BÀI GIẢNG môn AN TOÀN LAO ĐỘNG

89 2.4K 10
BÀI GIẢNG môn AN TOÀN LAO ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI GIẢNG môn AN TOÀN LAO ĐỘNG

- 1 - Môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG Chương 1: Quy định của pháp luật về An toàn lao động Bài giảng: Quy định của pháp luật về An toàn lao động Mục đích - yêu cầu Sau khi học xong bài sinh viên nắm được  Khái niệm.  Điều kiện lao động.  Các yếu tố nguy hiểm và có hại (harm).  Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động.  Bảo hộ lao động. Số tiết trên lớp: 05 Bảng phân chia thời lượng Stt Nội dung Số tiết 1 Khái niệm 1 2 Điều kiện lao động 1 3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại 1 4 Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động 1 5 Bảo hộ lao động 1 Trọng tâm bài giảng  Khái niệm.  Điều kiện lao động.  Các yếu tố nguy hiểm và có hại.  Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động.  Bảo hộ lao động. - 2 - Giới thiệu: Chiều 8-6-2011, thượng tá Trần Hữu Tượng - trưởng Công an thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) - cho biết vụ tai nạn lao động chiều 7-6 tại Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS), phường Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa có dấu hiệu của hành vi cố ý làm sai nguyên tắc quy trình lao động gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, chiều 7-6 tại khu vực trên, các công nhân của nhà thầu phụ Dongsun đang xây dựng công trình cho HVS thì bị một xe cần cẩu của nhà thầu này gãy gập khi đang cẩu sắt, đập trúng các công nhân đang làm việc phía dưới. Tai nạn khiến công nhân Lê Bảo Toàn (34 tuổi, phường Ninh Phước) tử nạn tại chỗ và Hoàng Quang Thao (40 tuổi, Hà Tĩnh) tử vong trên đường đi cấp cứu. Tai nạn còn làm anh Nguyễn Hữu Viên (trú huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) và anh Nguyễn Hữu Huynh (trú huyện Diên Khánh) bị thương nặng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa. * Ngày 8-6, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn lao động làm chết hai công nhân tại phân xưởng 3 Công ty TNHH Saha đóng tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2. Theo đó, chiều 7-6 một cần cẩu có trọng lượng khoảng 150kg rơi từ trên cao xuống đã đè chết anh Lê Văn Chung ( xem http://www.antoanlaodong.gov.vn/Desktop.aspx/Tin-Tuc/Tin_su_kien) 1.1. Khái niệm (xem [2] trang 5) Bảo hộ lao động: Là các hoạt động đồng bộ trên các mặt về luật pháp tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật, nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động. Điều kiện lao động: Là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi trường lao động và tổ chức lao động. - 3 - Các yếu tố nguy hiểm và có hại. + Yếu tố vật lý: Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, rung động, thiếu ánh sáng. các bức xạ có hại (cả ion hoá và không ion hoá). + Yếu tố sinh lý: Gánh nặng thể lực, ví dụ như người ta nâng một tạ khác với hai tạ, tư thế người lao động (leo trèo, đu người, khom lưng….) hoặc làm việc trong không gian hẹp. + Yếu tố tâm lý: thể hiện mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn đồng nghiệp, mâu thuẫn lãnh đạo. + Yếu tố sinh vật: Côn trùng, nấm mốc -> gọi là vi khuẩn kí sinh trùng. + Yếu tố hoá học: Hóa chất, chất kích thích + Yếu tố cơ điện: Cán, kẹp, điện giật … Ví dụ: Có tiêu chuẩn nào cho quần áo bảo hộ cho Người lao động ngành dầu khí không? Hướng dẫn : Tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ lao động cho người lao động ngành dầu khí hiện được quy định tại: TCVN 2604- 1978: Quần áo bảo hộ lao động mặc ngoài cho nam công nhân thăm dò và khai thác dầu khí. Yêu cầu kỹ thuật (Man's clothes for oil industry works. Specifications) TCVN 2605– 1978: Quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân thăm dò và khai thác dầu khí. Yêu cầu kỹ thuật (Man's protective clothes for oil-industry works. Specifications) Ngoài ra, quý bạn đọc có thể tìm đọc thêm Thông tư số 10/1998/TT- BLĐTBXH ngày 28/5/1998 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phương tiện bảo vệ cá nhân; Quyết định số 955/1998/QĐ- BLĐTBXH ngày 22/9/1998, Quyết định số 999/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 16/8/1999, Quyết định số 1320/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 06/10/1999, Quyết định số 722/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2000, Quyết định số 205/2002/QĐ- BLĐTBXH ngày 21/02/2002 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành - 4 - Danh mục trang bị PTBVCN cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại. 1.2. Phân loại tai nạn lao động ( xem [2], tr7).  Tai nạn lao động chết người: Có thể chết ở nơi xảy ra tai nạn hoặc chết tại nơi cấp cứu.  Tai nạn lao động nặng: Tác động vào bộ phận của cơ thể gây thương tích, tác động vào đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, chi trên, chi dưới, bỏng…  Tai nạn lao động nhẹ: Không thuộc hai loại nói trên, nhẹ, tức là tác động vào phần mềm không gây lên chấn thương làm mất sức lao động. Ví dụ: Thế nào được gọi là tai nạn? tai nạn lao động? Hướng dẫn a, Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc). b, Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau: - Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và: + Nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động. + Nơi người lao động đến nhận tiền lương, tiền công. - Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc. Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý. c, Tai nạn lao động được chia thành 3 loại: - 5 - + Tai nạn lao động chết người: Là tai nạn lao động dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra, …). + Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định trong thông tư + Tai nạn lao động nhẹ: Là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên. 1.3. Bệnh nghề nghiệp (BNN). (xem [4], trang 2) Bệnh do nghề nghiệp mang lại, bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào 3 yếu tố: • Nồng độ chất độc hại. • Thời gian phơi nhiễm (thời gian tiếp xúc). • Thể trạng của người (nữ bất lợi hơn nam) Khám bệnh nghề nghiệp: i. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. ii. Khám phát hiện và định kỳ theo dõi bệnh nghề nghiệp: Thực hiện theo quy trình và thủ tục hướng dẫn tại Phụ lục số 1, 2 và 3 của Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp. iii. và lưu giữ hồ sơ quản lý bệnh nghề nghiệp theo Biểu mẫu số 7, 8 của Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này; và lưu trữ cho đến khi người lao động thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác. Ví dụ:: Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm những bệnh gì? Hướng dẫn: Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm: - 6 - Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản 1.1. Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp 1.2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng) 1.3. Bệnh bụi phổi bông 1.4. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp 2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì 2.2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen 2.3. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân 2.4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan 2.5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen) 2.6. Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp 2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp 2.8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý 3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ 3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn 3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp 3.4. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp 4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp 4.2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp 5.1. Bệnh lao nghề nghiệp 5.2. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp 5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp. Ngoài những bệnh nghề nghiệp trên, vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 27/2006 ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnh nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, gồm: - Bệnh hen phế quá nghề nghiệp - Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp - Bệnh nốt dầu nghề nghiệp - Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp. - 7 - 1.4. Mc ớch, ý ngha, tớnh cht An ton lao ng (xem[2], trang 6) Mc ớch, ý ngha. Loi tr yu t nguy him v cú hi, tng cng tin nghi iu kin lao ng, hn ch m au v gim sỳt sc kho, nhm m bo an ton bo v sc kho tớnh mng ngi lao ng trc tip gúp phn bo v v phỏt trin lc lng sn sut tng nng sut lao ng. Tớnh cht + Tớnh khoa hc k thut: Bo h lao ng mang tớnh khoa hc k thut vỡ: cỏc hot ng ny nhm loi tr cỏc yu t nguy him cú hi, phũng chng tai nn lao ng. + Tớnh phỏp lý: mi ngi lao ng, ngi s dng lao ng u phi thc hin thỡ tt c cỏc cỏi nờu ra u quy thnh lut. Bt buc mi ngi thc hin v a ra hỡnh pht i vi nhng ngi khụng thc hin. + Tớnh qun chỳng: Vỡ ngi lao ng v ngi s dng lao ng l ngi cú th gõy ra ng thi õy cng l yu t cn bo v (ngi lao ng cn c bo v), cn thuyt phc bo h lao ng trỏnh gõy au thng. các yếu tố nguy hiểm tnlđ độc hại bnn kiểm tra at kỹ thuật vs bộ lao động bộ y tế cục an toàn lđ vụ y tế dự phòng - 8 - Ví dụ: Các biện pháp an toàn khi sử dụng máy mài không tâm ? Hướng dẫn: Để an toàn khi sử dụng máy mài không tâm về cơ bản cần nắm vững và tuân thủ các quy định an toàn chung đối với máy mài cũng như các quy định riêng của loại máy không tâm như sau: 1. Một số quy định an toàn chung đối với máy mài 1.1. Các máy mài phải có thiết bị bảo vệ, che chắn vùng gia công theo TCVN 4725-89 ( ST.SEV 538-77). Đối với các máy mài mà chính chi tiết được gia công có chức năng của thiệt bị bảo vệ (ví dụ : máy mài trục cán) cho phép không lắp thiết bị bảo vệ. 1.2. Các máy mài mà tần số quay của đá mài có thể thay đổi được cần được trang bị khóa liên động để không cho phép máy làm việc với vận tốc vượt quá vận tốc cho phép đã quy định cho đá mài. 1.3. Chiều quay trục chính đá mài cần được ký hiệu bằng một mũi tên được gắn chắc chắn, dễ thấy trên bao che của đá mài hoặc trên ụ mài, gần đá mài. 1.4. Trên các máy mài ( trừ máy mài tròn trong ), đá mài cần được che chắn bằng vỏ che bảo vệ để loại trừ khả năng gây chấn thương cho người thao tác do những mảnh vỡ văng ra trong trường hợp đá mài bị vỡ; trong trường hợp này, không cho phép vỏ che bảo vệ tuột ra khỏi vị trí kẹp chúng. 1.5. Trên các máy mài khi làm việc không dùng chất lỏng bôi trơn - làm nguội, vỏ che bảo vệ của đá mài ngoài chức năng bảo vệ còn phải có khả năng thu gom bụi mài. 1.6. Vỏ che bảo vệ đá mài làm việc với chất lỏng làm nguội cần có hình dạng sao cho có thể dẫn thoát hoàn toàn chất lỏng làm nguội sau khi ngắt truyền động đá mài và ngừng bơm cấp chất lỏng làm nguội. Sau khi đá mài ngừng quay, phần dưới của nó không được ngâm trong chất lỏng làm nguội. 1.7. Đai mài bóng của những máy mài bóng bằng đai cần được che chắn bằng vỏ che bảo vệ trên suốt chiều dài của đai mài, trừ phần tiếp xúc với chi tiết - 9 - gia công đối với máy dùng để gia công các mặt phức tạp, ví dụ., mài vít chân vịt, yêu cầu này không bắt buộc). 1.8. Trong trường hợp sử dụng bàn điện từ trên máy, cần phải trang bị khóa liên động để không cho phép sự chuyển dịch của đá mài đang quay về phía bàn và không thực hiện được bước tiến cơ khí hóa của bàn khi bàn chưa được nối với nguồn điện. Việc nối thông nguồn điện đến bàn điện tử cần được chỉ thị bằng đèn tín hiệu. 2. Những quy định an toàn riêng đối với Máy mài không tâm: Để đảm bảo an toàn, trên các máy mài không tâm cần có cơ cấu nạp và lấy chi tiết gia công chuyên dụng. 1.5. Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động (xem[2], trang 7) * Thời giờ làm việc không quá 8 giờ/ngày, không quá 48 giờ/1tuần * Thời giờ làm việc một ngày rút ngắn 1-2 giờ đối với công việc nặng nhọc, độ hại. * Làm việc thêm không quá 4giờ/ngày, 200giờ/1năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/1năm * Lao động liên tục 8 giờ thì được nghỉ 0,5 giờ tính vào giờ làm việc. * Nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. * Mỗi tuần ít nhất nghỉ một ngày liên tục. * Nếu do công việc phải bố trí một tháng nghỉ bình quân ít nhất 4 ngày. * Nghỉ lễ được hưởng nguyên lương (nếu vào ngày nghỉ cuối tuần thì được bố trí nghỉ vào ngày tiếp theo). o Tết âm lịch nghỉ 4 ngày: 1 ngày cuối năm và ba ngày đầu năm o Tết dương lệch nghỉ một ngày 1/1. o Ngày 10/3 âm lịch là ngày dỗ tổ Hùng Vương o Ngày chiến thắng 30/4 o Ngày quốc tế lao động 1/5 o Ngày Quốc Khánh 2/9 - 10 - * Nghỉ phép : 12 tháng được nghỉ hàng năm được hưởng lương phân ra nghỉ 12 ngày trong điều kiện làm việc bình thường. o Trong điều kiện lao động mệt nhọc, độc hại nghỉ 14 ngày o Việc đặc biệt nặng nhọc nghỉ 16 ngày * Nghỉ việc riêng không được hưởng lương o Kết hôn được nghỉ 3 ngày o Con kết hôn thì được nghỉ 1 ngày. o Bố mẹ hai bên, vợ hoặc chồng đến con cái mất được nghỉ 3 ngày không lương * Thì giờ làm việc hàng ngày được rút 2 giờ cho người làm việc các công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nguy hiểm. * Hàng ngày trong sáu giờ làm việc liên tục nghỉ ít nhất 30 phút nếu là ban ngày còn 45 phút nếu là ban đêm. * Trong một ngày không làm việc thêm quá 3 giờ, một tuần không quá 9 giờ. Ví dụ : Theo quy định mới tại điều 73 của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung người lao động được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và được hưởng nguyên lương. Do ngày nghỉ này gần với đợt ngày nghỉ 30/4, 1/5, người lao động có thể thỏa thuận với doanh nghiệp chuyển sang nghỉ ngày thứ 6 thay vì nghỉ ngày thứ 5 được không? Và nếu chuyền ngày như vậy thì cách tính tiền lương, tiền công như thế nào? Trả lời: Thi hành Luật số 84/2007/QH11- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ Luật Lao động về việc cho phép người lao động nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương - ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm (năm 2007 là Thứ Năm, ngày 26/4/2007), Cục An toàn lao động có ý kiến như sau: 1- Nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động đi làm vào ngày Thứ Năm (2/4/2007) và cho nghỉ bù ngày Thứ Sáu (27/4/2007), thì người sử dụng lao động phải trả thêm phần lương chênh lệch (ít nhất bằng 200% tiền lương của ngày làm việc bình thường) do bố trí cho người lao động làm việc vào [...]... nạn lao động? Câu 7: Bệnh nghề nghiệp ( BNN) là gì? Câu 8: Nêu mục đích, ý nghĩa của pháp luật về an toàn lao động Câu 9: Nêu tính chất về an toàn lao động? Câu 10: Tính khoa học kỹ thuật về an toàn lao động là gì? Bài tập tổng hợp Câu 11: Tính pháp luật về an toàn lao động là gì? Câu 12: Tính quần chúng về an toàn lao động là gì? Câu 13: Các quy định của nhà nước về bảo hộ lao động? Câu 14: Bộ luật lao. .. Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 19 - Môn học: An toàn lao động Chương 2: Tổ chức công tác an toàn lao động Bài giảng: Tổ chức công tác an toàn lao động Mục đích - yêu cầu Sau khi học xong bài sinh viên nắm được  Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động  Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động  Tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động (Bhlđ)  Mạng lưới an toàn vệ sinh... động? Câu 14: Bộ luật lao động ra đời vào thời gian nào? Câu 15: Bộ luật lao động có bao nhiêu chương? bao nhiêu điều? Câu 16: Những điểm mới của Bộ luật lao động sau khi sửa đổi? Câu 17: Các quy định của bộ luật lao động? Câu 18: Các bộ luật khác có liên quan đến an toàn lao động? Câu 19: Các nghị định về an toàn lao động ? Câu 20: Cho ví dụ về các nghị định về an toàn lao động? Câu 21: Trình bày Thông... ? Câu 86 Chế độ đối với người tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thế Đạt – Giáo Trình An Toàn Lao Động –Nhà Xuất Bản Giáo Dục 2010 [2] Vũ Văn Học - Giáo trình An toàn và Bảo hộ lao động - Nhà xuất bản Bộ Xây Dựng năm 2005 [3] Viện Sức Khỏe Và An Toàn Lao Động Đài Loan - Giáo trình huấn luyện về an toàn nghề nghiệp vệ sinh cho lao động nước ngoài – Nghề điện tử - 2010... (http://www.antoanlaodong.gov.vn/Desktop.aspx/NghienCuu-Thongke) 2.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (xem[1], trang 3) Nghĩa vụ: • Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản suất kinh doanh, doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp An toàn lao động (ATLĐ) – Vệ sinh lao động (VSLĐ) và cải thiện điều kiện lao động • Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân và thực hiện chế độ khác về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) - 21 - • Phân công trách nhiệm và... nạn lao động Người chịu trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động là người sử dụng lao động - 23 - 2.3 Tổ chức bộ máy làm công tác Bảo hộ lao động (xem[1], trang 5) Hội đồng bảo hộ lao động • Tổ chức phối hợp, tư vấn • Đảm bảo quyền tham gia, kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn • Do người sử dụng lao động quy định thành lập • Thành phần của hội bảo hộ lao động: o Đại diện của người sử dụng lao động. .. lưới ATVS viên do ai hướng dẫn? Tài liệu tham khảo [1] Vũ Văn Học - Giáo trình An toàn và Bảo hộ lao động - Nhà xuất bản Bộ Xây Dựng năm 2005 [2] Nguyễn Thế Đạt – Giáo Trình An Toàn Lao Động –Nhà Xuất Bản Giáo Dục 2010 [3] Viện Sức Khỏe Và An Toàn Lao Động Đài Loan - Giáo trình huấn luyện về an toàn nghề nghiệp vệ sinh cho lao động nước ngoài – Nghề điện tử - 2010 [4] Hướng dẫn thực hiện các quy định về... ATVSLĐ của chính mình - 25 - Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cần kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có thể gửi công văn đề nghị tới các cơ quan trên 2 4 Phân cấp trách nhiệm về Bảo hộ lao động (xem[1], trang 2) Quản đốc phân xưởng • Kiểm tra an toàn các máy, đôn đốc thực hiện các quy định ATVS trong phân xưởng • Hướng dẫn cách làm việc an toàn cho người lao động Tổ trưởng sản suất • Hướng... ATVS, trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân • Bảo quản các vật tư thiết bị ATVS và phương tiện bảo vệ cá nhân Ví dụ : Người lao động đã được huấn luyện an toàn và được trang bị đủ phương tiện bảo hộ lao động nhưng vẫn vi phạm nội quy an toàn của Công ty Những trường hợp như vậy người sử dụng lao động có được phạt tiền người lao động không, nếu có thì mức phạt là bao nhiêu ? Hướng dẫn: Việc người lao động. .. tư? Câu 105: Kế hoạch Bảo hộ lao động? Câu 106: Huấn luyện Bảo hộ lao động? Câu 107: Các quy định chung về Bảo hộ lao động? Câu 108: Các thông tư về quản lý vệ sinh và sức khỏe lao động? Câu 109: Quy định điều tra tai nạn lao động? Câu 110: Thống kê báo cáo định kỳ tai nạn lao động? Câu 111: Các công tác tự kiểm tra Bảo hộ lao động? Câu 112: Nội dung kiểm tra Bảo hộ lao động? Câu 113: Nhiệm vụ của công . Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - 20 - Môn học: An toàn lao động Chương 2: Tổ chức công tác an toàn lao động Bài giảng: Tổ chức công tác an toàn lao động Mục. - 1 - Môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG Chương 1: Quy định của pháp luật về An toàn lao động Bài giảng: Quy định của pháp luật về An toàn lao động Mục đích - yêu cầu Sau khi học xong bài sinh. của bộ luật lao động? Câu 18: Các bộ luật khác có liên quan đến an toàn lao động? Câu 19: Các nghị định về an toàn lao động ? Câu 20: Cho ví dụ về các nghị định về an toàn lao động? Câu 21:

Ngày đăng: 25/05/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan