Quy định báo cáo thực tập

11 445 0
Quy định báo cáo thực tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quy định báo cáo thực tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH---------***---------MỘT SỐ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆPI. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.II. QUI ĐỊNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.  CÁC MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  ĐỀ CƯƠNG VÀ CÂU HỎI BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPTHÁI NGUYÊN, THÁNG 12 NĂM 20111 PHẦN INHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP1.1. Đăng ký Địa điểm thực tập và giáo viên hướng dẫn với giáo viên chủ nhiệm và BCN khoa trước thời gian bắt đầu thực tập 15 ngày (đã thực hiện).1.2. Liên hệ với giáo viên hướng dẫn để chuẩn đề cương thực tập tốt nghiệp và đề cương của khoá luận (đối với sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp).1.3. Thông qua đề cương sơ bộ và hoàn chỉnh đề cương chi tiết của khoá luận. Sinh viên có thể thay đổi tên đề tài làm khoá luận hoặc địa điểm thực tập nếu được sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn (có giới hạn thời gian), sự thay đổi này phải được báo cho khoa bằng văn bản. 1.4. Xin giấy giới thiệu (liên hệ với văn phòng khoa) để xuống điểm thực tập để tìm hiểu và thu thập số liệu (theo hướng dẫn). Báo cáo tiến độ thực tập và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực tập tại cơ sở ít nhất 1 lần/tháng cho giáo viên hướng dẫn. Sinh viên phải có trách nhiệm thực hiện đúng các qui định về quản lý của đơn vị cơ sở (doanh nghiệp, cơ quan .), đảm bảo và duy trì tốt mối quan hệ giữa khoa, nhà trường và đơn vị nơi thực tập. 1.5. Thu thập các thông tin số liệu theo yêu cầu của đề cương thực tập tốt nghiệp và đề cương khoá luận tốt nghiệp (từ Ban giám đốc, các phòng ban trong doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan trong DN).1.6. Hoàn thành chương trình và nội dung thực tập tốt nghiệp đúng thời gian qui định. Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, trình giáo viên hướng dẫn, hoàn chỉnh báo cáo theo yêu cầu. Báo cáo thực tập phải có nhận xét của đơn vị thực tập, nhận xét và chữ ký của giáo viên hướng dẫn và tuân thủ theo hướng dẫn ở phần II.1. 2 1.7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp sau khi hoàn chỉnh theo qui định phải nộp cho văn phòng khoa 1 ngày sau khi kết thúc thời gian thực tập. Báo cáo thực tập được chấp nhận khi có đủ các yêu cầu, có xác nhận của cơ sở thực tập, có nhận xét của giáo viên hướng dẫn. 1.8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp được bộ môn tổ chức chấm độc lập 02 lần. Nếu báo cáo không đạt kết quả thì phải thực tập lại trong năm sau, nếu đạt kết quả theo yêu cầu thì được tiếp tục làm đề tài khoá luận (nếu sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận). PHẦN IIQUI ĐỊNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP2.1 HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.  Báo cáo thực tập được trình bày trung bình từ 40-50 trang, in một mặt trên khổ giấy A4, đóng bằng bìa mềm bọc nilon. Hình thức trình bày báo cáo bao gồm những nội dung theo thứ tự sau1. Trang bìa (theo mẫu quy định).2. Nhận xét của cơ sở thực tập (có ký tên đóng dấu của cơ sở thực tập) đóng vào quyển ở trang 1.3. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp (theo mẫu quy định), đóng vào quyển ở trang thứ 2.4. Nội dung của báo cáo (xắp xếp theo thứ tự sau).- Danh mục các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ- Mục lục- Đặt vấn đề- Phần I. Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp - Phần II. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3 - Phần III. Đánh giá chung và đề xuất các biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.- Kết luận/nhận xét đánh giá- Tài liệu tham khảo (tiếng việt-tiếng anh)- Các bảng biểu phụ lục (nếu có). Số thứ tự và chữ viết.* Các phần trong báo cáo thực tập được đánh số bằng hệ thống chữ số A-rập, các mục, tiểu mục được đánh số bằng các nhóm chữ số, cách nhau một dấu chấm, trong đó số đầu là tên phần, số thứ hai chỉ thứ tự mục, số thứ 3 là thứ tự tiểu mục ví dụ (2.1.1 chỉ: phần 2 mục 1, tiểu mục 1).* Báo cáo thực tập được in trên phông chữ “Vntime” hoặc các kiểu tương đương, cỡ chữ 13,14; chỉ dùng những kiểu chữ đơn giản, chân phương, giãn dòng 1.5 lines, lề trái 3,5 cm, lề phải 2,0 cm, lề trên 3,5 cm, lề dưới là 3,0 cm. Các bảng biểu đồ thị, hình vẽ phải đánh số thứ tự (bảng 1, hoặc hình 1) và phải có đơn vị tính. Tên bảng biểu, đồ thị, hình vẽ phải rõ ràng ngắn gọn, số liệu trong bảng phải đựơc nói rõ nguồn gốc. Cách trích dẫn và xắp xếp tài liệu tham khảo 4.1 Tài liệu tham khảo xắp xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án theo thông lệ của từng nước:- Trích tài liệu tham khảo và số trang của tài kiệu phải được đặt trong [.] ví dụ tài liệu tham khảo số 5 ở trang 102 thì ghi như sau [5.102] trong báo cáo tốt nghiệp.- Tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự ABC theo họ.- Tác giả là người Việt nam xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên theo thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.4 - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thông kê thì xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và đào tạo thì xắp xếp vào vần B .4.2 Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:- Tên tác giả hay cơ quan ban hành (không có dấu cách)- Năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy đặt trong ngoặc đơn).- Tên sách, luận án hoặc báo cáo (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản).- Nơi xuất bản (dấu chấm đặt cuối tên nhà xuất bản)Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong cuốn sách ghi đầy đủ thông tin sau:- Tên tác giả, (không có dấu cách)- (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)- “tên bìa báo” (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)- Tên tạp chí hoặc tên sách. (in nghiêng dấu phẩy cuối tên)- Tập (không có dấu cách)- (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy trong ngoặc đơn)- các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)Cần chú ý cách ghi các tài liệu tham khảo nói trên. Nếu tài liệu tham khảo dài hơn một dòng thì dòng thức 2 nên thụt vào so với dòng thứ nhất khoảng 1 cm để tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi. Sau đây là ví dụ một số tài liệu tham khảo .5 2.2 CÁC MẪU TRONG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẫu 1Mẫu 2MỤC LỤC6TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁOTHỰC TẬP TỐT NGHIỆPHọ tờn sinh viên:Lớp:Ngành:Địa điểm thực tập:Giáo viên hướng dẫn:THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 MỤC LỤCTT NỘI DUNG TRANGDANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼTT NỘI DUNG TRANGMẫu 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪNHọ và tên sinh viên: ………………………… Lớp:…………………………Địa điểm thực tập:…………………………………………………………….1. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:- Mức độ liên hệ với giáo viên: ………………………………………………7 - Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:……………………………………- Tiến độ thực hiện: ………………………………………………………….2. NỘI DUNG BÁO CÁO:- Thực hiện các nội dung thực tập: ………………………………………… - Thu thập và xử lý số liệu:………………………………………………… - Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết: ………………………………… 3. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………4. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………5. ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN…………………………………………………………………………… ĐIỂM:……CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO: (tốt - khá - trung bình)……………………… . Thái nguyên, ngày . tháng năm 2012Giáo viên hướng dẫn 8 2.3 ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH QTKD1. Mục đích thực tậpThực tập tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế của doanh nghiệp, đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đề xuất một sô biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp.2. Nội dung thực tậpPHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp - Tên, địa chỉ doanh nghiệp - Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển- Quy mô hiện tại của doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, vừa hoặc nhỏ)1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp - Các lĩnh vực kinh doanh- Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh 1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp(Cụng nghệ sản xuất, quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ…)1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP2.1. Phân tích các hoạt động Marketing- Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (số liệu tiêu thụ theo cơ cấu thị trường).9 - Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ (bằng hiện vật và giá trị) của các mặt hàng qua các thời kỳ (ít nhất 2 năm gần nhất).- Giá cả: phương pháp định giá và mức giá hiện tại của một số mặt hàng chủ yếu- Giới thiệu hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, số liệu tiêu thụ sản phẩm qua từng kênh phân phối.- Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng.2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương- Cơ cấu lao động của doanh nghiệp (theo các tiêu thức phân loại)- Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động, giới thiệu mức thời gian (hoặc sản lượng) của một sản phẩm cụ thể- Tình hình sử dụng lao động- Năng suất lao động- Các hình thức trả lương của doanh nghiệp - Phân tích và nhận xét về tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp 2.3. Tình hình chi phí và giá thành- Phân loại chi phí của doanh nghiệp.- Giá thành kế hoạch: căn cứ, phương pháp, kết quả số liệu về giá thành toàn bộ sản lượng và đơn vị sản phẩm chủ yếu.- Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế toàn bộ sản lượng và đơn vị sản phẩm chủ yếu.- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Bảng cân đối kế toán.- Phân tích kết quả kinh doanh. 10 . làm khóa luận). PHẦN IIQUI ĐỊNH CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP2.1 HÌNH THỨC CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.  Báo cáo thực tập được trình bày trung bình. dung thực tập tốt nghiệp đúng thời gian qui định. Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp, trình giáo viên hướng dẫn, hoàn chỉnh báo cáo theo yêu cầu. Báo cáo thực

Ngày đăng: 25/01/2013, 15:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan