Liên minh chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

99 754 1
Liên minh chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Liên minh chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Trịnh Thị Hà Anh Lớp : Anh 5 - QTKD Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Liên Hà Hà Nội, tháng 5 năm 2010 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC 7 I. Khái niệm liên minh chiến lƣợc 7 1. Liên minh chiến lược 7 2. Đối tác chiến lược 9 II. Tầm quan trọng của việc hình thành liên minh chiến lƣợc 10 III. Đặc điểm của liên minh chiến lƣợc 13 IV. Các loại hình liên minh chiến lƣợc 15 1. Xét theo quan hệ góp vốn. 15 2. Xét theo quan hệ về vị trí địa lý tương đối 17 V. Quy trình lựa chọn và xây dựng liên minh chiến lƣợc 18 1. Lựa chọn đối tác chiến lược 18 2. Lựa chọn cấu trúc liên minh chiến lược 19 3. Xây dựng và thực hiện thỏa thuận liên minh chiến lược 21 4. Tạo quan hệ liên minh chiến lược hiệu quả 22 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 27 I. Tổng quan về tình hình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây 27 2 1. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế và hành lang pháp lý trong và ngoài nước 27 2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 42 II. Liên minh chiến lƣợc trong ngành ngân hàngViệt Nam 50 1. Sự cần thiết thành lập liên minh chiến lược đối với ngành ngân hàng Việt Nam 50 2. Các hình thức tồn tại của mô hình liên minh chiến lược tại Việt Nam 52 3. Một số liên minh điển hình 52 4. Đánh giá 67 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC HIỆU QUẢ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 74 I. Giải pháp đối với ngân hàng Việt Nam 74 1. Xây dựng liên minh hiệu quả và bền vững 74 2. Nâng cao nội lực, tăng khả năng cạnh tranh 78 II. Phƣơng hƣớng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam 84 1. Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng trong nước trên cơ sở giúp đỡ nhau cùng phát triển 84 2. Mở rộng hợp tác với ngân hàng nước ngoài trên cơ sở tìm hiểu kĩ đối tác, xác định mục tiêu cụ thể, khai thác tối đa lợi thế của họ từ đó tiếp nhận công nghệ, học hỏi kinh nghiệm 86 3. Đẩy mạnh hợp tác thành lập ngân hàng liên doanh 88 III.Một số kiến nghị với các cơ quan, ban ngành chức năng 88 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng phát huy nội lực 88 3 2. Tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động liên minh của các ngân hàng 90 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 95 PHỤ LỤC 96 4 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt quá trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những trung tâm của nền kinh tế. Mọi sự tác động từ kinh tế thế giới, mọi dấu hiện của khủng hoảng, lạm phát, suy thoái,… hầu hết đều có thể nhìn thấy qua hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời cũng có thể thông qua chính hệ thống ngân hàng này mà có những tác động tích cực ngược trở lại nhằm điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, do đó, cần được quan tâm trong bối cảnh kinh tế thường xuyên biến động. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với khu vực và toàn cầu. Một trong những mốc quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các ngân hàng thương mại là việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2000, dẫn tới việc mở cửa thị trường, đặc biệt là thị trường ngân hàng. Cho tới nay, năm 2010, thị trường ngân hàng Việt Nam đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngân hàng nước ngoài, mặc cho tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Vấn đề tăng cường tính cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam trong thời kì hội nhập “hậu WTO” càng trở nên quan trọng. So với ngân hàng nước ngoài, dịch vụ, công nghệ cũng như đội ngũ nhân lực quản lý của hệ thống ngân hàng trong nước vẫn còn thua kém nhiều. Chính vì vậy, trong thời kì phát triển mới của đất nước, nếu các ngân hàng Việt Nam không sớm vạch ra cho mình một sách lược phát triển khả thi, vấn đề bị loại ra khỏi cuộc chơi là điều tất yếu. Tại Việt Nam, trào lưu liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng đã xuất hiện và trở nên phổ biến. Theo thời gian, sô lượng và quy mô của các liên minh chiến lược ngày càng mở rộng. Thực tế, mô hình liên minh chiến lược không xa lạ ở 5 các nước phát triển và trên thế giới, không chỉ trong riêng lĩnh vực ngân hàng mà ở mọi ngành nghề khác biệt. Có rất nhiều thông tin về sự liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng, song việc duy trì các liên minh chiến lược đó như thế nào, tình hình phát triển của các ngân hàng sau khi kí kết thỏa thuận ra sao, các ngân hàng Việt Nam đã làm gì và cần làm gì để mối quan hệ đó mang lại hiệu quả lâu dài thì không phải ai cũng có thể trả lời được. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tàiLiên minh chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu sự xuất hiện và phát triển cac liên minh chiến lược trong ngành ngân hàng tại Việt Nam. Đồng thời, từ thực trạng phát triển của các liên minh hiện nay, tác giả đưa ra những đánh giá, phân tích về tiềm năng phát triển cũng như những hạn chế tồn tại trong việc thiết lập và duy trì hoạt động của các liên minh chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm trợ giúp các ngân hàng Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động của các liên minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý thuyết về đối tác chiến lược, mô hình liên minh chiến lược và thực tiễn xây dựng các liên minh chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xây dựng và phát triển liên minh chiến lược của các ngân hàng Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp các nguồn số liệu thu thập được. 6 5. Kết cấu khóa luận Bên cạnh Lời nói đầu, Kết luận, kết cấu khóa luận gồm 3 phần chính: Chƣơng I: Những vấn đề chung về liên minh chiến lƣợc Chƣơng II: Thực trạng hình thành và phát triển các liên minh chiến lƣợc trong ngành ngân hàng tại Việt Nam Chƣơng III: Giải pháp xây dựng liên minh chiến lƣợc hiệu quả trong ngành ngân hàng tại Việt Nam Để thực hiện thành công khóa luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giáo viên hướng dẫn, Thạc sĩ Bùi Liên Hà. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tác giả đã cố gắng vận dụng kiến thức đã học cũng như cập nhật thông tin thực tiễn, tuy nhiên với thời gian, vốn hiểu biết và năng lực hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 7 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC I. Khái niệm liên minh chiến lƣợc 1. Liên minh chiến lược Kể từ khi ra đời đến nay đã có nhiều cách hiểu về liên minh chiến lược: Liên minh chiến lược được định nghĩa là thỏa thuận giữa các công ty hoặc đối tác để đạt các mục tiêu có lợi ích chung. Liên minh là một trong những cách thức mà các công ty quốc tế có thể lựa chọn, cách thức này chủ yếu dựa vào sự cộng tác giữa các công ty hoặc các đối tác 1 . Hay như: Liên minh chiến lược là một dạng cơ bản của các chiến lược hợp tác. Liên minh chiến lược là sự hợp tác giữa các công ty. Khi đó, nguồn lực vốn và tiềm năng cơ bản được kết hợp để tạo ra những lợi ích chung 2 . Mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau về liên minh chiến lược. Trong khi 2 giáo sư người Mỹ, Arhur Thompson (con) và Lonny Strikland đưa ra khái niệm có phần khó hiểu: Liên minh chiến lược là thoả thuận họp tác giữa các công ty bên ngoài phạm vi những quan hệ đối tác thông thường, nhưng không đề xuất vần đề hợp nhất hay hợp tác hoàn toàn. Thì hai giáo sư người Pháp, Bemard Hanett và Pier Dusoge lại có cách diễn đạt chi tiết hơn: 1 Trương Thị Nam Thắng (2007), Liên minh – Một lựa chọn chiến lược của các hãng hàng không quốc tế, Kỷ yếu hội nghị khoa học kinh doanh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương. 2 Strategic Management: Competition and Globalization, South – Western Publishing 2001. 8 Liên minh chiến lược là tổ hợp các công ty độc lập có ý định tiến hành một loại hình sản xuất chuyên biệt hay muốn thực hiện một dự án thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của nhau, thay vì tự hoạt động hay đi theo con đường sát nhập hoặc liên kết. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào về liên minh chiến lược được chấp nhận rộng rãi. Nhưng xét về nội dung bản chất của khái niệm thì tất cả đều nhất trí với quan điểm cho rằng: Liên minh chiến lược (strategic alliances) là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp độc lập liên kết với nhau để phát triển, sản xuất hoặc bán sản phẩm/ cung ứng dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định nhằm hướng đến việc đạt được lợi ích chung cho cả đôi bên. Theo như cách hiểu này, các thành viên tham gia liên minh không nhất thiết là các đối tác của nhau theo kiểu quan hệ nhà cung cấp - khách hàng mà thậm chí có thể là các đối thủ cạnh tranh của nhau. Theo đó, khi xác định các thành phần tham gia liên minh chiến lược người ta không phân biệt mối quan hệ giữa các thành viên là đối tác hay đối thủ cạnh tranh (dù là trực tiếp) mà yếu tố quan trọng là các bên cứ có chung mục đích, cùng liên kết với nhau trong một hoặc một số hoạt động nhất định thì có thể xây dựng một liên minh chiến lược. Mục đích ấy có thể là để phát triển và mở rộng thị trường, sản phẩm, khách hàng, cũng có khi là cùng tìm kiếm được lợi nhuận v.v Ví dụ như General Motos (GM) - một công ty sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã không ngần ngại bắt tay hợp tác với tập đoàn Toyota Motor, một đối thủ đến từ Nhật Bản, nhằm hướng tới việc phối hợp các công nghệ tiên tiến có lợi cho môi trường; hay như IBM và Dell đã thành lập một liên minh chiến lược mà theo đó cả 2 thành viên tham gia liên minh đều đạt được mục đích chung là tăng cường tính cạnh tranh và tiềm lực cho chính bản thân mình, Samsung 9 cũng đã hợp tác với Nokia (4/2007) nhằm phát triển công nghệ cho điện thoại di động và các giải pháp chuẩn hóa DVB-H v.v… 2. Đối tác chiến lược Đối tác chiến lược là các bên tham gia ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược. Khi liên minh chiến lược được thành lập, các thành viên tham gia liên minh có mối quan hệ với nhau, mối quan hệ giữa thành viên này với các thành viên còn lại trong liên minh chiến lược người ta gọi là đối tác chiến lược. Thường thì các bên thành lập đối tác chiến lược khi mỗi bên sở hữu một hoặc nhiều tài sản kinh doanh nào đó có thể giúp bên kia đạt được mục đích phát triển mà không cần đến sự thay đổi bên trong nội bộ. Trên thực tế, quan hệ đối tác chiến lược có thể được hình thành giữa một công ty cung cấp kỹ thuật ứng dụng công nghệ, sản xuất hoặc dịch vụ phát triển sản xuất với một công ty kinh doanh nhỏ hơn hoặc nhà đầu tư để tạo ra một sản phẩm mới chuyên môn hóa. Trong mối quan hệ này, công ty lớn thường là bên cung cấp vốn và chiến lược phát triển sản phẩm cần thiết, marketing, sản xuất và khả năng phân phối, và công ty nhỏ phụ trách khâu kỹ thuật chuyên môn hóa hoặc ý kiến sáng tạo của giới chuyên môn. Ngoài ra, liên minh cũng có thể hình thành giữa nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc nhà bán buôn với nhau. Thay vì việc tìm kiếm hệ thống cung cấp, phân phối hàng hóa và dịch vụ như trước đây, quan hệ hợp tác sẽ giúp các bên có thể tương trợ lẫn nhau trong việc tham gia quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm và những chức năng kinh doanh khác. Việc IBM bắt tay với Dell cũng đã nâng công ty này lên hàng ngũ nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm máy tính có tốc độ chạy cực nhanh. [...]... cạnh số học, liên doanh là tập con của liên minh Hay liên minh có ngoại diên rộng hơn liên doanh Thực chất, liên doanh chính là một hình thức biểu hiện của liên minh chiến lược ở khía cạnh hợp tác về vốn (sẽ được nhắc đến ở phần phân loại liên minh) 14 IV Các loại hình liên minh chiến lƣợc 1 Xét theo quan hệ góp vốn Xét theo mối quan hệ hợp tác, liên minh chiến lược bao gồm liên minh chiến lược thông... điểm của liên minh chiến lƣợc Liên minh chiến lược có 5 đặc điểm chính: Thứ nhất, sự độc lập của các đối tác được duy trì thậm chí sau khi liên minh được thành lập Các bên trong liên minh phải được đối xử ngang bằng Thứ hai, các bên trong liên minh chiến lược cùng chia sẻ các lợi ích cũng như rủi ro từ liên minh và kiểm soát việc quản lý, điều hành liên minh trong thời gian liên minh còn hiệu lực 13... bên cùng góp vốn mà dựa vào sự liên kết về các khía cạnh khác như: công nghệ, quản lý, kênh phân phối, thông qua các hợp đồng, các thỏa thuận liên kết, Theo đó, các chiến lược liên minh tương hỗ theo chiều dọc, hay liên minh tương hỗ theo chiều ngang là những hình thức liên minh thuộc nhóm liên minh chiến lược không góp vốn 1.2 Liên minh chiến lược góp vốn Liên minh chiến lược góp vốn (equity alliances)... năng của mối quan hệ hợp tác 26 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHIẾN LƢỢC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM I Tổng quan về tình hình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây 1 Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế và hành lang pháp lý trong và ngoài nước 1.1 Bối cảnh kinh tế Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh... cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác Nội dung luận văn chủ yếu tập trung vào các ngân hàng thương mại, gồm có các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài Hình 4: Sơ đồ bộ máy ngân hàng Việt Nam 34 Hoạt động của các ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp... phần và liên minh chiến lược thông qua quan hệ hợp tác khác Nếu xét quan hệ nắm giữ cổ phần thành 2 loại là liên minh góp vốn và liên doanh thì liên minh chiến lược được chia làm 3 loại chính: liên minh không góp vốn (non-equity alliances), liên minh góp vốn (equity alliances) nhưng không làm xuất hiện chủ thể kinh doanh độc lập mới và liên doanh (joint ventures) Hình 1: Các loại liên minh chiến lược. .. quốc tế cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam buộc các NHTM Việt Nam phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự... thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước 28 trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế - Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài Các ngân hàng. .. liên minh chiến lược doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ nhằm lựa chọn cho mình một đối tác phù hợp Việc lựa chọn đúng đối tác đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của liên minh, qua đó ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược của cả đôi bên II Tầm quan trọng của việc hình thành liên minh chiến lƣợc Liên minh chiến lược có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, cụ thể: Thứ nhất, liên minh. .. thức liên minh toàn cầu hiện nay trên thế giới V Quy trình lựa chọn và xây dựng liên minh chiến lƣợc 1 Lựa chọn đối tác chiến lược Như đã từng đề cập ở trên, lựa chọn đối tác chiến lược phù hợp là một yếu tố mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của liên minh chiến lược Chính vì vậy, để xây dựng một liên minh các bên cần quan tâm kỹ lưỡng tới bước đi đầu tiên: lựa chọn đối tác chiến lược

Ngày đăng: 24/05/2014, 16:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC

    • I. Khái niệm liên minh chiến lược

      • 1. Liên minh chiến lược

      • 2. Đối tác chiến lược

      • II. Tầm quan trọng của việc hình thành liên minh chiến lược

      • III. Đặc điểm của liên minh chiến lược

      • IV. Các loại hình liên minh chiến lược

        • 1. Xét theo quan hệ góp vốn.

        • 2. Xét theo quan hệ về vị trí địa lý tương đối

        • V. Quy trình lựa chọn và xây dựng liên minh chiến lược

          • 1. Lựa chọn đối tác chiến lược

          • 2. Lựa chọn cấu trúc liên minh chiến lược

          • 3. Xây dựng và thực hiện thỏa thuận liên minh chiến lược

          • 4. Tạo quan hệ liên minh chiến lược hiệu quả

          • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

            • I. Tổng quan về tình hình phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây

              • 1. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh kinh tế và hành lang pháp lý trong và ngoài nước

              • 2. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

              • II. Liên minh chiến lược trong ngành ngân hàng ở Việt Nam

                • 1. Sự cần thiết thành lập liên minh chiến lược đối với ngành ngân hàng Việt Nam

                • 2. Các hình thức tồn tại của mô hình liên minh chiến lược tại Việt Nam

                • 3. Một số liên minh điển hình

                • 4. Đánh giá

                • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

                  • I. Giải pháp đối với ngân hàng Việt Nam

                    • 1. Xây dựng liên minh hiệu quả và bền vững

                    • 2. Nâng cao nội lực, tăng khả năng cạnh tranh

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan