Báo cáo chứng từ bảo hiểm

45 460 0
Báo cáo chứng từ bảo hiểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo chứng từ bảo hiểm

Khái niệm về bảo hiểm Bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu là sự cam kết bồi thường về mặt kinh tế của công ty bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi có rủi ro tổn thất, tai nạn xảy ra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình chuyên chở Người mua bảo hiểm có trách nhiệm đóng cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm theo những điều kiện đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm Như vậy: Bản chất của bảo hiểm chính là sự trang trải tổn thất của những người được bảo hiểm gặp rủi ro cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu, thông qua phí bảo hiểm Người bảo hiểm là người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này cho tất cả những người tham gia bảo hiểm Chức năng Giảm bớt rủi ro cho hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình chuyên chở từ nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu Ø Khi các công ty kinh doanh có tổn thất hàng hóa xảy ra, sẽ được bồi thường thỏa đáng với số thiệt hại, giúp bảo toàn được tài chính trong kinh doanh Ø Thúc đẩy ý thức đề phòng, hạn chế tổn thất, tăng cường an toàn vật chất tài sản trong kinh doanh; vì có đóng bảo hiểm các thương nhân sẽ chú trọng nhiều tới những rủi ro có thể xảy ra, gây thiệt hại nhiều cho hang hóa của mình, do đó họ có ý thức hơn trong vấn đề phòng chống tối đa các rủi ro đó Ø Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành nguyên tắc, thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế, cho nên khi hàng hóa xuất nhập khẩu bị rủi ro tổn thất, người được bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý trong việc tranh chấp với hàng tàu hoặc các đối tượng có liên quan Ø Về phương diện vĩ mô, bảo hiểm chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, đặc biệt khi các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thực hiện xuất theo điều kiện CIF hoặc CIP và thực hiện nhập khẩu theo điều kiện FCA, FOB, CFR sẽ tạo khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài ? PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM  Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy): là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng hoặc một lô hàng được vận chuyển từ một cảng này đến một cảng khác  Hiệu lực: luôn tuân theo điều khoản từ kho đến kho ?  Chỉ có giá trị đối với từng chuyến hàng  Được thể hiện bằng đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm  Hợp đồng bảo hiểm bao (Floating Policy): là hợp đồng dùng để bảo hiểm cho nhiều chuyến, nhiều lô hàng trong một khoảng thời gian nhất định Có giá trị tự động linh hoạt, giúp giảm được thời gian và chi phí đàm phán và tránh được việc quên không ký hợp đồng bảo hiểm Vậy hợp đồng bao có ưu điểm gì so với HD chuyến?  Hợp đồng bảo hiểm định giá (Valued Policy): là loại hợp đồng khi ký người ta ghi rõ trị giá hoặc số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm  Hợp đồng bảo hiểm không định giá? (Unvalued Policy): là loại hợp đồng khi ký kết người ta không ghi rõ số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm mà chỉ nêu ra nguyên tắc để tính số tiền hay giá trị bảo hiểm: căn cứ vào giá trị hàng hoá ở bến đến vào ngày tàu đến hoặc ngày tàu đăng ký phải đến hoặc trị giá hàng hoá lúc xảy ra tổn thất, lúc bồi thường hoặc lúc chấp nhận bồi thường Hiện nay tại Việt Nam không sử dụng hợp đồng bảo hiểm không định giá Tổn thất và phân loại tổn thất: 4.1 Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất Tổn thất bộ phận (partial loss): là những mất mát, hư hại một phần đối tượng bảo hiểm thuộc một hợp đồng bảo hiểm Tổn thất toàn bộ (total loss): là sự mất mát, hư hại 100% giá trị sử dụng của đối tượng bảo hiểm Tổn thất toàn bộ gồm hai loại: Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual Total Loss): là tổn thất do đối tượng bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn, bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc người được bảo hiểm bị tước hẳn quyền sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm Ví dụ: hàng bị cháy toàn bộ, hoặc cuốn trôi xuống biển toàn bộ… Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss): là những tổn thất xét thấy không sao tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc những chi phí phải bỏ ra để sửa chữa khôi phục để đưa đối tượng bảo hiểm về đích bằng hoặc vượt quá trị giá của đối tượng bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm?VD 4.2 Căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi đối với tổn thất (tính chất của tổn thất) Tổn thất riêng (Particular average): là tổn thất của riêng từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên Loại tổn thất riêng chỉ liên quan đến quyền lợi một hoặc một vài chủ hàng có hàng trên tàu trong quá trình chuyên chở hàng hóa Rủi ro gây ra tổn thất riêng xảy ra đối với chủ hàng nào thì chủ hàng đó phải chịu Tổn thất chung (General Average): Tổn thất chung là những thiệt hại xảy ra do những chi phí và hy sinh đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tàu, hàng hoá và cước phí khỏi bị tai hoạ trong một hành trình chung trên biển Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung: có và chỉ có hành động tổn thất chung khi và chỉ khi có một sự hy sinh hoặc chi phí bất thường (extraordinary) được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm bảo tồn tài sản khỏi bị tai hoạ trong một hành trình chung trên biển Điều kiện để xác định một tổn thất là tổn thất chung: 2 Phải là một hành động chủ tâm và tự nguyện của con người 2 Phải để tránh một tai họa thực sự chứ không phải là một tai họa dự đoán.? Làm sao xác định? 2 Phải là một hành động nhằm bảo vệ chung cho tàu và hàng 2 Phải hợp lý 2 Phải có tính chất khác thường: là những tổn thất do chủ tâm 2 Phải do hành vi tổn thất chung trực tiếp gây ra hoặc do các hậu quả hợp lý của hành động tổn thất chung CHỨNG TỪ BẢO HIỂM (Insurance Document) 5.1 Khái niệm Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm và nó được dùng để điều tiết mối quan hệ pháp lý giữa người bảo hiểm với người được bảo hiểm Trong mối quan hệ này tổ chức bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường về những tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm theo các rủi ro đã được thoả thuận trước, còn người được bảo hiểm phải có trách nhiệm đóng phí cho công ty bảo hiểm 5.2 Tính chất : - Chứng từ bảo hiểm xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã ký và chỉ rõ nội dung của hợp đồng - Xác nhận người được bảo hiểm đã trả phí, và hợp đồng đã có hiệu lực - Chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông; do đó, nó có thể được chuyển từ người này sang người khác 5.3 Nội dung chứng từ bảo hiểm: ĐƠN BẢO HIỂM (CARGO INSURANCE POLICY):  Khái niệm: Là chứng từ thể hiện hàng hóa đã được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm  Nội dung: gồm 02 mặt Mặt 1: ghi các chi tiết về hàng hoá, tàu, hành trình, người bảo hiểm và người được bảo hiểm:  Name, address of insured: tên, địa chỉ của người được bảo hiểm  Tên, địa chỉ công ty bảo hiểm  Goods insured: tên hàng, số lượng, trọng lượng, thường được ghi theo chi tiết hợp đồng XNK  Contrac or L/C No.: số hợp đồng XNK hay số thư tín dụng  Name of vessel or No of flight: Tên tàu hay số chuyến bay  B/L No.: số vận đơn  Sailing on or about: ngày khởi hành  From/Transhipment/To:Cảng đi, cảng chuyển tải, cảng đến  Total amount insured/Rate: giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm/tỷ lệ bảo hiểm  Condition of insurance: điều kiện bảo hiểm  Nơi và cơ quan giám định tổn thất  Nơi và cách thức bồi thường  Ngày, tháng, chữ ký của công ty bảo hiểm  Mặt 2: in sẵn Quy tắc, thể lệ của công ty bảo hiểm 5.4 Các loại chứng từ bảo hiểm: 5.4.1 Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): ( co cai mau of bao viet) Đơn bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hoá hợp đồng bảo hiểm Nội dung của đơn bảo hiểm gồm có: - Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm - Các điều khoản riêng liên quan đến đối tượng bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm v.v… 5.4.2 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): Đây là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác định hàng hoá đã được bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng Chứng từ bảo iểm có giá trị pháp lý thấp hơn đơn bảo hiểm 5.4.3 Phiếu bảo hiểm (Cover Note): Chứng từ chứng từ này do người môi giới cấp cho người được bảo hiểm sau khi thương lượng bảo hiểm Phiếu bảo hiểm chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý Note_ Blank insurance certificates are supplied by the insurer pre-signed and bearing the open policy number of the exporter For an air shipment, an air waybill serves as an insurance certificate • For a sea shipment, an insurance certificate is issued as evidence of the existence of the Marine Insurance Policy 5.2 Điều khoản bảo hiểm London mới xây dựng năm 1982 do Viện của người bảo hiểm London qui định thay thế cho các điều kiện bảo hiểm cũ: 5.2.1 ĐIỀU KIỆN C (Institude Cargo Clauses C) Rủi ro được bảo hiểm (Risk covered) 1 Điều khoản rủi ro: 14 Cháy hay nổ 14 Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp 14 Phương tiện đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh 14 Đâm va tàu hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể nào bên ngoài không kể nước 14 Dỡ hàng tại một cảng lánh nạn 14 Hy sinh tổn thất chung 14 Ném hàng khỏi tàu 14 Đóng góp tổn thất chung 14 Chí phí cứu hộ 14 Trách nhiệm trên cơ sở đâm va hai bên tàu cùng có lỗi 2 Điều khoản được loại trừ a Điều khoản loại trừ chung Tổn thất, tổn hại hay chi phí được quy định cho hành vi xấu cố ý của người được bảo hiểm 24 Rò rỉ thông thường, hao hụt trọng lượng, khối lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm 24 Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp 24 Tổn thất, tổn hại hay chi phí phát sinh do khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng bảo hiểm 24 Tổn thất, tổn hại hay chi phí trực tiếp gây ra do chậm trễ, ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra.? 24 Tổn thất, tổn hại hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hoặc người điều hành tàu 24 Hư hại hoặc phá huỷ do cố ý gây ra cho đối tượng bảo hiểm hay một bộ phận bất kỳ của đối tượng bảo hiểm do hành động sai trái của bất kỳ người nào 24 Tổn thất, tổn hại hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc chất phóng xạ b Điều khoản loại trừ rủi ro tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở b Điều khoản loại trừ các rủi ro chiến tranh 31 Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra hoặc chống lại bên tham chiến 31 Bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ và hậu quả của những sự việc đó hặc bất kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi đó 31 Mìn, thuỷ lôi?, bom từ bất kỳ nơi nào hoặc những vũ khí chiến tranh bất kỳ nào khác d Điều khoản loại trừ các rủi ro đình công 34 Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, phá rối trật tự hoặc bạo động 34 Hậu quả của đình công, cấm xưởng, gây rối loạn lao động, phá rối trật tự hoặc bạo động 34 Gây ra bởi những kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào vì động cơ chính trị 5.2.2 ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM B (Institude Cargo Clauses B): Điều khoản rủi ro: giống điều kiện bảo hiểm ICC (C) nhưng điều khoản B còn bảo hiểm thêm những rủi ro sau đây: Tổn thất, tổn hại với đối tượng bảo hiểm được hợp lí qui cho: 37 Động đất, núi lửa phun, sét đánh 37 Nước biển, nước hồ, nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng, • Viancontrol: Giám định mọi tổn thất của hàng hoá, phương tiện vận tải của bất cứ đối tượng nào (chủ hàng trong nước, nước ngoài, chủ phương tiện vận tải và cả các Công ty bảo hiểm) b/ Thời gian và không gian : • Các Công ty bảo hiểm : chỉ tiến hành giám định trong phạm vi thời gian và địa điểm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm • Vinacontrol : Tiến hành giám đinh vào bất cứ thời gian nào và ở đâu (kể cả các kho nằm sâu trong nội địa tại các xí nghiệp ) c/ Mục đích của việc sử dụng chứng thư giám định : Các Công ty bảo hiểm : Chứng thư giám định làm cơ sở để xét tự bồi thường thiệt hại cho người mua bảo hiểm Trong một số trường hợp, chứng thư giám định là một trong những chứng cứ để Công ty bảo hiểm đi khiếu nại và đòi bồi thường từ người thứ ba Vinacontrol : Người có hàng hoá bị tổn thất yêu cầu Vinacontrol giám định nhằm hai mục đích : - Khiếu nại đòi bồi thường với nhiều đối tượng: người bán, người vận chuyển, người bảo quản, người xếp dỡ, Công ty bảo hiểm - Trong một số trường trường hợp, Chứng thư giám định về tổn thất của Vinacontrol là bằng chứng làm cơ sở cho sự miễn trách nhiệm đối với hàng hóa tổn thất của người nhận hàng Khi nhận một lô hàng bị tổn thất, người nhận hàng (người được bảo hiểm) phải thực hiện những công việc cần thiết sau Người nhận hàng (Người được bảo hiểm) phải thông báo tổn thất (Notice of Claim) tại cảng dỡ hàng, khi nhận hàng với tàu, phát hiện hai dạng tổn thất : Tổn thất rõ rệt và tổn thất không rõ rệt Ø Đối với tổn thất rõ rệt (Appearant loss or damage): như hàng hoá bị đổ vỡ, hư hỏng, rách bao bì người nhận hàng phải cùng với tàu và cảng lập Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (Cargo Outurn Report- COR) (Biên bản phải được ghi rõ ngày tháng, số B/L, số lượng hàng hoá bị hư hỏng của mỗi B/L, tính chất chung của hư hỏng và phải có chữ ký của Thuyền trưởng )và gửi Thông báo tổn thất (Notice of Claim) cho người chuyên chở biết càng sớm càng tốt và trong thời gian quy định Trong trường hợp thuyền trưởng không ký COR thì người nhận hàng phải mời một Công ty giám định lập biên bản về tình trạng của hàng hoá Biên bản này chính là thông báo tổn thất và phải được làm trước hoặc vào lúc giao nhận hàng với tàu Ø Đối với tổn thất không rõ rệt (Non- appearant loss or damage): là những tổn thất thấy hoặc nghi ngờ có tổn thất bên trong kiện hàng, người nhận hàng phải thông báo tổn thất bằng cách lập một Thư dự kháng (Letter of reservation) và gửi cho Thuyền trưởng hoặc Công ty Đại Lý tàu biển (VOSA) càng sớm càng tốt (thời hạn tối đa là 3 ngày kể từ ngày giao hàng) Ghi chú: Nếu không có thông báo tổn thất cho người chuyên chở vào lúc giao hàng hoặc trong vòng 3 ngày kể từ ngày giao hàng thì việc giao hàng được suy đoán là giao đúng như mô tả của B/L và sau này khi phát hiện tổn thất cũng không khiếu nại người chuyên chở được nữa Ø Sau đó, người nhận hàng phải thông báo tình hình tổn thất hàng hoá cho Công ty bảo hiểm hoặc đại lý của Công ty bảo hiểm (Đại lý của các Công ty bảo hiểm thông thường là các Công ty giám định) Người nhận hàng phải tiến hành mọi biện pháp có thể được để giảm nhẹ và ngăn ngừa tổn thất lây lan Đảm bảo thực hiện quyền bảo lưu cho Công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm giữ quyền khiếu nại đối với những người có liên quan trách nhiệm đến tổn thất của hàng hoá Khi nhận được thông báo tổn thất từ người nhận hàng, Công ty bảo hiểm tự tiến hành giám định tổn thất hoặc uỷ quyền cho đại lý của mình tiến hành giám định tổn thất Thông thường đối với lô hàng mua bảo hiểm của các Công ty bảo hiểm nước ngoài, thì các Công ty này sẽ uỷ thác cho đại lý của mình tại Việt nam - các Công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc các Công ty giám định tiến hành giám định tổn thất Chứng thư giám định (Certificate on damage) được cấp phải xác định rõ: Số lượng, khối lượng hàng bị tổn thất; Mức độ tổn thất; Nguyên nhân tổn thất Trong quá trình giám định, khi cần thiết Giám định viên sẽ hướng dẫn người nhận hàng có những biện pháp nhằm hạn chế và ngăn ngừa tổn thất tiếp theo Trên cơ sở kết quả giám định được nêu trong Chứng thư giám định, Công ty bảo hiểm sẽ xem xét, đối chiếu với Hợp đồng bảo hiểm, nếu tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm thì Công ty bảo hiểm căn cứ vào kết quả giám định, phân bổ tổn thất, bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm 2.2 Thủ tục khiếu nại đòi bồi thường: 2.2.1 Phải chứng minh được: - Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm - Hàng hoá đã được bảo hiểm - Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm - Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm - Mức độ tổn thất - Số tiền đòi bồi thường - Đảm bảo được nguyên tắc thế quyền 2.2.2 Hồ sơ khiếu nại: Một bộ hồ sơ khiếu nại bảo hiểm thường gồm: - Hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm gốc ( Insurance Policy / Certificate of Insuarance) - Vận đơn gốc (Vận đơn đường biển (B/L) bản gốc và hợp đồng thuê tàu (C/P), (nếu có) - Bản sao hoá đơn gốc hoặc các hoá đơn chi phí - Chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng hàng - Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on Receipt of Cargo) - Phiếu đóng gói (Packing List) bản chính - Văn bản giấy tờ liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường và trả lời của họ (nếu có) - Kháng nghị hàng hải (Sea Protest) hoặc Nhật ký hàng hải (Log Book) - Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại - Giấy yêu cầu bồi thường hàng hoá tổn thất (theo mẫu ) Tuỳ từng trường hợp khiếu nại cụ thể, cần kèm thêm các chứng từ sau: Ðối với hàng hoá hư hỏng hay mất mát: - Biên bản giám định do người bảo hiểm hoặc đại lý của người bảo hiểm cấp - Biên bản đổ vỡ do tàu gây ra (COR) - Biển bản đổ vỡ do cảng gây ra - Thư từ khiếu nại hoặc bảo lưu quyền khiếu nại liên quan tới trách nhiệm của người thứ ba (nếu có) Ðối với hàng hoá bị thiếu nguyên kiện: - Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) - Xác nhận hàng thiếu của đại lý hãng tàu (CSC) - Kết toán báo lại của cảng (CA) - Thư khiếu nại hãng tàu (nếu có) Ðối với tổn thất chung - Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu - Bản tính toán phân bổ tổn thất chung của lý toán sư - Các văn bản có liên quan khác (valuasion form, average bon, GA guarantee) Ðối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ - Thư thông báo của người chuyên chở cho người nhận hàng về tổn thất toàn bộ - Xác nhận của người chuyên chở về lô hàng đã được xếp lên tàu Chú thích một số loại giấy tờ trong hồ sơ khiếu nại Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity) Là giấy xác nhận số lượng mà người bán giao cho người mua, có thể do công ty giám định cấp, hoặc do xí nghiệp sản xuất hàng lập và được công ty giám định hay hải quan xác nhận, được dùng trong mua bán hàng bách hóa, hoặc loại hàng cần biết số lượng hơn trọng lượng Nếu hàng gồm nhiều chi tiết phức tạp, thường dùng bảng kê chi tiết trong bộ chứng từ thanh toán nhưng khi hàng thanh toán là loại đồng nhất sẽ dùng giấy chứng nhận số lượng Nội dung: tên, địa chỉ người gởi, người nhận hàng, tên hàng, cảng đi, cảng đến, ký mã hiệu, tổng số lượng hàng và từng loại, kết luận của cơ quan lập chứng từ theo 2 cách : xác nhận số lượng hàng phù hợp với quy định của hợp đồng hoặc tính toán để nêu tổn số hàng, giúp người xem chứng từ thấy số lượng hàng phù hợp với quy định của hợp đồng Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight) Là giấy xác nhận trọng lượng hàng do hải quan hoặc do công ty giám định hàng cấp, tùy theo quy định của hợp đồng Nếu hàng có khối lượng lớn như than, ngũ cốc… giấy sẽ là một căn cứ để người mua đối chiếu giữa hàng người bán đã gởi với hàng thực nhận về khối lượng của từng mặt hàng cụ thể Nội dung: tên, địa chỉ người gởi, người nhận hàng, phương tiện vận chuyển, tên hàng, trọng lượng và số lượng kê khai, cảng xếp và dỡ, ngày xếp hàng lên tàu, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, tên cơ quan xác nhận Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality) Là giấy xác nhận phẩm chất hàng do người sản xuất hoặc cơ quan kiểm nghiệm như công ty giám định hàng hoặc tùy theo thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng Nội dung: tên, địa chỉ người gởi, người nhận hàng, phương tiện vận chuyển, tên hàng, số hợp đồng, ký mã hiệu, trọng lượng và số lượng kê khai, cảng xếp và dỡ, ngày xếp hàng lên tàu, kết quả kiểm nghiệm, tên cơ quan xác nhận Phiếu đóng gói (Packing List) Là chứng từ liệt kê chi tiết của nhiều loại kiện hàng khác nhau (thùng, kiện…) được vận chuyển trong một chuyến tàu, nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho kiểm đếm hàng trong mỗi kiện và có ích đặc biệt khi hàng gồm nhiều đặc tính khác nhau và cung cấp nhiều dữ kiện hơn hóa đơn trong kiểm tra để biết các quy cách, đặc điểm của đơn đặt hàng có được tôn trọng không Phiếu đóng gói do người sản xuất hàng lập khi đóng gói hàng, gồm các chi tiết: tên người bán, tên người mua, tên hàng, số hợp đồng, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói (thùng, bao…), số lượng hàng đựng trong kiện, trọng lượng, thể tích kiện hàng Ngoài ra còn có thể ghi thêm : tên xí nghiệp sản xuẩt, người đóng gói và người kiểm tra kỹ thuật Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) Là bản liệt kê tóm tắt hàng được chuyên chở trên tàu, được lập khi có nhiều hàng chở trên chuyến tàu, do người vận tải lập Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on Receipt of Cargo: ROROC) Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu từ tàu lên bờ, cảng (đại diện chủ hàng) phải cùng với thuyền trưởng ký một biên bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và đã nhận, đó là Biên bản kết toán nhận hàng với tàu Để có biên bản này, trong khi dỡ hàng, Phòng thương vụ cảng cùng với nhân viên kiểm kiện của tàu theo dõi chặt chẽ việc dỡ hàng và cùng ghi chép trên “Phiếu kiểm kiện hàng dỡ” Cuối cùng sau khi dỡ hàng xong từ tàu, mới tổng hợp con số của các “Phiếu kiểm kiện hàng dỡ”, đối chiếu với “Bản lược khai hàng” (Cargo Manifest) ROROC là loại biên bản đối tịch, lập ra trên cơ sỏ số liệu của tàu và cảng, có chữ ký của Phòng thương vụ cảng bên cạnh chữ ký của thuyền trưởng Thường khi buộc phải ký vào ROROC, thuyền trưởng ghi ý kiến bảo lưu như : “còn tranh chấp” hay “số lượng chính xác cần được xem xét lại với sự kiểm tra và giám sát của đại lý” Khi lập ROROC phải có đại diện các cơ quan : hải quan, đại lý tàu biển, cảng, người nhận hàng ROROC chứng minh sự thừa thiếu giữa hàng thực nhận ở cảng đến so với số lượng hàng ghi trên “Bản lược khai hàng” của tàu ROROC là một trong các căn cứ để khiếu nại hãng tàu hoặc người bán hàng ngoài đồng thời làm căn cứ giao nhận hàng nhập với các đơn vị đặt hàng nhập khẩu Nội dung chủ yếu của ROROC gồm các cột : ü Số lượng hàng căn cứ theo “Bản lược khai hàng” ü Số lượng hàng thực nhận ü Chênh lệch giữa hai số liệu đó § Trong khi giao nhận hàng nhập khẩu, nếu thấy hàng thừa thiếu so với số lượng ghi trên B/L, người nhận phải yêu cầu cảng cung cấp ROROC để làm cơ sở khiếu nại thuyền trưởng Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (Cargo Outturn Report: COR) Khi dỡ kiện hàng từ trên tàu xuống, nếu thấy hàng bị hư, đổ vỡ, cảng và tàu phải cùng lập một biên bản về tình trạng hư, đổ vỡ của hàng: COR Đây là một biên bản đối tịch với sự có mặt của cảng, tàu biển Do đó, đối với Công ty xuất nhập khẩu, chứng từ này là một bằng chứng rõ rệt để khiếu nại với tàu về trách nhiệm chăm sóc, bảo quản hàng trong hải trình Đối với cảng, COR nhằm phân rõ ranh giới trách nhiệm pháp lý giữa cảng với tàu trong việc bảo quản sắp xếp hàng Thông thường, chỉ trong trường hợp tổn thất bên ngoài, dễ thấy mới lập được COR, còn đối với các tổn thất kín, khó tìm được ngay trong lúc dỡ hàng Nội dung: tên tàu, số hiệu hành trình, bến tàu đậu, ngày đến, ngày đi, số vận đơn, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, hiện tượng hàng hóa Thư dự kháng (Letter of Reservation) Là thư của chủ hàng (đứng tên trên hợp đồng vận tải) gởi cho thuyền trưởng để bảo lưu quyền khiếu nại của mình đối với việc tổn thất hàng Thư thường được lập trong các trường hợp: hàng thực tế bị hư, đổ vỡ, rách thủng, ẩm ướt, thiếu mất… mà tình trạng này chưa được ghi vào COR, hàng dễ vỡ, hư, dễ biến chất trong quá trình vận chuyển; hàng có giá trị cao dễ mất cắp hoặc khi có nghi ngờ về tình trạng tổn thất hàng, có tác dụng đòi người vận tải phải chứng minh về nguyên nhân tổn thất hàng Thư cần được lập trong lúc đang dỡ hàng, nếu tổn thất dễ thấy, hoặc trong vòng 3 ngày sau khi dỡ hàng và tàu chưa rời bến nếu là tổn thất khó thấy hơn Thư dự kháng chủ yếu gồm: mô tả hàng, nhận xét sơ bộ về hàng và sự ràng buộc trách nhiệm của người vận chuyển đối với tình trạng hàng 2.2.3 Thời hạn khiếu nại: - Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm là 2 năm theo ICC 1982 và QTC 1990 kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất - Hồ sơ khiếu nại phải được gửi trực tiếp cho người bảo hiểm hoặc đại lý của họ trong thời gian sớm nhất nhưng không được chậm quá 9 tháng (nếu khiếu nại tổn thất có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba) kể từ khi hàng được dỡ khỏi tàu biển tại cảng có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác 2.2.4 Quy trình khiếu nại Trường hợp hàng hoá bị tổn thất, người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ cần thực hiện các bước chính sau đây: Ðối với hàng hoá bị tổn thất riêng - Khi phát hiện hàng hoá bị tổn thất phải thông báo và yêu cầu người bảo hiểm hoặc đại lý của họ giám định ngay bằng cách gửi Giấy yêu cầu giám định (theo mẫu) trong vòng 60 ngày kể từ khi hàng được bốc dỡ khỏi tàu biển tại cảng có ghi tên trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm - Gửi ngay Thư khiếu nại (hoặc Bảo lưu quyền khiếu nại) cho người chuyên chở hoặc chính quyền cảng về tổn thất do họ gây ra Ðối với tổn thất chung - Ký vào các văn bản liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của chủ tàu - Thông báo cho người bảo hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ tổn thất chung Lưu ý: Ðối với các tổn thất dưới 200 USD, nếu có đầy đủ chứng từ xác nhận tình trạng tổn thất do người chuyên chở hoặc người thứ ba gây ra thì không cần yêu cầu giám định Ðối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ - Thông báo ngay cho người bảo hiểm biết mọi tin tức đã thu thập được - Cùng với người bảo hiểm tiến hành mọi thủ tục và biện pháp giải quyết có hiệu quả kinh tế nhất Ðối với nghi ngờ hàng hoá có tổn thất - Gửi ngay Thư dự kháng (Letter of Reservation) cho thuyền trưởng trong vòng 3 ngày kể từ khi lô hàng được dỡ khỏi tàu - Yêu cầu và tổ chức giám định đối tịch (chủ hàng, bảo hiểm, tàu) ngay trong thời gian nói trên 3 Nguyên tắc bồi thường Nguyên tắc tính toán tiền bồi thường tổn thất tại các công ty bảo hiểm Việt nam: Bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác (chi phí cứu hộ, chi phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá tổn thất, chi phí đòi người thứ 3 bồi thường, tiền đóng góp tổn thất chung) làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường Khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba 4 Một số lưu ý: Khi có tổn thất xảy ra phải báo cho người bảo hiểm biết và yêu cầu giám định ngay Phải dùng mọi biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất Phải đảm bảo việc thực hiện bảo lưu đầy đủ cho người bảo hiểm quyền thay mặt mình khiếu nại đòi người thứ 3 bồi thường Cần xác định đúng đối tượng khiếu nại v Đối tượng khiếu nại là người bán nếu Hàng giao không đúng quy cách: hàng có bao bì không phù hợp, hàng có chất lượng hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, hàng giao không đồng bộ… Hàng bị tổn thất do bao bì, ký mã hiệu Hàng nguyên đai kiện, nhưng bị thiếu Giao chậm Thanh toán nhầm lẫn v Đối tượng khiếu nại là người vận tải nếu Hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi của người vận tải gây nên: Hàng bị thiếu so với vận đơn Hàng bị hư hỏng, đổ vỡ, rách nát Phẩm chất hàng hóa do quá trình vận chuyển gây ra (Commercial fault) Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu Người xuất khẩu hay người nhập khẩu đã mua bảo hiểm (tùy theo điều kiện thương mại) và dựa vào các điều kiện bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ Tổn thất là do các rủi ro được bảo hiểm gây ra Trường hợp tổn thất do lỗi của người thứ ba gây ra, ví dụ người vận tải, phải bảo lưu quyền khiếu nại cho người bảo hiểm _ Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, COR, ROROC hay CSC…), hóa đơn, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm)… Ngoài ra, người nhập khẩu còn cần phải lưu ý: Khi nghi ngờ tổn thất, trong mọi trường hợp không được cấp giấy biên nhận sạch, trừ trường hợp đã có Thư dự kháng (Letter of Reservation) Giao hàng bằng container, bảo đảm rằng container và seal của nó được nhân viên có trách nhiệm kiểm tra ngay và nếu seal không còn, gãy, vỡ, khác với sự miêu tả trong chứng từ vận chuyển, phải ghi vào giấy giao hàng đúng như vậy và giữ lại tất cả seal không bình thường đó để điều tra sau này Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, người xuất khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của người nhập khẩu Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời và có tình có lý Nếu khiếu nại của khách hàng là có cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyết bằng một trong những phương pháp như: - Giao hàng thiếu - Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng - Sửa chữa hàng hỏng - Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hóa giao vào thời gian sau đó Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, hai bên có thể kiện nhau tại Hội đồng trọng tài (nếu có thỏa thuận trọng tài) hoặc tại Tòa án Về thời hạn khiếu nại: Cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại Đối với người bảo hiểm: phải nằm trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm Đối với người bán: do thỏa thuận cụ thể của hợp đồng mua bán và phù hợp với tập quán thương mại Đối với người vận tải: theo công ước Quốc tế về vận tải biển, hàng không, đường sắt, đường bộ, vận tải đa phương thức và luật Hàng hải của mỗi nước áp dụng vào chứng từ vận tải Nội dung chứng từ Yêu cầu bảo hiểm hàng hoá Link Chứng từ BH đường biển: Kết luận Qua bài thuyết trình của nhóm, chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm hàng hoá XNK: bảo hiểm đã làm nhẹ bớt gánh nặng đè lên vai các doanh nghiệp một khi rủi ro xảy ra Mặt khác, nhóm hy vọng các bạn sẽ nắm rõ những việc cần làm để bảo vệ quyền lợi của mình trước công ty bảo hiểm cũng như nắm vững kỹ thuật mua bảo hiểm, các thủ tục khiếu nại đòi bồi thường, … Có như vậy, chúng ta sẽ không bị thiệt thòi, tránh trường hợp người bảo hiểm từ chối trách nhiệm bồi thường vì chúng ta chuẩn bị hồ sơ thiếu, hoặc thời gian khiếu nại chậm trễ…, nhằm tránh sự gian lận trong các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm ... hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, giá trị bảo hiểm số tiền bảo hiểm v.v… 5.4.2 Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): Đây chứng từ công ty bảo hiểm cấp cho người bảo hiểm để xác... bảo hiểm cấp “Đơn bảo hiềm” “Giấy chứng nhận bảo hiểm? ?? người bảo hiểm nộp phí bảo hiểm - Nếu mua bảo hiểm hàng nhập theo hợp đồng bảo hiểm bao, chậm vòng ngày, người bảo hiểm phải làm “Giấy báo. .. 5.1 Khái niệm Chứng từ bảo hiểm chứng từ người bảo hiểm cấp cho người bảo hiểm nhằm hợp thức hố hợp đồng bảo hiểm dùng để điều tiết mối quan hệ pháp lý người bảo hiểm với người bảo hiểm Trong mối

Ngày đăng: 25/05/2014, 13:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Các trường hợp đòi khiếu nại, bồi thường, ngoại lệ, phạm vi bồi thường

  • 2. Thủ tục khiếu nại:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan