 3 con cóc đắp nổi, nó gắn liền với tín ngường cầu mưa của người Việt. Và phải chăng việc đắp cóc trên đài nghiên ngụ ý dạy rằng, cái sự học hành của người sĩ tử cũng cần phải kiên trì, cần mẫn như con cóc đào hang. Ở bên trái đài chữ thiện và bên phải là chữ ác. Và một điều khá đặc biết là đúng 8h sáng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (nếu trời quang mây tạnh) thì bóng của đỉnh tháp bút Tả Thanh Thiên sẽ rọi đúng vào Đài nghiên! Tháp Bút, Đài Nghiên biểu trưng cho quan điểm trọng vǎn chương, anh tài của Nho giáo. Đồng thời, nó cũng thể hiện tư tưởng của tầng lớp nho sĩ lúc bấy giờ, mà trước hết là Nguyễn Vǎn Siêu Cây cầu Thê Húc đưa khách hành hương vào đảo Ngọc, cầu hướng Đông đón dương khí ban mai về với miền đất thánh thiện, nên cầu sơn màu đỏ - màu của sự sống, của nguồn hạnh phúc, của ước vọng truyền đời. Trước đây cầu Thê Húc không phải màu đỏ, cầu được sơn thế này từ lần trùng tu ở thế kỉ 19. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Cả cầu Thê Húc lẫn Đắc Nguyệt Lầu mang đậm mầu sắc Đạo giáo. Hai bên (Tả - Hữu), hai bức phù điêu hình Long Mã đang cõng Bát quái và Rùa Thần đang cõng một thanh kiếm. Trên các phù điêu các câu: Long Mã đồ (Long Mã cõng đồ); Thần Quy lạc thư (Rùa Thần cõng Lạc Thư). Giữa đồ và Bát quái còn mối liên hệ trực tiếp, chứ giữa Lạc Thư và Kiếm Thần quan hệ gì đây? Phải chăng nó gắn với truyền thuyết trả gươm của vua Lê. Từ đồ, Lạc Thư đến Đắc Nguyệt Lầu, cầu Thê Húc (nơi đậu lại của ánh mặt trời ban mai), là sự thể hiện tư tưởng Triết học âm - Dương phương đông và tinh thần Đạo giáo Thần Tiên. Tuy nhiên ngay ở Đắc Nguyệt Lầu lại sự thể hiện tư tưởng Phật giáo. Hai câu đối ở cửa (châu lâu), một vế mang tư tưởng Đạo giáo: Trần Cảnh tiên châu hữu lộ thông (Cảnh Tiên ở cõi trần cũng đường thông tới), vế kia thì lại mang tinh thần nhà Phật: Linh hồ Nhược Thủy tùy duyên độ (Hồ linh thiêng, nước Nhược Thủy theo duyên thì độ). Trên đường vào chúng quý khách thể nhìn thấy ngay một miếu nhỏ để đốt vàng mã. Đó là kính tự đình. Vào thế kỷ 19 nó tên là chùa Ngọc Sơn. Theo quan niệm thời đó thì chữ không được coi như rác, nếu nhặt được chữ phải mang vào kính tự đình đốt. Trước mắt quý khách là tòa Phương Đình (2 tầng, 8 mái) tên là Trấn Ba đình (đình chắn sóng), ý nghĩa của lối kiến trúc này rất độc đáo: Là biểu tượng chống quy nước (chống lụt, úng - một ý thức thường trực của người dân Thăng Long). Ngoài ra, còn mang ý nghĩa gắn với dịch học, kết cấu đồng nhất với thái cực, mái [...]... vết thông qua tên phố mà mỗi phố sản xuất và bán một loại hàng Mỗi phường đều 1 ngôi đình và những đền riêng của mình Phố Hàng Đào Con phố mà chúng ta đang đi là một phố trong khu phố cổ Nội Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc - nam, dài khoảng 260m Đầu phía nam của phố là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sát bờ hồ Hoàn Kiếm, đầu phía bắc giáp phố Hàng Ngang Phía tây của phố là các nhà mang số chẵn,... của phố là các nhà mang số chẵn, phía đông là các nhà mang số lẻ Tên phố nguồn gốc từ mặt hàng vải nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố Hiện nay Hàng Đào là phố một chiều cho các phương tiện giao thông và vẫn được coi là phố buôn bán chính, đặc trưng của người Nội Phố Hàng Đào đã từ lâu đời Tại Hoa Lư xưa cũng đã phường Hàng Đào Phố Hàng Đào tại thành Thăng Long xưa thuộc phường Đồng Lạc và Đại... :“Phường Hàng Đào nhuộm điều” Xưa kia phố chuyên nhuộm và bán các loại vải nhuộm đỏ, màu hồng, màu hoa đào và rất nhiều các màu khác Ngày nay phố không còn bán vải nữa mà bán các hàng quần áo, vật dụng, vàng bạc, thủ công mỹ nghệ, hàng cao cấp và hàng xa xỉ." Ở phố Hàng Đào hiện còn một số nhà chuyên vẽ truyền thần, như nhà số 51 Ca dao cổ câu nói về phố Hàng Đào: Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây Hàng Đào... xây dựng lại nhà với quy mô 2 tầng Tầng 1 được sử dụng để bán hàng và để ở Điện thờ được đưa lên tầng 2 và dân chúng thể đến thắp hươngNăm 1956 nhà nước tiếp thu lại căn nhà này và đưa gia đình người chủ về ở tại một căn nhà khác cũng ở phố Hàng Đào Ngôi nhà được sử dụng để làm cửa hàng Bách Hóa Ngôi nhà được chọn cải tạo, bảo tồn trong khuôn khổ hợp tác giữa thủ đô Nội và thành phố Toulouse Công... lương ở Nội Nhà hát được xây dựng từ thời Pháp thuộc, nằm trong khu vực trung tâm phố cổ Nội Trước đây, nó vốn là rạp Thăng Long, nơi diễn tuồng và chèo Khoảng năm 1925, nhà hát truyển sang diễn cải lương nên mang tên Cải lương Hý Viện Hiện nay Nhà hát Chuông vàng nằm tại 72 Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm Nhà hát 250 ghế ngồi Vào các tối thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, Đoàn cải lương Nội trình... lên phố Thanh Thời thuộc Pháp, hai phố Hàng Mây - Hàng Mã nơi trên được gọi chung là Rue Des Pavillons Noirs (phố quân Cờ Đen) tên đó là vì năm 1882, ở Mã Mây những tháng tiếp theo trận Cầu Giấy, quân Pháp bị bao vây ở Đồn Thuỷ và trong Thành thì quân Cờ Đen hoành hành ở khắp các phố Nội, một đơn vị của chúng đến đóng ở phố Mã Mây Tuy nhiên người Việt Nam vẫn cứ tên cũ mà gọi hai phố này là phố. .. toàn quốc, phố Hàng Đào là chiến luỹ phía nam của Liên khu I Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) một mũi của đội quân ta từ bên Gia Lâm qua cầu Long Biên, tiến vào thành phố, qua phố Hàng Đào giữa một rừng hoa Từ năm 2006, phố Hàng Đào thuộc tuyến phố đi bộ, các buổi tối Thứ sáu, Thứ bảy, Chủ nhật, phố dành riêng cho người đi bộ, giữa phố các kiốt bán hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, hàng tiêu dùng... trí thời nhà Lê thế kỷ XVII Ngày nay, ngôi đình vẫn được gìn giữ và bảo tồn là nơi thờ cúng cũng như thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm về kiến trúc, văn hoá và các cuộc hội thảo nhỏ trong và ngoài nước Thưa quý khách, bây giờ đoàn chúng ta sẽ đến tham quan ngôi nhà cổ 87 Mã Mâymột di tích ko thể bỏ qua trong cụm di tích phố cổ nội Phố Hàng Bạc Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho... 1918, quang cảnh phố Mã Mây vần giữ các hình ảnh một phố cổ của Nội Đoạn phố Hàng Mây những cửa hàng nhỏ bán thứ đồ gia dụng bằng song mây tre như quang thừng; họ bán những sợi mây sợi song làm nguyên liệu Sau 1920 một số ít nhà làm đồ hàng như ghế mây bàn mây, ghế xích đu theo kiểu đặt hàng của khách nước ngoài, thợ là người làng Sơn Đồng học lại được nghề làm ghế mây theo kiểu hàng Nhật bày... tín ngưỡng khu Phố cổ Nội Tuy không còn quy mô như buổi đầu khởi dựng: không còn nhiều di vật như các di tích tôn giáo cùng loại khác, nhưng nó chứa đựng giá trị lớn lao đối với giá trị lịch sử văn hoá cũng như về kiến trúc đô thị của khu Phố cổ Nội Sự tồn tại của di tích trên mặt bằng khởi dựng ban đầu niên đại thời Lê góp phần làm sáng tỏ lịch sử khu phố cổ và lịch sử hình thành và phát triển . đền riêng của mình. Phố Hàng Đào Con phố mà chúng ta đang đi là một phố trong khu phố cổ Hà Nội. Phố Hàng Đào nằm theo hướng bắc - nam, dài khoảng 260m. Đầu phía nam của phố là quảng trường. giáp phố Hàng Ngang. Phía tây của phố là các nhà mang số chẵn, phía đông là các nhà mang số lẻ. Tên phố có nguồn gốc từ mặt hàng vải nhuộm đỏ được bán nhiều ở phố. Hiện nay Hàng Đào là phố. mỹ nghệ, hàng cao cấp và hàng xa xỉ." Ở phố Hàng Đào hiện còn có một số nhà chuyên vẽ truyền thần, như nhà số 51. Ca dao cổ có câu nói về phố Hàng Đào: Ổi Quảng Bá, cá hồ Tây Hàng Đào

Ngày đăng: 30/05/2014, 10:57

Mục lục

  • Tượng đài bên Hồ Gươm (Nguyễn Hoàng Sơn, Việt Nam)

    •                      Thế nước gieo neo có thánh tài

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan