Kỹ năng nhận thức bản thân

4 2.3K 39
Kỹ năng nhận thức bản thân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ năng nhận thức bản thân

10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên KỸ NĂNG NHẬN THỨC BẢN THÂN I) MỤC ĐÍCH: 1. Giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm chính trong nhân cách của mình một cách đầy đủ, rõ ràng và có ý thức hơn. 2. Giúp trẻ ý thức về sự duy nhất của mỗi cá nhân. (nếu chúng ta làm tốt điều này, trẻ sẽ có thêm lòng TỰ TRỌNG và TÔN TRỌNG người khác) 3. Giúp trẻ tập sống cởi mở, thể hiện qua việc chia sẻ với người khác về bản thân mình. Và có cơ hộ trải nghiệm để tin vào tác dụng tích cực của sự chia sẻ này. BÀI TẬP 1: CÁI HỘP CỦA TÔI II) PHƯƠNG TIỆN: 1. Cho mỗi trẻ a. 1 viết bi b. 1 hộp giấy có đựng các đồ vật được chuẩn bò sẵn (xem phần dành cho HDV) c. hoặc cũng có thể cho trẻ vẽ các đồ vật ấy theo ý trẻ 2. cho 3 – 4 trẻ dùng chung một hộp chì màu. III) THỜI GIAN: 90 phút IV) TIẾN HÀNH: 1. Hoạt động 1: (30 phút) HDV phát cho trẻ các hộp giấy, hướng dẫn trẻ suy nghó, lựa chọn và ghi vào các mảnh giấy cắt sẵn. a. 3 vòng tay (có ghi sẵn số thứ tự) = 3 nhu cầu. Trẻ tô màu để trang trí và ghi theo thứ tự quan trọng. b. 3 hòn sỏi: ghi 3 ưu khuyết điểm nổi bật. Trẻ tô màu đen cho khuyết điểm, màu khác (tuỳ ý trẻ) cho ưu điểm. Nhưng tổng cộng chỉ là 3. c. 3 bông hoa (có ghi sẵn số thứ tự) trên đó trẻ ghi điều gì mình thích nhất (ví dụ nghe nhạc, đi dã ngoại, tiếp xúc với bạn bè … ). Tô màu thật đẹp, xếp theo thứ tự hứng thú nhất. d. 2 viên kim cương 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên 1 viên ghi điều tốt đẹp nhất mà trẻ đã hoặc muốn chọn làm đèn đường cho cuộc sống; hoặc tên 1 người, một con vật nào đó mà trẻ muốn trở thành giống như vậy. 1 viên ghi điều mà trẻ tin tưởng mãnh liệt nhất. e. Ghi xong bỏ tất cả vào hộp giấy. (Giải lao: 10 phút) 2. Hoạt động 2: (80 phút) Bước 1: giúp trẻ suy nghó (10 phút) HDV giúp trẻ suy nghó với các câu hỏi sau đây (có ghi lên bảng , hoặc HDV chuẩn bò sẵn và treo lên bảng). Trẻ không cần trả lời các câu hỏi này. Sau mỗi câu hỏi, HDV dừng lại 1 – 2 phút để trẻ suy nghó. ”Nhìn lại các vòng tay và bông hoa của em, em nghó gì? Các nhu cầu của em thiên về vặt chất hay tình thần? Các hứng thú của em có đặc điểm nào? Nhìn lại các ưu và khuyết điểm của mình, em thấy điểm nào nổi trội hơn? Em nghó gì về phát hiện này?” Bước 2: trao đổi theo nhóm (50 phút) Chia trẻ thành nhóm 2 – 3 em. Lần lượt từng em mở hộp của mình ra, giới thiệu các đồ vật và chia sẻ, giải thích cho nhóm. Bước 3: tập hợp tất cả – chia sẻ chung (20 phút) HDV tiếp tục đưa câu hỏi lên bảng: a. “Em cảm thấy gì khi phát hiện được những “đồ vật” hiện có trong cái hộp của em? b. Em nghó gì khi biết mình có những “vật” ấy? c. Trong nhóm em (và có thể dự đoán trong cả lớp), có hộp nào giống hoàn toàn hộp nào không? d. Em có thể có 2 người bạn (2 người chò, anh, em …) hoàn toàn giống nhau, người này có thể thay thế vai trò, vò trí của người kia (trong mọi lãnh vực) không? Vì sao họ không thay thế được cho nhau? Điều này có ý nghóa gì với em không? (những mong ước, những ưu khuyết, những hứng thú, những chọn lựa của mỗi người là không giống nhau. Do đó, mỗi người là duy nhất, là đặc biệt, là không thể thay thế được) e. Em có rút ra được kinh nghiệm gì sau khi chia sẻ với các bạn về cái hộp của em và của bạn không?” Mời vài em tình nguyện trả lời trước lớp. Hỏi xem có em nào muốn phát biểu, hoặc có ý kiến gì khác không. Sau đó HDV nhắc lại, nhấn mạnh những ý quan trọng trong các phát biểu trên để kết thúc. 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên V) KẾT THÚC: tất cả hát chung, có thể nhờ một em trong nhóm chọn và bắt bài hát. HDV lưu ý: 1. Chia nhóm: vì vấn đề mang tính riêng tư, các em có thể chọn nhóm viên theo ý mình. Các em nào không có ý kiến thì HDV có thể chia nhóm cho các em. 2. Động tác tô màu cho các vật – sau mỗi phần tập trung suy nghó, có thể là căng thẳng với trẻ- đây là lúc các em vẫn lắng xuống, tập trung nhưng thư giãn. Không nên bỏ phần hoạt động này. Tuy nhiên, HDV chú ý chỉ để trẻ tô màu sau khi đã ghi nội dung của vật. 3. Số lượng các đồ vật - nếu trẻ thuộc nhóm tuổi nhỏ, khả năng tập trung suy nghó về những vấn đề nghiêm túc này chưa cao, HDV có thể bỏ bớt sao cho phù hợp. 4. Có thể có trẻ không đồng ý tham gia hoạt động – đối với em này (thường đó là các em đặc biệt. Thí dụ: không tin vào một số mối quan hệ trong cuộc sống) HDV cứ tôn trọng ý muốn của các em, nhưng thể hiện sự quan tâm (phải thật lòng, vì những em này thường rất nhạy cảm) bằng cách trao đổi riêng với em và khuyến khích em tham gia nhóm khi các bạn khác chia sẻ. Kết quả có thể đến với em sau đợt sinh hoạt. 5. HDV có thể chuẩn bò sẵn một “cái hộp” của mình để chia sẻ, khi trẻ yêu cầu. BÀI TẬP 2: VẼ BIỂU TƯNG CỦA MÌNH I) MỤC ĐÍCH: 1. Giúp trẻ củng cố thêm sự nhận biết về bản thân, nhất là cảm nhận sự “duy nhất”, “đặc biệt” và “không thể thay thế” của mình cũng như của mỗi người quanh mình. 2. Tập chia sẻ, sống cởi mở với người xung quanh. II) PHƯƠNG TIỆN: 1. Mỗi trẻ ½ tờ giấy A4. 2. Mỗi nhóm (khoảng 4 trẻ): 1 hộp chì màu. III) THỜI GIAN: (55 phút) IV) TIẾN HÀNH: 1. (5 phút) HDV hướng dẫn trẻ nhớ lại những gì đã biết về mình qua bài tập trước. Chọn một con vật đặc trưng gần đúng nhất với cá tính mình. Vẽ hình con vật ấy với thân mình con vật là dấu vân tay ngón cái của trẻ. Hoặc không vẽ được thì ghi tên con vật ấy quanh dấu vân tay ngón cái của trẻ và tô màu thật đẹp. Hoặc chọn mọt con vật nào đó, 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên một cái gì đó (một dòng suối, một chùm hoa …) làm biểu tượng cho mình. Vẽ biểu tượng ấy với dấu vân tay ngón cái của trẻ là trung tâm. 2. Trẻ thực hiện (20 phút): Vìø để chọn được một hình ảnh làm biểu tượng cho mình cần có thời gian để suy nghó. 3. Chia sẻ trong nhóm nhỏ (15 phút). Mỗi nhóm khoảng 4 trẻ. Trẻ sẽ giới thiệu và giải thích với các bạn trong nhóm: vì sao con vật ấy hoặc vật ấy là biểu tượng của em. 4. Chia sẻ chung (10 phút): mời vài em tình nguyện lên: a. Giới thiệu và giải thích biểu tượng của mình. b. Sau đó, giới thiệu về biểu tượng của bạn mà trẻ thấy thích thú, giải thích vì sao trẻ thích. c. Tìm xem trong lớp có ai giống em (hoàn toàn) không? d. Thế giới sẽ ra sao nếu mọi người giống y hệt nhau về dáng vẻ ngoài? e. Thế giới sẽ ra sao nếu mọi người giống y hệt nhau về sở thích, tính cách …? f. Biết mình là “Duy nhất”, “Đặc biệt”, “Không thể thay thế” em cảm thấy gì? Nghó gì? (tôn trọng mình - tự hào về sự duy nhất này). g. Điều này có thể suy rộng ra cho mọi người không? Mỗi người là “Duy nhất”, “Đặc biệt”, “Không thể thay thế”? Do đó chúng ta sẽ …? (tôn trọng nhau). V) TỔNG KẾT: (5 phút) HDV tổng kết: cho các em triển lãm bằng cách dán những “biểu tượng” lên bảng, quanh phòng. HDV chuẩn bò trước và dán hoặc treo lên bảng dòng kết luận sau ( nên trình bày đẹp , ấn tượng ): Mỗi người có những nét độc đáo riêng. Chúng ta tự hào vì sự độc nhất này và chúng ta tôn trọng sự khác biệt của người khác. Một số ưu, nhược điểm của chúng ta sẽ có thể thay đổi, do những hoạt động chúng ta tham gia trong cuộc sống. Kết thúc bằng việc hát một bài hát ngắn, khi đang hát mỗi người có thể đi xin biểu tượng của nhau hoặt tặng biểu tượng cho nhau. (Tài liệu tham khảo: trang web Educationworld.com: “Ten Activities to Improve Students’Self-Concepts) . 10 Kỹ năng sống dành cho thanh thiếu niên KỸ NĂNG NHẬN THỨC BẢN THÂN I) MỤC ĐÍCH: 1. Giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm chính trong nhân. cầu. BÀI TẬP 2: VẼ BIỂU TƯNG CỦA MÌNH I) MỤC ĐÍCH: 1. Giúp trẻ củng cố thêm sự nhận biết về bản thân, nhất là cảm nhận sự “duy nhất”, “đặc biệt” và “không thể thay thế” của mình cũng như của. với thân mình con vật là dấu vân tay ngón cái của trẻ. Hoặc không vẽ được thì ghi tên con vật ấy quanh dấu vân tay ngón cái của trẻ và tô màu thật đẹp. Hoặc chọn mọt con vật nào đó, 10 Kỹ năng

Ngày đăng: 24/05/2014, 18:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan