Báo cáo bộ môn quản lí chất thải rắn

10 917 13
Báo cáo bộ môn quản lí chất thải rắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo bộ môn quản lí chất thải rắn

Khoa Môi Trường-ĐH Đà LạtBáo cáo bộ môn quản chất thải rắnNhóm sinh viên thực hiện:STT Họ tên MSSV1 Đỗ Thị Huyền 07125872 Trần Thị Huyền 07125903 Từ Nguyễn Diễm Tuyến 07136094 Nguyễn Thị Thu 07138825 Cao Thị Thanh Thuận 0712621XÃ HỘI HÓA CHẤT THẢI RẮNI. LỜI MỞ ĐẦURác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư, đối với các khu, cụm tuyến dân cư như ở các xã trên địa bàn các huyện, việc chọn công tác quản và công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các ngành chức năng. Để thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải, một số thành phố lớn ở nước ta đã triển khai chương trình "xã hội hóa chất thải rắn" nhằm nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử triệt để chất thải rắn sinh hoạt. Chương trình xã hội hóa chất thải tốt sẽ góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện mỹ quan và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình này chỉ mới quản lý và xử lý rác thải ở mức độ giới hạn, để giải quyết triệt để và có hiệu quả nhất về kinh tế rác thải ở các khu, cụm tuyến dân cư trong thời gian tới, cần áp dụng các giải pháp quản vào chương trình xã hội hóa chất thải triệt để và hoàn chỉnh ở những phạm vi rộng hơn.1 II. NỘI DUNG XÃ HỘI HÓA CHẤT THẢI1. Lý do cần thực hiện xã hội hóa chất thải rắn- Cùng với sự phát triển của các thành phố, chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp, lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao, sông, rạch .- Năng lực quảnchất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành, việc quảnchất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưa cao.- Hiện nay Công ty Công trình đô thị tại các thành phố lớn không thể đảm đương thu gom, vận chuyển, xử lý hết lượng rác thải của thành phố.- Trên thế giới, việc tái chế và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ rác đã được làm từ lâu, mang lại hiệu quả cả về môi trường lẫn kinh tế. Tại các nước phát triển, mỗi gia đình đều tự giác phân loại rác thải thành hữu cơ, vô cơ và rác tái chế… theo quy định nhằm thuận lợi cho việc tái chế và xử lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề tưởng chừng đơn giản này hầu như chưa được thực hiện.- Cần xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn để phấn đấu đạt tới mục tiêu 100% rác sinh hoạt được thu gom và xử lý hợp vệ sinh, 100% chất thải công nghiệp và rác thải nguy hại được thu gom và xử lý và 100% chất thải y tế được xử lý đúng qui định .2 2. Nội dung công tác xã hội hóa chất thải rắn- Xã hội hóa chất thải rắn là việc thực hiện phổ cập công tác thu gom, vận chuyển và xử chất thải rắn tới từng địa phương, từng phường, xã, khu vực, và đến từng người dân. Cụ thể là bất cứ cá nhân nào cũng tham gia vào “chu trình của chất thải” từ khi nó được phát sinh tới những khâu thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử chất thải.- Để thực hiện được công việc này, công ty môi trường đô thị không thể thu gom triệt để chất thải thì cần phân chia việc thu gom vận chuyển cho từng cơ sở, từng cá nhân, xí nghiệp có khả năng xử chất thải sẽ “đấu thầu” công tác thu gom, vận chuyển hoặc xử lí, tái chế để vấn đề chất thải rắn được giải quyết triệt để, mang lại hiệu quả cao nhất cho các bên tham gia công tác này.- Như vậy, trước tiên cần phổ biến sâu rộng cho mọi thành viên trong xã hội nhận thức rõ nội dung, phương pháp, lợi ích của việc xã hội hóa chất thải rắn, kêu gọi kinh phí đầu tư thực hiện đề án từ ngân sách thành phố và các nguồn vốn vay từ các doanh nghiệp đầu tư .- Những công ty xí nghiệp môi trường có khả năng tự xử chất thải sẽ đăng kí “đấu thầu” thu gom và vận chuyển tại một khu vực dân cư gần đó với phạm vi vừa đủ để công suất nhà máy xử và thu gom triệt để trong khu vực. Phí người dân chi trả cho công việc thu gom chất thải sẽ do công ty này thu và nạp thuế cho nhà nước. Như vậy trách nhiệm môi trường và sự thúc đẩy về lợi nhuận sẽ khiến công ty tự điều chỉnh về chi phí, công tác thu gom, tái chế, tận dụng nguyên liệu từ rác thải sao cho đạt được hiệu quả cao nhất cho cả công ty, môi trường và người dân.- Như vậy, để hỗ trợ cao nhất những công ty xí nghiệp đăng kí thu gom xử chất thải trên địa bàn khu vực, đồng thời cũng là để có mức thu phí xử tôi ưu cho người dân thì cần thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn – giúp nơi xử nâng cao công xuất tái chế và giảm chi phí phân loại, từ đó giảm phí cho người dân.- Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải khởi đầu từ khi chất thải rắn hình thành, tức là phải khuyến khích các hộ dân phát sinh chất thải thực hiện các biện pháp hỗ trợ với người đăng kí thu gom, vận chuyển, xử trong khu vực đó.- Ngoài yếu tố con người, những đơn nguyên về cơ sở hạ tầng trong hệ thống xã hội hóa chất thải rắn là không thể thiếu như:+ Cơ sở xử chất thải rắn công nghiệp-độc hại.+ Các trạm trung chuyển rác tại các quận, huyện.3 + Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường xã chưa có nhà máy xử chất thải rắn.+ Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh+ Khu xử lý rác thải y tế tập trung+ Các cơ sở vật chất hỗ trợ phân loại rác thải tại nguồn.- Trong chu trình này, không thể bỏ qua việc xây dựng một hệ thống dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai.3. Những khó khăn trong xã hội hóa chất thải rắn- Để thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động này, đề án phải có giải pháp tài chính sao cho các đơn vị tham gia phải tự hòa vốn đến có lời, để các doanh nghiệp có điều kiện tái đầu tư, vì phương tiện thu gom và vận chuyển rác phải đầu tư lớn nhưng thời gian sử dụng mau hư hỏng.- Đồng thời, để tăng cường chất lượng phục vụ vệ sinh môi trường, nhà nước cần đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển rác với kinh phí xây dựng các trạm trung chuyển rất lớn và vì vậy phải thu phí các đơn vị sử dụng các trạm này.- Việc thực hiện xã hội hóa phải xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhiều, đặc biệt với những khu vực còn hạn chế về số lượng khu xử lí, chôn lấp, tái chế rác… Vì vậy cần phân kỳ công việc hợp cả về tài chính và thời gian.- Đề án phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia; ban chỉ đạo chương trình tại các thành phố cũng phải có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực này. Có như vậy mới có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thành phố.- Với khối lượng công việc to lớn trong kế hoạch xã hội hóa chất thải rắn, nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở ban ngành thành phố, các đơn vị và tổ chức liên quan cũng như được sự chỉ đạo xuyên suốt của UBND thành phố và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của toàn thể người dân sinh sống tại thành phố được thực hiện xã hội hóa. Có như vậy, kế hoạch mới có thể thực hiện thành công và thực sự đem lại hiệu quả rõ rệt.III.LỘ TRÌNH XÃ HỘI HÓA CTR1. Thu thập thông tin về hiện trạng chất thải- Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày tại tất cả các quận huyện.- Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn (công nghiệp và y tế) thải ra của tất cả các khu du lịch, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện, trung tâm y 4 tế, phòng khám tư nhân và khoảng cả các nhà thuốc. Công tác này cũng đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của nhiều đơn vị liên quan và bước triển khai cũng tương tự như đối với chất thải rắn sinh hoạt.- Để thực hiện tốt công tác này, ngoài cơ quan thực hiện chính là Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng Quảnchất thải rắn) còn đòi hỏi sự tham gia của một số lượng lớn nhân sự tại các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu cũng như sự hợp tác tích cực của Công ty Môi trường đô thị và tất cả các công ty dịch vụ công ích quận huyện.- Các số liệu thu thập được sẽ là cơ sở để dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh trong tương lai.- Từ đó dự báo thành phần và khối lượng rác thải để kế hạch xã hội hóa thực hiện trong thời gian tương lai dài một cách hợp và hiệu quả.1. Xây dựng cơ sở vật chất- Công việc này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng và dân chúng cùng các nhà đầu tư để thu thập vốn xây dựng các công trình phục vụ thu gom trung chuyển, xử lí… chất thải rắn.- Quy hoạch các bô, trạm trung chuyển rác (kết hợp với các nhà tài trợ). Đây là công việc hết sức quan trọng, giúp cho thành phố lựa chọn và xây dựng các bô, trạm trung chuyển rác với địa điểm, quy mô và số lượng hợp lý hơn so với hiện tại.- Quy hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị với mục tiêu tương lai cụ thể về phần trăm chế biến compost, phần trăm tái chế, phần trăm rác được đốt và tận dụng năng lượng, giảm lượng rác vứt bỏ hoặc chôn lấp, đốt bỏ vô dụng.- Kêu gọi đầu tư và xét duyệt các dự án khả thi Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn của các sơ sở xin giấy phép đầu tư.- Quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp (khu liên hợp xử lý chất thải rắn) với những thành phố chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh.- Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ với công nghệ hóa học hoặc màng lọc kết hợp hệ thống hồ sinh học tại các bãi chôn lấp.- Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quảnchất thải rắn đô thị và công nghiệp.- Nghiên cứu dự án xây dựng các nhà máy chế biến compost và sản xuất phân hữu cơ có công suất đủ lớn theo lượng rác hữu cơ được xác định- Chương trình nghiên cứu ứng dụng đầu ra phân compost cho nông nghiệp.- Xây dựng Trạm đốt rác y tế.- Xây dựng Trạm xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp.5 - Lập dự án khả thi xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp (kể cả chất thải nguy hại).- Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng các bãi chôn lấp (nước, không khí, sụt lún…) phục vụ công tác quản lý và đào tạo.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý CTR- Xây dựng hệ thống quản lý (nhân sự, chính sách, quy định …) và hệ thống giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong lĩnh vực quảnchất thải rắn.- Xây dựng hệ thống phí và thu phí quảnchất thải rắn (bao gồm phí thu gom, tồn trữ, trung chuyển, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn) trên cơ sở khoa học và mang tính xã hội cao.- Xây dựng hồ sơ đấu thầu cho các quận huyện và các thành phần tư nhân tham gia thực hiện tất cả các quy trình trong hệ thống quản lý.- Xây dựng hệ thống quản lý hành chính đồng bộ.- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và mọi tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào giám sát hệ thống quảnchất thải rắn.- Bổ sung và hoàn thiện chính sách, quy chế, quy định và các quy trình quản lý thời gian thực hiện và hoàn thiện hàng năm.- Nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách thực hiện các chương trình tuyên truyền, cổ động dưới mọi hình thức như phát hành tờ bướm, băng rôn, biểu ngữ… với nội dung nhằm nâng cao ý thức của người dân thành phố trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân tham gia công tác quảnchất thải rắn, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp. Thời gian tổ chức các đợt tuyên truyền vào các ngày lễ lớn trong năm như 30-4, 1-5, 5-6, 2-9… Công việc này đòi hỏi sự kết hợp của các sở ban ngành và nhất là sự tham gia và ủng hộ của các tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố.- Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn về nghiệp vụ quảnchất thải rắn cho các cơ quan và đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị, các công ty dịch vụ công ích, các tổ tài nguyên môi trường tại quận huyện và một số đối tượng khác. Hàng năm tổ chức từ 6-12 lớp đào tạo và tập huấn (30người/lớp/1-2 tuần). 4. Thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn6 - Với những khu vực chưa có hệ thống phân loại rác tại nguồn và người dân chưa từng biết đến phân loại rác tại nguồn thì phải tiến hành tuyên truyền ý thức, giáo dục kiến thức và thực hiện triển khai thí điểm tại một số phường, thí điểm tại phạm vi nhỏ và mang tính đại diện như khu dân cư, khu chợ, trường học.- Phân loại chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ).Sơ đồ phân loại rác phục vụ cho tái chếPhương pháp thực hiện là rác sẽ được phân loại tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu cơ được tách riêng và phấn đấu tăng phần trăm rác được tận dụng hàng năm. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón. Các loại rác như ni-lông, bìa giấy loại, nhựa . sẽ được tái chế để dùng làm nguyên liệu. Còn các loại rác vô cơ khác được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp được dùng cho các công trình cảnh quan đô thị. Như vậy, phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi…”- Xây dựng trạm phân loại tập trung phục vụ riêng cho khu vực thí điểm và trạm phân loại lớn cho toàn khu vực khi đề án được tiến hành trên phạm vi rộng.- Xây dựng nhà máy chế biến compost.- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho tái sinh tái chế.- Song song hoàn chỉnh hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý theo công nghệ phân loại chất thải rắn tại nguồn. IV.XÃ HỘI HÓA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY7 Hiện nay ở nước ta đã thực hiện xã hội hóa chất thải ở TP. HCM và Cần thơ. Cụ thể như sau:1. Tại Cần Thơ- Ngày 25/04/2010, UBND TP Cần Thơ đã giao cho Sở Xây dựng TP Cần Thơ xây dựng Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020”.- Xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn để phấn đấu đạt tới mục tiêu 100% rác sinh hoạt được thu gom và xử lý hợp vệ sinh, 100% chất thải công nghiệp và rác thải nguy hại được thu gom và xử lý, đến năm 2015 thực hiện hoàn chỉnh hệ thống xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố và 100% chất thải y tế được xử lý đúng qui định .- Dự thảo Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” được chia ra làm 2 giai đoạn thực hiện. Trong đó, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 sẽ tăng cường công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp-độc hại; xây dựng và đưa vào vận hành các trạm trung chuyển rác tại các quận, huyện; quy hoạch quảnchất thải rắn. Đồng thời, triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường Phước Thới (quận Ô Môn) với qui mô 47 ha, công suất 700-1.000 tấn/ngày; xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tạm thời qui mô 20 ha (trong thời gian nhà máy xử lý chất thải rắn xây dựng và sau khi bãi rác Tân Long lấp đầy, đóng cửa); xây dựng khu xử lý rác thải y tế tập trung . Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, phân loại rác thải tại nguồn; xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn . Dự thảo đề án cũng dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2015 khoảng 754 tấn/ngày, đến năm 2020 khoảng 870 tấn/ngày. Kinh phí dự kiến thực hiện đề án là hơn 1.150 tỉ đồng, trong đó ngân sách thành phố hơn 100 tỉ đồng, vốn vay ODA 150 tỉ đồng và còn lại 900 tỉ từ các doanh nghiệp đầu tư .2. Kế hoạch quản lý CTR ở TP.HCM năm 2004-2005 Nội dung kế hoạch xã hội hóa chất thải rắn có các chương trình và các mục tiêu cụ thể cần đạt được khi triển khai thực hiện bao gồm: a. Quy hoạch tổng thể hệ thống quảnchất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp và y tế)8 - Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày tại tất cả các quận huyện. Phòng Quảnchất thải rắn đã lên kế hoạch triển khai điều tra khảo sát để thu thập số liệu về chất thải rắn tại 24 quận huyện với sự phối hợp của các trường Đại học Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Nông lâm…- Quy hoạch các bô, trạm trung chuyển rác (kết hợp với dự án do ADB tài trợ).- Quy hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị với mục tiêu đến năm 2015 thì tỷ lệ chế biến compost là 50%, tái chế 20%, đốt rác thành điện 10% và chôn lấp 10%.- Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn (công nghiệp và y tế) thải ra của 23.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 800 nhà máy và 12 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 1 khu công nghệ cao, 59 bệnh viện, 400 trung tâm y tế, 5.140 phòng khám tư nhân và khoảng 6.970 nhà thuốc. Công tác này cũng đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của nhiều đơn vị liên quan và bước triển khai cũng tương tự như đối với chất thải rắn sinh hoạt.- Quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp (khu liên hợp xử lý chất thải rắn).Xây dựng hệ thống quản lý (nhân sự, chính sách, quy định …) và hệ thống giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong lĩnh vực quảnchất thải rắn. b. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn- Thực hiện triển khai thí điểm tại bốn quận 1,4,5,10. Trong đó, quận 5 đã thực hiện tại phường 12 và trường phổ thông trung học Hùng Vương (1998-1999)- Phân loại chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ).- Xây dựng trạm phân loại tập trung tại Gò Cát hoặc Đa Phước phục vụ cho bốn quận thí điểm.- Xây dựng nhà máy chế biến compost.- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho tái sinh tái chế.- Bên cạnh các chương trình lớn cần thực hiện trên, kế hoạch quảnchất thải rắn thành phố năm 2004-2005 còn nêu ra các nội dung và mục tiêu đối với việc hoàn thiện hệ thống quản lý và hệ thống công nghệ công trình.V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Với nội dung “Kế hoạch Quảnchất thải rắn TP.HCM năm 2004-2005” đã được thực hiện và nội dung đề án “xã hội hóa chất thải rắn tại thành phố Cần Thơ đến năm 2020”, hệ thống quảnchất thải rắn hiện tại tại những thành phố lớn trên của nước ta đã từng bước được hoàn thiện và phát huy ưu điểm trong quá trình vận hành, đáp ứng được sự phát triển công nghiệp và chất thải như hiện nay.9 Để những trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp…- Những thành phố lớn ở nước ta thực sự là những thành phố sạch, xanh, đẹp của cả nước, chúng ta cần tìm hiểu rõ tiến trình, kế hoạch của công tác “xã hội hóa chất thải rắn” đã được áp dụng để phổ biến sâu rộng nhiều hơn tại những thành phố lớn khác và nhân rộng trong cả nước.Cần phải sớm triển khai xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn các TP lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị hiện nay, hướng tới thu gom và xử lý triệt để rác thải trên địa bàn thành phố, đảm bảo vệ sinh môi trường lâu dài, bền vững.10 . Khoa Môi Trường-ĐH Đà LạtBáo cáo bộ môn quản lí chất thải rắnNhóm sinh viên thực hiện:STT Họ tên MSSV1 Đỗ Thị Huyền 07125872. NỘI DUNG XÃ HỘI HÓA CHẤT THẢI1. Lý do cần thực hiện xã hội hóa chất thải rắn- Cùng với sự phát triển của các thành phố, chất thải rắn đang gia tăng nhanh

Ngày đăng: 24/01/2013, 11:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan