Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân việt nam

88 1.2K 8
Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế của các thương nhân việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI *** KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ CỦA CÁC THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Như Trang Lớp : Anh 7 Khoá : 43B - KT&KDQT Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Thị Thu Hiền Hà Nội– Tháng 06/2008 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU - 1 - CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ - 4 - 1.1. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 4 - 1.1.1. Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 4 - 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 4 - 1.1.3. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong nền kinh tế quốc dân. - 5 - 1.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 7 - 1.2.1. Rủi ro trong kinh doanh - 7 - 1.2.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 16 - 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 19 - 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro - 19 - 1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 20 - CHƯƠNG II: RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - 26 - 2.1. Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 26 - 2.2. Tình hình rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam . - 30 - 2.2.1. Nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam - 30 - 2.2.2. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam - 35 - 2.3. Hoạt động quản trị rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam - 64 - 2.3.1. Nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro - 64 - 2.3.2. Thực trạng các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam. - 65 - CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ - 68 - 3.1. Tính chất và mức độ rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 68 - 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế - 70 - 3.2.1. Giải pháp vĩ mô - 70 - 3.2.2. Giải pháp vi mô - 76 - KẾT LUẬN - 81 - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 83 - DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 - 27 - Bảng 2.2 : Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ 2000 - 2007 - 28 - Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường chính thời kỳ 2000 – 2007 - 28 - Bảng 2.4: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thời kỳ 2000-2007 - 29 - Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu tại một số thị trường chính - 30 - Bảng 2.6: Giá gạo thế giới giai đoạn 1990-2006 - 38 - Bảng 2.7: Giá dầu thô trên thế giới giai đoạn 1995-2008 - 40 - - 1 - LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới muốn phát triển và trở nên thịnh vượng thì không thể không có sự giao lưu về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa với cộng đồng thế giới. Sự thật này đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới xóa bỏ hận thù, hiềm khích, vượt qua không gian và những bất đồng về về ý thức hệ để thực hiện hợp tác và phát triển các quan hệ kinh tế. Là một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã ra đời và không ngừng phát triển. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 20, hoạt động này mới thực sự phát triển mạnh mẽ khi mà xu hướng quốc tế hóa kinh tế, tự do hóa thương mại là nhu cầu thực sự của đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu. Sau Đại hội VI của Đảng, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó bao gồm cả hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thực sự được mọi cấp, mọi ngành coi trọng và có điều kiện phát triển nhờ sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy kinh tế. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã góp phần tạo nên một cục diện mới cho nền kinh tế trong khoảng gần 20 năm trở lại đây. Phải thừa nhận một thực tếhoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, các mặt hàng mua bán ngày một đa dạng, phong phú, các thị trường được mở rộng ra hầu khắp các nước trên thế giới, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn làm phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thậm chí có thể dẫn đến sự - 2 - phá sản của một doanh nghiệp hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là trong một nền kinh tế mở, việc giao lưu, buôn bán với các đối tác nước ngoài tiềm ẩn những rủi ro phức tạp trong khi Việt Nam lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế thì những rủi ro này lại càng đa dạng và khó lường hơn. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã và đang làm cản trở hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, làm cho hoạt động này tăng trưởng chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển của nước ta. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu những rủi ro này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy, chúng ta cần phân tích và nghiên cứu những rủi ro có khả năng xảy ra đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam, từ đó có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong điều kiện chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro cao như hiện nay. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân Việt Nam” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong phạm vi khóa luận này, người viết đi sâu phân tích những rủi ro các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và qua đó, đề ra một số biện pháp cần thiết để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro này. Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Chương II: Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 3 - Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Với trình độ hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, chắc chắn bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn để có thể hoàn thiện thêm vốn kiến thức về đề tài trên cũng như có một nền tảng vững chắc hơn cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Phan Thị Thu Hiền đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Như Trang - 4 - CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Hoạt động mua bán hàng quốc tếmột bộ phận quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Theo khoản 8 điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005: Mua bán hàng hóahoạt động thương mại, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên muanhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Vậy thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế? Theo Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, mua bán hàng hóa quốc tếhoạt động mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Và tại khoản 1 điều 27, Luật Thương mại Việt Nam 2005 các hình thức mua bán hàng hóa quốc tế đã được liệt kê, bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Trong phạm vi khóa luận, người viết nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng hóa hữu hình. Xét về mặt đặc điểm, ngoài những đặc điểm cơ bản, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế khác với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước ở những điểm sau đây: - Hàng hóa được di chuyển qua biên giới quốc gia. Ngày nay biên giới này được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là biên giới cứng mà còn bao gồm biên giới mềm. Ví dụ như: hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra giữa một - 5 - doanh nghiệp trong khu vực chế xuất và một doanh nghiệp ngoài khu chế xuất được coi là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng hàng hóa trong trường hợp này không di chuyển khỏi biên giới quốc gia. - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của ít nhất một bên. Đây cũng không phải là điểm tất yếu. Khi một doanh nghiệp Việt Nam mua hàng hóa của một doanh nghiệp Mỹ, đồng tiền thanh toán là đôla Mỹ (USD) thì đồng tiền này là ngoại tệ đối với Việt Nam nhưng không phải là ngoại tệ đối với Mỹ. - Các bên tham gia hoạt động mua bán có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau. Đây chính là đặc trưng quan trọng nhất của yếu tố quốc tế. 1.1.3. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong nền kinh tế quốc dân. Ngày nay mọi người đều nhận thức được rằng một quốc gia không thể đầy đủ, ấm no nếu như không phát triển quan hệ kinh tế quốc tếthương mại quốc tế trong đó không thể thiếu hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia. Lịch sử đã chứng minh rằng: nhiều quốc gia với nền kinh tế đóng, sản xuất đã không có hiệu quả và buộc phải chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện thông qua ảnh hưởng của hoạt động này tới sự phát triển kinh tế và những lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho các quốc gia cũng như cho các doanh nghiệp. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đối với mỗi quốc gia được thể hiện ở một số mặt cơ bản sau đây: Thứ nhất, đó là cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả cao nguồn lực hiếm hoi. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất những ngành mà mình có lợi thế tuyệt đối và tương đối, có nghĩa là một quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm mà chi phí hoặc chi phí cơ hội quốc gia này phải bỏ ra để sản xuất ra những sản phẩm đó thấp hơn so với các quốc gia khác. Một quốc gia có được những lợi thế này là do có lợi thế về tự nhiên, trình độ khoa học công nghệ, trình độ lao động, ngoài ra là do có sự khác biệt - 6 - về nguồn lực giữa các quốc gia cũng như sự khác nhau trong tỷ lệ các yếu tố sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa. Khi các quốc gia tận dụng được những lợi thế này, năng suất lao động của quốc gia sẽ cao hơn, giá thành các sản phẩm cũng sẽ thấp hơn. Nhờ đó khi tham gia trao đổi mua bán với các quốc gia khác - xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế, nhập khẩu những sản phẩm kém lợi thế - họ sẽ có lợi. Thứ hai, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế giúp mở rộng khả năng sản xuất của mỗi quốc gia thông qua thị trường quốc tế rộng lớn. Nhờ có thị trường tiêu thụ, các nhà sản xuất trong nước không ngừng đầu tư để phát triển sản xuất, từ đó không những mở rộng quy mô sản xuất mà còn góp phần nâng cao năng suất lao động cá biệt, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thứ ba, hoạt động này giúp tạo vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. Việc tăng cường xuất khẩu để tự cân đối ngoại tệ trong cán cân thương mại, tạo nguồn cung cấp tài chính cho nhập khẩu kỹ thuật công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại từ bên ngoài đã góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Đây là điều kiện vật chất rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ tư, hoạt động xuất khẩu có tác dụng kích thích đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, phẩm chất của sản phẩm, một mặt doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác phải nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và bản thân người quản lý phải không ngừng học tập nâng cao sự hiểu biết và trình độ quản lý. Thứ năm, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tăng cường đầu tư phát triển sản xuất, từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. [...]... khách hàng (cả nhà cung cấp đầu vào lẫn người tiêu thụ đầu ra), đối thủ cạnh tranh… 1.2.2 Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 1.2.2.1 Đặc điểm riêng của rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Ngoài những đặc điểm chung đã nêu ở trên, rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế còn có những điểm khác biệt cơ bản sau đây: - Tần suất rủi ro: Trong quá trình kinh doanh mua bán hàng. .. các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế những rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh của mình - 25 - CHƯƠNG II RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Từ Đại hội Đảng VI năm 1986,... quốc tế nên rủi ro xảy ra trong quá trình mua bán hàng hóa quốc tế diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp Thực tế cho thấy hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những rủi ro mang tính - 16 - bất ngờ cao, thậm chí chưa hề gặp bao giờ trong kinh doanh đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp 1.2.2.2 Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Trong quá trình mua bán. .. hình rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam 2.2.1 Nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam Ngoài những nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh doanh thì môi trường kinh doanh quốc tế còn chứa đựng nhiều hiểm họa, nguy cơ không lường trước được có thể xảy ra bất cứ lúc nào Mối hiểm họa, nguy cơ rủi ro từ môi trường kinh doanh quốc tế chịu sự tác động của một. .. ngại nhất Một biến động mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn các kế hoạch của các doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình b) Rủi ro phát sinh từ quá trình thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế - 18 - Những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: - Rủi ro trong đàm... với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng như hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế Tăng quy mô xuất nhập khẩu đồng thời sẽ làm gia tăng quy mô và xác suất rủi ro Ngược lại, rủi ro là nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp hạn chế sự tăng trưởng của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Do vậy hạn chế rủi ro có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của hoạt động này Hơn thế nữa, các. .. triển của hoạt động mua bán hàng hóa trên thế giới trong đó không loại trừ Việt Nam Hiện nay, những thảm họa trên thế giới có xu hướng đang ngày càng gia tăng về cả số lượng vụ việc lẫn mức độ thiệt hại Chính vì vậy đã làm cho rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng gia tăng 2.2.1.2 Gia tăng nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế từ môi trường chính trị quốc tế Có... nghiệp Nhóm rủi ro này bao gồm những rủi ro trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như trong quá trình thực hiện các hợp đồng này 1.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm dự phòng - với chi phí thấp nhất – các nguồn... dụng các biện pháp khác để doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tạo ra sự phát triển bền vững - 22 - b) Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái Một trong những rủi ro doanh nghiệp rất dễ gặp phải trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, đó là rủi ro về tỷ giá hối đoái Các doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro này vì họ thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán bằng một. .. luận cơ bản về rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và quản trị rủi ro, có thể thấy rằng rủi romột sự kiện xảy ra bất ngờ, gây nên những tổn thất cho con người và tồn tại khách quan Đặc biệt, trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, những rủi ro có tính đa dạng, phức tạp hơn với mức độ nghiêm trọng hơn so với những rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh nói chung Do vậy các doanh nghiệp . về rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Chương II: Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam - 3 - Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro trong. BẢN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế Hoạt động mua bán hàng quốc tế là một bộ. mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam - 30 - 2.2.2. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam - 35 - 2.3. Hoạt động quản trị rủi ro trong mua bán hàng

Ngày đăng: 26/05/2014, 11:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

    • 1.1. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

      • 1.1.1. Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

      • 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

      • 1.1.3. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế trong nền kinh tế quốc dân

      • 1.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

        • 1.2.1. Rủi ro trong kinh doanh

        • 1.2.2. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

        • 1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

          • 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro

          • 1.3.2. Vai trò của quản trị rủi ro với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

          • CHƯƠNG II RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

            • 2.1. Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam

            • 2.2. Tình hình rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

              • 2.2.1. Nguy cơ rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam

              • 2.2.2. Một số rủi ro thường gặp trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam

              • 2.3. Hoạt động quản trị rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế tại các doanh nghiệp Việt Nam

                • 2.3.1. Nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro

                • 2.3.2. Thực trạng các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

                • CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

                  • 3.1. Tính chất và mức độ rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

                  • 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

                    • 3.2.1. Giải pháp vĩ mô

                    • 3.2.2. Giải pháp vi mô

                    • KẾT LUẬN

                    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan