Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát trển nông thôn

17 888 0
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát trển nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 10 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát trển nông thôn

1BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM TIN HỌC THỐNG Số: /TH-BC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2012 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 10 THÁNG NĂM 2012 NGÀNH NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. TÌNH HÌNH CHUNG Trồng trọt, tính đến ngày 15/10/2012, các tỉnh miền Bắc tranh thủ thời tiết thuận lợi đã thu hoạch được 746,6 ngàn ha lúa mùa, chiếm 66% diện tích gieo cấy, tăng 34,3% so với cùng năm ngoái. Các tỉnh miền Nam đã thu hoạch được 2.234 ngàn ha lúa hè thu đạt 88% diện tích gieo cấy đồng thời đang thu hoạch lúa thu đông tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chăn nuôi, tương tự các tháng trong quí III, chăn nuôi lợn gia cầm tháng 10 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao, giá thịt hơi ở mức thấp chưa có dấu hiệu tăng trở lại. So với cùng thời điểm năm ngoái, ước tính đàn lợn của cả nước giảm khoảng 2-3%, đàn gia cầm giảm trên 2%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, sản lượng thịt hơi các loại đến ngày 30 tháng 9 năm 2012 không giảm hoặc tăng nhẹ. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt bằng cùng kỳ năm trước; thịt bò hơi xuất chuồng ước tính tăng 1,5%; thịt lợn hơi tăng 2,6%; thịt gia cầm tăng 7%. Giá thịt lợn hơi dự báo sẽ tăng nhẹ trong hai tháng tới sản lượng thịt lợn nội địa sẽ giảm. Lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới nhìn chung giảm mạnh so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 145,1 ngàn ha, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 13,3 ngàn ha, giảm 28,3%; trồng mới rừng sản xuất đạt 131,8 ngàn ha, tăng 0,5%. Diện tích các loại rừng khác đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 416,9 ngàn ha, tăng 30,6%; trồng cây phân tán đạt 171 triệu cây, tăng 0,3%; Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh đạt 699 ngàn ha, tăng 0,1%; Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 2.641,2 ngàn ha, tăng 13,2%. Sản lượng gỗ khai thác trong 10 tháng tiếp tục tăng, đạt 3.927,5 ngàn m3, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Thủy sản, tổng sản lượng thuỷ sản 10 tháng đầu năm ước đạt 4.822 ngàn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thuỷ sản khai thác 10 tháng đầu năm ước tính đạt 2.223 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, khai thác biển 10 tháng ước đạt 2.076 ngàn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 2.599 ngàn tấn, tăng 5,7 % so với cùng kỳ năm 2011. 2 Kết quả một số chỉ tiêu chính đạt được như sau: Một số chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện % so với 15/10/11 15/10/12 C.kỳ 2011 1. Thu hoạch lúa mùa ở miền Bắc 1000 ha 556 747 134,3 Trong đó: + Đồng bằng sông Hồng " 276 423 153,1 2. Gieo cấy lúa mùa ở miền Nam 1000 ha 683 718 105,2 Trong đó: + Đồng bằng sông Cửu Long " 295 329 111,6 3. Gieo cấy lúa đông xuân ở miền Nam 1000 ha 95 91 96,5 Trong đó: + Đồng bằng sông Cửu Long " 95 91 96,5 4. Gieo trồng cây vụ đông ở miền Bắc 191 245 128,3 Trong đó: - Ngô 1000 ha 82 103 125,4 - Khoai lang " 17 23 129,9 - Đậu tương " 23 44 191,1 - Lạc " 4 6 154,7 - Rau, đậu các loại " 41 64 156,6 5. Diện tích trồng rừng tập trung 1000 ha 150 145 96,9 Trong đó: - Rừng phòng hộ, đặc dụng “ 19 13 71,7 - Rừng sản xuất “ 131 132 100,5 6. Tổng sản lượng thủy sản Ngàn tấn 4593 4822 105,0 Trong đó: - Sản lượng khai thác “ 2134 2,223 104,0 - Sản lượng nuôi trồng “ 2459 2599 105,7 7. Tổng kim ngạch xuất khẩu Tr.USD 20599 22553 109,5 Trong đó: - Nông sản chính “ 11400 12275 107,7 - Thủy sản “ 4956 5040 101,7 - Lâm sản chính “ 3377 3996 118,3 Xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 2,25 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 10 tháng đầu năm ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 7,7%; thuỷ sản ước đạt 5 tỷ USD, tăng 1,7%; lâm sản chính ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính 10 tháng đầu năm có xu hướng tăng so với cùng 3kỳ năm trước, ngoại trừ mặt hàng gạo cao su. Giá trị nhập khẩu các đầu vào cho sản xuất nông lâm sản 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 13,76 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, xuất siêu ngành Nông nghiệp 10 tháng đầu năm ước đạt 8,74 tỷ USD. 2. KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH 2.1 Trồng trọt, bảo vệ thực vật 2.1.1 Tình hình trồng trọt Các tỉnh miền Bắc: Tính đến ngày 15/10/2012, các tỉnh miền Bắc tranh thủ thời tiết thuận lợi đã thu hoạch được 746,6 ngàn ha lúa mùa, chiếm 66% diện tích gieo cấy, tăng 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng đã thu hoạch 422,8 ngàn ha, đạt 74% diện tích gieo cấy; các tỉnh vùng Trung du Miền núi thu hoạch 207 ngàn ha, đạt 54% diện tích gieo cấy; các tỉnh vùng Bắc Trung bộ thu hoạch 116,3 ngàn ha, chiếm 65% diện tích gieo cấy. Nhìn chung, tiến độ thu hoạch lúa mùa tại các vùng đều nhanh hơn so với cùng kỳ này năm trước. Tiến độ thu hoạch lúa mùa nhanh nên tiến độ gieo trồng cây vụ đông 2012/13 ở miền Bắc cũng nhanh hơn so với cùng kỳ năm ngoái, các địa phương đã chủ động bố trí gieo trồng các cây màu hợp lý để kịp tiến độ thời vụ. Tính đến trung tuần tháng 10, các địa phương miền Bắc đã gieo trồng được 245,4 ngàn ha cây vụ đông các loại, tăng 28,3% so với cùng kì năm trước, trong đó cây ngô đạt 103 ngàn ha, tăng 25,4%; khoai lang 22,6 ngàn ha bằng 130%; đậu tương đạt 44,5 ngàn ha, tăng 91%; lạc 6,3 ngàn ha, tăng 54,7%; rau các loại đạt 64,4 ngàn ha, bằng 156,5% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh miền Nam: Đã thu hoạch được 2.234 ngàn ha lúa hè thu đạt 88% diện tích gieo cấy đồng thời đang thu hoạch lúa thu đông tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tính đến ngày 15/10/2012, diện tích lúa mùa xuống giống ở các tỉnh miền Nam đạt 717,8 ngàn ha, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh vùng ĐBSCL đạt 329 ngàn ha, bằng 111,6% so với cùng kỳ. Vùng ĐBSCL đang chuyển dần sang giai đoạn gieo cấy lúa đông xuân 2012/13. Một số địa phương đã bắt đầu triển khai xuống giống trà sớm đạt 91,4 ngàn ha, bằng 96,5% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ xuống giống lúa đông xuân chậm hơn so với cùng kì năm trước chủ yếu do mưa lớn kéo dài cùng với triều cường dâng cao ở một số nơi. 2.1.2 Tình hình sâu bệnh Theo Cục Bảo vệ Thực vật, trong tháng 10, tổng diện tích bị nhiễm các loại sâu bệnh là 372,6 nghìn ha. Trong đó, diện tích bị nhiễm nặng 31,9 nghìn ha, diện tích bị mất trắng hoàn toàn là 40 ha. Chi tiết các loại sâu, bệnh chính như sau: 4 Sâu bệnh trên cây lúa - Sâu cuốn lá nhỏ: Tổng diện tích nhiễm 15.954,5 ha; nhiễm nặng 818 ha, mất trắng 1,5 ha. Trong đó, diện tích nhiễm trên lúa hè thu – mùa là 5.993,5 ha; nặng 818 ha phân bố tại Bắc bộ; Bắc Trung Bộ; Miền Trung; diện tích nhiễm trên lúa Thu Đông – Mùa tại Nam bộ là 9.961 ha. - Rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ: Tổng diện tích nhiễm 43.131,1 ha; nhiễm nặng 6.733,9 ha; mất trắng 1,2 ha. Trong đó, diện tích nhiễm trên lúa hè thu – mùa là 35.852,1 ha; nặng 6.733,9 ha; mất trắng 1,2 ha phân bố tại vùng Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Miền Trung; diện tích nhiễm trên lúa Thu Đông – Mùa tại Nam bộ là 7.279 ha. - Bệnh lùn sọc đen: Xuất hiện tại vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tổng diện tích nhiễm 403,3 ha nhiễm nặng 3ha, mất trắng 0,14 ha - Bệnh khô vằn: Hại chủ yếu tại các vùng trên cả nước với tổng diện tích nhiễm 178.517,25 ha nặng 19.209,2 ha; mất trắng 0,2 ha Trong đó, trên vụ Hè Thu – Mùa diện tích nhiễm 174.591,25 ha; nặng 19.209,2 ha; mất trắng 0,2 ha phân bố tại Bắc Bộ; Bắc Trung Bộ; Miền Trung; trên vụ Thu Đông – Mùa tại Nam Bộ diện tích nhiễm 3.926 ha. - Sâu đục thân 2 chấm: Tổng diện tích nhiễm 42.500 ha, nặng 3.210 ha; mất trắng 2,28 ha; trong đó, diện tích nhiễm chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Bộ (cao hơn nhiều so cùng kỳ năm trước). - Bệnh đạo ôn lá: Tổng diện tích nhiễm 27.877,2 ha nặng 552 ha Trong đó, Miền Trung 424,2 ha; Nam Bộ 27.453 ha nặng 552 ha. - Bệnh bạc lá: Tổng diện tích 23.503 ha; diện tích nhiễm nặng 2.563,5 ha hại chủ yếu trên lúa hè thu – mùa với tổng diện tích 19.112 ha nặng 2.552,5 ha lúa thu đông – mùa 4.391 ha nặng 11 ha. Ngoài các đối tượng gây hại chính trên lúa nêu trên còn có chuột, ốc bươu vàng, bệnh đen lép hạt, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện khắp các vùng trong cả nước. Thống sơ bộ, diện tích do chuột hại trên 8 ngàn ha, ốc bươu vàng 15,5 ngàn ha; bệnh đen lép hạt nhiễm gần 9 ngàn ha. bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhiễm 2 ngàn ha Trong tổng diện tích bị nhiễm nói trên, diện tích nhiễm nặng đều ít hoặc không đáng kể. Một số đối tượng dịch hại khác cũng xuất hiện như: Nhện gié, bọ trĩ, sâu phao; sâu keo; tuyến trùng hại rễ . xuất hiện cục bộ, gây hại ở mức độ nhẹ. Sâu bệnh trên cây ngô vụ đông - Sâu xám: Diện tích nhiễm 41 ha, phòng trừ 7 ha. Diện tích nhiễm cao hơn cùng kỳ năm trước. - Sâu cắn lá: Diện tích nhiễm 224 ha, nặng 50 ha, phòng trừ 108 ha. - Sâu đục thân: Diện tích nhiễm 232 ha, nặng 20 ha, phòng trừ 160 ha. -Bệnh đốm lá: Diện tích nhiễm 12,2 ha ha. 52.2 Chăn nuôi 2.2.1 Tình hình sản xuất chăn nuôi Theo Tổng cục Thống kê, chăn nuôi lợn tháng 10 vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do giá: giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao, trong khi giá thịt hơi ở mức thấp chưa có dấu hiệu tăng trở lại. So với cùng thời điểm năm ngoái, ước tính đàn lợn của cả nước giảm khoảng 2-3%. Hiện nay, hầu hết các trang trại, doanh nghiệp lớn đang gặp nhiều khó khăn khi cố gắng duy trì đàn đều không có ý định tăng đàn. Dự kiến nếu giá lợn hơi tiếp tục ở mức thấp như hiện tại tiếp tục kéo dài, phần lớn người chăn nuôi sẽ không còn đủ khả năng để nuôi tiếp. Bên cạnh đó, một số hệ thống siêu thị lớn cả chợ truyền thống đều có bán thịt lợn nhập khẩu có giá thấp hơn giá thịt trong nước, gây ảnh hưởng không nhỏ tới người chăn nuôi. Theo Tổng cục Thống kê, chăn nuôi gia cầm tháng 10 cũng gặp rất nhiều khó khăn do giá bán thấp tình hình nhập lậu gia cầm vẫn diễn ra khá phức tạp có chiều hướng tăng. Lượng gia cầm nhập lậu không chỉ là nguyên nhân gây lây lan, bùng phát dịch bệnh mà còn làm giảm giá gà trong nước, gây ảnh hưởng lớn cho sản xuất, thu nhập của người chăn nuôi. Ước tính đàn gia cầm của cả nước giảm trên 2% so với cùng kỳ năm 2011. Theo Cục Chăn nuôi, sản lượng thịt hơi các loại đến ngày 30 tháng 9 năm 2012 không giảm hoặc tăng nhẹ. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt bằng cùng kỳ năm trước; thịt bò hơi xuất chuồng ước tính tăng 1,5%; thịt lợn hơi tăng 2,6%; thịt gia cầm tăng 7%. Theo dự đoán của một số chuyên gia, sản lượng thịt lợn hơi trong nước sẽ giảm trong những tháng cuối năm. 2.2.2 Giá cả thị trường + Giá một số loại thịt - Tại miền Bắc: giá thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 10 khoảng 40.500 đồng/kg, tăng nhẹ (1,27%) so với tháng 9, giá gà thịt lông trắng (gà công nghiệp) khoảng 28.500 đồng/kg, tăng khoảng 3,6% so với tháng trước. Giá gà thịt lông màu (gà ta) khoảng 41.500 đồng/kg, tăng 3,1% so với tháng trước. - Tại miền Nam: giá thịt lợn hơi xuất chuồng tại các trang trại bình quân khoảng 37.800 đồng/kg, tăng khoảng 4% so với tháng trước. Giá gà thịt công nghiệp lông trắng khoảng 23.000 – 29.500 đồng/kg, tăng khoảng 1% so với tháng trước. Giá gà thịt lông màu (gà ta) khoảng 26.000 đồng/kg – 38.500 đồng/kg, cũng tăng khoảng 1% so với tháng trước. + Giá thức ăn chăn nuôi So với cuối tháng 9, giá một số nguyên liệu TĂCN giảm từ 2,3% – 8,2%: - Khô dầu đậu tương 14.175 đ/kg, giảm 8,2%; - Ngô 6.825 đ/kg, giảm 7,1%; 6- Cám gạo 7.140 đ/kg, giảm 5,6%; - Sắn lát 5.670 đ/kg, giảm 5,3%; - Bột cá 22.050 đ/kg, giảm 2,3%. So với cuối tháng 9, giá một số nguyên liệu tăng: - Lysine 53.000 đ/kg, tăng 7,4%, - Methionine 97.5000 đ/kg, tăng 0,9%. So với cuối tháng 9, giá thức ăn thành phẩm tăng nhẹ do ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào cao ở các tháng trước: - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt 11.245,5 đ/kg, tăng 2,9%; - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn giai đoạn 60kg – xuất chuồng 10.059 đ/kg, tăng 3,2%. 2.2.3 Tình hình dịch bệnh + Dịch cúm gia cầm: Trong tháng 10, một số tỉnh có phát sinh các ổ dịch lẻ tẻ, tuy nhiên đã được khống chế tốt. Hiện chỉ còn tỉnh Quảng Ngãi có các ổ dịch chưa qua 21 ngày đang chuẩn bị làm thủ tục để công bố hết dịch. Hiện nay, cả nước có 01 tỉnh (Quảng Ngãi) có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. + Dịch lở mồm long móng: Dịch LMLM vẫn được các địa phương kiểm soát, khống chế, không để phát sinh ổ dịch. Các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ Tây Nguyên là những tỉnh có ổ dịch cũ nên nguy cơ phát sinh dịch là rất cao. Cả nước không có tỉnh nào có dịch LMLM. + Dịch lợn tai xanh: Trong tháng, toàn quốc có thêm tỉnh Quảng Nam, Phú Yên có dịch, các ổ dịch đang được địa phương giám sát chặt. Tại Đắk Lắk dịch đã được khống chế, hiện còn 1 ổ dịch chưa qua 21 ngày. Hiện nay, cả nước có 03 tỉnh (Đắk Lắk, Quảng Nam Phú Yên) có dịch tai xanh chưa qua 21 ngày. 2.3 Lâm nghiệp 2.3.1 Thực hiện công tác lâm sinh Trong tháng, thời tiết có mưa nhiều nên khá thuận lợi cho công việc trồng rừng. Tính đến 20/10 kết quả thực hiện một số chỉ tiêu lâm nghiệp như sau: - Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 145,1 ngàn ha, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 13,3 ngàn ha, giảm 28,3% so với cùng kỳ năm trước; trồng mới rừng sản xuất đạt 131,8 ngàn ha, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước; - Diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 420,9 ngàn ha, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước; 7- Trồng cây phân tán đạt 171 triệu cây, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước; - Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh đạt 699 ngàn ha, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước; - Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 2.706,2 ngàn ha, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; - Sản lượng gỗ khai thác đạt 3.927,5 ngàn m3, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh miền Bắc: Các địa phương miền Bắc đã cơ bản kết thúc vụ trồng rừng. Ước tính đến 20/10 các địa phương miền Bắc đã trồng được 126,8 nghìn ha rừng, chiếm 87% diện tích trồng rừng cả nước, trong đó: - Diện tích rừng trồng mới phòng hộ đặc dụng đạt 10,6 ngàn ha, chiếm 80% cả nước; - Diện tích trồng rừng sản xuất đạt 116,1 ngàn ha, chiếm 88% cả nước. Vùng có diện tích rừng trồng mới lớn nhất là Trung du Miền núi phía Bắc đạt 81.610 ha, Bắc Trung bộ đạt 30.586 ha Đồng bằng sông Hồng đạt 14.605 ha. Một số tỉnh miền Bắc có diện tích rừng trồng mới khá là Tuyên Quang 14.956 ha, Nghệ An 13.765 ha, Quảng Ninh 13.589 ha Yên Bái 13.131 ha. Ngoài việc trồng rừng, các tỉnh miền Bắc tiếp tục tiến hành chăm sóc rừng trồng, khoán khoanh nuôi tái sinh, giao khoán bảo vệ rừng tới các tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác gỗ theo kế hoạch. Các tỉnh miền Nam: Các địa phương miền Nam đang tiến hành trồng rừng chính vụ. Tính đến ngày 20/10, các tỉnh miền Nam đã trồng được 16.677 ha rừng, Trong đó, Duyên hải Nam Trung bộ trồng được 7.785 ha, Tây Nguyên trồng được 5.756 ha, Đông Nam Bộ trồng được 1.680 ha Đồng bằng sông Cửu Long trồng được 1.457 ha. Một số tỉnh có diện tích trồng rừng khá là Bình Định (2.714 ha), Bình Thuận (2.624 ha), Lâm Đồng (1.903 ha) Đắk Lắk (1.760 ha). Ngoài công việc trồng rừng các địa phương miền Nam tiếp tục chuẩn bị hiện trường trồng rừng chăm sóc cây giống cho kế hoạch trồng rừng năm 2012, tiến hành chăm sóc rừng trồng khai thác gỗ theo kế hoạch. 2.3.2 Tình hình cháy rừng chặt phá rừng Cháy rừng: Tại hầu khắp các vùng miền trong cả nước tình trạng khô hạn đã chấm dứt, nguy cơ cháy rừng tại nhiều địa phương trong thời gian này đã giảm nhiều, hiện nay theo cảnh báo của Cục Kiểm lâm chỉ còn một số khu vực thuộc các tỉnh Bắc Giang, Lai Châu, Phú Thọ là còn nguy cơ cháy rừng ở cấp nguy hiểm trở lên. Trong tháng, diện tích rừng bị cháy là 22 ha. Tính chung 10 tháng đầu năm diện tích rừng bị cháy là 2.088 ha. Chặt phá rừng: Trong tháng diện tích rừng bị chặt phá là 149 ha, diện tích bị chặt phá chủ yếu thuộc khu vực Tây Nguyên, Trong đó, riêng Đắk Lắk 135 ha. Tính chung 10 tháng đầu năm diện tích rừng bị chặt phá là 1.095 ha 82.4 Nghề muối Sản lượng muối tính đến 18/10/2012 đạt khoảng 762.035 tấn, bằng 99,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, muối sản xuất thủ công đạt 540.068 tấn, bằng 91,3% so với cùng kỳ, muối sản xuất công nghiệp đạt 221.967 tấn, bằng 129,7% so với cùng kỳ. Lượng muối tồn trong diêm dân một số doanh nghiệp sản xuất thời điểm 18/10/2012 khoảng 70.482 tấn, bằng 35,3% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng tồn ở Miền Bắc khoảng 11.309 tấn, ở Miền Trung 47.896 tấn; ở Đồng bằng sông Cửu Long 11.277 tấn. Giá muối trên cả nước vẫn giữ ở mức hợp lý. Cụ thể giá muối từng khu vực như sau: - Miền Bắc: giá từ 1.400 – 2.100 đ/kg. - Nam Trung Bộ: + Giá muối sản xuất thủ công từ 1.000 - 1.700 đ/kg; + Giá muối sản xuất công nghiệp từ 1.000 - 1.200 đ/kg. - Đồng bằng sông Cửu Long: + Giá muối đen vàng từ 800 – 1.700 đ/kg; + Giá muối trắng từ 1.600 - 1.950 đ/kg. Từ đầu năm đến nay, lượng muối nhập khẩu ước đạt 143.149 tấn, chủ yếu từ Ấn Độ Trung Quốc. Đáng chú ý là lượng nhập theo hạn ngạch thuế quan chỉ là 184 tấn. 2.5 Thủy sản 2.5.1 Khai thác thủy sản Sản lượng thuỷ sản khai thác 10 tháng đầu năm ước đạt 2.223 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó khai thác biển 10 tháng ước đạt 2.076 ngàn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ. Trong tháng, thời tiết tương đối thuận lợi nên ngư dân khai thác đạt khá, sản lượng chủ yếu là cá nục, cá cơm, cá trích, ghẹ, cá ngừ .Sản lượng hải sản 10 tháng đầu năm tăng do thời tiết tương đối thuận lợi cho đánh bắt, thời gian bám ngư trường nhiều hơn. Các chủ tàu thuyền đầu tư phương tiện với công suất lớn hơn, đồng thời trình độ kỹ thuật đánh bắt của ngư dân cũng được nâng lên nhờ các lớp tập huấn của ngành thủy sản. Tại các tỉnh miền Trung như Quảng Nam; Quảng ngãi, Bình Định; Phú Yên; Vũng Tầu; Khánh Hòa…. trong điều kiện sản xuất không thuận lợi, ngư dân đã biết vượt khó để đạt sản lượng khai thác cao. Điều đáng ghi nhận là thời gian qua, ngư dân trên địa bàn đã biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả đánh bắt như việc áp dụng mô hình dò cá ngang. Máy dò ngang đem lại hiệu quả cao khi khai thác trên biển. Loại máy này phát hiện đàn cá trong bán kính rộng gấp nhiều lần máy tầm ngư thông thường. Mỗi chuyến biển (khoảng 1 tháng), phương tiện này đã giúp có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng. Tình hình khai thác tại một số tỉnh đáng chú ý như sau: 9- Khánh Hòa đạt 73.225 tấn, trong đó có khoảng 3.500 tấn cá ngừ; - Bình Định đạt 136.750 tấn, trong đó có 8.327 tấn cá ngừ ; - Phú Yên đạt 46.900 tấn, trong đó có khoảng 6.050 tấn cá ngừ. 2.5.2 Nuôi trồng thuỷ sản Ước sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 10 đạt 271 ngàn tấn, đưa sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm ước đạt 2.599 ngàn tấn, tăng 5,7 % so với cùng kỳ năm 2011. Tổng hợp báo cáo của các địa phương vùng ĐBSCL, diện tích nuôi cá tra/basa 10 tháng năm nay đạt khoảng 6.537 ha, sản lượng ước đạt hơn 920 ngàn tấn. Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích nuôi cá Tra lớn nhất vùng 1.557,8 ha, sản lượng thu hoạch đạt 290.607 tấn. Cà Mau cũng là tỉnh có diện tích nuôi cá Tra lớn (1.630 ha) nhưng chỉ đạt sản lượng là 3.600 tấn. Một số tỉnh đạt sản lượng khá là Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ. Giá cá tra tại ĐBSCL giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với tháng 9, khiến người nuôi lỗ từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Cụ thể, cá tra thịt trắng (loại 0,7 - 0,8 kg/con) tại An Giang hiện dao động trong khoảng từ 19.500 - 21.000 đồng/kg; Đồng Tháp từ 20.000 - 22.000 đồng/kg; Bến Tre từ 20.000 - 22.000 đồng/kg… Theo một số thương lái, giá cá tra ở ĐBSCL sẽ còn tiếp tục giảm trong những ngày tới. Thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa nên hầu hết các cơ sở nuôi trồng thủy sản nước ngọt đều đang chủ động chuẩn bị máy móc, kỹ thuật để ổn định môi trường nuôi, tích cực chăm sóc để tăng sức đề kháng phòng trị bệnh kịp thời cho tôm, cá. Các trại giống bắt đầu nuôi vỗ cá bố mẹ để chuẩn bị cho vụ sản xuất giống năm 2013. 3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN 3.1 Mía đường Tính đến ngày 15/10/2012 đã có 11 nhà máy đường đi vào sản xuất, các nhà máy đã ép được 620.00 tấn mía, sản xuất được 47.800 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng 444.000 tấn, lượng đường sản xuất tăng 26.500 tấn. Lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 110.400 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 53.800 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra đến 15/10/12 là 47.660 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 25.840 tấn. Giá bán đường trắng loại I đã có thuế VAT tại kho nhà máy trên cả nước tiếp tục sụt giảm, phổ biến từ 15.000 đến 15.200 đ/kg. Tại một số tỉnh như Ninh Hòa, Quảng Ngãi giá đường đã giảm xuống dưới 15.000 đ/kg. Giá mía 10 CCS tại ruộng nhìn chung giảm. Giá tại Tây Ninh ở mức 1.100 đ/kg, ở Hậu Giang giảm từ 1.000 đ/kg xuống còn 940 đ/kg so với tháng trước. 103.2 Thủy sản Sản lượng sản phẩm thủy sản chế biến trong tháng 10 ước đạt gần 150.000 tấn. Nâng tổng sản lượng sản phẩm thuỷ sản chế biến 10 tháng ước đạt khoảng 1.130.000 tấn, Trong đó, sản lượng sản phẩm chế biến tiêu thụ nội địa đạt khoảng 30.000 tấn. Nguồn cung nguyên liệu trong nước hiện chỉ đáp ứng được 60-70% cho công suất chế biến của các nhà máy. Khó khăn chính của các doanh nghiệp là chính sách ân hạn nộp thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu do Bộ Tài chính đề xuất. Cụ thể, dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đi theo hướng doanh nghiệp phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng mới được hưởng ân hạn nộp thuế 275 ngày. 4. XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THUỶ SẢN, PHÂN BÓN 4.1 Xuất khẩu nông, lâm thủy sản Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 10 ước đạt 2,25 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 10 tháng đầu năm 2012 ước đạt 22,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính 10 tháng đầu năm ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 7,7%; thuỷ sản ước đạt 5 tỷ USD, tăng 1,7%; lâm sản chính ước đạt gần 4 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính 10 tháng đầu năm có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước, ngoại trừ mặt hàng gạo cao su. Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau: Gạo: Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 ước đạt 681 ngàn tấn với trị giá 323 triệu USD. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu 10 tháng đầu năm dự kiến đạt 6,9 triệu tấn với giá trị 3,14 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng nhưng giảm 8,7% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 452 USD/tấn, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu gạo năm nay có nhiều thay đổi. Trong đó, thị trường Trung Quốc tăng mạnh, gấp 6 lần về lượng 5 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, nhiều thị trường lớn khác lại sụt giảm cả về lượng giá trị như Philippin, Inđônêsia, Singapore. Cà phê: Tháng 10 xuất khẩu cà phê ước đạt 79 ngàn tấn, với giá trị đạt 177 triệu USD nâng khối lượng cà phê xuất khẩu 10 tháng đầu năm ở mức 1,41 triệu tấn với giá trị 3,02 tỷ USD, tăng 37,7% về lượng 32,7% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm đạt 2.126 USD/tấn, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước. Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm tỷ trọng giá trị 12,11% thị phần) Đức (12,09%) đều tăng trưởng khá cả về lượng giá trị. Đáng chú ý nhất là thị trường Inđônêxia tăng trưởng đột biến với mức tăng gấp 9,4 lần về lượng 8,8 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm 2012 thị trường Bỉ-thị trường lớn nhất của Việt Nam trong năm 2011 có sự sụt giảm mạnh cả về lượng giá trị (chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu cà phê trong [...]... đồng, bằng 68,26% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 2.503,7 tỷ đồng, bằng 106 ,54% kế hoạch Kết quả thực hiện cụ thể như sau: 5.1.1 Vốn thực hiện đầu tư Khối lượng thực hiện ước đạt 3.929,8 tỷ đồng bằng 90,86% kế hoạch năm, vốn trong nước đạt 1.426,1 tỷ đồng, bằng 72,2% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 2.503,7 tỷ đồng, bằng 106 ,54% kế hoạch Trong đó: a Khối Thuỷ lợi: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 2.200... lượng thực hiện ước đạt 31,8 tỷ đồng; - Dự án Tăng cường quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn đồng bằng sông Cửu Long WB6: Khối lượng thực hiện ước đạt 16,4 tỷ đồng b Khối Nông nghiệp: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 1.076 tỷ đồng, bằng 115,7% kế hoạch năm, vốn trong nước đạt 184,3 tỷ đồng, bằng 102 ,39% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 891,7 tỷ đồng, bằng 118,89% kế hoạch Kết quả thực hiện của... Lâm nghiệp: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 272 tỷ đồng, bằng 81,44% kế hoạch năm, vốn trong nước đạt 60 tỷ đồng, bằng 71,43% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 212 tỷ đồng, bằng 84,8% kế hoạch Kết quả thực hiện của một số dự án như sau: - Dự án Phát triển lâm nghiệp tại Sơn La - Hòa Bình: Khối lượng thực hiên ước đạt 25,6 tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch vốn được giao; - Dự án Phát triển lâm nghiệp và. .. thực hiện cụ thể như sau: 13 5.1 Vốn Ngân sách tập trung do Bộ quản lý Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn thuộc nguồn ngân sách tập trung được Chính phủ giao đến tháng 10/ 2012 tổng số 4.866,3 tỷ đồng Trong đó, vốn trong nước là 2.516,3 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 2.350 tỷ đồng Khối lượng thực hiện 10 tháng năm 2012 ước đạt 4.221,3 tỷ đồng, bằng 86,75% kế hoạch, ... Khối lượng thực hiện ước đạt 1.896,8 tỷ đồng; - Các dự án cấp bách bổ sung: Khối lượng thực hiện ước đạt 220,6 tỷ đồng; - Các dự án thủy lợi đồng bằng sông Hồng: Khối lượng thực hiện ước đạt 183,6 tỷ đồng 16 6 HIỆN TRẠNG THỐNG HÀNG THÁNG Tháng 10, có 63/63 Sở Nông nghiệp PTNT gửi báo cáo về Trung tâm Tin học Thống đúng hạn Trong số 63 tỉnh gửi báo cáo có 60 tỉnh thực hiện báo cáo bằng phần... hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ NN - PTNT quản lý 10 tháng ước đạt 6.577,3 tỷ đồng, bằng 80,31% kế hoạch, trong đó: - Vốn ngân sách tập trung ước đạt 4.221,3 tỷ đồng, bằng 86,75% kế hoạch, vốn trong nước đạt 1.717,6 tỷ đồng, bằng 68,26% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 2.503,7 tỷ đồng, bằng 106 ,54% kế hoạch; - Vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt 2.301 tỷ đồng, bằng 69,24% kế hoạch Kết quả thực. .. Thuỷ sản: Khối lượng thực hiện 10 tháng ước đạt 49,6 tỷ đồng, bằng 58,35% kế hoạch năm; 5.1.2 Vốn thực hiện theo các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể Vốn thực hiện theo các mục tiêu nhiệm vụ cụ thể ước đạt 211 tỷ đồng bằng 50,66% kế hoạch năm, trong đó: - Chương trình nuôi trồng thủy sản: Khối lượng thực hiện ước đạt 83,4 tỷ đồng, bằng 46,33% kế hoạch; - Chương trình giống: Khối lượng thực hiện ước đạt 44,2 tỷ... sau: - Dự án Phát triển nông thôn các tỉnh miền Trung: Khối lượng thực hiện đạt 823,9 tỷ đồng, bằng 169% kế hoạch; - Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc: Khối lượng thực hiện đạt 94,8 tỷ đồng, bằng 86,2% kế hoạch; - Dự án Áp dụng công nghệ sinh học để làm sạch vệ sinh, môi trường nông thôn (QSEAP ): Khối lượng thực hiện đạt 140,5 tỷ đồng, bằng 69,7% kế hoạch c ... này 10 tháng đầu năm 2012 đạt 550 triệu USD, tăng 20,2% so cùng kỳ năm trước Gỗ sản phẩm gỗ: Uớc giá trị nhập khẩu tháng 10 đạt 109 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2012 của nhóm mặt hàng này ước đạt 1,15 tỷ 12 USD tăng 16,6% so cùng kỳ năm trước Đây là mặt hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng Lúa mì: Ước khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 10 năm 2012. .. % kế hoạch năm, vốn trong nước đạt 800 tỷ đồng, bằng 70,11% kế hoạch, vốn ngoài nước đạt 1.400 tỷ đồng, bằng 103 ,7% kế hoạch Theo báo cáo của các chủ đầu tư, hầu hết các dự án ODA vay vốn nước ngoài đều đang thúc đẩy tiến độ thi công, đặc biệt là các dự án chuẩn bị kết thúc Hiệp định tín dụng Kết quả thực hiện của một số dự án như sau: - Dự án thủy lợi các tỉnh đồng bằng sông Hồng ADB3: Khối lượng thực . Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2012 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 10 THÁNG NĂM 2012 NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1. TÌNH HÌNH CHUNG. bằng 106 ,54% kế hoạch. Kết quả thực hiện cụ thể như sau: 5.1.1 Vốn thực hiện đầu tư Khối lượng thực hiện ước đạt 3.929,8 tỷ đồng bằng 90,86% kế hoạch năm,

Ngày đăng: 24/01/2013, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan