tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức cách mạng

23 6.8K 16
tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức cách mạng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA MAC-LENIN ,TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN Đề tài: tìm hiểu nguồn gốc hình thành tưởng HỒ CHÍ MINH Giáo viên hướng dẫn:thầy Dương Quang Huy Người thực hiện:Hoàng Văn Phong Đơn vị :Lớp Ra Đa Hải Quân –c342-d3 Hà Nội -2008 Lời mở đầu Trong những năm đổi mới vừa qua ,dưới sự lãnh đạo của Đảng ,đất nước ta đã thu được nhiều thắng lợi thành tựu to lớn trên các mặt của đời sống xã hội.Tuy nhiên không nhỏ một cán bộ Đảng viên đang dần bị mặt trái cơ chế thị trường làm thái hóa biến chất tham nhũng,xa dời những chuẩn mực của đạo đức cách mạng,gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều về đạo đức cách mạng.Những tưởng của người nằm trong những bài viết ,bài nói chuyện được diễn đạt ngắn gọn ,súc tích,dễ hiểu và gần gũi với mỗi người dân Việt Nam.Tư tương của người được Người thực hiện trong thực tiễn cách mạng và trong các mối quan hệ với anh em chiến sĩ và đồng bào cả nước.Người đã trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời,là hiện than của chủ nghĩa anh hùng cách mạng rất giản dị,mà thật vĩ đại.Tư tưởng và tấm gương đạo đức của người là chuẩn mực cho thế hệ người Việt Nam noi theo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị TW Đảng phát động có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong đó có cả học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự. Đó là vấn đề không những cần thiết mà còn mang tính cấp bách. Bố cục tiểu luận: Phần I:Lời mở đầu Phần II:Nội dung Chương I: Quan niệm về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Chương 2: Vai trò của đạo đức cách mạng đối với học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự Phần III:Kết Luận Phần II:Nội Dung Chương I: QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG. 1. Một số quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng: Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, vị anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa lớn, Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô cùng quý giá, đó là tưởng của Người. Trong đó, có tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc được hình thành và phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại. Bác luôn xem đạo đức cách mạng là nền tảng, là chỗ dựa và là cơ sở nuôi dưỡng, phát triển đối với con người, giúp con người luôn có sự vững vàng trong mọi khó khăn, thử thách. Có thể nói, toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình phát triển của tưởng đạo đức mà Người là tấm gương tiêu biểu. Bởi thế cũng có thể nói, tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phần kết tinh tưởng của Người. Trong quan niệm đạo đức của Hồ Chí Minh, người có đạo đức là người hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc; là người biết đem lại lợi ích cho tổ quốc, cho nhân dân, biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Hồ Chí Minh khuyên chúng ta: “việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh”. Người nói: Đạo đức cách mạng “là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất”. Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau: “Trung với nước, hiếu với dân”. Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng, là hết sức trung thành phục vụ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuyệt đối không thể lưng chừng” 1 . Từ phạm trù “trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống phương Đông, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong quan hệ đạo đức. Khi nói đến chữ “trung”, từ trước đến nay chỉ được hiểu trong phạm vi quan hệ cá nhân, nghĩa vụ của cá nhân đối với cá nhân. Đặt chữ trung với nước, Hồ Chí Minh đã xác định một quan niệm mới về đạo đức, mở rộng nghĩa vụ của cá nhân với cá nhân thành nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội, với cộng đồng mà cụ thể trước mắt là nghĩa vụ với nước, với dân tộc mình. Vì vậy, Người đã đưa vào đó những phạm trù, những nội dung mới, nội dung tiến bộ, cách mạng phù hợp điều kiện và yêu cầu của cách mạng Việt Nam. tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những 1 kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền thống đó. Theo Người, trung là trung với nước, trung với Đảng, đó là trung thành tuyệt đối với lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của đất nước. Hiếu không chỉ với cha mẹ mà còn phải hiếu với dân. Dân chính là chủ nhân đích thực của nước. Hiếu với dân là phải thương yêu kính trọng nhân dân, suốt đời phục vụ nhân dân. Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Người giải thích: “Ngày xưa trung là trung với vua. Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi. Ngày nay nước ta là dân chủ cộng hòa trung là trung với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân; ta thương cha mẹ ta, còn phải thương cha mẹ người, phải làm cho mọi người đều phải thương cha mẹ”. Đối với người cách mạng, trung với nước, trung với Đảng và hiếu với dân gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Nó được thể hiện bằng những nội dung vô cùng phong phú phù hợp với nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng mới, trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân không chỉ là giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân mà còn phải hoàn thành nhiệm vụ nặng nề là phấn đấu xây dựng đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, không tụt hậu về kinh tế, khoa học kĩ thuật và công nghệ, không thấp kém về dân trí, không để mất bản sắc dân tộc trong văn hóa, trong đạo đức lối sống, tận dụng thời cơ đẩy lùi mọi nguy cơ, thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” là những phẩm chất quan trọng, là những yêu cầu đầu tiên và thường xuyên của người cách mạng, là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt người cách mạng với người không cách mạng. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường Kách mệnh cho đến bản di chúc cuối cùng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và cho nhân dân. Ngay cả trước khi qua đời, trong di chúc Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng… phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô của đạo đức truyền thống phương Đông. Người đã giữ lại những gì tốt đẹp của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phù hợp và đưa vào những nội dung mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh thì Cần: tức là cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, chăm chỉ, dẻo dai; lao động sáng tạo, có kế hoạch, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Cần, đó chính là siêng học, siêng làm, siêng suy nghĩ đem lại kết quả to lớn. Trái với cần đó là lười biếng: biếng học, biếng làm, không chịu động não duy. Việc dễ thì dành cho mình, việc khó thì tìm cách lẩn tránh đẩy cho người khác. Một người lười biếng có thể ảnh hưởng tới hàng ngàn, hàng vạn người. Vì vậy, lười biếng là có tội với Tổ quốc, với đồng bào. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Kiệm tức là “tiết kiệm, không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi” 2 , đó là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái lớn; Tiết kiệm nhưng không bủn xỉn: “việc gì không nên tiêu xài thì dù một đồng xu cũng không nên tiêu; việc gì có ích, có lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì 2 tốn bao nhiêu tiền của cũng vui lòng. Như thế mớigọi là Kiệm” 3 . Trái với Kiệm là xa hoa lãng phí, bừa bãi làm tốn thời gian tiền của một cách vô ích. Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”; “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”. Phải “trong sạch không tham lam không ham địa vị, không ham tiền tài…. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Trái với thanh liêm là tham ô lãng phí. Những năm 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ và Ðảng đã mở cuộc vận động “ba xây ba chống”, mà “chống tham ô, lãng phí” là một nội dung. Bác đã gọi tham ô là giặc nội xâm. Ngày nay là quốc nạn tham nhũng mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đã phải chịu biết bao hậu quả; đang quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi. Lời cảnh báo của Bác về đạo đức, cách của người cán bộ, đảng viên cách đây đã hơn ba phần thế kỷ vẫn giữ nguyên giá trị. Chính “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Điều gì không thẳng thắn đứng đắn tức là tà. Làm việc chính tức là thiện, làm việc tà là người ác. 3 . Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Một người phải cần, kiệm, liêm mà còn phải chính nữa mới là hoàn thiện. Chính bao gồm trong các công việc cụ thể, biểu hiện trong quan hệ, phải thường xuyên tự sửa chữa mình để tăng điều tốt giảm điều xấu. Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Đồng thời việc gì dù lợi cho mình mà hại cho người khác thì quyết không làm”. Về Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Phải “đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô có mối quan hệ biện chứng, gắn bó mật thiết với nhau. Theo Bác: “Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm làm chừng nào xào chừng ấy Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được”. “Chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Liêm cũng như chữ Liêm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới có liêm được, vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều tính tốt khác. Bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách, khó khăn, gian khổ. Trong giai đoạn hiện nay, không phải mọi người đã làm đúng theo lời Bác dạy là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Bên cạnh những người ngay thẳng, liêm khiết thì vẫn còn một bộ phận đang chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỉ, có những hiện tượng tiêu cực, thu vén cá nhân, tham nhũng… vi phạm đạo đức cách mạng. Vì vậy, những phẩm chất đạo đức cách mạngHồ Chí Minh đưa ra vẫn còn nguyên giá trị. Mỗi người dù ở cương vị nào, làm nhiệm vụ gì cần phải ghi nhớ và làm theo tưởng đạo đức của Người. Lòng yêu thương con người là một nội dung quan trọng được thể hiện rõ nét trong tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; đó là quan niệm của Người về “thiện” và “ác”, sự “khoan dung” và lòng “nhân ái” của người cách mạng. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất t toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: “Tôi [...]... gian còn ngồi ghế nhà trường thì họ phải thường xuyên được nghiên cứu, học tập tưởng đạo đức truyền thống dân tộc việt nam và tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Giáo dục đạo đức cách mạng để mỗi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong thời gian học tập tại Học viện Kĩ thuật Quân sự, đạo đức cách mạng của người giáo viên gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới học viên, tới mọi quân nhân... nói cách khác, người học viên cần phải có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người quân nhân cách mạng, đó cũng chính là đạo đức cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã giáo dục, rèn luyện cho cán bộ và nhân dân trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Đối với học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận. .. đánh thắng” Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng Suốt cuộc đời, Người đấu tranh không biết mệt mỏi và hi sinh tất cả để thực hiện mục đích cao cả là giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân Đạo đức của Hồ Chí Minh là nguồn sức mạnh để Người vượt qua tất cả mọi gian nan, thử thách Vì vậy người cách mạng và nhất là quân đội cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền... lý ng của Đảng, tạo nên sức mạnh tự giác, nỗ lực hướng vào rèn luyện, phấn đấu để trở thành người sĩ quan khoa học kĩ thuật quân sự ng lai Tích cực rèn luyện đạo đức cách mạng sẽ làm cho năng lực chuyên môn của học viên có điều kiện phát huy Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tính chất hệ thống, có tính lý luận cao và luôn gắn liền với thực tiễn cách mạng nước ta Người đã đưa ra những phẩm chất đạo. .. phẩm chất chính trị, đạo đức nhân cách, năng lực duy sáng tạo cho học viên Đồng thời người học viên phải quán triệt sâu sắc tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng một cách sáng tạo trong học tập và trong rèn luyện Giáo dục cho học viên về mục tiêu ng cách mạng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa, con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa Tiến lên xã hội chủ nghĩa là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt... Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước Chấp hành nghiêm kỉ luật quân đội, đó cũng là sự rèn luyện đạo đức cách mạng của quân nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Đạo đức cách mạng gồm trong mười điều kỉ luật” Kỉ luật sẽ góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội Quân đội càng chính qui, càng hiện đại thì càng phải có kỉ luật nghiêm Người học viên phải kiên định với mục tiêu ng cách mạng, ... đó có học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự Điều đó đang đặt ra những yêu cầu mới cao hơn về đạo đức cách mạng cho người học viên Học viện Kĩ thuật Quân sự nói riêng và người cán bộ quân đội nói chung Phần III:Kết Luận tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào... học viên, sự đóng góp công sức của đội ngũ giáo viên trong Học viện Về rèn luyện: Thấm nhuần đạo đức cách mạng, người học viên phải không chỉ rèn luyện kĩ năng kĩ xảo mà còn bao gồm cả rèn luyện cách đạo đức người quân nhân cách mạng Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh người học viên sẽ xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn yên tâm học tập công tác, không bao giờ dao... trong một hành vi đạo đứcHồ Chí Minh, làm điều thiện và chống điều ác được đặt trên chủ nghĩa nhân văn cao cả Người nhắc nhở: “Mỗi con người đều có thiện ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng Quan niệm về thiện và ác cũng thể hiện tính “khoan dung” cao cả của Hồ Chí Minh tưởng đó xuất phát... Chí Minh là không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận chủ nghĩa Mác-LêNin, các kiến thức về khoa học kĩ thuật và không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng Vì vậy trong điều kiện hiện nay, thấm nhuần đạo đức cách mạng người học viên sẽ luôn tích cực học tập và rèn luyện Về học tập, thấm nhuần đạo đức cách mạng, người học viên sẽ xác định động cơ học tập đúng đắn, có tính kiên trì bền bỉ, có tinh thần . học tập tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc việt nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Giáo dục đạo đức cách mạng để mỗi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. . mực của đạo đức cách mạng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều về đạo đức cách mạng. Những. và phát triển sáng tạo đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin; là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại. Bác luôn xem đạo đức cách mạng là nền tảng, là

Ngày đăng: 28/05/2014, 20:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan