ĐỀ TÀI NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

77 2.5K 17
ĐỀ TÀI NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ  TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Cô đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những khi tôi gặp khó khăn trong việc triển khai đề tài. Khóa luận được hoàn thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô – Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Việt Nam học – trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu trường Đai học Sư phạm Hà Nội cùng bạn bè, người thân gia đình đã luôn bên tôi trong những năm học vừa qua. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2014 Tác giả khóa luận Mai Thị Thúy Quỳnh 1 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC 2 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng tiêu biểu của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX. Nếu như Nguyễn Minh Châu được xem là “người mở đường tinh anh tài năng” trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới văn học thì Nguyễn Huy Thiệp được xem là kết tinh đầy ấn tượng của công cuộc đổi mới. Những sáng tác của ông, đặc biệt ở thể loại truyện ngắn, đã mang đến một làn gió mới cho đời sống văn chương hiện đại sau năm 1975. Sau năm 1975 đến nay, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn chương gây nhiều tranh cãi nhất. Dư luận không biết đã tốn bao nhiêu giấy mực để nói về các tác phẩm của ông, khen nhiều mà chê cũng không ít, cả khen lẫn chê đều rất mãnh liệt. Dù khen hay chê thì cũng không thể phủ nhận, Nguyễn Huy Thiệp là một cây bút tài hoa, văn chương của ông lạ, lạ ở cả nội dung nghệ thuật. Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi không có ý định phê phán hay khen ngợi nhà văn mà chỉ muốn gửi đến bạn đọc một cách nhìn về Nguyễn Huy Thiệp. Chính sự mới lạ, độc đáo trong nội dung tư tưởng nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo hứng thú, gây được hấp dẫn đối với dư luận chúng tôi cũng không ngoại lệ. Sự tò mò, lòng yêu thích đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài về Nguyễn Huy Thiệp. Hơn nữa, trong cuộc sống hiện đại, những vấn đề đặt ra trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dường như vẫn tươi mới, vẫn còn dư âm trong xã hội. Về các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, ngay cả những người cực đoan nhất cũng thừa nhận văn ông đọc thật hấp dẫn, có ma lực, luôn lôi cuốn, gợi mở, đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, mình tưởng thế này thì câu chuyện lại chuyển sang hướng khác, mình lý giải kiểu này hóa ra lại còn bao nhiêu điều thuận chiều nghịch lý khác nữa. Nhiều ý kiến đã nhận định Nguyễn Huy Thiệp “là một dòng mạch xuất hiện đồng thời với đổi mới” (Nguyễn Đăng Mạnh); thêm nữa, còn khẳng định 3 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung mạnh mẽ ý nghĩa công cuộc Đổi mới đã sinh thành nên nhà văn: “Phải nói ngay rằng không có công cuộc đổi mới trong đời sống văn hoá văn nghệ hiện nay thì không thể có hiện tượng mới Nguyễn Huy Thiệp. Anh gặp thời!” (Diệp Minh Tuyền), “Chúng tôi nghĩ, hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp là sản phẩm tất yếu của sự gặp gỡ giữa tài năng với khát vọng dân chủ đổi mới mà sự vận động ý thức xã hội cũng như văn học sau 1975 đem lại” (Nguyễn Hải Hà Nguyễn Thị Bình) Xung quanh những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp những bài viết về các tác phẩm của ông. Các bài viết ở các mức độ khác nhau, từ bài báo, tiểu luận, thậm chí sưu tầm thành cuốn sách. Cùng chung tư tưởng tìm đến những gì Nguyễn Huy Thiệp đã cống hiến cho văn học nước nhà, chúng tôi lựa chọn đề tài Nông thôn thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn tìm ra những đóng góp của tác giả cho nền văn học Việt Nam. Nghiên cứu mảng truyện ngắn viết về nông thôn thành thị của Nguyễn Huy Thiệp là thể hiện một góc nhìn hẹp nhưng hi vọng có chiều sâu trong sáng tác của ông. 2. Lịch sử vấn đề Khi vừa ra mắt, các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp đã gây xôn xao dư luận. Trước sức hút của “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên đã dày công nghiên cứu, biên soạn những bài viết, lời bình xoay quanh Nguyễn Huy Thiệp những tác phẩm của ông. Những bài viết này được tổng hợp lại in trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội phát hành năm 2001. Người ta bàn luận rất nhiều, nhưng tựu chung lại có thể thấy một số ý kiến chính sau: Một phía thiên về phản ứng, thậm chí phê phán quyết liệt: “Ngòi bút của anh Thiệp đúng là của hiếm. Của hiếm của một tài năng đồng thời cũng là của hiếm của một bệnh lý, sự vội định hình, sự bộc lộ sâu sắc cái tâm lý chủ đạo là chối bỏ phản kháng, lật đổ hạ bệ mọi thần tượng” (Mai Ngữ); “xô ngã thần tượng” (Vũ Phan Nguyên); “bắn súng lục vào quá khứ” (Nguyễn Thuý Ái) Còn lại một phía khác, được hiểu như dòng chủ lưu, thì nồng nhiệt chào đón, 4 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung đánh giá cao, cho rằng tác giả xứng đáng nhận tặng thưởng “cây bút vàng”, “quả bóng vàng” (Vương Trí Nhàn); “Lâu lắm rồi văn học Việt Nam mới xuất hiện một hiện tượng như hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp Hy vọng chúng ta sẽ còn được đọc nhiều tác phẩm hay hơn nữa của anh. Có điều là mong cho anh có đầy đủ bản lĩnh để đứng vững trước những lời chê bai. cả những lời khen” (Diệp Minh Tuyền); “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một tài năng, ngày càng có nhiều sự bàn cãi” (Nguyễn Văn Bổng); “Tôi thấy Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với một giọng điệu mới, một bút pháp sắc gọn, trẻ trung, rất thích” (Hồ Phương); “Trong hành trình “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”, “tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng. Đó là truyện ngắn của anh” (Đỗ Đức Hiểu) Ngoài hai luồng ý kiến chính nêu trên, tập sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp còn có nhiều tiểu luận nghiên cứu thực sự chuyên sâu, công phu, tâm huyết. Nhiều tác giả đặt vấn đề phân tích từng hình tượng nhân vật, từng truyện ngắn, từng cụm đề tài, từng thủ pháp nghệ thuật, … trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Về mảng đề tài nông thônthành thị có thể tìm thấy khá nhiều nghiên cứu xoay quanh vấn đề này: Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến trong bài Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió có đề cập đến thế giới nhân vật với những mưu toan, tính toán trong Huyền thoại phố phường, Không có vua, Tướng về hưu. Nhà nghiên cứu chỉ ra những hiện thực tàn nhẫn, sự tha hóa, biến chất của con người ở thành thị. Bên cạnh đó, tác giả cũng có những nhận xét về “thiên tính nữ”, những đức tính tốt đẹp ở con người trong một số truyện Tướng về hưu, Tâm hồn mẹ, Nàng Sinh, Nàng Bua,… Những nhận định này góp phần giúp chúng ta nhìn nhận lại về con người thành thị, về thế giới “loạn cờ”, “không có vua”. Riêng về Tướng về hưu, có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đưa ra nhận định, bàn luận về tác phẩm này, về cả nội dung cũng như phương thức 5 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung thể hiện. Đặng Anh Đào với Khi ông “Tướng về hưu” xuất hiện, Lê Hà với Các vị tướng nói về phim Tướng về hưu, Nguyễn Thị Hương với Lời thoại trong truyện ngắn “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp, Trần Đạo với “Tướng về hưu” một tác phẩm có tính nghệ thuật, … Mai Ngữ trong Cái tâm cái tài của người viết có đề cập đến truyện viết về nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp: “Tôi không giấu diếm rằng tôi yêu thích một vài truyện của anh trong đó có Con gái thủy thần. Mỗi dòng mỗi chữ của nhà văn đều lấp lánh, thực hư, ảo mộng, ước mơ hiện thực Ngòi bút của anh Thiệp đúng là của hiếm” [17; 427]. Nguyễn Đăng Mạnh trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, vài cảm nghĩ có sự chú ý đặc biệt đến Những bài học nông thôn: “Trong truyện Những bài học nông thôn, bà Lâm nói rất tục. Nhưng thử nghĩ mà xem, câu nào cũng có chứa đựng ít nhiều chân lí cả đấy. Mà chân lí ấy thì phải diễn đạt như thế mới súc tích nổi ý lên chứ. mới đúng với ngôn ngữ bà lão nông dân đáo để ấy chứ. Đấy là thứ triết lí dân gian không khô héo xám xịt, vì nó là ngôn ngữ của sự sống, tuy lấm láp bùn đất nhưng cứ tươi rói giãy nẩy lên trên những trang sách” [17; 463 – 464]. Những khóa luận, luận văn nghiên cứu về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp có số lượng rất lớn, trong đó không ít luận văn đề cập tới đề tài thành thị, nông thôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpNguyễn Thị Thu Hiền (2001), Đặc trưng phản ánh nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp – Phạm Thị Thanh Bình (2006), Chất thơ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp – Tạ Thị Hường (2001), Một số phương diện đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – Lê Thị Phượng (2004), …. Trong thời gian gần đây, cũng có không ít những bài báo, luận văn, tiểu luận, … bàn về Nguyễn Huy Thiệp những sáng tác của ông, nhưng thực sự những nghiên cứu này chủ yếu nhìn nhận các tác phẩm trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, hoặc chủ yếu về đề tài nhạy cảm nhất – đề tài lịch sử. 6 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung Đề tài nông thônthành thị chưa được chú trọng nhiều, chủ yếu là những nhận xét đan xen khi bàn về sáng tác của nhà văn nói chung. Vậy nên, đề tài Nông thôn thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ góp phần nào tái hiện, làm rõ thêm đóng góp của nhà văn trong lĩnh vực này. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát lịch sử vấn đề, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của khóa luận là đề tài nông thôn, thành thị mối quan hệ giữa nông thôn thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, từ đó góp phần khẳng định những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp về mảng đề tài thành thị nông thôn cho nền văn học Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi không nghiên cứu toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung nghiên cứu những truyện ngắn có nội dung về thành thị nông thôn in trong cuốn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2003. 4. Nhiệm vụ phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Chỉ ra vị trí của Nguyễn Huy Thiệp trong tiến trình văn học Việt Nam vào cuối thế kỷ XX, đặc biệt là những đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp ở thể loại truyện ngắn. Tìm ra những đặc sắc trong truyện ngắn viết về đề tài thành thị nông thôn của Nguyễn Huy Thiệp; thấy rõ những tư tưởng, triết lý mà nhà văn gửi gắm. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa nông thôn thành thị, cũng như ý nghĩa đương đại của những truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở mảng đề tài này. Phân tích những thủ pháp nghệ thuật mà Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng trong việc thể hiện đề tài. Từ đó thấy được tài năng của nhà văn cũng như thành công của truyện ngắn ở hai mảng đề tài này. 7 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Nông thôn thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau: - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê, hệ thống 5. Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm 75 trang, ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (2 trang), phần nội dung chính của khóa luận (gồm 65 trang) được chia làm 3 chương: Chương1. Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương2. Nông thôn thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật thể hiện đề tài nông thôn thành thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 8 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN HUY THIỆP TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP 1.1. Khái quát về Nguyễn Huy Thiệp 1.1.1. Cuộc đời Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, là nhà văn hiện đại Việt Nam trong lĩnh vực kịch, truyện ngắn tiểu thuyết với những góc nhìn mới, táo bạo. Quê quán: huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960, gia đình ông chuyển về quê, định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ, Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội lên dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ (trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi về hưu. Năm 1990, ông trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Qua đây, có thế thấy, Nguyễn Huy Thiệp dù không phải sống trong cảnh có những sự đối đầu gay gắt giữa nhân dân – thực dân, đế quốc, không có những cuộc chiến thảm khốc; nhưng lúc này, hòa bình mới lập lại, cuộc sống chưa đi vào ổn định, xã hội mới lại nảy sinh thêm nhiều vấn đề, nhiều mảng tối mà con người phải đấu tranh. Giờ đây, con người phải đối mặt với những nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, những gì thiết thực cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Chiến tranh đã lùi xa, vận mệnh dân tộc không còn là vấn đề được quan tâm hàng đầu nữa. Lúc này, văn học trở lại nhiệm vụ phản ánh chân thực đời sống con người. Nếu như trong thời chiến, nhiệm vụ hàng đầu của văn học là cổ vũ chiến đấu, phục vụ kháng chiến, mang tính đại chúng,…, theo lời thơ của Chế Lan Viên thì: “Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy/Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng hạ trực thăng rơi”, tư thế hành 9 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung động của họ cũng phải là “Bay theo đường dân tộc đang bay” “Nghĩ trong những điều Đảng nghĩ”, thì giờ đây, nhiệm vụ hàng đầu của văn học là chú trọng đến đời sống của con người, đến những vấn đề nhỏ nhặt nhưng hết sức thiết thực, những vấn đề mà trước đây không được chú ý đến hay bị bỏ qua. Hiện thực đó cùng cuộc đời lưu lạc nhiều nơi, khắp các tỉnh đồng bằng đã giúp ông có thêm vốn sống, có cảm hứng sáng tác để khai thác những mảng tối của xã hội. Nguyễn Huy Thiệp đã thẳng thắn đào sâu vào những vấn đề đó không chỉ đơn giản là con người, cuộc sống như chúng ta thấy; ông nhận ra đằng sau con người, cuộc sống ấy ẩn chứa biết bao vấn đề, có những góc khuất mà người ta không dám đề cập tới. Ông không chỉ khai thác những mảng đời sống chân thực, thô ráp mà còn đi sâu vào những ham muốn, khát vọng, nhất là tính “dục” của con người. Những điều mà người ta ngại hay sợ đề cập đến thì ông lại khai thác hết sức sâu sắc, vô cùng thực tế, thực tế đến mức trần trụi. Chính vì sự táo bạo của Nguyễn Huy Thiệp nên có rất nhiều ý kiến, tranh luận, khen cũng có, chê cũng không ít những sáng tác của ông. “Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học luôn luôn được người ta nhắc đến đem ra bàn cãi. Nhắc đến để ngợi ca cũng có. Nhắc đến để chửi bới, mạt sát cũng có” [11; 315 – 316]. Tìm hiểu về cuộc đời, con người của Nguyễn Huy Thiệp là bước đầu để hiểu được cá tính, phong cách sáng tác của ông. từ đây mới có thể dễ dàng nhận thấy những suy tư, trăn trở, những triết lý của nhà văn qua những trang văn mà ông dành bao tâm huyết vào đó. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn Việt Nam với tập truyện ngắn đầu tay vào tháng 1/1987: Những chuyện kể bất tận của thung lũng Hua Tát in trên báo Văn nghệ. Tuy nhiên, tác phẩm này chưa gây được tiếng vang trong dư luận. Phải đến Tướng về hưu in trên Báo Văn nghệ số 24 ngày 20/6/1987 thì dư luận mới thực sự chú ý, tranh luận theo nhiều hướng khác nhau. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là “tiểu thuyết đầu tay” – cuốn 10 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B [...]... 2 NÔNG THÔN THÀNH THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Với vốn sống phong phú, từng sống ở cả thành thị nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp đã khai thác đề tài thành thị nông thôn rất hay, giàu ý nghĩa Nhà văn đã đào sâu vào những nét đẹp bi kịch nơi đồng quê, khai phá những khuất lấp trong cuộc sống con người nơi đô thị, đồng thời phản ánh chân xác những đổi thay, tác động của thời buổi chuyển... bộ mặt nông thôn thành thị trong những truyện ngắn của mình 2.1 Đề tài nông thôn Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn (Những bài học nông thôn) Thuở nhỏ, Nguyễn Huy Thiệp cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên Vốn sống đó cùng những thực trạng đang diễn ra tại nông thôn đã thôi thúc Nguyễn Huy Thiệp viết nhiều về nông thôn Việt... trêu khác 2.2 Đề tài thành thị Nguyễn Huy Thiệp viết về đề tài thành thị dưới con mắt của một người từng gắn bó với thành thị, đi xa nay trở về Quãng thời gian mười năm ông lên Tây Bắc cũng đủ để thành thị chuyển mình theo xu hướng của thời đại Với sự nhạy cảm vốn có cùng tài năng của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã cống hiến cho độc giả những trang văn chân thực nhất về cuộc sống nơi thành thị, những mảng... các truyện ngắn của ông là đều hướng đến hiện thực xã hội, hướng đến con người trong xã hội ấy Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp góp phần làm phong phú diện mạo cho truyện ngắn hiện đại, tập trung ở một số mảng đề tài hoặc mang hơi hướng sau: 15 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung Đề tài lịch sử văn học: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Nguyễn Thị. .. sống con người ở nông thôn Việt Nam, đồng thời gợi mở những vấn đề mang tính chất dân chủ nhân bản khá sâu sắc 2.1.1.1 Nông thôn nghèo nàn, xơ xác Nông thôn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, dù có những thay đổi dưới tác động của thời gian, của cơ chế mới, nhưng vẫn mang trong mình dáng dấp vốn có của nó, với những phong cảnh làng quê, con người những sản vật quê Trong truyện ngắn Nguyễn Huy. .. giá trị của mỗi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trang trọng trên văn đàn nhờ dấu ấn phong cách của ông Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất trong nền văn học Việt Nam từ ngày đất nước thống nhất đến nay 1.2 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp “Những truyện của Nguyễn Huy Thiệp có một sức hấp dẫn... Văn nghệ một số trang mạng tại Việt Nam Đã có rất nhiều bài báo ra đời chỉ để bàn về các tác phẩm của ông Một số bộ phim thành công khi dựa trên cốt truyện của một số truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như: phim Thương nhớ đồng quê (được chuyển thể từ hai truyện ngắn Những bài học nông thôn Thương nhớ đồng quê), phim Tướng về hưu (chuyển thể từ truyện Tướng về hưu), Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp đã... bênh vực, cho rằng đây là truyện hư cấu, nhà văn có quyền viết như thế, hay những truyện của Nguyễn Huy Thiệp góp phần đổi mới nhận thức lịch sử, … Sự bất đồng của các ý kiến không nhằm khẳng định hay phủ nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung vào các vấn đề: văn – sử; hư cấu – phi hư cấu; chính – tà Ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, mỗi truyện là một đơn vị tồn... kinh tế thị trường hội nhập quốc tế Giữa những biến động của đời sống, Nguyễn Huy Thiệp đã tìm cho mình một vùng đất riêng để khai quật Như đã trình bày ở trên, ông viết nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là ở truyện ngắn Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã khai quật đến tận cùng xã hội chiều sâu tâm thức con người Từ Tướng về hưu, Muối của rừng, Huy n thoại phố phường, Những bài học nông thôn, ... khá nhiều truyện hay, đặc sắc, đáng chú ý là những truyện: Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê, Chăn trâu cắt cỏ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ,… 2.1.1 Bức tranh nông thôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Trong dòng chảy văn học Việt Nam, nông thôn là mảnh đất màu mỡ cho các thế hệ nhà văn gieo trồng, khai phá Trải qua các thời kỳ khác nhau, hình ảnh nông thôn hiện . kê, hệ thống 5. Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm 75 trang, ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (2 trang), phần nội dung chính của khóa luận (gồm 65 trang) được. 2014 Tác giả khóa luận Mai Thị Thúy Quỳnh 1 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC 2 SVTH: Mai Thị Thúy Quỳnh Lớp: K60B Khóa luận tốt nghiệp. trên những trang sách” [17; 463 – 464]. Những khóa luận, luận văn nghiên cứu về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp có số lượng rất lớn, trong đó không ít luận văn đề cập tới đề tài thành thị, nông thôn

Ngày đăng: 25/05/2014, 17:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan