SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) (Ngô Thì Nhậm)

32 4.3K 11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) (Ngô Thì Nhậm)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SKKN: Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) (Ngô Thì Nhậm)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI CHIẾU CẦU HIỀN (CẦU HIỀN CHIẾU) (NGÔ THÌ NHẬM) SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN - Họ và tên : Võ Duy Nhã Đoan - Ngày tháng năm sinh : 18 /10 /1979 - Nam, nữ : nữ - Địa chỉ : Lô A, Phòng 601, Chung cư Thanh Bình, P. Thanh Bình. TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại : 0919236609 (DĐ) 0613943854 (NR) - Fax : Email : voduynhadoan@yahoo.com.vn - Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị: Cử nhân khoa học. - Năm nhận bằng : 2001 - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy bộ môn Văn - Số năm có kinh nghiệm : 10 năm A.MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: Trong những năm gần đây cùng với việc đổi mới chương trình, nội dung giáo dục, thay sách giáo khoa đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học văn. Hướng đi có nhiều hứa hẹn. Vừa đảm bảo tính cơ bản, tinh giản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế tiên tiến trên thế giới; vừa phát huy vai trò chủ động tích cực sáng tạo của học sinh, vừa đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy ở giáo viên Ngữ văn trung học. Như chúng ta đã biết, sách giáo khoa Ngữ văn 11- cơ bản lần này có một số thay đổi: có sự thêm, bớt một số tác phẩm. Và lẽ dĩ nhiên, trước mỗi tác phẩm mới giáo viên không khỏi lúng túng, trăn trở, lo nghĩ. Đặc biệt là những tiết văn học sử, đây là những tác phẩm mới so với chương trình cũ . Hơn nữa, những tác phẩm này đa số lại khô khan, khó tạo cảm xúc ở các em. Vậy làm thế nào để có một giáo án tốt, một giờ dạy hay, một lớp học sinh động, học sinh tích cực, chủ động và hứng thú trong tiết học, mà đặc biệt là học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản? Đó là những băn khoăn, trăn trở không chỉ ở riêng tôi mà ở mỗi giáo viên Ngữ văn. Mặt khác, tôi thiết nghĩ, mỗi bài dạy đều có một vị trí, vai trò quan trọng của nó. Song những văn bản mới đưa vào chương trình lại khá khó đối với học sinh, thậm chí giáo viên cũng không dễ tiếp cận, giải mã. Trong khi đó kinh nghiệm giảng dạy tích lũy chưa nhiều, tư liệu tham khảo cũng hạn chế, có bài phải nói là rất hiếm. Vì vậy, với vốn kinh nghiệm còn khiêm tốn của bản thân, tôi chỉ xin được trao đổi với quý đồng nghiệp cách giảng dạy một bài cụ thể, bài Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm). Bởi theo tôi, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung là tác phẩm tiêu biểu cho tư tưởng, cốt cách, đức độ của vua Quang Trung và văn phong của Ngô Thì Nhậm. Hơn nữa, với đặc điểm tâm hồn dân tộc và truyền thống đào tạo nhân tài cho đất nước thì bài chiếu có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng, dạy tốt bài này là ta đã tác động trực tiếp đến việc rèn đức, luyện tài, nâng cao kĩ năng lập luận diễn đạt của học sinh; từ đó hình thành ở các em ý thức về vai trò của hiền tài, của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những lý do tôi chọn đề tài Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) (Ngô Thì Nhậm) để trao đổi những điều tâm đắc và rất mong được quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp bổ sung những khiếm khuyết để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. II. Đối tượng và mục tiêu của đề tài 1. Đối tượng - Đối tượng trực tiếp của tôi là bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) của Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung, trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1(cơ bản), trang 68-Nhà xuất bản giáo dục. - Để thử nghiệm đề tài tôi chọn học sinh lớp 11A11 và 11D3 trường Trung học phổ thông Trán Biên, năm học 2011- 2012 để thực hiện. 2. Mục tiêu - Cung cấp những tri thức cơ bản về bài Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm). - Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và sự hứng thú trong tiết văn học sử. - Góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực diễn đạt và cách thức lập luận trong bài văn nghị luận của học sinh. - Giáo dưỡng học sinh vào việc trau dồi đức và tài để sống tốt, sống đẹp, sống có ý nghĩa trong tương lai. B.NỘI DUNG CHÍNH I. Cơ sở lý luận 1. Dạy văn trong nhà trường hiện đại - Dạy văn là dạy cho học sinh nhận ra trong tác phẩm văn chương nguồn tri thức vô cùng phong phú, đa dạng, hấp dẫn và bổ ích để bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ để sống có ý nghĩa hơn, sâu sắc hơn, tinh tế hơn. Dạy văn là dạy sống, dạy người, dạy mở mang trí tuệ. - Trong quá trình dạy văn cần xác định học sinh là nhân vật trung tâm, là chủ thể cảm thụ. Giáo viên không được cảm nhận thay mà chỉ là người định hướng, “chỉ đường” cho các em đi khám phá tác phẩm. Con đường đó bao giờ cũng bắt đầu từ công việc tri giác ngôn ngữ, trải qua nhiều chặng, nhiều bước, đi từ bên ngoài vào bên trong tác phẩm. Trên con đường đó, người giáo viên có vai trò khơi nguồn, tạo cảm hứng để học sinh tích cực tự giác trong việc cảm thụ, chiếm lĩnh tri thức và chủ động thưởng thức tác phẩm văn chương. Như vậy, yêu cầu phát huy chủ thể học sinh gắn liền với tài năng sáng tạo của người giáo viên. Hay nói đúng hơn đó là sự hết hợp nhuần nhuyễn tính nghệ thuật và tính sư phạm trong quá trình dạy văn. 2. Tiếp nhận văn học - “Tiếp nhận văn học hay cảm thụ văn học là sống với tác phẩm văn chương, rung động với nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo” (Văn học 12- Tập hai, Phần lí luận văn học, Nxb Giáo dục-2002, trang 146). - Tiếp nhận văn học có nhiều cách. Tuy nhiên với bài này, tôi hướng việc cảm thụ của học sinh vào hai cách cơ bản sau: + Cảm thụ có chú ý đến nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm để hiểu xem tác giả muốn nói gì? Và nói bằng cách nào? Từ đó thâm nhập vào tác phẩm để hiểu và cảm. Cách này khá dễ và áp dụng được với đa số học sinh. + Cảm thụ có sự sáng tạo. Nghĩa là phải xem tác phẩm như một phương tiện để nghĩ, để cảm, để tự đối thoại với mình và đối thoại với tác giả. Kiểu cảm thụ này khó và cao, không phải dễ dàng đạt tới, tìm được ở học sinh thật hiếm. Nhưng nhờ nó mà giáo viên phát hiện được những học sinh có năng khiếu văn chương, thực sự say mê và rung cảm với văn chương. 3. Phương pháp thực hiện Dạy văn là nghề sáng tạo, cá nhân giáo viên được tương đối tự do trong việc lựa chọn những phương pháp tối ưu. Để thực hiện bài dạy này, tôi vận dụng những phương pháp sau: - Phương pháp đọc hiểu, phương pháp diễn dịch, qui nạp, phân tích, phân tích- tổng hợp, tích hợp,… để khai thác vấn đề, lí giải vấn đề, giúp học sinh tiếp cận văn bản từ nhiều phía và có thể vận dụng vào thực tế. - Phương pháp so sánh đối chiếu, dùng hình ảnh trực quan, giảng bình, gợi mở… để bài giảng phong phú, sinh động. - Đặc biệt là phương pháp phát vấn bằng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, trong đó có câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi tư duy, câu hỏi gợi mở, câu hỏi thảo luận nhóm, nâng cao… một cách hợp lý để kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, chủ động tích cực của học sinh. Vận dụng và kết hợp tốt các phương pháp trên sẽ giúp tiết học diễn ra một cách tự nhiên, nhịp nhàng, gắn kết giữa thầy và trò. II. Những chuẩn bị cần thiết cho bài giảng 1. Đối với giáo viên : - Chuẩn bị chung: + Trước hết, giáo viên cần đọc và nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để nắm được nội dung phần Tiểu dẫn, văn bản và hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài. + Nghiên cứu, làm việc với sách giáo viên để xác định đúng vị trí, mục đích yêu cầu và hệ thống trí thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng. + Vì bài này khó tìm tài liệu tham khảo nên giáo viên có thể tham khảo thêm Sách giáo viên Ngữ văn 11- Nâng cao, Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11-Tập một –của Nguyễn Hải Châu (Chủ biên) và một số sách tham khảo tôi đã giới thiệu ở trên để có thêm những hiểu biết sâu sắc, phong phú về nội dung sẽ dạy trên lớp. + Chuẩn bị các Slide Power Point hoặc bảng phụ; những hình ảnh về Ngô Thì Nhậm và vua Quang Trung, ảnh minh họa cho văn bản. - Giáo án: Giáo án là tài liệu trình bày cụ thể của giáo viên về nội dung, phương pháp, quy định mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy. Do đó, giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật kỹ càng. 2. Đối với học sinh: Tất cả phần này yêu cầu chuẩn bị ở nhà. - Đọc sách giáo khoa: Do thời lượng trên lớp không nhiều do đó giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước phần Tiểu dẫn, Văn bản và Chú thích ở nhà nhằm giúp các em bước đầu nắm được những nét cơ bản về tác giả và văn bản. Hơn nữa, vì đây là văn bản cổ, sử dụng từ ngữ kinh điển rất nhiều nên tôi đặc biệt nhấn mạnh việc đọc phần Chú thích. Làm tốt khâu này, các em không chỉ được mở mang về tri thức mà còn giúp tiết học nhẹ nhàng, thoải mái hơn. - Bài soạn: Đây là sự chuẩn bị có tính chất tích cực, tự giác, có tác dụng làm tiền đề, cơ sở để giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội bài mới. Và do có sự chênh lệch về năng lực cảm thụ giữa hai lớp, nên tôi yêu cầu cụ thể như sau: + Lớp 11 khối A, phần đông là học sinh trung bình và yếu môn văn nên tôi chỉ yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi ở mục “Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa. + Lớp 11 khối D, đa phần là học sinh khá nên tôi yêu cầu các em soạn thêm nội dung sau: Hãy chọn một đoạn hoặc một câu văn mà em tâm đắc rồi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật lập luận của câu văn hoặc đoạn văn đó. III. Quá trình thực hiện bài giảng PHẦN 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI Lời vào bài phải ngắn gọn nhưng là khâu không thể bỏ qua. Lời vào bài tốt sẽ gây ấn tượng ban đầu, tạo sự hứng thú ngay từ đầu tiết học, khơi gợi sự tò mò và khao khát khám phá, tìm hiểu của học sinh. Có nhiều cách để vào bài song ở bài này tôi có thể kết hợp với việc kiểm tra bài cũ - bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) để giới thiệu bài mới một cách liền mạch và tự nhiên như sau: “ Như vậy, với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa chúng ta ngược thời gian trở về với một thời đại đau thương mà hào hùng của dân tộc. Một dân tộc đã sinh ra những người con “ Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” để làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc, rạng danh dân tộc, là niềm tự hào, là tấm gương của lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam. Và hôm nay, chúng ta sẽ đến với những nhân vật lịch sử như thế qua bàiChiếu cầu hiền” của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay. PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG (Hoạt động chính của giáo viên và học sinh). Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của học sinh(HS) Nội dung cần đạt ♦Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả: - Gọi học sinh đọc Tiểu dẫn (sgk/68). - (?) Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Ngô Thì Nhậm? - GV chốt ý, bổ sung (nếu cần). (?)Vì sao Ngô Thì Nhậm đi theo Tây Sơn? Các em có nhận xét gì về cách xử sự này của ông? (GV gợi ý, định hướng vì đây là tình huống có vấn đề). - GV chốt lại: Vì Lê - Trịnh đã hết vai trò lịch sử, ông sáng suốt nhìn ra chính nghĩa của Tây Sơn. Đây là cách xử sự thức thời, hợp lẽ, đúng đắn. - GV nói thêm : + Ngô Thì Nhậm là một hiền tài được chúa Trịnh sủng ái, vua Quang Trung trọng dụng. + Trịnh Sâm khen ông: tài học không ở dưới người. + Quang Trung ca ngợi ông: thuộc dòng văn học Bắc Hà, thông thạo việc đời. + Ông có công lớn trong việc bình định đất nước, đánh đuổi ngoại xâm. - HS đọc Tiểu dẫn (sgk/68). - HS trả lời. - HS gạch chân các ý trong sgk. - HS tự do trình bày ngắn gọn suy nghĩ của mình. - HS quan sát. -HS trả lời: + Thể chiếu. + Loại văn chính luận, được vua dùng để ban bố mệnh I.TÌMHIỂUCHUNG: 1. Tác giả - Ngô Thì Nhậm (1746–1803), hiệu Hi Doãn, thuộc dòng dõi Ngô Thì, quê Hà Nội. - Tài năng về nhiều mặt: văn chương, chính trị, ngoại giao, quân sự, … - 1788 Lê - Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực. 2. Tác phẩm a. Thể loại: thể chiếu (chiếu chỉ, chiếu thư, chiếu mệnh, ) - GV giới thiệu ảnh – Slide 4,5 (xem ảnh trang bên). ♦ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác phẩm: (?) Chiếu cầu hiền được viết theo thể loại nào? Em biết gì về thể loại đó? (Gợi ý: Hãy nhớ lại kiến thức đã học lớp 8 - bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn). - GV chốt ý, bổ sung (nếu cần). - GV mở rộng: Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chẳng hạn 1429, Lê Lợi xuống chiếu hạ lệnh tiến cử tiến củ hiền tài và cho phép những hiền tài tự tiến cử. (?) Vì sao lúc bấy giờ Ngô Thì Nhậm phải thay lời vua Quang Trung viết Chiếu cầu hiền? - GV chốt ý, bổ sung và hướng dẫn HS gạch chân trong (sgk/68). - GV giới thiệu ảnh – Slide 6 (xem ảnh trang bên). - GV nhấn mạnh: Như vậy nội dung tư tưởng lệnh hoặc chỉ thị xuống cấp dưới. Văn phong trang trọng; lời lẽ rõ ràng, tao nhã. - HS trả lời: Vì: + Năm 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc, tiêu diệt quân Thanh và bè lũ tay sai, nhà Lê sụp đổ. + Bề tôi vua Lê, chúa Trịnh (sĩ phu Bắc Hà) mang nặng tư tưởng trung quân, quan niệm đạo đức bảo thủ; không nhận thấy ch thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử của Tây Sơn nên đã bất hợp tác với triều đại Tây Sơn, thậm chí chống lại Tây Sơn. +Trước tình hình đó, Quang Trung giao cho Ngô Thì Thì Nhậm viết “Chiếu cầu cầu hiền” nhằm thuyết phục sĩ phu phu Bắc Hà ra cộng tác với với triều đại mới- triều đại Tây Sơn để xây dựng đất nước - HS đọc văn bản (sgk/68). - HS thảo luận nhóm b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài chiếu do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. c. Bố cục: ba phần: - Phần 1: “Từ đầu đến người hiền vậy.” mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. - Phần 2: từ “Trước đây …của trẫm hay sao?” cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà và nhu cầu đất nước. - Phần 3: còn lại của bài chiếu thuộc về vua Quang Trung nhưng nghệ thuật thể hiện lại thuộc về Ngô Thì Nhậm và đối tượng cần thuyết phục là nho sĩ Bắc Hà. - Gọi học sinh đọc văn bản (sgk/68). - Hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung và chốt ý. Chuyển ý: Để hiểu thêm đặc điểm của thể chiếu và thấy rõ tầm tư tưởng, chủ trương tập hợp nhân tài để xây dựng đất nước của vua Quang Trung cũng như nghệ thuật thuyết phục của Ngô Thì Nhậm, chúng ta cùng đi vào phân tích nội dung và nghệ thuật bài chiếu. ♦ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: (?) Người hiền (còn gọi hiền tài) là người như và đại diện nhóm trả lời. - HS trả lời: Người có đức và tài. - HS trả lời: Tác giả ví người hiền như một vì tinh tú. Điều đó cho thấy người hiền có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với quốc gia, dân tộc. con đường cầu hiền của vua Quang Trung. II. ĐỌC – HIỂU: 1. NỘI DUNG: 1.1. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử: - Người hiền có vị trí, vai trò rất quan trọng, cần thiết cho việc trị nước của nhà vua. - Người hiền phải hướng về thiên tử và do thiên tử sử dụng để cùng vua xây dựng đất nước thì mới bộc lộ hết tài năng, tâm đức. Quy luật xử thế của người hiền. [...]... như thế nào trước thái độ cầu hiền của vua Quang Trung 2 Nếu em là người quản lí một đất nước, em sẽ có những cách tiến cử người hiền như thế nào ? PHẦN 3 : TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH ( Phần giáo viên ghi bảng – Nội dung cần đạt) CHIẾU CẦU HIỀN (2 tiết) ( CẦU HIỀN CHIẾU) - Ngô Thì Nhậm - I TÌM HIỂU CHUNG : 1 Tác giả - Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803), hiệu Hi Doãn, thuộc dòng dõi Ngô Thì, quê Hà Nội - Tài năng... nhiều cách củng cố bài học, song với bài học này (không quá eo hẹp về thời gian) nên tôi củng cố bằng hai cách sau để kiểm tra mức độ hiểu bài của HS : * Cách 1 : Tôi đặt hai câu hỏi : 1 Qua bài Chiếu cầu hiền, các em có nhận xét gì về tư tưởng, tình cảm của vua Quang Trung ? Tấm lòng và tài năng của Ngô Thì Nhậm ? Sau khi lắng nghe các em trả lời, tôi chốt lại : Qua bài Chiếu cầu hiền, chúng ta nhận... không bỏ cuộc Và trong quá trình tìm hiểu tác phẩm để giảng dạy, để viết Sáng kiến kinh nghiệm thì tôi đã yêu nó tự bao giờ, yêu luôn cả những người sáng tạo ra nó; cảm phục vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, mê văn phong của Ngô Thì Nhậm Bởi thế mà tôi từng giới thiệu với các em: Bài chiếu như một vì tinh tú càng nhìn càng sáng Và khi vừa kết thúc bài học này, có một cậu học trò đã hỏi tôi: Cô có thích... phấn đấu và hoàn thành đề tài Sáng kiến kinh nghiệm năm học này V Bài học kinh nghiệm Trong quá trình soạn giảng và tiến hành tiết dạy, tôi tạm bằng lòng với những kết quả đạt được Và cũng từ đó, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Điều kiện đầu tiên quyết định sự thành công tiết dạy là giáo án Do đó giáo viên cần đầu tư thật kĩ cho khâu soạn giảng Bởi nó là quá trình sáng tạo của mỗi cá nhân, qui... nghệ thông tin) cũng góp phần làm cho lớp học sinh động, tiết dạy không khô khan, nặng nề, đơn điệu - Ngoài ra, nắm vững phương pháp giảng dạy phù hợp với đăc trưng bộ môn, đặc trưng thể loại cũng là một trong những mặt mạnh Cụ thể ở bài Chiếu cầu hiền, tôi đã giảng dạy theo cách bổ ngang theo bố cục của một văn bản nghị luận Nhờ thế bài giảng có sự lôgic, thông qua đó giúp các em nâng cao về kĩ năng... Thể chiếu (chiếu chỉ, chiếu thư, chiếu mệnh, ) b Hoàn cảnh sáng tác: Bài chiếu do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn c Bố cục: ba phần: - Phần 1: từ đầu đến “người hiền vậy.” -> mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử - Phần 2: từ “Trước đây…của trẫm hay sao?” -> cách ứng xử của nho sĩ Bắc Hà và nhu cầu của... khi dạy xong bài, qua phần Củng cố tôi nhận thấy các em hiểu bài, biết vận dụng kiến thức, hai câu hỏi tự luận HS khá trả lời rất tốt, còn các câu hỏi trắc nghiệm thì đa số các em trả lời được- dù lớp cơ bản có rất nhiều HS yếu, kém Sang buổi học tiếp theo tôi kiểm tra 15 phút, với đề bài như sau: Câu 1: Từ văn bản Chiếu cầu hiền, hãy cho biết vì sao lúc bấy giờ vua Quang Trung nhất thiết phải xuống Chiếu. .. Hạnh phúc Biên Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2011- 2012 Tên SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong bài giảng Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm Họ và tên tác giả : Võ Duy Nhã Đoan Lĩnh vực : Quản lí giáo dục : Phương pháp giáo dục :  Tổ : Văn Phương pháp dạy học bộ môn :  Lĩnh vực khác : 1.Tính mới : - Có giải pháp hoàn toàn... Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước III TỔNG KẾT : SGK IV Kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy Qua thực tế giảng dạy, với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn và phát huy vai trò chủ động tích cực sáng tạo của học sinh, tôi thấy các em rất hứng thú trong học tập Các em chuẩn bị tốt bài soạn, đọc sách giáo khoa, thảo luận sôi nổi, mạnh dạn phát biểu ý kiến Những vấn đề... thời gian giữ chức vụ : Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn từ năm 2001 đến nay 2 Nêu chức năng, nhiệm vụ được giao : - Là giáo viên dạy môn Ngữ Văn, giảng dạy các lớp : 11A5, 11A6, 11A11, 11D3, 11D4 - Chủ nhiệm lớp 11A11 II Thành tích đạt được trong năm qua : 1 Công tác chuyên môn : - Tham gia hội giảng , đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường - Công tác giảng dạy : + Có 2 HS đạt giải ba và giải . thức về vai trò của hiền tài, của bản thân trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những lý do tôi chọn đề tài Giảng dạy bài Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) (Ngô Thì Nhậm) để trao đổi những. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY BÀI CHIẾU CẦU HIỀN (CẦU HIỀN CHIẾU) (NGÔ THÌ NHẬM) SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN. chỉ xin được trao đổi với quý đồng nghiệp cách giảng dạy một bài cụ thể, bài Chiếu cầu hiền ( Ngô Thì Nhậm). Bởi theo tôi, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung là tác phẩm

Ngày đăng: 28/05/2014, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan