Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may việt nam

101 2.3K 3
Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ********* O0O ******** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn ngµnh c«ng nghiÖp phô trî dÖt may ViÖt Nam SV thực hiện : Nguyễn Ngọc Tâm Lớp : Anh 19 Khóa : K42 E GV hướng dẫn : THS. Phạm Thị Hồng Yến HÀ NỘI, THÁNG 11 / 2007 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM. 6 I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 6 1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp 6 2. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter 9 II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 13 1. Khái niệm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam 13 2. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ( Global Value Chain) 16 III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 19 1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ 19 2. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 22 3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 24 IV.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 26 1.Kinh nghiệm của Trung Quốc 27 2. Kinh nghiệm của Ấn Độ 29 3. Kinh nghiệm của Bangladesh 29 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 31 I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 31 1. Dệt mayngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam 31 2. Dệt may vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế thấp 34 2 3. Tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đối với ngành dệt may 44 II.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 46 1.Thực trạng chung của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 46 2. Thực trạng một số ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể 55 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI 64 I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAYNGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 64 1. Ngành dệt may 64 1.1. Dự báo phát triển: 64 1.2.Quan điểm phát triển: 65 1.3. Mục tiêu: 68 2. Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may 68 2.1. Dự báo phát triển: 68 2.2. Quan điểm phát triển: 71 2.3.Mục tiêu: 73 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI. 75 1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nƣớc: 75 2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ dệt may. 84 KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 97 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành dệt may có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế cũng như trong quá trình công nghiệp hoá của nhiều quốc gia trên thế giới, vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người và không ngừng phát triển theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Quá trình lịch sử phát triển của những nước công nghiệp tiên tiến trên thế giới trước đây cũng như hiện nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dệt may. Ở Việt Nam, ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng bình quân cao trên 20%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 5,834 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng 20,5% so với năm 2005 và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn bị đánh giá là ngành có hiệu quả kinh tế chưa cao, sản xuất gia công là chủ yếu - chiếm 60-70% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó ngành nhập khẩu 80-90% nguyên phụ liệu. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do sự non kém của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may trong nước. Theo các nhà phân tích, ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là “thượng nguồn” trong quá trình sản xuất, là đầu vào của ngành công nghiệp dệt may, một khi ngành công nghiệp phụ trợ này yếu kém, về lâu dài nó sẽ kéo theo sự suy yếu của ngành công nghiệp dệt may vì không đảm bảo được cái gốc của sự phát triển bền vững. Muốn duy trì và nâng cao sức phát triển lâu bền và hiệu quả kinh tế cao đối với ngành công nghiệp dệt may, yêu cầu tất yếu đặt ra hiện nay là phải xây dựng một ngành công nghiệp phụ trợ dệt may vững mạnh. Nó sẽ đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá ngành dệt may, tạo ra khả năng cạnh tranh mạnh mẽ, tạo đà phát triển đột phá cho ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, đây thực sự là một vấn đề nan giải bởi vì ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cuả Việt Nam cùng có chung một “số phận” với các ngành 4 công nghiệp phụ trợ của các ngành công nghiệp khác. Ngành hiện đang trong quá trình thai nghén do đó đang yếu kém và có nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, tìm lời giải nào cho bài toán công nghiệp phụ trợ nói chung và công nghiệp phụ trợ dệt may nói riêng, để ngành dệt may Việt Nam được chắp thêm đôi cánh, bay cao bay xa trong khu vực và trên thế giới - là nỗi trăn trở của nhiều nhà quản lý, nhà kinh tế. Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Em muốn đóng góp một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nước nhà trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là: - Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng của ngành dệt mayngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam. - Đưa ra các giải pháp pháp triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam đối với các chủ thể nhất định: Nhà nước; các doanh nghiệp hoạt động trong kĩnh vực công nghiệp phụ trợ dệt may; các ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể: ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên phụ kiện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam từ năm 2000 đến nay (2007), bao gồm các ngành: ngành sản xuất máy móc trang thiết bị dệt may; ngành bông; ngành tơ tằm; ngành nguyên phụ kiện. Ngoài ra, khoá luận cũng đề cập tới các ngành hỗ trợ và có liên quan đến ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như ngành cơ khí, ngành hoá dầu, ngành thép. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khoá luận này sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp khảo sát tại một số doanh nghiệp cụ thể, và một số phương pháp khác. 5 5. Bố cục của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm có 3 chương sau: Chương I: Tổng quan phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam. Chương II: Thực trạng về ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong thời gian qua Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Yến, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa và cho em những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành tốt luận văn của mình. 6 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM. I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp Công nghiệp là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hoá vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động sản xuất tiếp theo. Từ điển điện tử Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Công nghiệp là hoạt động kinh tế, sản xuất có quy mô lớn, được sự hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật.” Một định nghĩa khác của từ điển Wikipedia về công nghiệp là “hoạt động kinh tế qui mô lớn, sản phẩm tạo ra (có thể là phi vật thể) trở thành hàng hoá” Theo nghĩa này, những hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt đến một qui mô nhất định sẽ trở thành một ngành công nghiệp, chẳng hạn: công nghiệp chế tạo ô tô, công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang… Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội. Sau Cách mạng công nghiệp, một phần ba sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo - vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp và càng ngày ngành công nghiệp càng chứng tỏ được tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. 7 Công nghiệp thường được phân ra thành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Trong đó công nghiệp nặng là ngành cần đầu tư nhiều tư bản, trái với công nghiệp nhẹ là ngành sử dụng nhiều lao động và một số lượng vừa phải nguyên vật liệu đã được chế biến để tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Các quốc gia, tuỳ theo điều kiện trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau của mình, có sự lựa chọn ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp cụ thể khác nhau như phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp điện tử vv… Các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp Trong cuốn Giáo trình kinh tế phát triển 1 , các tác giả đã đưa ra năm điều kiện để phát triển một ngành công nghiệp: a. Điều kiện về tự nhiên gồm đất đai, khí hậu, khoáng sản b. Điều kiện về cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, điện nước, thông tin liên lạc Cơ sở hạ tầng phải có tính qui mô, đồng bộ, và tính phát triển nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững lâu dài của các ngành công nghiệp. c. Điều kiện về lao động, bao gồm số lượng lao động và chất lượng lao động đi kèm với mức độ phát triển công nghệ. d. Điều kiện về chính sách mậu dịch nội địa và ngoại thương. Các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến việc khuyến khích hay kìm hãm một ngành công nghiệp cụ thể, tuỳ thuộc theo từng điều kiện lịch sử và yêu cầu của mỗi quốc gia. e. Điều kiện kinh tế vĩ mô, bao gồm các chính sách về thuế, tỷ giá hối đoái…và các chính sách khác của nhà nước nhằm khuyến khích hay hạn chế một ngành công nghiệp cụ thể. Còn trong cuốn Kinh tế phát triển (1994), GS. Tôn Tích Thạch cho rằng việc phát triển một ngành công nghiệp cụ thể phụ thuộc vào bốn yếu tố: 1 Tiến sỹ Đinh Phi Hồ chủ biên, NXB Thống kê (2006) 8 a. Sự thay đổi về nhu cầu xã hội, nhu cầu cho sản xuất và nhu cầu tiêu dùng cá nhân. b. Sự phát triển khoa học- kỹ thuật. c. Điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên nhiên. d. Sự phân công lao động quốc tế giữa các nước. Sự phân công lao động này phụ thuộc vào lợi thế so sánh của từng nước vì mỗi quốc gia khác nhau có những điều kiện thuận lợi khác nhau. Ngoài ra, còn có những ý kiến cho rằng để phát triển một ngành công nghiệp phải dựa trên các đặc điểm của sản xuất công nghiệp là: - Sản xuất công nghiệp phải mang tính chuyên môn hóa sâu và hợp tác rộng. Trong sản xuất công nghiệp, quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc tỉ mỉ, không chỉ theo từng sản phẩm mà còn theo từng chi tiết, từng bộ phận của sản phẩm. Chuyên môn hoá được tiến hành theo từng công đoạn cuả sản xuất. Và đồng thời với chuyên môn hoá sâu, sản xuất công nghiệp đòi hỏi thực hiện sự hợp tác rộng rãi giữa nhiều xí nghiệp, nhiều ngành khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong công nghiệp là hai mặt không tách rời nhau: chuyên môn hoá càng sâu thì hợp tác hoá càng rộng. - Sản xuất công nghiệp phải có khả năng liên kết lớn. Trong nền công nghiệp hiện đại, nhiều cơ sở sản xuất có mối quan hệ với nhau về mặt kỹ thuật và công nghệ, cùng sử dụng chung một nguồn nguyên liệu ban đầu để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Đó là quá trình liên hợp hoá. Đặc điểm này đòi hỏi trong phân bố công nghiệp, các xí nghiệp gắn với nhau về qui trình công nghệ cần được cùng phân bố trên một lãnh thổ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất công nghệ, thuận tiện cho việc quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp. [12] Một tính chất vô cùng quan trọng mà ngày nay người ta áp dụng nhiều trong hầu hết các ngành công nghiệp là tính hiệu quả tăng dần theo qui mô. 9 Sản xuất được coi là có hiệu quả nhất khi được tổ chức trên qui mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn. Như vậy một điều kiện nữa để phát triển một ngành công nghiệp là khả năng mở rộng qui mô ngành công nghiệp đó để có thể nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất. 2. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter Mô hình kim cương của Micheal Porter hay chính là Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) - ra đời vào những năm 1990 (đây là công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986) - được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó [7, tr.68-77]. Từ cơ sở này, lý thuyết đã khái quát cho một thực thể lớn hơn - một quốc gia. Tuy nhiên trong khoá luận này, em chỉ phân tích mô hình kim cương trong phạm vi là một ngành công nghiệp. Nghĩa là áp dụng mô hình kim cương đối với lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp. Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh của một ngành công nghiệp thể hiện ở sự liên kết của nhóm 4 yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương. Các nhóm yếu tố đó bao gồm: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện về cầu, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan, (4) chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của ngành. Ngoài ra, còn có 2 yếu tố khác là chính sách của Chính phủ và cơ hội. Đây là 2 yếu tố có thể tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên. Điều kiện các yếu tố sản xuất: sự phong phú dồi dào của các yếu tố sản xuất có vai trò nhất định đến lợi thế cạnh tranh và khả năng phát triển của ngành, các doanh nghiệp trong ngành có được lợi thế rất lớn khi sử dụng các yếu tố đầu vào có chi phí thấp và chất lượng cao. Các yếu tố đầu vào này bao [...]... nguồn”, trong đó phát triển công nghiệp phụ trợ là một hướng ưu tiên Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó Việc phát triển công nghiệp dệt may bền vững gắn liền với việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may là một tất yếu III NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 1 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ Thuật ngữ công nghiệp phụ trợ là một thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt Nam Một thời gian... Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam Từ khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ, chúng ta có được khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt mayngành công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành công nghiệp dệt may Công nghiệp phụ trợ dệt may bao gồm 02 nhóm sản phẩm chính: máy móc trang thiết bị sử dụng trong công nghiệp dệt may và nguyên phụ liệu, phụ kiện phục vụ quá trình... tiến c Công nghiệp phụ trợ dệt mayngành có quan hệ mật thiết với các ngành công nghiệp cơ bản (công nghiệp khai thác dầu- khí; công nghiệp điện; công nghiệp luyện kim; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hoá chất) Năm ngành công nghiệp quan trọng này là bộ khung tạo nên ngành công 24 nghiệp phụ trợ dệt may Nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp. .. kiện ngành may (khoá kéo, khuy, chỉ may, ren…) Hình 1.3 sau đây thể hiện mối quan hệ giữa ngành dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Hình 1.3: Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Sản phẩm khác từ sợi Thiết bị dệt Ngành dệt Nguyên liệu chính Vải CN dệt may Thêu, in hoa, nhuộm Nguyên liệu chính Sản phẩm may mặc Nguyên liệu dệt Ngành may CNPT dệt may Phụ. .. cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm thu hút FDI không chỉ vào ngành công nghiệp phụ trợ dệt may mà còn vào ngành công nghiệp chính là dệt may f Công nghiệp phụ trợ dệt may có thị trường đầu ra vô cùng rộng lớn Đó là công nghiệp dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển với một tiềm năng to lớn Việt Nam hiện nay đang là một trong những nhà xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới... doanh nghiệp tư nhân trong ngành với những cái tên như Việt Tiến, Thái Tuấn, Việt Thắng, Phương Đông 23 3 Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam có một số đặc điểm và ý nghĩa nổi bật như sau: a Công nghiệp phụ trợ dệt may nhằm hỗ trợ việc sản xuất ra sản phẩm dệt may Mục đích chính của công nghiệp phụ trợ dệt may là sản xuất các máy... nhằm phát triển công nghiệp phụ trợViệt Nam Như vậy, khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ là để chỉ ngành công nghiệp chuyên sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ cho việc sản xuất của ngành công nghiệp chính Tuỳ từng ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể mà sản xuất các loại sản phẩm tương ứng cụ thể Ví dụ, công nghiệp phụ trợ điện tử- tin học là ngành công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành. .. 2007 Việt Nam có 2000 doanh nghiệp dệt may Đây sẽ là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam g Công nghiệp phụ trợ dệt may có được nhiều lợi ích từ tự do hoá thương mại Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO và việc bãi bỏ các hạn ngạch dệt may Hai sự kiện quan trọng này đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp dệt may cũng như ngành công nghiệp. .. chưa thể cất cánh nổi Một khi ngành công nghiệp phụ trợ dệt may có thể bù đắp được phần lớn giá trị nhập khẩu kia, thương hiệu Việt Nam về dệt may mới được khẳng định trên trường thế giới b Công nghiệp phụ trợ dệt may đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, vốn lớn, phải có ngành công nghiệp cơ khí phát triển Như đã nêu trên một nhiệm vụ quan trọng của công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam là sản xuất ra các linh... móc trang thiết bị, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Nói cách khác công nghiệp phụ trợ dệt may là đầu vào của công nghiệp dệt may Như vậy có thể ví ngành công nghiệp phụ trợ dệt may như bộ phận cánh quạt của một chiếc máy bay để cho ngành công nghiệp dệt may cất cánh Hiện nay ngành dệt may của chúng ta đang phải hấp thu đầu vào từ các nước khác, mà phần nhập khẩu nguyên phụ liệu này quá lớn, chiếm . ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 46 2. Thực trạng một số ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể 55 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY. III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM 19 1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ 19 2. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam 22 3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp. TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 31 I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 31 1. Dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam 31 2. Dệt may

Ngày đăng: 28/05/2014, 18:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƢƠNG ITỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM.

    • I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

      • 1. Lý thuyết chung về phát triển ngành công nghiệp

      • 2. Mô hình kim cƣơng của Micheal Porter

      • II. NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

        • 1. Khái niệm ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

        • 2. Vị trí của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ( Global Value Chain)

        • III. NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM

          • 1. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ

          • 2. Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam

          • 3. Đặc điểm và ý nghĩa của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam

          • IV.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

            • 1.Kinh nghiệm của Trung Quốc

            • 2. Kinh nghiệm của Ấn Độ

            • 3. Kinh nghiệm của Bangladesh

            • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

              • I.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

                • 1. Dệt may là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam

                • 2. Dệt may vẫn là ngành mang lại hiệu quả kinh tế thấp

                • 3. Tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đối với ngành dệt may

                • II.THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM

                  • 1.Thực trạng chung của ngành công nghiệp phụ trợ dệt may Việt Nam

                  • 2. Thực trạng một số ngành công nghiệp phụ trợ dệt may cụ thể

                  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI

                    • I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

                      • 1. Ngành dệt may

                      • 2. Ngành công nghiệp phụ trợ dệt may

                      • II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI.

                        • 1. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan